Mỗi ngày
qua, cô lại đưa ra một vài kiểu so sánh mới, chi
tiết và tinh tế đến mức cô đặt cả bụi và cỏ lên bàn cân.
Nguồn
Đúng là một ấn bản, khác,
của Nội Cỏ Của Thiên Đường, của
Steinbeck.
Tinh tế đến mức như vậy, mà
còn bị "bạn ta"
chê...văn học trò! (1)
(1)
Từ
Ngọn đèn
không tắt qua đến tập truyện
Giao thừa, Nguyễn Ngọc Tư đã bỏ
bớt được tính chất học trò trong cách kể chuyện và ngay cả trong lối
viết.
Kiệt Tấn đọc NNT
*
Faulkner, trả lời phỏng vấn, tờ The Paris Review, khi được hỏi, xúc
động nào, mà thằng đần Benjy ở trong Âm Thanh và Cuồng Nộ dấy lên ở nơi
ông [What emtion does Benjy arouse in you?], đã trả lời:
Xúc động độc nhất mà tôi có thể có, cho Beny là đau thương và thương
hại [grief and pity], cho toàn nhân loại. Bạn chẳng thể nào fiu [feel]
về Benjy, bởi vì Benjy chẳng fiu cái gì cả!... Anh ta là một
"prologue", như mấy tay đào huyệt ở trong những bi kịch thời
Elizabeth. Anh ta phục vụ cái điều của anh ta, xong, là đi: He serves
his purpose and is gone.
Bạn ta hình như tếch từ trước 30 Tháng Tư, 1975. Thành thử thật khó mà
hiểu được, "cái gì gì" là đau thương, là thương hại.
Cái Miền Nam sông nước của bạn, ở trong
Nụ Cười Tre Trúc, thí dụ, nó không
giống Miền Nam, như một "prologue", của Nguyễn Ngọc Tư.
(1) Prologue: Mở đầu. Có thể coi 30 Tháng Tư chấm dứt một Miền Nam, thí
dụ, của Kiệt Tấn, và mở ra một Miền Nam của Nguyễn Ngọc Tư.
Cái đám bỏ chạy, đọc Nguyễn Ngọc Tư, là cũng theo kiểu của Kiệt Tấn!
Chúng đâu có biết gì về một Miền Nam sau 1975?
*
… Bút pháp cũng vẫn là giọng văn nói
duyên dáng nhuần nhuyễn
và tự nhiên của Tư. Lối viết này tạo cảm giác thân quen, gần gũi. Tuy
nhiên,
cũng nên cẩn thận, chọn lọc kỹ và dùng chữ cho chính xác. Vì nếu cứ
viết phóng
túng đẩy đưa theo hứng khởi, lối “văn nói “ sẽ rơi vào …
Câu này, do talawas trích dẫn, để lên
đầu bài viết, chứng tỏ,
có thể, họ cũng chú ý đến cái gọi là văn phong của Nguyễn Ngọc Tư, và,
biết đâu,
họ cũng đồng ý với nhận xét, của bậc cha chú của Nguyễn Ngọc Tư là nhà
văn lão
thành Kiệt
Tấn. Bạn ta, khi nhận ra, nhìn đâu cũng là sông nước, vậy mà không nhận
ra, văn
phong của Nguyễn Ngọc Tư, khác hẳn cái thứ văn phong cứ đổ diệt cho
Miền Nam, là
"văn nói",
trong khi "văn viết" là dòng văn chính thống, dành riêng cho đám thống
trị, là đám
Yankee mũi tẹt Bắc Kít!
Gấu này, chính vì đụng vô văn phong Nguyễn Ngọc Tư, bị nhức đầu
quá, nên đành ngưng những dòng lèm bèm về bà, tính tìm thầy học đạo
[đọc lại Gérard
Genette viết về Proust và thể văn narrative], và cái sự ngưng lại đó,
làm một nhà
phê bình bực mình: Ông cứ loé lên một cái, rồi lại tắt ngấm, đọc cứ hơi
bị thèm
thuồng!
