*
Nhật Ký








*

Phê
Chín lời thưa của một nhà văn gửi những người nông dân từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh khiếu kiện.
Nguồn

Bài viết "Chín lời thưa của một nhà văn", theo tôi, thua đa số những thư độc giả của BBC, liên quan đến cuộc biểu tình, bởi giọng thành thật, bởi cách sử dụng từ ngữ, cách hành văn. Khi sử dụng những từ, thí dụ "vồ", "mất toi cái máy phản động"....  người nông dân sẽ nghĩ, họ bị đem ra làm trò hề.
Và càng không phải là một dịp để đập một người viết khác.Thiếu gì dịp.
Ngay cả chuyện lôi các bà má cách mạng ngày nào ra, cũng không nên.
Mình cứ lo phần mình, chia sẻ đưiợc chút nào hay chút đó, vậy là được rồi.
Càng không phải hơn nữa, để quảng cáo, ở đây là khoe khoang, đúng hơn, tác phẩm của mình.
Nguyễn Quốc Trụ

Hai Trầu & NNT
Trước nhứt, văn Nguyễn Ngọc Tư có giọng kể lể: Thua ông Hai Trầu, theo tôi.
Những trang sách của Nguyễn Ngọc Tư thật ra không lấy gì làm mới: Có, theo tôi, cũng như theo ông Hai Trầu: Biết dùng cái kho báu đồng quê để mô tả về đồng quê là nét chính trong văn Nguyễn Ngọc Tư. So với ông Hai Trầu, khi viết những lá thư từ Kinh Xáng ]?] thì quá mới. Tôi thực tình nghĩ như vậy.
Nguyễn Ngọc Tư ngày nay viết quá nhiều rồi, và theo thiển ý của tôi, cứ đưa Nguyễn Ngọc Tư lên mây quá, tôi e một ngày nào đó, Nguyễn Ngọc Tư nhận ra "người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp..." nhưng "lục bình mà bị cầm tù", cho dù cầm tù bằng những lời khen quá mức, "thì còn gì là lục bình nữa...."
Điều lo lắng này của Hai Trầu, theo tôi, hơi lố. Một nhà văn thực sự, khó té lắm, nói chi chuyện rào giậu.
Hơn nữa, nếu người ta đưa bà lên mây thì là chuyện của người ta, đâu có phải chuyện của bà.
Vả chăng, những người đưa bà lên mây, thực sự mà nói, không phải dân "pro", tức phê bình gia thứ thiệt, họ chuộng văn chương của bà, theo mặt nổi của nó. Và có thể, để ra cái điều còn tưởng nhớ tới Miền Nam trong cuộc chiến họ đã từng bỏ chạy, cũng nên! Đây là mặc cảm tội lỗi, mà có thể, chính họ cũng không nhận ra. Cả cái thái độ, miệt thị lá cờ Miền Nam, chế độ VNCH, theo tôi, cũng do mặc cảm tội lỗi.
Phần chìm, tôi không nghĩ, họ cảm nhận được.
*
Có thể, nhiều người không tin, sự kiện - đám khốn kiếp bỏ chạy này, thù hận, chửi lá cờ Miền Nam và chế độ VNCH còn khốn nạn hơn cả Cộng Sản, và "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, đưa bà lên mây xanh - có liên hệ 'hữu cơ', và đều là hậu quả của mặc cảm tội lỗi.
Nhưng theo Gấu, đó là sự thực.
Gấu viết, "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, là theo nghĩa đó. Họ say mê Miền Nam ngày nào, bây giờ Nguyễn Ngọc Tư là hiện thân. Họ tiếc nuối Miền Nam đã không còn. Nếu còn chăng, là ở Nguyễn Ngọc Tư, một Miền Nam mà vì sợ chết, họ đã một lần bỏ chạy và cứ đời đời nhớ tiếc!
Hơn thế nữa, cái tội ác, trời không dung đất không tha của họ, là đã góp phần hơi bị nhiều vào chuyện đó.
Không những say mê, cả người lẫn văn, mà Nguyễn Ngọc Tư còn là người, họ đưa lên bàn thờ, hàng ngày khấn bái, xin bà tha tội đã làm mất Miền Nam!
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là vậy.
Nếu viết, là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó. (1)
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT
(1) Theo tôi, không phải 'tự nhiên' mà bài của ông Hai Trầu chỉ được đưa vô khung cửa nhỏ. Có gì lấn cấn ở đây, có thể một phần, là do bài viết không đủ trọng luợng, một số nhận định không có chứng minh cụ thể, thí dụ, đoạn ông Hai Trầu hình dung nhà văn miệt vườn Miền Nam đi guốc cao gót, ông viết:
