To the End of Hell: One Woman's
Struggle to Survive Cambodia's
Khmer Rouge. By Denise Affonco. Reportage Press; 165 pages; £15.99
Tới tận cùng địa ngục: Cuộc chiến đấu của một người đàn bà
để sống sót Khờ Me Đỏ.
Đã ba thập kỷ kể từ khi cuộc điều tra
bắt đầu, và đầu tháng
này, tòa án do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, xử tội phạm chiến tranh tại
Cambodia mới
có quyết định đầu tiên, không cho đóng tiền tại ngoại, nghi can số 1,
Duch,
trùm trung tâm tra tấn ghê rợn Tuol Sleng, dưới thời Khờ Me Đỏ, từ
Tháng Tư
1975 tới 1979.
Duch, 67, ít tuổi nhất, so với các bậc đàn anh, Khieu
Samphan,
chủ tịch nước, 73, chết vì bịnh tim năm ngoái, Ieng Sary, bộ trưởng
ngoại giao,
82, tay anh em rể, Saloth Sar, nổi danh với cái tên Pol Pot, chết năm
1998, như
là một con người tự do.
Được xuất bản bởi "The Extraordinary Chambers in the
Courts of Cambodia", đây là một cuốn hồi ký của Denise Affonso.
Những
gì xẩy ra, và được tác giả kể lại trong đó, là một bằng chứng cho thấy,
một
trong những tội ác ghê rợn nhất của thế kỷ cần được tính tới, và đưa ra
ánh sáng.
Nửa Pháp, nửa Việt Nam,
một sản phẩm xịn của chủ nghĩa
thực dân thuộc địa, tác giả cuốn hồi ký có thể đúng thứ người chịu
đựng
những đau khổ, do cơn điên khùng của Pol Pot gây nên. Bà đã không chụp
lấy cơ
hội, khi là nhân viên của tòa đại sứ Pháp, để mà bỏ chạy. Ông
chồng của
bà, một tay Cộng Sản, đã chào mừng ông chủ mới bằng những chai bia
Trung Quốc.
Ông bị xử tử liền sau đó, nhưng phải hơn ba năm sau, bà vợ mới
biết. Vào thời gian đó, bà cũng đã mất cô con gái, và tất cả những
người
thân trong
gia đình.
Bà sống sót, và kể lại những gì đã xẩy ra. Chế độ Khờ Me Đỏ nổi tiếng
vì những tội ác
ghê rợn và
sự ngu xuẩn, phi lý của nó. Nhưng trong tất cả, là cái ác xấu xa ghê
tởm này: Tạo
ra nạn đói, tại một vùng đất mầu mỡ. Bà tin rằng, họ muốn "nhìn thấy
tất cả chúng tôi chết, người nọ tiếp người kia, do kiệt sức, đói, và
bịnh tật".
Câu hỏi không thể nào trả lời, lẽ tự nhiên, là: "Tại sao?"
Từ chủ nghĩa Stalin tới Taliban, sự điên khùng quái thai của
chủ nghĩa toàn trị là con đẻ quặt quẹo của những chủ nghĩa lý tưởng
ngây ngô, và Khờ
Me Đỏ có gốc rễ của nó trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao tại Trung
Hoa.
*
Có một sự đối xứng, khi cuốn sách xuất hiện vào lúc này.
“Tới Tận Cùng Địa Ngục”, khởi đầu bằng đời sống, và nó như một chứng
tích dành cho tòa án,
mở ra với khiếm diện của Pol Pot, và Ieng Sary, vào năm 1979, sau sự
xâm lăng
của
Việt Nam lật đổ chế độ Khờ Me Đỏ.
Nguồn gốc của những phiên tòa, chỉ có một nửa,
nếu chỉ nói đến cơn ác mộng mà chế độ này gây ra, thí dụ như qua cuốn
hồi ký, mà còn
phải kể ra cuộc xâm lăng giải phóng của Việt Nam: rằng, trong số những
kẻ đang
cầm đầu đất nước này, có những tên Khờ Me Đỏ đã được “tái tạo”
[reformed], như
thủ tướng Hun Sen [the demagogic prime minister Hun Sen, chữ của Người
Kinh Tế].
