Faulkner:
Nhà văn tuyệt đối
Thầy nào trò đó!
Haruki est le maître des larmes. Qu'ils
finissent bien ou
mal, ses romans laissent un goût de néant dans la bouche, un sentiment très doux
de désespoir auquel les Japonais ont donné le nom de « mono no aware ».
Le mono no aware est une expression utilisée depuis la période de Heian
pour désigner par exemple la vue des feuilles qui tombent en silence ou
d'une personne chère qui disparaît au détour d'un chemin. On l'a
traduit comme « la poignante mélancolie des choses ». Les romans
d'Haruki Murakami, dans la grande tradition de la poésie classique
japonaise, sont imprégnés par ce sentiment de la vacuité qui naît d'une
vision nostalgique.
"Mono no aware" nghĩa là gì?
Được sử dụng từ thời kỳ Heian để chỉ thí dụ cái sự nhìn lá rụng lặng lẽ
hay một người rất thân thương quẹo một ngả đường rồi biến mất. Dịch là,
nỗi buồn cháy da cháy thịt.
Note: Tình cờ đọc lại một số báo cũ, tờ Le Magazine Littéraire, số
Tháng Ba, 1997, đặc biệt về triết gia Ludwig Wittgenstein, trong có
giới thiệu một số nhà văn Nhật.
Gần đây, tôi có nói chuyện với
một tay trí thức Mỹ biết rất rành về Ba Lan. Tôi hỏi ông, ngạc nhiên
nhất về gì, ở xứ sở đó.
"Những liên hệ giữa người với người". "Những liên hệ giữa 'thiện' và
'ác', nếu sử dụng những từ ngữ đã được chuẩn ước hóa. Hố thẳm giữa
thiện và ác, hay nói rõ hơn, giữa những người vẫn còn cố bám lấy những
nguyên lý nhân bản, và những người một lòng một dạ dâng hiến thân mình
phục vụ cái ác - có vẻ như chẳng nơi nào sâu thẳm, lớn lao hơn, so với
xứ này. Tuy nhiên, họ vẫn hợp tác với nhau. Tôi không thể nào tưởng
tượng ra nổi, một sự giao lưu, hòa giải, hợp tác nào lạ lùng, quái đản
như vậy."
...
Những nhà văn
nổi tiếng bằng lòng cho nhà nước mượn tên tuổi của họ, tôi muốn nói, họ
cho nhà nưóc mượn ngòi bút, nhật ký của họ để nhà nước "biên tập" và
sau đó, xuất bản nhằm phục vụ Sở An Ninh Nhà Nước. Họ làm độc bầu không
khí văn hóa, và rất hân hoan hồ hởi, không hề biết mệt mỏi, trong cái
trò dã man là hành hạ, làm tình làm tội những văn hữu nằm trong
danh sách đen...
...
Những con
người và những cuốn sách....
Romania
Normal Manea
Nhật ký Tin Văn
*
Gấu nghĩ, cái vụ VC cho in lại những tác phẩm của những ông "Việt gian"
như Phạm Quỳnh, là cũng rứa.
Mấy ông này, bởi vì đã chết, nên không có ý kiến ý cò gì hết.
Tha hồ mượn!
Ui chao, Gấu lại nhớ cái lần lãnh tiền
UPI đầu tiên, còn lớn
lương Bưu Điện, vậy mà cầm tất cả thẩy vô tiệm sách.
Ối giời ơi là
giời, sao
mà sướng thế!
Lần đầu lãnh lương Bưu Điện, buổi
chiều, Gấu đi dự đám cưới
một anh bạn trong Sở, cùng anh chàng Bửu, cũng Cán sự Kỹ Thuật, nhưng
thuộc lớp
đàn anh, xuất thân Kỹ Thuật Phú Thọ, còn Gấu, khóa đầu trường Kỹ Thuật
Bưu
Điện.
Ăn cưới, thành thử đủ lệ bộ, cà vạt,
veston...
Xong, Bửu phán, đàn em khao đàn anh, nhưng để đàn anh chỉ
đường.
Ui chao, anh đưa tới đường Catinat,
tới một biệt thự. Bấm
chuông. Đàn chó xồ ra, sủa ỏm tỏi. Đi qua một cái sân. Lối đi trải sỏi.
Vô
phòng khách, ngồi uống trà. Nhìn qua phòng bên, thấy mấy em ngồi đánh
bài. Má
mì nói, thích em nào thì chỉ.
Thua xa trên xóm. Đó là kết luận của
Gấu, khi ra về, tuy giá
một em là hai trăm đồng, tiền ông Diệm.
Nên nhớ, phở hồi đó chỉ có ba, sau tăng thành năm đồng. Mấy
em trên xóm, năm chục.
Bực nhất, em phán, anh làm gì thì làm, nhưng đừng
vò đầu vò tóc em, mới làm hồi chiều!
Ui chao, sắp đi rồi, mà như chuyện hôm qua!
Có thể, vì cái lần đi chơi đó bảnh quá: The whole thing is to be well
dressed.
Hay nói theo kiểu Camus:
Chúng ta luôn có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi.
Đi đâu?
Thì đi
xóm!
Suốt đời Gấu, chỉ có dịp đó, đi, bận complet.
Lịch sử con người - của Âu
Châu - không phải là sự triển nở của lý lẽ, nó cũng không trùng
với lịch sử triết học. Lịch sử được làm ra bởi những biến động,
những hiện tượng lịch sử, nghĩa là, bởi những đứt đoạn, chia lìa trong
thời gian. Chính vì thế mà không có sự liên tục lịch sử, và do đó,
không có ý tưởng dẫn đạo, chẳng có ý nghĩa nào phân bố, cấu trúc nó,
chẳng có cứu cánh nào hoàn tất nó. Hannah Arendt