đôi lúc tác giả vẫn pha trộn nhiều từ ngữ lạ, làm cho câu văn trúc trắc, khó đọc, khiến cho người đọc đang đọc ngon trớn phải khựng lại nghĩ ngợi, và có cảm tưởng như bắt gặp cô gái nhà quê đang đi guốc cao gót giữa đường làng. Viết như thế, là phải dẫn chứng, từ ngữ lạ là từ nào, và độc giả, độc giả nào, bởi vì từ lạ đó, có thể không lạ, với nhiều người, mà chỉ lạ với một ông độc giả đặc biệt là Hai Trầu.
Thành thử, sự kiện, say mê đưa NNT lên mây xanh cũng có vấn đề, và sự kiện, đưa bà vô khung cửa nhỏ, cũng có vấn đề.
Nhưng biết đâu đấy, giống như trường hợp một nhà thơ Miền Nam, khi chết, không dám đi một dòng phân ưu, nhưng sau đó, in lại tất cả những tác phẩm của ông, NNT, sau khi qua thời gian ở "Lò Luyện Ngục" [đưa vô khung cửa nhỏ], được đưa lên thành nhà văn số 1, không chỉ của Miền Nam, mà là đặc sản của cả nước!
NQT
*
Thành thử, lại thành thử, trong những tài năng của Nguyễn Ngọc Tư, không ngờ, do hoàn cảnh lịch sử xui khiến, còn tài năng này, thôi thì đành mượn vòng hoa Llosa choàng cho Sartre, để choàng cho NNT; ông Llosa này, cũng lại đi mượn vòng hoa của Josep Pla choàng cho Marcuse:
Of him [Sartre], we can say what Josep Pla said of Marcuse: that he contributed, with more talent than anyone else, to the confusion of our times.
Chúng ta, từ những sự kiện nêu trên, có lẽ cùng 'đành phải' khen 'thêm' NNT:
Bà, ngoài đóng góp tuyệt vời về văn chương, còn đóng góp, nhiều tài năng hơn ai hết, vào cái phần nhập nhằng, của thời của chúng ta!
*
Thú vị hơn nữa, là vòng hoa Llosa choàng cho Sartre, có liên quan tới Faulkner, và do đó, với riêng Gấu, tới Nguyễn Ngọc Tư, tới một Miền Nam, như Faulkner đã từng viết, "Bao nhiêu thế hệ trải qua, và Miền Nam chúng ta đã biến những người phụ nữ thành những bà mệnh phụ. Những vị phu nhân. Thế rồi Chiến Tranh xẩy ra, và biến những vị phu nhân đó thành [vợ mấy tên Ngụy, sĩ quan cải tạo] những hồn ma." Faulkner: Absalom, Absalom!
Llosa, trong "The Mandarin", một tiểu luận văn học, in trong Making Waves, viết:
Trong tất cả những nhà văn của thời đại tôi, có hai người, tôi mê, prefer, trên những ông khác, và cũng là hai người mà tôi mắc nợ, rất nhiều, khi còn trẻ. Một, là Faulkner, thật xứng đáng để mà lọc ra, bởi vì, bất cứ một tiểu thuyết gia nào mê viết tiểu thuyết, là phải chọn ông. Faulkner có lẽ là nhà văn độc nhất mà những tác phẩm có thể so sánh, cả về độ dầy tác phẩm [in volume] lẫn phẩm chất của nó [in quality], với những tác phẩm cổ điển lớn lao. Người kia, là Sartre, không đáng chọn, nếu phải so với Faulkner... Về Sartre, có thể nói, như Josep Pla nói, về Marcuse: ông ta đóng góp nhiều tài năng hơn bất cứ người nào khác, trong cái việc làm cho thời của chúng ta, đã nhiễu nhương, càng thêm nhương nhiễu.
*
Bài viết The Mandarin, của Llosa, về Sartre, có phần viết về ý niệm "dấn thân" của Sartre. Khi nào có dịp, Gấu sẽ dịch hầu độc giả Tin Văn rồi nhân đó, nói đến quan niệm dấn thân của... NHT, như ông mới đây cho biết, khi trả lời phỏng vấn ở trong nước.
*
Chúng ta thấy, "tiền thân" của Nguyễn Ngọc Tư, không phải một ông Sơn Nam, 30 Tháng Tư lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà.   
*
Ngày xưa đúng là sông không như bây giờ.
Tụi tôi tự nhủ, bữa nay tắm lần này nữa thôi, tụi tôi chờ cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại.
NNT Tắm sông
NQT đọc NNT