*
Câu hỏi trên, không thể trả lời, "Tại sao?", cũng phải đặt ra cho toàn
thể xứ Mít sau 30 Tháng
Tư 1975: Tại sao, đúng vào lúc bước ngoặt lịch sử như thế, thảnh thơi
xây căn
nhà bằng năm bằng mười, lại xẩy ra hiện tượng con bọ?
*
Còn sự đồng thuận nào hơn sự đồng thuận: Nếu cần đốt sạch dẫy Trường
Sơn, cũng phải đốt.
Nhưng sau đó, cái gì xẩy ra?
Faulkner:
Nhà văn tuyệt đối
Thầy nào trò đó!
Tiểu thuyết của Faulkner tác động lên
Tahar Ben Jellon, vừa
như một thử thách vừa như là một cú chích, đặc biệt là Âm Thanh và Cuồng Nộ, một
câu chuyện gây bực bội, ngay khi người ta biết, nó được kể bởi một tên
đần độn,
một gã Benjy nhìn thế giới với bỡ ngỡ, và ngây ngô; một cuốn tiếu
thuyết với một
khí hậu nặng nề, khó thở, thật khó tiếp cận, bởi vì ngang ngược, cấm
cản,
ngay cả ở trong cái cách diễn tả điều không thể diễn tả. Ben Jellon
phán: "Đây là
một cuốn tiểu thuyết đòi hỏi rất nhiều công sức và cố gắng của tác giả,
ông ta
không bao giờ hài lòng với thành quả của mình; nó phải được đọc và
chiêm nghiệm
bởi bất cứ một nhà văn. Văn chương không phải là một sản phẩm tái tạo
từ cái thực
nhưng mà là một phát kiến, phát minh, từ cái thực vô hình. Văn
chương của
Faulkner, mà cái phần đóng góp của nó thì cũng ngang của Joyce, sản
sinh ra một thực tại mãnh liệt, mà ở trong đó, nhân loại thì hằng hằng,
và
khổ đau
thì sâu thẳm. Vậy thì, đúng rồi, tôi nợ ông ta rất nhiều”.
*
Gấu đọc Faulkner bằng tiếng Tây, dịch giả Maurice Edgar
Coindreau, được Tây khen nhắng lên, chuyên gia chuyên trị Faulkner! Ông
này còn
là chuyên gia số một chuyên trị Hemingway!
Chỉ đến khi Gấu được ông Nhàn, chủ nhà xuất bản Vàng Son, một chi nhánh của nhà
xuất bản Sống Mới, order dịch
cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc, thì Gấu
mới té ngửa ra,
rằng thì là, me xừ này dịch Hemingway bằng cách đọc một câu, một đoạn
văn, rồi
tìm cách chuyển qua tiếng Tây, trong khi cái tối quan trọng của văn
Hemingway,
là: Từng câu văn. Từng câu văn. Từng câu văn. Cánh buồm nâu. Cánh buồm
nâu. Cánh
buồm… nâu].
Gấu nhắc lại, từng câu văn một.
Theo nghĩa đó, khi chuyển qua tiếng Tây thì cũng bắt buộc,
bệ từng câu qua, chứ không hiểu, rồi tán phó mát thành hai hoặc ba câu!
Đây là điều Jean-Paul Sartre cũng nhận ra, khi đọc Kẻ Xa Lạ của Camus, và nhớ tới
Hemingway, phán, mỗi câu là một hòn đảo, trơ cu lơ, độc lập. Mỗi
câu là một
cú, bật ra từ hư vô. Mỗi câu là một khởi đầu, viết. (1)
Chính vì thế mà Sartre chơi một cái tít thật hách: Giải
thích Kẻ Xa Lạ! [Explication de L'Étranger]; đâu có khác chi đàn
anh Trung Quốc,
dậy cho Việt Nam
một bài học.
Bản dịch qua tiếng Anh bỏ đi từ “Explication”, là quá nhảm!
(1): Quelle est cette technique? On
m'avait dit: "C'est du Kafka écrit par Hemingway". J'avoue que je n'ai
pas retrouvé Kafka.
Còn kỹ thuật viết đó thì sao? Người ta bảo tôi, đây là Kafka, được viết
bởi Hemingway. Thú thực, tôi không kiếm ra Kafka.