Lần giới thiệu Mai Ninh, trong Mưa
Mùa Xa, Gấu đã chỉ ra rằng
thì là, bà này, viết nhiều rùi, nủi tiếng thì cũng rùi rùi, nhưng phải
đến cái
truyện ngắn này, thì mới kiếm ra văn phong của mình, và để kế bên văn
Nguyễn Ngọc
Tư, để so sánh, và chứng minh, đây là thứ “văn nước” [không nói, không
viết, thì
tạm gọi là "văn nước" vậy!]
Lời giới thiệu:
Là một nhà văn nổi tiếng ở hải ngoại, nhưng với một độc giả, thí dụ như
tôi, và có lẽ, với chính tác giả, đến bây giờ, cả hai mới nhận ra giọng
văn đích thực, của mình.
Hy vọng sẽ có dịp nói thêm, về một thứ tùy bút, giống như mưa mùa xa,
theo nghĩa chưa từng có, chợt về với khí hậu văn chương Việt Nam.
Nhưng cũng không hẳn như vậy, bởi vì đọc Mưa Mùa Xa, bỗng nhiên tôi
liên tưởng tới... Mưa Mùa Khác:
Mưa
vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt
lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun
bánh, tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười...(1)
Như vậy, đâu phải bốn, mà chỉ có hai mùa, mưa và nắng, nhất là mưa, ở
trong Mưa Mùa Xa:
"Mưa Sài Gòn độ rất nhỏ.."
Và "nhất là" những câu như thế này:
"Rồi tôi, cô bé mười ba
bấy giờ biết những chấn động đầu tiên trong đời
qua màn mưa phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt
nát, những manh biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi
trên vỉa hè sau cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng
thanh rền rĩ niệm kinh suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước đập rộn rã
vào cửa liếp và những chậu kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm
ruột xanh từng chùm đã đốn đi, thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh
tuần tiễu chạy rút giữa lòng đường."...
Bạn nhận ra ngay, Sài Gòn của những ngày xuống đường, ở trong Mưa Mùa
Xa,
Bạn nhận ra ngay, Miền Nam ở trong Xa Mùa Mưa,
Tôi nghĩ, những nhà văn Miền Bắc chưa từng nghĩ đến những câu văn dài,
như được thơ, mưa, và hơi thở của chữ, và nhất là nội lực chuyển
tải, một khi câu văn chấm dứt, là bạn cảm thấy gần
như kiệt lực...
*
Thí dụ như những câu như thế này, đã từng được viết, cũng từ những năm
xuống đường đó:
Niên học cuối của Lan
Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi
sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm,
thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng
nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.....
Những Ngày Ở Sài Gòn (1965)
Những ngày Mậu Thân căng
thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi
nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết
theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang
đầu....
Cõi Khác (1969)
Trong những đêm chập chờn
mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở
trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những
nẻo đường cũ xưa, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với thành
phố, bởi cái phần đời đó mới đáng kể.
Lần Cuối Sài Gòn (1994)
Hay như câu này:
Cây cầu kêu dưới bánh xe
với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân trong buổi
chiều ngất ngư chưa muốn ngã... trên chòi canh, hai
con mắt người lính gác tôi đen nhìn qua núi.
Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa
(1957)
Cũng Thanh Tâm Tuyền làm người đọc như được cùng chia sẻ cái cảm giác
kiệt sức, kiệt lực, hết hơi, sau khi viết xong một câu văn, qua câu nói
sảng khoái sau đây, của một nhân vật của ông:
Em ơi, Em biết tay anh
chưa? (chửi tục)! [Hình như trong Ung Thư]
Đúng là một câu văn thần sầu, hết nghĩa của "sáng tạo": Le Dur Désir De
Durer!
Tôi nghĩ những câu văn "già" trên, đã tìm ra những câu văn "trẻ", có
cùng một nhịp thở chung, cùng một hơi mưa...của chúng...
Jennifer Tran