Chính trị mới là đỉnh cao của văn chương,
chính trị như là "mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng được xây
dựng
trên nền tảng đó". [Brodsky]
Đừng bao giờ nghĩ, nói đến bóng tối là "bẻ queo
qua chính trị", là "đâm sầm vào chính trị".
Tôi tin rằng, chính
trị mới là đỉnh cao của văn chương, nhất là ở những nước thiếu tự do
dân chủ.
Khi cho rằng, "trình độ dân Mít không bằng thế giới, cho dân Mít được
tự do dân chủ là loạn liền", là làm nhục dân Mít!
Bịt miệng người dân là làm nhục tới "quốc thể", tới "nhân phẩm của toàn
thể dân Mít", chứ không phải "làm như thế là không đúng"!
Bởi vì bất cứ một tên Mít nào, khi nhìn thấy bức hình bịt miệng đó, là
đều [phải] cảm thấy, chính tên Mít đó, bị xúc phạm!
Bởi vì bức hình đó được toàn thể thế giới nhân loại nhìn thấy trên màn
hình TV.
*
Theo nghĩa đó, Steiner phán, chính những phương tiện truyền thông hiện
đại, khi cho khán giả tận mắt chứng kiến những tội ác "người làm thịt
người", là, một cách nào đó, biến khán giả thành chứng nhân, kẻ đồng
phạm, kẻ đồng lõa.
Brodsky cho rằng, một khi bạn bắt đầu 'biên tập' đạo hạnh của bạn, liệu
cái này được hay không được, chiếu theo hoàn cảnh, thế là bạn đang tán
tỉnh thảm họa [When you start 'editing' your ethics, your morality -
according to what is or isn't allowed today - then you're already
courting disaster].
Ông nhắc tới Susan Sontag. Một lần bà nhà văn Mỹ này nói, phản ứng đầu
tiên của một con người, khi đứng trước thảm họa là hỏi, tôi có làm điều
chi lẫm lỗi, và bây giờ tôi phải làm gì để sửa chữa, cho nó đừng xẩy ra
nữa.. Tuy nhiên, bà nói, còn một cách nữa, cứ để cho thảm họa cầy nát
bấy bạn ra, và nếu, bạn lại đứng lên được, thì lúc đó, bạn sẽ trở thành
một con người khác.
Đó là nguyên lý phượng hoàng, the phoenix principle. Và, ông rất tâm
đắc với nó.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng tái sinh, từ tro than của nó.
Liệu chúng ta, kẻ
ngoại cuộc, thấu hiểu được, cơn hấp hối riêng tư, của
những con người trong Nhân Văn, hay ngoài Nhân Văn, thí dụ, một NĐT?
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ
Bếp
Lửa trong văn chương 1
Phải đến khi đọc Barthes, Gấu mới hiểu ra rằng, vưỡn có thể trở thành
nhà văn, mà chẳng cần phải đọc Lukacs.
Nói rõ hơn, cái công thức của Lukacs đó, (1), chỉ áp dụng cho một thứ
tiểu
thuyết có tên là ý thức hệ mà thôi.
(1) Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một
gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt
đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà
không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động
Lukacs định nghĩa bằng công thức:
"Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien
Goldmann:
Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges
Lukacs).
*
Gấu tin rằng, TTT, có thể cũng trải qua những cơn khủng hoảng tương tự,
và đành bỏ ngang một số tác phẩm viết sau Bếp Lửa, như Ung Thư, Thềm
Sương Mù... cho tới khi "ngộ" ra, và viết Một Chủ Nhật Khác: Một truyện
tình, với cái nền của nó, thơ mộng như Đà Lạt, [mà đúng là Đà Lạt
thật], khủng khiếp như cuộc
nồi da nấu thịt, ông thầy và cô học trò yêu thương nhau, cùng nhau đi
ăn tiệm, gọi món ăn Quốc Cộng tương tàn, Yankee mũi tẹt làm thịt thằng
em Nam Bộ...
Bếp Lửa trong văn chương 2
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé
một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, muốn
bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về
nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ, dịu dàng,
nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm." Còn nhớ một
cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy
là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?..
*
Sự thực của nhà văn không phải sự thực của nhà phê bình. Sự thực đời
sống [
sự thực của những người đã chết
truyền lưu cho kẻ sống sót. Bếp Lửa,
Tựa, lần xuất bản thứ hai, 1965]
lại càng không phải sự thực văn chương. Valéry gọi, đây là
ảo tưởng hiện thực, lòng tin ngây
thơ, văn chương có thể ghi lại thực tại. Nhà văn là một kẻ "sống sót",
thời gian dùng vào việc viết là một thời gian xác định, nhưng tác phẩm
chỉ sống sót khi vẫn còn là một tác phẩm văn chương - vẫn còn tham dự
vào dòng thời gian vô định của trí nhớ, của hồi tưởng và của sự đọc.
