*
Nhật Ký









*

*
Has Mr. Bean come to an end?
Mike Stevens, NEW YORK CITY
 I get the feeling that Mr. Bean's Holiday might be the last. But I probably said that 10 years ago, after the first movie. [Laughs.]  When you get into your 5os, as I am now, there is a slight risk that you will start to look a bit geriatric. I have always regarded Mr. Bean as a timeless, ageless character, and I would rather he be remembered as a character mostly in his 3os and 4os.
Is the character based on yourself, or Is it all just random improvisation?
          Paul Nettleship, MONTREAL
 He is sort of an alter ego of mine. Mr. Bean is my natural organ of expression when I am told to be funny in an entirely
 visual way. We do have periods of improvisation, but that tends to happen during rehearsal rather than on the studio floor.
Why does his humor translate so well across cultures?
    Courtney Brown, NEW YORK CITY
It is on the level of a child really. Mr. Bean is essentially a child trapped in the body of a man. All cultures identify with
children in a similar way, so he has this bizarre global outreach. And 10-year-old boys from different cultures have more in common than 30-year-olds. As we grow up, we acquire this sensibility that divide us.
Time, 10 questions, Sept 3 2007
*
Gấu Cái mê nhất, anh hề Hồng Mao này. Cực kỳ thông minh, cực kỳ dí dỏm. Còn mê thêm một tay nữa, mắt lé như Gấu, bề ngoài cù lần, như Gấu, nhưng khác hẳn Gấu, cực kỳ thông minh: Thám tử Colombo. Thêm điều này, cũng thật kỵ Gấu: Anh ta đi đâu cũng nhắc đến bà xã. Bà xã tui biểu tui thế này, thế nọ...

Nhân Lễ Vu Lan
Bạn chỉ sống hai phùa.
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.
You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice
Brodsky viết về Lễ Vu Lan:
Hãy ứng xử dịu dàng với bố mẹ, nếu vinh danh họ, thì càng tốt, càng thoải mái cho bạn.
Tất cả những gì tôi đang tính nói ở đây, là, hãy đừng bao giờ nổi loạn, chống lại bố mẹ, ấy là vì, thường ra là, họ đều đi trước bạn, vậy thì hãy giữ riêng cho bạn, ít ra, nếu không phải nguồn cơn của nỗi đau thương, thì đúng là, của tội lỗi.
They will die before you do, so you can spare for yourselves at least this source of guilt if not of grief.
Brodsky: Speech at the Stadium

Tha hương ngộ cố tri
Tin Văn Blog

Hai Trầu & NNT
Giáo đường: Một cuốn sách "kinh khủng" và một cuốn "tiểu thuyết lớn" [a "terrible" book and "a great novel."]

Biểu hiện lụi tàn
Frost: Tại sao?

Độc nhất một lần, có tí hồn, có tí thực, là bài ông viết về bà xã của ông, đúng như một độc giả talawas nhận xét, tuy bài này bị mấy em, thuộc trường phái tiến bộ, xúm vô chửi!

Mẹo văn
Viết văn là phải có mẹo. NHT

 Gấu, nhà văn
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường.
Gấu nhớ là, tay giáo sư triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư triết gia khoa bảng ĐTĐ, có một truyện ngắn mang hơi hướng Bức Tường.
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!
*
Mario Vargas Llosa, Seville, March 24, 2000
Read for Freedom: Đọc vì Tự Do
Clive Griffin đọc Touchstones: Tiểu luận văn học, nghệ thuật, và chính trị. Mario Vargas Llosa
John King tuyển chọn, dịch thuật và biên tập.
TLS số đề ngày 17 Tháng Tám 2007.
TTT mê Malraux chưa thấm gì  so với tay này: "Ông ta [Malraux] là cuộc đời mà tôi thèm... cho tới giờ này, động lớn lao của thế kỷ của ông".
Touchstone, là tên một cột báo, do Llosa phụ trách. Thì cũng giống như Tạp Ghi, Tin Văn, Nói chuyện với đầu gối, Nứng hay Đòi [Nói hay Đừng, một mục do ông anh rể của Gấu, là Nguyễn Hoạt, ký Hiếu Chân, từng giữ trên nhật báo Tự Do hồi sau 1954, tại Sài Gòn]. Trong bài mở ra cuốn Ngôn ngữ của đam mê, thu gom một mớ những bài viết trên cột báo, in thành sách, tương tự cuốn mới ra lò Đọc vì Tự do, ông giải thích:
Ngay từ khi còn bé tí, ông đã bị hớp hồn [fascinated] bởi từ "Touchstone", và ý nghĩa của nó. Theo từ điển, nó dùng để thử độ tinh khiết của quí kim. Nhưng ông chưa từng nhìn thấy một cục đá như vậy, và không biết, câu chuyện về nó, thực hay là giả. Và ông sử dụng từ này, để viết về chuyện thường ngày ở địa cầu, những sự kiện vừa xẩy ra ở trên thế giới, chúng gây ra ở nơi ông, sự phẫn nộ, làm ông bực bội, và, tất nhiên, những điều làm ông vui, tin tưởng, hạnh phúc... Ông viết, để cân nhắc, kiểm tra, trí tuệ, niềm tin, sự nghi ngờ, lầm lạc. Một thứ "test of reason", "chiêm nghiệm trí tuệ", theo ông.
Viết về những điều đó, thật khó khăn, nhưng cũng thật thú vị. Và ông luôn tâm niệm, một "lời khuyên", a dictum, của Raimundo Lida:
"Những tĩnh từ được làm ra không phải để sử dụng."
[Adjectives were made not to be used].
Ông thú nhận, lời khuyên đi ngược hẳn lại bản năng tự nhiên của ông.
Lời khuyên trên đi ngược lại bản năng tự nhiên, cả của Gấu nữa!

