*
Nhật Ký









*

Trang NGUYỄN LƯƠNG VỴ
“…Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ và đăng thơ Vỵ từ những ngày Khởi Hành ở trong nước, từ 1969, cùng với những Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Đạt, Trần Hoài Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư, Phạm Văn Nhàn, Ngô Nguyên Nghiễm, Phạm Ngọc Lư, Lê V Trung… những người mà sau nầy nhìn lại, tôi vui như nhìn lại những cánh diều cùng thả lên trời một ngày quá khứ, bất chợt thấy diều bay lồng lộng thinh không một chiều xa vắng xứ người, tôi tìm lại được niềm vui cũ, mà mới, niềm vui bằng hữu văn chương muôn thuở; hay một thoáng ngậm ngùi lúc diều bay thẳng về mặt đất, như vừa rồi tưởng thấy cánh gió băng sương của Nguyễn Bạch Dương, của Nguyễn Phan Thịnh. Mai ta về khóc ngất dấu sương tan. Câu thơ ấy của Nguyễn Lương Vỵ trong bài Một Mình, bài thơ dài đến mười trang; với tôi, đây là một bài tiêu biểu của nhà thơ: lọc chữ chọn vần nhưng vẫn đùa thảnh thơi; đời chết đôi lần mà vẫn vui, tuy kiềm kiệm; vũ trụ ảo hóa mà có khác chi em tuyệt cùng.
Nhưng sao lại Hòa Âmmmm? Hòa âm thế nào?
Đêm rất sâu nên đêm trầm khói sương. Tim buốt âm nên âm rền thấu xương. Đó là một âm trong các Hòa Âm âm âm âm của Nguyễn Lương Vỵ, một tập thơ mà thi-ngữ nhiều sáng tạo, văn-phong khoáng đạt, tạo một phẩm giá thi ca riêng, tôi tin nó sẽ tồn tại lâu dài trên văn đàn và trong lòng người đọc.”
Viên Linh [Khởi Hành số 130, Tháng Tám, 2007]

Truyện ngắn đầu tiên được gửi đến tạp chí Văn - lúc đó anh Trần phong Giao làm tổng thư ký - không được chọn đăng; nhưng cũng truyện đó khi gửi sang tạp chí Vấn Đề của Mai Thảo thì được chọn. Bắt đầu như vậy không thấy có khó khăn gì, thấy rất vui. Truyện có tựa là Chủ Nhật, được viết năm 1968 nhưng mãi mấy năm sau mới dám gửi đăng.
Nguồn
Quả đúng như Gấu nhớ, đây là truyện đầu tay của bà này. Bảnh hơn Nhà có cửa khoá trái nhiều.
*
Theo như tôi còn nhớ, truyện ngắn đầu tay của bà là về một người đàn ông có vợ, nhân bữa chủ nhật đi thăm một người đàn bà không chồng nhưng có con; thằng nhỏ bữa đó bị đau, anh chàng đi mua thuốc cho đứa nhỏ. Chuyện chỉ có vậy, nhưng trong Sài Gòn vẫn còn đọng lại ở trong tôi, có hình ảnh cô đơn của người đàn ông gầy còm ốm yếu, ngơ ngơ ngác ngác trước tiệm thuốc tây, trước cuộc chiến, và trước cuộc tình vụng trộm.
Lạc Đạn I

 *
Cuộc Đời và Thành Tựu Khoa Học của Joseph-Louis Lagrange,
Toán Gia Lỗi Lạc Nhất của Thế Kỷ 18

