Nhật Ký
|
“…Đọc thơ
Nguyễn Lương Vỵ và đăng
thơ Vỵ từ những ngày Khởi Hành ở trong nước, từ 1969, cùng với những
Nguyễn Tôn
Nhan, Nguyễn Đạt, Trần Hoài Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư, Phạm
Văn Nhàn,
Ngô Nguyên Nghiễm, Phạm Ngọc Lư, Lê V Trung… những người mà sau nầy
nhìn lại, tôi
vui như nhìn lại những cánh diều cùng thả lên trời một ngày quá khứ,
bất chợt
thấy diều bay lồng lộng thinh không một chiều xa vắng xứ người, tôi tìm
lại được
niềm vui cũ, mà mới, niềm vui bằng hữu văn chương muôn thuở; hay một
thoáng ngậm
ngùi lúc diều bay thẳng về mặt đất, như vừa rồi tưởng thấy cánh gió
băng sương
của Nguyễn Bạch Dương, của Nguyễn Phan Thịnh. Mai ta về
khóc ngất dấu sương tan. Câu thơ ấy của Nguyễn Lương Vỵ
trong bài Một Mình, bài thơ dài đến mười
trang; với tôi, đây là một bài tiêu biểu của nhà thơ: lọc chữ chọn vần
nhưng vẫn
đùa thảnh thơi; đời chết đôi lần mà vẫn vui, tuy kiềm kiệm; vũ trụ ảo
hóa mà có
khác chi em tuyệt cùng.
Nhưng sao lại Hòa Âmmmm? Hòa âm thế nào?
Đêm rất sâu nên đêm trầm khói sương. Tim
buốt âm nên âm rền thấu xương. Đó là một âm trong các Hòa
Âm âm âm âm của Nguyễn Lương Vỵ, một tập thơ mà thi-ngữ nhiều sáng
tạo, văn-phong khoáng đạt, tạo một phẩm giá thi ca riêng, tôi tin nó sẽ
tồn tại
lâu dài trên văn đàn và trong lòng người đọc.”
Viên Linh [Khởi Hành số 130, Tháng Tám, 2007]
Tôi nhớ trước ngày 30
tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi
rằng
(thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng
thống có
vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi
nhìn
tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút
lụi tàn
bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
*
Thế còn chế độ đương thời thì sao?
Những ông như tân bộ trưởng thông
tin & truyền thông, tuyên bố, phải cắm ở mỗi tờ báo một tên mật
vụ, như ngài chủ tịch nước, nhận xét, làm nhục
người dân, bằng cách bịt miệng, là không đúng, thì là biểu hiện gì?
Nhật
Ký
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, người xưa nói. Nước mất nhà
tan, Sài Gòn sắp có thể biến thành biển máu, vậy mà có người nhận ra,
bài diễn văn giã biệt, "Sài Gòn ơi, ta đã mất Người trong cuộc đời",
của một ông tổng thống mất nước, sai văn phạm, rồi nhân
đó suy ra sự lụi tàn của một chính thể, thì quả là quái, thật quái!
Thảo nào, Cioran mơ hoài, một thế giới, ở đó, người ta có thể chết, chỉ
vì một cái dấu phẩy!
Giá mà ông gặp được ông Mít này!
Tuy nhiên, tưởng dzậy mà không phải dzậy.
Với một ông, là giấc đại mộng, không tưởng, của văn chương.
*
Giấc đại mộng của Cioran làm nhớ tới của Walter Benjamin: Làm sao viết
một cuốn sách, chỉ gồm toàn những đồ đi chôm, dưới dạng những trích
dẫn. Phần đóng góp của người trích dẫn, thì giống như những dàn, giáo.
Một khi toà lâu đài, chỉ gồm toàn những trích dẫn, xây dựng xong, thì
bèn rút ra phần 'back up', tức những dàn giáo.
*
Bất giác Gấu lại nhớ đến một ông trong ban biên tập diễn đàn VHNT của
PCL, khi sinh thời của nó. Ông ta chê Gấu, ông này trích dẫn, nhiều khi
quên đóng ngoặc mở ngoặc,
thành thử lộn tùng phèo, chẳng biết cái nào của ông ta, cái nào trích
dẫn.
Nhân sắp tới sinh nhật lần thứ bẩy mươi mí, và cũng là sinh nhật lần
thứ nhất của Gấu, xin dõng dạc tuyên bố, tất cả những gì Gấu viết ra,
đều là đồ đi chôm. Ngoại trừ, theo thứ tự, gặp trước, gặp sau:
Bông Hồng Đen
Gấu Cái, [và một lũ Gấu con Gấu cháu]
Cô Bạn.
Những người có thực, ở ngoài đời, nhưng khi biến thành chữ, trở thành
những giấc đại mộng, không tưởng, của Gấu.