Bếp Lửa trong văn chương.
Văn, số đặc biệt về TTT [1973].
Những dòng trên, bây giờ nhìn lại, nhận ra, chúng được viết dưới ánh
sáng của tiểu thuyết mới, của Barthes, chứng tỏ Gấu hoàn toàn hồi phục,
sau cú đánh của Lukacs, của dòng văn chương dấn thân, của
dòng văn chương ý thức hệ.
Bây giờ thì tha hồ mà viết, chẳng cần tại sao viết, viết cho ai, viết
để làm gì.
Chỉ là, viết thế nào?
*
Không phải những câu hỏi văn chương là gì của Sartre, trong có những
câu tại sao viết, viết cho ai, viết làm gì... là không còn có giá trị,
nhưng rõ ràng là văn chương còn có một giá trị vượt lên trên những câu
hỏi đó. Bởi thế Barthes phân biệt, nhà văn và nhà dùng văn. Bạn tha hồ
viết cho ai, viết để làm gì, tại sao viết, khi bạn nhập vai "nhà dùng
văn", écrivant, và bạn bức xức với những vấn đề liên quan tới đời sống,
xã hội của
cái thời bạn đang sống, và bạn muốn thay đổi nó, làm sao cho nó tốt đẹp
hơn. Nhưng, một khi bạn rảnh rang, muốn viết một cái đó, thật riêng tư,
cho riêng mình, cho cái món mà mình mê nhất là văn chương, thì khi đó,
bạn quên luôn, cái xã hội mà bạn đang sống, quên luôn cả bản thân, quên
tuốt tuột, và
bạn cắm cúi viết một cái gì, mà bạn mơ mơ hồ hồ nghĩ rằng, cái mà mình
đang viết đó có vẻ như,
chưa từng có trên đời,
chưa từng có ai nghĩ đến, hoặc viết ra! Chính vì thế mà đám tiểu thuyết
mới phán, tôi viết là để hiểu, tại sao tôi viết. Và khi Sartre
phán, đứng trước đứa trẻ chết đói cuốn Buồn Nôn chẳng là thứ cứt đái
gì, một ông tiểu thuyết mới [Yves Berger, hình như vậy. NQT], nhỏ nhẹ
khều tay Sartre, này, ông có cần tôi tiếp tay, cho đứa trẻ khỏi chết
đói, thì OK, nhưng ông vưỡn cho phép tôi viết văn nhé!
*
Bất giác nhớ Joseph Huỳnh Văn.
"Hắn" nói, mi viết bài này vì ta, là tổng thư ký
Tập San Văn Chương,
chứ đâu vì TTT, hay vì bất cứ một độc giả nào!
*
Gấu có một kỷ niệm thật là thú vị, về bài viết.
Bữa đó, tình cờ ghé nhà sách nhỏ - không nhớ tên, trên đường Lê Lợi, kế
bên nhà sách lớn Khai Trí - nơi có gửi bán
Tập San Văn Chương, Gấu thấy
TTT đang chăm chú đọc bài viết trên. Ông đọc cọp. Xong xuôi, ông bỏ tờ
báo xuống sạp, đi ra, không nhìn thấy Gấu.
Đối
Sầu Miên
Người Về
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Người về từ
cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ
cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau
còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn
nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có
kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình,
một cái vỗ vai
Hoàng Hưng
Gấu nhớ, trong Gulag, có một đoạn Solz tả, về cái cảm giác giữa những
người đã từng ở Gulag, và sau đó, được trả về đời. Họ nhận ra nhau
ngay, giữa phố đông người. Chỉ ánh mắt gặp nhau, là biết liền đằng ấy
và tớ đã từng ở trong đó.
Gấu mê nhất, câu "Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui".
Nhưng cũng lạ nhất, tò mò nhất, là cái thời gian "một năm sau".
*
Bài thơ của Hoàng Hưng, như được biết, là một trong 100 bài thơ hay.
Không hiểu thi sĩ có tiên tri ra được cái sự bí nhiệm của con số hay
không, nhưng có vẻ như ông rất quan tâm đến nó, chỉ để "đếm" thời gian:
vợ khóc 'một' đêm. con lạ 'một' ngày. Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc
vui, hai năm sau còn toát mồ hôi. Năm năm, muời năm... một hôm, một
đêm...
Liệu tất cả những cân đo đong đếm đó, là để qui chiếu về câu: Nhất nhật
tại tù thiên thu tại ngoại?
