*
Nhật Ký









*

By Jen

*

Jen, by teacher @ school

*

Merry Christmas and Happy New Year


*
Camus tại báo Chiến Đấu

Bảnh thật, bảnh thật!
Độc thật, độc thật! 

Để phản ứng lại trận "Dịch Hạch" Địa Trung Hải đang hoành hành tại Tây, Người đứng đầu nước Tây phán:
May quá, tớ không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà có được nỗi hoài nhớ cái xứ sở [khốn kiếp] này, mỗi lần ghé Algérie. (1)

Ui chao, giá có một ông bạn văn của Gấu, sinh ra tại xứ miệt vườn Nam Kỳ, nói giùm Gấu câu trên, về cái xứ sở có những người của nó, là giống Yankee mũi tẹt!

(1) «Grâce à Albert Camus, j'ai la nostalgie, chaque fois que je vais en Algérie, de ne pas être né en Afrique du Nord», a notamment déclaré le président de la République (selon son porte-parole).
Sarkozy, Camus: Même combat
Tổng thống Tây Sarkozy, Camus: Cùng trận đánh.

Cùng trận Dịch Hạch!
*
Có cái mùi ["Dịch Hạch" của] Camus bàng bạc trong không gian. Vào thời điểm kỷ niệm 50 năm ông được Nobel văn chương, không có gì dễ tẩm độc, và dễ gây "bệnh Camus", bằng lúc này.
Chính là ông ta đấy, người đầu tiên, viết toa thuốc trị bệnh Dịch Hạch cho bạn. Này, hình như cũng mới đây thôi, thứ năm tuần rồi, tại điện Elysée, Nicolas Sarkozy mời một số văn sĩ gốc Pháp và gốc Algérie (Jean Daniel, Amin Maalouf, Olivier Todd, Richard Millet et Yasmina Khadra) đến ăn điểm tâm, bên cạnh Antoine Gallimard và Catherine Camus, con gái tác giả “Huyền Thoại Sisyphe.”  Theo phát ngôn viên của ông ta, tổng thống Pháp đã từng đặc biệt nói: “May quá, tôi không sinh ra tại Bắc Phi, nhưng nhờ Camus mà mỗi lần đến Algérie, tôi lại mang một nỗi buồn man mác về miền đất này.”


Tin Văn, một vài trang cũ
28 Dec, 2003
Dec 31, 2004
Dec 28, 2005
Dec 05, 2006


Vài bài cũ
Trường hợp Trăng Huyết
Đừng gọi ta là Hiệp Sĩ Mặt Buồn nữa
Hãy gọi ta là Hiệp Sĩ Sư Tử
"Trong một đoạn tuyệt vời của phim Xa quá Vietnam [Far From Vietnam], nhà làm phim người Pháp, Godard đã cho rằng, thật tốt, nếu mỗi người chúng ta làm bật ra, một con người Việt nam, từ bên trong của chính chúng ta, đặc biệt, với những người không thể tới đó [ông bị Hà Nội từ chối không cho giấy nhập cảnh, khi tính tới quay phim về Bắc Việt]. Quan điểm của Godard, từ Che mà ra, là, để phá vỡ bành trướng Mỹ, cách mạng có nhiệm vụ tạo ra "hai, ba, nhiều Việt nam", theo tôi thật là đúng. Trong bốn năm qua, Việt nam bám chặt lấy tôi, ở trong đầu, ở dưới da, ở một chỗ quái quỉ nào đó trong dạ dầy. Nhưng..."
Susan Sontag: Trip to Hanoi
Nóng hổi:
Hồ Sơ Một Bài Viết
Nobel 04
Nếu Đi Hết Biển
Biển Nhớ
Bếp Lửa
Lại Nói Về Bất Hạnh

“Bằng mọi giá, cố mà tránh, đừng ban cho mình cái thế giá là một nạn nhân. Trong tất cả mọi phần của cơ thể, khốn nạn nhất, là ngón tay trỏ. Nó lúc nào cũng thèm chỉ vào một ai, một điều gì đó, để mà buộc tội, để mà ăn vạ. Nó đúng là cái logo của nạn nhân, nghịch hẳn lại chữ V, tượng trưng cho chiến thắng [victory].
Cho dù tình cảnh bạn thê thảm, thê lương, khốn khổ, khốn nạn tới cỡ nào, đừng bao giờ ban cho mình cái đặc ân, là một nạn nhân. Và nhất là đừng ăn vạ bất cứ ai, bất cứ chuyện gì, bất cứ điều gì: lịch sử, nhà nước, cấp trên, cha mẹ, tuần trăng, tuổi thơ, đi tiêu, đi tiểu...".
Trên đây là những lời tâm sự của Joseph Brodsky, nhà thơ Nga, Nobel văn chương, với những sinh viên Đại Học Michigan, vào năm 1988.

Đọc những dòng trên, Gấu tui lại nhớ khi ở trại tị nạn, lần gặp phái đoàn thanh lọc, đã bằng đủ mọi cách, chứng minh cho được, và được thật, nghĩa là được công nhận, là một nạn nhân của Cộng Sản!
Sau này, cứ mỗi lần đọc, nghe bất cứ ai, viết, nói đến bất hạnh, tủi nhục… của miền nam cộng hoà, là cảm thấy gai gai, cứ như bị cười đểu, bị một ngón tay trỏ dí ngay mặt, mày là một thằng nạn nhân Cộng Sản!
Đành rằng, không khai thế, làm sao đậu, nhưng đậu xong rồi, tái định cư nước người rồi, lâu lâu, thỉnh thoảng lại cảm thấy nhói một cái.
Thấy thảm quá, nhục quá!
Tại làm sao mình khốn nạn như thế, là nạn nhân của chủ nghĩa khốn nạn như thế?


