Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn
nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về
nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không
phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là
đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền
Nam và
ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết
bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
*
Cái gọi là "Vì họ lớn quá" của văn học Nga, mà
"ở ta" biết được đó, theo Gấu, chỉ "lớn quá có một nửa",
một nửa ở đây, được hiểu theo nghĩa, một nửa ổ bánh mì thì là một nửa ổ
bánh
mì, còn một nửa văn học Nga, thì chỉ có cái khúc "Đường ra trận mùa này
đẹp lắm" y chang Mít ta.
Thành thử những gì gì, họ lớn quá, sang trọng quá, là cũng nói theo
kiểu
"thổi ống đu đủ", từ hải ngoại gân cổ thổi về trong nước mà thôi.
Faulkner, thì chỉ có Tin Văn cứ nhắc tới, cứ đọc hoài.
Còn Frost? Hình như những "nhà văn gốc Miền Nam và ở hải ngoại" cũng vờ
ông này, ngoài Tin Văn, có nhắc
tới, qua bài thơ nổi tiếng của ông.
Gấu này, làm trang Tin Văn,
là do Frost "order", theo nghĩa: Trước khi lăn ra ngủ.
Gấu làm quen Frost, khi ở trại cấm Thái Lan, Gấu đã lèm bèm vài ba lần
về chuyện này rồi.
Sau được đọc bài Brodsky viết về ông. Chỉ có vậy. Thành thử không có
chuyện, cứ đọc hoài.
*
Con đường
độc nhất là văn chương và kinh nghiệm riêng tư về đọc sách. Và Brodsky
nổi loạn chống lại chế độ bạo chúa bằng cách trầm mình vào ngôn ngữ,
vào Pushkin, và Baratynsky, Mandelstam và Tsvetayeva, Pasternak và
Akhmatova.
Ông học tiếng Ba-lan và đặc biệt, tiếng Anh. Thật khó mà có những cuốn
sách tiếng Anh. Sau cùng ông có được hai tuyển tập thi ca do Oscar
Williams, và Louis Untermeyer tuyển chọn; thật là quí giá, trong đó có
hình đen trắng những người hùng của ông, trên tất cả, có Auden, Frost,
và Hardy. Qua những bức hình nhỏ xíu đó, ông tưởng tượng ra họ, tiếng
nói, nhân cách của họ.
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó.
Hai Lúa, khi vớ được cuốn "Những lời hứa phải giữ,
Promises
To Keep"
cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh ở trong trại tị nạn, tình trạng chẳng
khác Brodsky, khi mầy mò học tiếng Anh ở trong trại tù là quê hương của
ông, và vớ được hai tập thơ. Nhờ nó, ông sau này viết văn làm thơ bằng
tiếng Anh, được Nobel.
*
Trong "Những lời hứa phải giữ", là những kinh nghiệm về cái đói, về cá
rô cây, về nước mắm lá chuối.... và chúng đều qui về một điều, chính
cái giả mới cứu chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp!
*
Trong một kỳ trước, HL có kể về một số, gọi kỷ niệm cũng được, kinh
nghiệm cũng được, của Hai Lúa. Kinh nghiệm lần đầu được ăn một củ khoai
lang, đào trộm ngoài đồng, khi còn là một đứa con nít, ở một cái làng ở
ven đê sông Hồng, nơi người lớn đun nước muối sôi rồi bỏ vào đó ít lá
chuối khô cho nó ra mầu giả làm nước mắm. Lần đầu dùng vợt tóm được một
con ốc nhồi, nằm dưới một cánh bèo trên ao, lôi lên bờ, nổi lửa lên
thằng mắt lác, và, khi nghe con ốc xèo xèo, mùi thơm bốc lên, chẳng cần
biết còn sống hay "còn" chín, bỏ ngay vô miệng!