"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Tôi sợ rằng, "hướng về đạo nghĩa" mà me-xừ VH nói đó, là nhắm đề cao kỳ nữ KC, một VC nằm vùng, và đạo ở đây, là đạo... Cộng Sản. NQT đọc NNT

Thư tín
Re: Ve NNT and Hai Trau
Date: Tue, 24 Jul 2007 09:32:17 -0700
From:
To:
Chào nhà văn NQT
Tôi có đọc mấy lời của nhà văn về tác giả Hai Trầu. Lời thật, mà đau, nhưng quan trọng là, nhìn từ một độc giả của Tin Văn, là tôi, những lời thật này chấp nhận được, chứ không phải là bỉ thử, khinh khi.
Tôi cũng có đọc trước đây, một bài viết của tác giả Hai Trầu, về truyện Cánh Đồng Bất Tận. Và tác giả HT cũng có những lối viết không công bình lắm, theo tôi, về NNT.
Chúc nhà văn nhiều sức khỏe.
Phúc đáp:
Đa tạ.
Best Regards
NQT

Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ

Bếp Lửa trong văn chương 1
Khi đọc Lý Thuyết về Tiểu Thuyết của G. Lukacs, Hai Lúa đang vẽ ra ở trong đầu của mình, cuốn tiểu thuyết tương lai, một đại tác phẩm của "chàng", và cuốn này sẽ nối liền được hai thành phố, là, Hànội và Sàigòn.
Đọc Lukacs, ổng nói vô ích, mày sẽ không thể chọn cho mày một chỗ đứng nào ở trong cuốn sách đó. Bởi vì, bất cứ một cuốn tiểu thuyết nào, cũng phải đẻ ra từ một cái đầu ý thức hệ!
Bạn không thể nào tưởng tượng ra được, cơn chấn động, nỗi thất vọng khủng khiếp ở "thằng bé", khi giấc mộng lớn bị ông Lukacs vứt vô thùng rác!
Trong bài Phỏng vấn dởm HL đã nói đến nỗi thất vọng toán học. Nỗi thất vọng văn chương này còn khủng khiếp hơn nhiều!
Chỉ mãi sau này, đọc Barthes, (1) Hai Lúa mới biết rằng, mình vẫn có thể viết được một cuốn sách nối liền được hai thành phố, mà chẳng cần phải chọn bên!
(1) Nếu những nguyên lý mang tính ý thức hệ này nọ này khả hữu cùng một lúc, chẳng hồ nghi, một chọn lựa mang tính ý thức hệ không làm nên cái gọi là HữuThể, Being, của phê bình, và chân lý không phải là Đất Thánh, [Sanction: phê chuẩn, thừa nhận], của nó. Roland Barthes: Phê bình là gì?
Đối Sầu Miên
Giây phút nhiệm mầu, có khi, không phải chỉ con người, mà không gian, thời gian, thiên nhiên...  cũng cầu cho có được, và chờ đợi nó xuất hiện để hoàn tất định mệnh của.. thơ.
Đã có lần Gấu lèm bèm về câu thơ của Vương Bột:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
Cái cò đơn chiếc kia, ở bến sông vắng lặng kia, không gian về chiều kia, đã chờ cho đến khi giây phút nhiệm mầu xuất hiện, là, khi ráng chiều rớt xuống, để mà bay lên, nhập vào thành một, nối liền trời đất thành một giải, "thu thủy cộng trường thiên nhất sắc", giải tỏa lời nguyền, của thơ:
Trời đất từ nay xa cách mãi!

Người Về
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có nhắc tới trong một số Văn Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!

Nick Gấu
Ôi chao, về già mới ngộ ra một điều là: Không phải hỗn, mà là ngu.
Ngu như Gấu

Đọc Levi

Những nhà văn được lấy ra khỏi đội lao động, để viết như điên... Ui chao, thôi đành vậy, đành phải bắt chước nhà văn nhớn Nobel văn chương, Gunter Grass, nghĩa là, đành phải thú tội trước bàn thờ:
Gấu này, trong hai năm lao động khổ sai tại nông trường Đỗ Hải, được lấy ra khỏi đội lao động, là cũng để làm một sock-writer. Cứ gần đến ngày lễ lớn của dân tộc, là viết như điên, để ca ngợi Đảng và Nhà Nước VC.