Coetzee đọc Tự thuật của Lessing
Nguyên tác tiếng Anh

Note: Bài này, Tin Văn đã từng scan, trước khi Lessing được Nobel rất lâu. Tính dịch ra tiếng Việt nhưng lười và chưa có thì giờ, vì bài khá dài. Nay, nhờ "Spectrum" của talawas, thấy Da Mầu dịch, coi thử, thấy không được. Người dịch rành tiếng Anh, nhưng không rành tiếng Việt, thành thử có khá nhiều sạn.
Ngay câu đầu:
Presented with snapshots of the Tayler family on their farm Rhodesia and asked to pick out the artist or artist-to-be among them, one might at a pinch settle on the father, rather stiff military but clearly not unintelligent. Certainly not on the daughter, pleasant-looking enough but ordinary as a loaf of bread. Yet the daughter had it in her not only to escape the future staring her in the face - marriage to a decent young fellow followed by life of managing servants and having babies - but to become one of major novelists of her time.

Nếu ta được xem ảnh chụp của gia đình Tayler và được hỏi ai là người nghệ sĩ hay có triển vọng làm nghệ sĩ trong gia đình này, thì ta có thể, nếu cần, chọn ông bố, coi bộ cứng cỏi trong phong cách nhà binh nhưng rõ ràng không phải là người kém trí thức; chắc chắn không phải là cô con gái, trông cũng tươi tắn nhưng đầy vẻ chân chỉ hạt bột. Nhưng chính cô con gái là người có bản lĩnh nhất nhà—không những chỉ chối bỏ một tương lai mà ta gần như đọc được trên gương mặt nàng—hôn nhân với một anh chồng mẫu mực, một cuộc đời êm ả, sinh con đẻ cái và coi sóc một nông trại ở Rhodesia với những người giúp việc da đen—nhưng còn trở thành một trong những tiểu thuyết gia lừng danh và có tầm nhìn quảng bác nhất trong thời đại của chúng ta. Đinh thị Bích Thuỷ [Da Mầu]

Câu này, Gấu dịch sơ cái ý của nó, là như thế này: Nếu được chìa cho bạn xem, một lố ảnh của gia đình ông bà Tayler, chụp ở cái trại nhà quê của họ ở Rhodesia, rồi được hỏi, liệu trong số những người trong hình này, ai sẽ trở thành, hay có triển vọng sẽ trở thành, nghệ sĩ, thì có thể, bạn sẻ trỏ vào ông bố, tuy tướng tá nhà binh, nhưng rõ ràng là không thuộc diện ngu đần. Chắc chắn chẳng khi nào bạn lại chỉ vào cô con gái, trông thì cũng ngon mắt đấy, nhưng bình thường an phận như một lát bánh mì. Tuy nhiên, chính là cô gái, đã có ở trong cô ta cái ấy đấy, và cái ấy đấy, không những chỉ giúp cho cô gái trốn thoát cái tương lai đang ngắm nghía cô  -  lấy một anh chồng đường được, và sau đó, đẻ cho anh ta một mớ con, làm bà chủ nhà sai bảo một mớ quân hầu, đầy tớ - mà còn trở thành một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu của thời của bà.

Cái từ dịch sai nặng ở đây, là từ 'unintelligent': không thông minh."Bản lĩnh" là để chỉ một người đã có tí va chạm với đời rồi. Kém trí thức?  Một cô gái, còn nhỏ, làm sao không kém trí thức, so với ông bố? Her  time: Thời đại của bà ta, không phải "của chúng ta".
Nhưng từ dư ra, 'nếu cần', "lừng danh, tầm nhìn quảng bác"...

Coetzee là nhà văn, thành thử, ông ta viết phê bình, điểm sách cũng khác người khác, rất chú trọng tới văn phong, và nếu người nào tính dịch ông, cũng nên cố giữ cái 'bản lĩnh' đó, của ông.

Đọc lướt những khúc sau, cũng gặp những hạt sạn như vậy, phần lớn là do người dịch không rành tiếng Việt, nên không kiếm đúng từ cho nó, thí dụ, having lost a leg in the trenches of World War I, mà dịch là sau khi bị mất một chân trong chiến trường đường hào của Đệ Nhất Thế Chiến, ...quit a native country whose manifold hypocrisies he could no longer bear, dịch, rời tổ quốc Anh, xứ sở ông không còn sức chịu thấu. Bỏ cụm từ whose manifold hyocrisies, [những trò đạo đức giả tầng tầng lớp lớp], thành thử chẳng ai hiểu tại sao ông này không chịu thấu cái nước Anh của ông.

Nguyên tác mà người dịch sử dụng, lấy từ báo. Bài này sau được in trong Stranger Shores, có vẻ như đã được tác giả sửa chữa nhiều, so với bản in trên báo. Giả như người dịch có bản trong sách của tác giả, bản dịch có nhiều bản lĩnh hơn chăng?