Đối
Sầu Miên
Giây phút nhiệm mầu đến với Coetzee mới sướng làm sao. Sướng lây đến
độc giả. Nhất là những ai mê nhạc. Và nhất nhất là, nhạc cổ điển. Trong
bài Thế nào là cổ điển? ông
kể, vào một "buổi chiều chủ nhật năm 1955,
khi đó tôi 15 tuổi, đang chơi đùa ở sân sau nhà tại Cape Town, khốn
khổ khốn nạn với cái chuyện, không biết làm gì, chứng buồn chán là bệnh
thường ngày của tôi thuở đó, thế rồi, từ một căn nhà hàng xóm bỗng bật
ra
tiếng nhạc. Và trong suốt thời gian âm nhạc ngự trị đó, tôi chết sững,
không dám thở. Tôi được nói với âm nhạc như âm nhạc chưa từng bao giờ
được nói với tôi như thế đó. [I was being spoken to by the music as
music had never spoken to me before]."
Phê
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng
khiếp vô cùng, đối với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít
đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?
Hai Trầu & NNT
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài đóng góp của ông thần đất, còn có, của con
Quỉ Hậu Chiến. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Có lẽ đóng góp của Quỉ,
nặng hơn nhiều, về "phẩm", sự thiệt hại kể như vô phương cứu chữa:
Đô rất độc, tẩm
vào người nỗi chết!
Và đây cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền
đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, những vùng,
khu vực, của điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous
atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the
novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror,
beyond all hope.
Llosa: The Sanctuary
of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà nhà
quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so
sánh. Trong khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ
một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa,
không thuộc giới khoa bảng!
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Người Về
Llosa có viết về trường hợp, một nhà văn Trung Quốc, bị tù, hai mươi
năm, chỉ vì một truyện ngắn, và ông tỏ ra rất mừng vì điều này!
Ông giải thích, như vậy là một ngàn hai trăm triệu người dân Trung Quốc
hiểu ra một điều thật là tuyệt vời, rằng văn chương là một trong những
điều quan trọng và nguy hiểm nhất ở trên cõi đời này, nếu không, tại
sao chỉ vì một bài thơ, một truyện ngắn mà tù mút chỉ cà tha như vậy!
Ông tin rằng, văn chương thì chẳng khác chi thuốc nổ, nếu "may mắn" sa
vào tay, một nhà văn tốt!
*
Cũng có một thi sĩ, làm một bài thơ, tương tự Người Về
của Hoàng Hưng:
Ngay cả con cái của chúng
ta cũng không ân hận cho chúng ta
Ngay cả những bà vợ của
chúng ta cũng chẳng muốn chúng ta....
Gulag: Một
Lịch sử
Trang NNT
Đọc NNT
Một trong những ông thầy dậy
Pháp văn của Gấu, qua những cuốn tiểu thuyết đen của ông. Trên tờ Lire,
số Tháng Bẩy - Tháng Tám, có một bài viết về ông, nhân tái
bản mấy cuốn trứ danh, Eva, No
Orchids for Miss Blandish, bản tiếng Pháp.
Hoá ra ông cũng quá mê Giáo đường
của Faulkner, lại nhân lúc thiếu tay viết tiểu thuyết đen,
bèn thử tay nghề. Và thành công liền tù tì.
Gấu gần như đọc hết mấy trăm cuốn tiểu thuyết đen của J.H. Chase. Hai
cuốn trên, thật tuyệt, quá tuyệt, và đều đã được Hoàng Hải Thủy phóng
tác.
Eva, ra lò lần đầu
tiên năm 1947. Cuốn độc nhất của Chase, trong đó, không có án mạng,
không có điều tra, thuật câu chuyện, một anh chàng chôm bản thảo của
bạn, và trở thành nổi tiếng, từ đó, cho ăn theo hàng lô tác phẩm tầm
phào của mình, chẳng ai khám phá ra, trừ cô con gái nhà xb, yêu anh
chàng liền tù tì, khi đọc bản thảo cuốn đầu tay. Cô than, từ cuốn đầu
tới những cuốn sau, là một khoảng cách dài, như từ thiên đường xuống
địa ngục!
Thú thực, Gấu này chưa từng thấy, một quốc gia nào làm nhục người dân
của nó, như đám VC trong nước.
Những người cầm viết, nếu có một chút lương tri, là cảm thấy nhục nhã,
hơn lên, không biết bao nhiêu ngàn lần.
Không phải người cầm bút thì khác người dân thường. Nhưng, vì đã chọn
cái nghề cầm bút như là nghiệp của mình, thì thường là, nhạy bén hơn,
trong cái việc cảm thấy nhục nhã.
Và thường hay bị con bọ lương tâm cắn rứt hơn!
Lấy trường hợp Gấu, làm trang Tin Văn, một mình một chợ, muốn viết gì
thì viết, và khi viết, chỉ phải đối diện với lương tâm của mình. Lỡ
viết câu nào không đặng, đọc lại, nghe lương tâm phán, câu này không
được, là delete.