Câu này, lại trở thành một ẩn dụ, nếu so cảnh tại ngoại của ông, như
được miêu tả trong bài thơ:
Có vẻ như cái cảnh trở về đời kia, vẫn chỉ là, tù trong tù.
Tuy nhiên, khi đọc như thế, có vẻ như hạ thấp bài thơ.
Bài thơ Hoàng Hưng bảnh hơn cách đọc đó nhiều. Có cái vẻ thanh thoát,
vượt lên trên tất cả của nhà thơ. Đây cũng là điều nhân loại tìm đọc
Gulag của Solz: Cái thái độ đạo đức, nhân bản của tác phẩm và của tác
giả, mới bảnh làm sao. (1)
(1) The book was also written as a treatise on the subject of survival.
The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece,
One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The
Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre,
Varlam Shalamov
(a kind of Russian Primo Levi), who
had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is
stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a
moral fable of
the condemned soul seeking, in the
grueling
experience of prison life, the light of
spiritual rejuvenation. It gave hope. This was another reason why his
writing was such a huge success in the West.
Giọng kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy
tìm mong sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già".(1)
Nó
đem đến hy vọng.
(1) Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ. [Đa tạ. NQT]
The Solz. Reader
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một
chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, hình như
Trần Dần] ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một
cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của
người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn
thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!
Nick Gấu
Ôi chao, về già mới ngộ ra một
điều là: Không phải hỗn, mà là ngu.
Ngu
như Gấu
Đọc Levi
Gấu,
nhà văn
Nhà Hội
Gấu đọc bài thơ của Hoàng
Hưng, cùng lúc đọc Nhà Hội, House of
Meetings của Amis, cũng viết về xứ sở đó, và cùng lúc, nhớ
những ngày Gấu đã ở đó.
Câu thơ "Vợ khóc một đêm" làm Gấu nhớ tới, một trong những câu mở ra Nhà Hội.
Đây là chuyện tình tay ba, giữa hai anh em cùng mẹ
khác cha,
cùng yêu một cô gái. Cô gái lấy người em, và người em đi tù, cô
từ
Moscow đi thăm nuôi chồng, ở mãi Biển Bắc, thuộc Bắc Cực, và được ngủ
lại với chồng tại nhà hội. Đêm đó là đêm tân hôn của họ, tuy đã lấy
nhau từ bao năm. Ông anh chồng cũng bị tù tại đó, và ông anh lo dọn
giuờng, trang hoàng nhà hội cho đêm tân hôn của hai vợ chồng!
Ông em bị bắt, chỉ vì ca ngợi Mẽo, America, ở căng tin nhà trường,
trong
khi, sự thực, Mẽo, America, là nick của cô bạn gái mà hai anh em cùng
yêu. [Lý do Hoàng Hưng bị bắt không "thơ mộng" như ở đây. Xin xem ông
trả lời phỏng vấn trên RFA]
It's a love story. So of course I must begin with the House of Meetings.
Đây là một câu chuyện tình. Và như thế, lẽ tất nhiên, tôi phải bắt đầu
bằng Nhà Hội.
*
... in his new novel, House of Meetings, the first since the
widely criticized Yellow Dog (2003), Amis has subjected himself to a
decided
cooling-off. House of Meetings is short, the prose is controlled, the
humor
sparse, while the characters strike us as real, or at least possible,
people. It
is a remarkable achievement, a version of the great Russian novel done
in
miniature, with echoes throughout of its mighty predecessors. There is
the
Dostoevskyan struggle between ill-matched brothers carried on against a
vast
and unforgiving Tolstoyan landscape; there is a star-crossed Zhivagoan
love
that endures a lifetime; there are immense journeys, epic sufferings,
agonized
renunciations, unbearable losses; there is even a revelatory letter,
kept for
twenty years and only read on the brink of death, as well as a homely
sister,
called Kitty, whose task it is to fill in this or that necessary detail
of the
narrative.
The book tells the story of two half-brothers, both of whom
are in love with the same woman, Zoya, and both of whom spend terrible
years together
in one of the labor camps of the Gulag. The unnamed narrator, a
decorated hero
of the war against Hitler, who defected to America in the 1980s and
made his
fortune through the invention of an item of prosthetic gadgetry, has
returned
to Russia to revisit the place in the far north of Siberia where he and
his
brother, Lev, were held as slave workers from the late 1940s until well
into
the 1950s, after Stalin had died. Neither of them had committed any
crime. The
narrator was arrested, like many Russian veterans who fought in Germany, on suspicion of having been
exposed to
fascist and Western influences while outside the USSR.
Lev was convicted for having
been heard "praising America"
in his college cafeteria line (in fact, he had been praising "The
America's,"
his code name for Zoya).
John Banville:
Bài Ca Của
Tên Đao Phủ