Cái ao đó, vẫn là cái ao sau này, cô Hồng Con của Hai Lúa đã gục chết ở
ngay bờ ao, chắc cũng đúng chỗ thằng bé bé tí mà đã biết mê gái ngày
nào vớt lên được một con ốc nhồi!
*
Em còn nhớ Cô Hồng Con không?.... Bà chị hỏi thằng em sau hơn nửa thế
kỷ xa cách.
Nhớ chứ. Sao không nhớ... Thế chị có còn nhớ, cái lần em đào trộm
khoai, ăn ốc sống, lần câu được con cá chuối bị thằng lớn hơn cướp
mất....
Ôi chao, bà chị nhớ hết, nhưng do chẳng hề được đọc "Những lời hứa phải
giữ", có thể như vậy, cho nên, cái nhớ của bà chị và thằng em khác hẳn
nhau.
*
Bà chị giải thích về cái chết của Cô Hồng Con.
-Lúc đó làng mình còn mê phong trào!
Phong trào tức là Cộng Sản? Mê phong trào là ăn phải bả Cộng Sản? Bà
chị tính nói với thằng em như vậy?
Chắc thế!
Như ăn phải bả CS, như ông sau đây, mới ghê, mà vẫn tự giải độc được.
Thế mới lại càng ghê!
*
Trong bài Tởm, Milosz nói về
nỗi tởm lợm khi phải sống dưới chế độ cộng sản.
Trớ trêu thay,
chủ nghĩa cộng sản chính là giấc mơ hoành tráng nhất, giấc đại mộng của
nhân loại, về một con người hoàn toàn, về một thế giới hoàn toàn, không
còn một chút tởm lợm.
Trong bài viết "George Steiner and the errata of history", [G. Steiner
và sự lổi lầm, sai sót của lịch sử], nhà văn Mỹ, Cynthia Ozick nhắc tới
một nhà văn nổi tiếng của Ý là Ignazio Silone. Ông này ngay từ khi còn
trẻ tuổi đã ăn phải bùa mê cách mạng.
Chuyện xảy ra
trong một cuộc động đất. Bà mẹ của ông bị chôn sống, chỉ ló có một cánh
tay ra ngoài. Ông chú của ông, một người mà trước đó, luôn luôn là một
mẫu mực đạo đức trong gia đình, đã cuỗm sạch của cải tiền bạc mà bà mẹ
ông dành dụm được. Chứng kiến sự tởm lợm đó, ông gia nhập Đảng Cộng
Sản, và suốt đời nhìn thấy tiền bạc là muốn mửa.
*
Chủ
nghĩa Cộng Sản, như ước mơ của những người đã từng một lòng một dạ với
nó, là làm sao cho Lịch Sử nhân loại không bao giờ còn, dù chỉ một
"errata".
*
Nhưng,
rốt cuộc, Silone đã thực hiện một cú ngoạn mục là rời Đảng [famously
left the Party], và nói về nó: "Cái chuyện vờ mục đích cho phương tiện,
chấp nhận hy sinh vì đảng, do cần thiết của lịch sử, ba trò này, theo
tôi, là một thảm họa. Và con đường đi ra của tôi [My "way out"] đã dẫn
tôi tới trại tập trung cải tạo."
Cá Rô Cây
*
Sự kiện mấy đấng nhà văn nhà thơ, trí thức hải ngoại hoặc đem
những đứa con tinh thần về trong nước năn nỉ VC sờ mó, "edit", hoặc
thực hiện những chuyến đi tours văn học, giao lưu hòa giải, những tiểu
hội nghị Diên Hồng về thơ, về thi sĩ... Aron chỉ ra từ hồi “Diễm
Xưa”,
và ông
coi đây là những "biểu hiện" về "Perversions intellectuelles",
[Sự đồi bại trí thức].
Tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số tháng Bẩy &
Tám 2007, đặc biệt về "La Bêtise" [Điều tầm bậy, sự ngu đần..], có
trích
đoạn một số nhận xét của ông về "Nghịch lý của chủ nghĩa Cộng
Sản", về "Thuốc phiện của trí thức":
"Coi như là một giai đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo
ra những trại tập trung cải tạo, những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,
tức những
tờ thông hành chỉ để đi lại trong chính quê hương của họ, một hệ thống
cảnh sát
trị còn khốn kiếp hơn cả dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá
giới hạn của
sự ngu đần, tầm bậy, vậy mà về lâu về dài, mấy đấng trí thức cũng đành
chấp nhận.”
Bởi thế, càng về lâu về dài, càng có thêm mấy ông thổi ống đu
đủ. Thà chấp nhận sai lầm với Sartre còn hơn có lý với Aron. Thà chấp
nhận VC,
còn hơn chẳng có ai biết mình là thi sĩ! (1)
[Aron met en avant les « contradictions du communisme » : «
Considérer comme une étape de la libération humaine un régime qui
instaure les
camps de concentration, les passeports intérieurs, une police politique
de loin
supérieure à celle des stars, c'est dépasser les limites de la sottise
à la
longue acceptable même pour un intellectuel. » Ce que condamne en
réalité Aron,
c'est moins l'adhésion consciente à une idéologie que la « perversion
intellectuelle
» qui conduit à maquiller la réalité et à tordre la rationalité qui est
celle
de la démarche
d'observateur de l'historien. C'est donc moins l'aliénation de la
raison dans
une philosophie de l'histoire qui se trouve stigmatisée que la décision
délibérée d'affranchir le raisonnement des conditions de la réalité et
de se
soumettre par là même au régime d'une philosophie qui se contente de
refléter
l'enchaînement nécessaire de la causalité historique. L'attaque est au
centre
de l’Opium des intellectuels, paru en 1955, qui valut à notre vie
intellectuelle l'un de ses slogans les plus stupides affirmant qu'il
valait
mieux « avoir tort avec Sartre que raison avec Aron ».]
(1) Gấu "đặc biệt chú ý và nhấn mạnh", ở đây, những cuộc gặp gỡ giữa
văn
nghệ sĩ, trí thức, trong và ngoài nước, là rất cần thiết, nhưng phải
xuất phát từ thiện ý, từ lương tri, không phải từ sự đồi bại.
Gấu đã kể, trường hợp một ông tị nạn, đi thanh lọc, và trình ra cả một
đống thơ con cóc, mà ông gọi là thơ dân tộc, thơ về nguồn. Anh sinh
viên người Thái, thẩm tra viên Cao Uỷ Tị Nạn về thanh lọc, kêu thông
ngôn dịch, nghe đọc vài câu, ngạc nhiên quá, hỏi, thơ "thơ ngây" như
thế
này, đâu có Chống Cộng điên cuồng? Ông ta bèn dõng dạc phán, VC rất
sợ thơ về nguồn, chúng đâu có nguồn? Anh sinh viên người Thái thấy chí
lý quá, cho đậu thanh lọc!
Thảm một nỗi, sau đó, ông ta đi đâu cũng vỗ ngực xưng tên, tớ là thi
sĩ, có ai hỏi, ông trả lời, thì Cao Uỷ Tị Nạn chẳng đã xác nhận chuyện
đó sao?
Gấu sợ rằng, mấy ông mang củi về rừng, là cũng nghĩa đó!
Nghĩa là, chỉ mong được VC sờ một cái, rồi phán, OK, cho mi là nhà văn
"hai con dấu", một hải ngoại, một trong nước!
Con dấu hải ngoại thì như "bạn ta" phán, cứ bỏ tiền túi ra in sách, rồi
ra mắt sách, rồi biếu sách, rồi tự đóng dấu cho mình là nhà văn lưu
vong!
Trong nước mới khó. Nghe nói, muốn vô Hội Nhà Văn, là phải có hai bố
già đỡ đầu.
Đâu có dễ.