Nguyễn Xuân Vinh
Nguồn
"Bán kinh...." là một những tính chất của hình ellipse, Kepler tìm ra, khi dùng kính thiên văn quan sát sự di chuyển của mặt trăng, và từ đó suy ra quỹ đạo của nó.
"Sự chúc dữ, hay lời nguyền rủa của hình tròn", kéo dài hai ngàn năm, theo Koestler, bởi vì, từ thời Pythagore, nhân loại đã tưởng tượng ra điều Kepler tìm thấy, nhưng do quá mê cái vòng tròn, lại bỏ qua! (1)
Vòng tròn, cũng là một ellipse, khi hai tiêu điểm tiến lại gần nhau, nhập thành một, và là tâm của nó.
Dân Mít chúng ta cũng đang bị nguyền rủa bởi cái vòng tròn, do một tiêu điểm bị xoá mất tiêu, chỉ còn có một!
(1) Xin coi Những Người Mộng Du của Koestler.
Dân Mít chúng ta có lẽ nên đọc ["Tôi đặc biệt lưu ý, các nhà văn chúng ta phải đọc"] Những Người Mộng Du, vì một trong những trọng điểm của cuốn sách là bàn về niềm tin và lý lẽ, faith and reason. Chính cái niềm tin mù quáng "đường ra trận mùa này đẹp lắm", đã đưa đến chiến thắng thần kỳ, nhưng do thiếu lý lẽ, cho nên, một khi khám phá, niềm tin chỉ là dối trá, thì hậu quả tai hại của nó khủng khiếp khôn lường.
Kepler khám phá ra, mặt trời là trung tâm thái dương hệ, không phải trái đất, khi dựa vào niềm tin tôn giáo: Mặt trời, giống như Chúa, ban phát ánh sáng [hồng ân] đến cho muôn loài.
*
Gấu đọc Những Người Mộng Du  vào lúc mới lớn, mê lắm. Nhưng, tất nhiên, sau Đêm giữa ban ngày, được coi như đòn "cách sơn đả ngưu" đánh vào chủ nghĩa Cộng Sản. (1) Một lần ngồi Quán Chùa với ông anh, chuyện loanh quanh bên ly cà phê, hoá ra ông cũng mê Koestler. Ông cho biết thêm, còn cuốn Tiếng Kêu Archimède  [ tên tiếng Tây, dịch ra tiếng Việt, của cuốn The Act of Creation ], cũng tuyệt lắm! Ông nói, Koestler, vào lúc cuối đời, nhờ giam mình trong thư viện, nên viết được một bộ ba cuốn, đúng là một bộ kỳ thư. Hai cuốn trên là nằm trong bộ ba đó. Cuốn thứ ba, Gấu không nhớ, là cuốn nào, trong số những tác phẩm của Koestler.
(1) Koestler là người gióng tiếng chuông báo tử đầu tiên cho đế quốc Cộng Sản, với Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940], như David Cesarani, trong Athur Koestler: The Homeless Mind, viết:
"Hiệp cuối của đế quốc Xô viết, xẩy ra vào năm 1989-1990, đã bắt đầu cùng với sự xb của cuốn "Đêm hay Ngày" [Darkness at Noon, 1940. [The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon.]
Đêm hay Ngày  là tên bản tiếng Việt đầu tiên của nó, do Phòng Thông Tin Huê Kỳ ấn hành, thời điểm 1954, cùng với vụ di cư của đồng bào miền Bắc.
Đọc Đêm hay Ngày, ngay những ngày đầu vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị đồng chí tống vô tù, trong phòng giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp sửa, anh "VC" nhiều tuổi Đảng hơn cả Đảng bèn dí cái đầu điếu thuốc đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang say sưa lịm người với thú đau thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên lính gác đang đăm đăm nhìn bằng con mắt cú vọ, qua lỗ đầu ruồi (?), ở cửa phòng giam. Tên gác bèn nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập đầu ruồi, và bỏ đi.
Milosz, trong cuốn sách ABC  của ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã n
hắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubachov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ.
 Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past: they each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].
Tác phẩm của DTH, theo Gấu, là phải được đọc trong cái dòng suy tưởng đó, trong cái nỗi bi đát được làm người, và trong cái ghê gớm tởm lợm, trước những con bọ VC.