Bịt miệng người dân, cho cả thế giới nhìn thấy, rồi sau đó bào chữa,
làm vậy không đúng, vậy mà còn có kẻ thổi ống đu đủ, Ngài Chủ Tịch nước
thật là "bản lãnh", mới dám 'nhận lỗi' như vậy!
*
Tin Văn xuất hiện như vậy là cũng được vài niên, từ 17, Tháng Năm 2003,
không kể thời gian ăn nhờ ở đậu bên VHNT của PCL trước đó. Vậy mà, duy
nhất chỉ có một lần, cơ quan quản lý tên miền gửi email, nhắc nhở, này,
có gì thay đổi không đấy, nếu vũ như cẩn, thì OK, khỏi phải trả lời.
Sắp tới sinh nhật Gấu, nên đi vài đường cảm khái, mong bạn đọc, và VC,
thông cảm! NQT
*
Réfugiés
« Le malheur ? Ils s'en
accommodaient. L'environnement hostile ?
Ils l'acceptaient. Comme la tempête, le froid, la sécheresse. La haine,
la cruauté, la mort: on s'y habituait. Tout cela faisait partie de
l'exil. Puisqu'il fallait vivre, autant se familiariser avec ses
obstacles. »
Elie Wiesel
*
Bernard Kouchner - đại ân
nhân của người Việt tị nạn, nhờ có ông mà có
con thuyền cứu người vượt biển Đảo Ánh Sáng, ông còn là người sáng lập
cơ quan "Y sĩ không biên giới", bất cứ người tị nạn nào đều biết tới,
hoặc đã từng chịu ơn - mở ra chương Tị
nạn, Réfugiés, trong cuốn Bất
hạnh của những kẻ khác, Le malheur des autres, bằng câu trên,
của Elie Wiesel, Nobel hòa
bình, sống sót Lò Thiêu.
"Bất hạnh ư? Họ làm quen.
Môi trường thù nghịch ư? Chấp luôn. Chấp
luôn, nào bão tố, nào lạnh lẽo, nào khô cằn. Thù hận, độc ác, cái chết,
làm quen luôn. Tất cả những thứ đó, thuộc về lưu vong, làm nên lưu
vong. Và, bởi vì phải sống, thì phải làm quen với đủ thứ trở ngại."
*
Ông lập luận, nếu nhân loại tranh đấu, để loài vật,
thí
dụ loài voi, không bị tận diệt, thì cũng vậy, tị nạn
cần được bảo vệ.
Ông vinh danh Sartre, sau khi hết còn bị Cộng Sản
bỏ bùa mê, đã cùng với ông tranh đấu cho con thuyền Đảo Ánh Sáng, với
câu nói tuyệt vời:
"Trước tiên hãy lo cứu
những xác người!" ["D'abord sauver les corps"].
Quả là tuyệt vời, bởi vì đây là câu Sartre mượn Camus.
Một người bạn, và cũng là, kẻ thù, của ông.
*
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử
Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền
lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu
văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn".
Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại
Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong đất trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường
ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh
không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây
thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho những bà mẹ già,
những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống chiều qua? (1)
Nếu phải nhìn lại cuộc chiến, thì, một điều hiển nhiên, giải thích thái
độ chống đối nhà nước VC, của cộng đồng hải ngoại, là do những gì xẩy
ra sau đó, và tiếp tục xẩy ra cho đến ngày nay, đối với dân chúng ở cả
hai miền.
Từ đó, suy ra: tất cả những ai dung thứ cho chế độ đó, đều là VC hoặc
những kẻ cùng hưởng lợi với họ.
(1) Trong cuốn DVD tưởng niệm Trần Thiện Thanh, người ta được biết, bản
nhạc Rừng Lá Thấp, có những lời ca như trên, được Trần Thiện Thanh sáng
tác trong vụ Mậu Thân, nhân cái chết của một bạn thân, sĩ quan VNCH.
Nhật Ký
*
Chống Cộng điên cuồng?
Nhưng Cộng nào, mới là vấn đề.
Trước 1975, gần như không có chống Cộng, đừng nói Chống Cộng điên
cuồng, trừ một thiểu số, có thân nhân bị họ giết hại, hay một đấng tiên
tri, hiểu hơn hết cả mọi người, nếu Cộng thắng, là sẽ khủng
khiếp lắm, là sẽ xẩy ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai.
Sau 1975, Chống Cộng điên cuồng như thế, vẫn chưa đủ.
Phải làm sao y hệt như trước 1975, nhưng ngược lại, nghĩa là, cả nước,
cả trong lẫn ngoài, cả ở trên trời lẫn dưới đất, cả ở thiên đường, lẫn
địa ngục, đều Chống Cộng điên cuồng!
|
|