Một bài thơ không có ý nghĩa gì mấy nếu chúng ta không nhớ nó. Vì vậy, bây giờ có rất ít người đọc thơ.
Nguồn

Nhận định trên, về thơ, thật là thú vị.
Vậy mà có người phán ngược lại.

Thơ, giống như lời nói, [bởi vậy Prévert đặt tên một tập thơ của ông là Lời Nói, Paroles] là, để quên đi, không phải để nhớ. (1)
Thơ là bề mặt của đời sống, bề mặt hiểu theo nghĩa, những băn khoăn, những thắc mắc siêu hình, phải ngoi lên đó để mà thở.
Thơ, là Thở!
Thành thử nhận xét, "Vì vậy bây giờ có rất ít người đọc thơ", cần phải coi lại.
Bởi vì không đọc thơ, là hết...  thở!
(1) Ý này, của một trong những triết gia tổ sư Mác Xịt, Gấu đọc từ hồi còn thanh niên, không nhớ rõ, trong cuốn nào của ông: Henri Lefebvre.
*
Nhưng phải đợi đến Barthes, mới hết ý của thơ, của nhớ, của quên, của đọc, và của những bông hồng chẳng hỏi tại sao. Ông phán:
Chính vì chúng ta quên, nên mới đọc. [It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: S/Z]
Nhờ câu của Barthes, Gấu viết được mấy dòng về LH:
Anh đâu có nhớ, lần từ biệt, em nói những gì?
Chính vì không nhớ, nên anh tưởng tượng ra, chúng, cách này, cách nọ, như để, chẳng bao giờ quên Em.
*
Tay Llosa, hơn Gấu 1 tuổi, ông bằng tuổi TTT, đọc một số tác giả, giống Gấu. Ông cũng mê Steiner, hồi đầu, và sau này, có vẻ bực, khi Steiner muốn nổi cộm, muốn là một thứ "enfant terrible" [chữ của Llosa], của thế kỷ.
Llosa cũng quan tâm tới phong trào tiểu thuyết mới, và không cưỡng lại, ý muốn, đưa ra  ý kiến của riêng ông, về một căn cước Tẩy [French Identity], khi tờ La Nouvelle Revue Francaise đưa ra câu hỏi thăm dò dư luận:
-Ngoại trừ ba biểu tượng "rượu vang, ăn mặc đúng mốt, hight fashion, và nước hoa", liệu còn những biểu tượng khác về nước Tây?
-Bạn có đồng ý, là văn chương Tây bắt đầu thất thế, ở hải ngoại, kể từ khi xuất hiện trường phái Tiểu Thuyết Mới?
-Bạn còn hy vọng gì ở nước Tây?
Riêng câu đầu, Ian Jack có câu trả lời: Còn ba biểu tượng khác nữa, Tự Do, Bình Đẳng, Thân Ái.
Mấy ông VC áp dụng, thông minh và thiên tài, thành "logo", của nước VC: 
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Độc Lập Tự Do, Hạnh Phúc.
Cũng là noi gương Bác, thuổng Mẽo, khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập.
*
Không ai nghi ngờ, tính đặc thù. Nước Pháp - nếu không đông dân nhất thì cũng rộng nhất, đã có thời là một cường quốc - lại càng tự hào về nó. Cái nôi, nơi chốn ra đời của tư tưởng chính trị hiện đại. Bản tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ hay thật, nhưng họ làm sao phát minh ra nổi một câu thần chú (Hạt vừng, mở ra!), như là "Tự do, Bình đẳng, Thân ái". Người Việt, dù muốn dù không, đều liên tưởng tới "Độc lập, Tự do, Hạnh phúc", và có thể đây là lý do hội nghị Pháp ngữ đánh dấu cuối thế kỷ được tổ chức tại Việt Nam. "Người Pháp ra đi, nhưng nước Pháp ở lại." Malraux, Phản-Hồi ký. Ngay cả thuật ngữ "Tả, Hữu" là cũng do sắp xếp ghế ngồi tại Quốc Hội Pháp, vào năm 1789.
Nghịch lý ở đây là, theo Ian Jack, trong khi nước Pháp nghĩ về nó, như là ông thầy của thế giới, nó chẳng hề tin, bất cứ một quốc gia nào bắt chước nổi nó.
Nghệ Thuật Làm Dáng