Nhật Ký
Quanh ông Kiệt có rất nhiều thông tin “tiêu cực”. Lá thư mười năm trước của ông gửi đến trung ương đảng đã là “chim mồi”, khiến nhiều nhân sĩ bị bắt. Vợ ông là trùm buôn lậu. Con ông sở hữu những cơ sở kinh tế “hoành tráng” nhất nước hiện nay. Những tài khoản bí mật ở ngân hàng nước ngoài, v.v
[Trích bài viết của Hoằng Danh, trên talawas]
Gấu tui sợ rằng, trường hợp "Thư Gửi Đảng" của mấy anh già sắp xuống lỗ cũng là cùng lý do như trên.
Đêm giữa ban ngày

Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
*
Thế còn chế độ đương thời thì sao? Những ông như tân bộ trưởng thông tin & truyền thông, tuyên bố, phải cắm ở mỗi tờ báo một tên mật vụ, như ngài chủ tịch nước, nhận xét, làm nhục người dân, bằng cách bịt miệng, là "không đúng",  tình cảnh thêm thảm của người nông dân biểu tình, ngay tại trung tâm thành phố mang tên Bác, trừ một thiểu số đồng bào, hay độc giả gửi thư cho BBC, ngoài ra, cả một nước, cả một chế độ, cả một lực lượng báo chí, nhà văn, đều mù, không nhìn thấy, thì là những biểu hiện gì, giờ phút gì?
*
Liệu, đây là biểu hiện lụi tàn, của một diễn đàn? NQT
*
TTT, khi còn ở trong nước, có gửi ra hải ngoại một số bài thơ làm trong tù, ký tên là Trần Kha. Gấu ra sau ông, nhưng nhờ đọc một phê bình gia mới biết sự kiện này, ông ta phán, tại sao ông này hồi còn ở trong nước thì gửi thơ ra hải ngoại, bây giờ, ra ngoài này rồi, không chịu làm thơ nữa, để cho ông ta... xoa đầu, tiếp?
Bởi vậy, Steiner rất tởm mấy anh phê bình gia không biết viết văn, đám hoạn quan sống bám vào thiên tài, không biết cơn hung hãn, "Em đã biết tay anh chưa?", tức, dục vọng cương cứng mong được trường tồn, Le Dur Désir De Durer [toàn vần Đ..  thôi à], tức, hành động "hùng hục sáng tạo".
Tuy nhiên, Steiner, do không phải là độc giả của Kim Dung, nên không biết "phép lạ" của Đông Phương. Với những nhà văn nhà thơ tầm phào, chỉ có mỗi một cách để trở thành giang hồ đệ nhất nhân, là, vung dao tự thiến!
*
30 Tháng Tư 1975, bao nhiêu nước chẩy qua cầu, vậy mà còn giữ được một kỷ niệm quí giá như thế, về một chi tiết quí giá như thế, đáng phục thật.
Thảo nào Steiner coi chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương.
Nhưng ông nói thêm, nếu không phải Thượng Đế, thì chắc chắn, là Quỉ.

Đối Sầu Miên

Phê

Hai Trầu & NNT

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao

Người Về

Trang NNT

Đọc NNT

Gấu, nhà văn
*
"Je serai ta femme". LH 16.8.1967
... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó. Thời gian
 Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc Tình Bỏ Đi  kết thúc không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em phải quên anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người đã chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn Tế
"C'est l'âge où tout le monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời mà đứa nào cũng 26 tuổi"], Gertrude Stein diễn tả những năm tháng tuyệt vời băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở Paris.
Gấu cũng thể nói như vậy, về thưở mới lớn của mình, thập niên 1960, và của băng đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là 'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp bị cuộc chiến làm thịt.
*
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình bỏ đi.
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein thường sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay này mắng thằng nhóc.
Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị thương tổn, không còn hoạt động được nữa.
*
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn hai trái mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì thành công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng vì chẳng ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.