Có thể chính vì, như trên, Camus đã
đáp lại Sartre, bằng những câu sau đây, trong thư trả lời một
tay người Đức muốn dựng Kẻ Xa Lạ
thành kịch:
... Nói ngắn gọn, tôi muốn làm sao
tránh xa khỏi kiểu đua đòi Kafka, và chủ nghĩa biểu hiện
(expressionnisme). "Kẻ Xa Lạ" không hiện thực mà cũng không kỳ quái
(fantastique). Với tôi, đây là một thứ huyền thoại nhập thể (incarné:
nhập xác phàm), không lơ mơ mà bám cứng lấy cõi người ta, tới tận da,
tận xương, tận tủy. Và tới tận cùng của hơi nóng ngày ngày. Người ta
muốn coi đấy là một kiểu cọ mới của vô đạo đức (immoraliste). Vậy là
lầm to. Cái đập vào mặt chúng ta ở đây, không phải là đạo đức, mà là
thế giới của vụ án, nó trưởng giả, nó quốc xã, nó cộng sản, nói tóm
gọn, đây chính là vết lở lói đương thời.
Bữa nay mẹ tôi mất
Bệnh Nhân Anh
của Michael Ondaatje
Tahar Ben Jellon giới thiệu
Sinh
tại Sri Lanka,
Michael Ondaatje học tại Anh, hiện định cư tại Toronto,
Canada,
nơi ông dậy môn văn chương. Tác phẩm của ông nhằm hòa giải những văn
phong và những văn hóa, như chúng vẫn thường đối nghịch. Nhà thơ, tiểu
thuyết gia, người kể chuyện phương Đông này cũng còn là một nhà văn
luôn thử nghiệm những hình thức mới. Thấu thị, và hiện thực, ông sở hữu
cùng lúc, khiếu chi ly về cõi riêng thầm và cảm quan sử thi (le gout de
l'intimité et le sens épique). Bởi vì ông quan tâm, chỉ bước đi của
cuộc đời, và những giả tưởng của ông giống như những căn nhà miền nhiệt
đới, với những kiến trúc di động, mặc tình cho gió, không khí, và nước,
qua lại.
(Bệnh
nhân Anh đã đoạt giải The Booker năm 1992, được Anthony Minghella đưa
lên màn ảnh, và là phim hay nhất trong năm 1996. Lần đầu dịch ra Pháp
ngữ với nhan đề Người cháy, L'homme Flambé, nhà xb Olivier, 1993. Bài
giới thiệu dưới đây, bằng Pháp ngữ, là từ tủ sách Points, nhà xb Seuil,
1995. (1)
(1) Một độc giả, chắc là ở trong nước, đề nghị dịch là "Người hơi bị
được đốt cháy", "được" thì như cây đuốc Lê Văn Tám, "bị" thì như em Kim
Phúc ngày nào.
Tks. Gấu
Tahar
Ben Jelloun, sinh năm 1944, người Ma-rốc, viết văn bằng tiếng Pháp, tác
giả nhiều tiểu luận, tuyển tập thơ, truyện kể, kịch, giải thưởng
Goncourt 1987 với cuốn tiểu thuyết Đêm Thiêng, La Nuit Sacrée).
*
Nguyên
lý Ngàn Lẻ Một Đêm là nguyên lý tạo nên văn chương. Ông hoàng khát máu
nói với Schéhérazade: "Kể cho ta một câu chuyện, nếu không ta giết mi."
Nỗi hăm dọa của cái chết làm cô gái trẻ đẹp biến thành một người kể
chuyện, với một trí tưởng tượng lạ thường. Nguyên lý Con Bệnh Anh có thể là giai đoạn
thứ nhì của việc làm văn này, bởi vì bệnh nhân người Anh, toàn thân
phỏng cháy, nói với Hana, người đàn bà trẻ đang săn sóc anh: "Đọc cho
tôi những cuốn sách, nếu không, tôi chết." Anh ta chỉ vẽ cho cô, ngay
cả tới cách đọc: "Kipling là phải đọc từ từ. Rình mò từng dấu phẩy, và
cô sẽ khám phá ra những chỗ lặng tự nhiên. Đây là một nhà văn sử dụng
ngòi viết, và mực."
Bệnh nhân Anh là một trong những
cuốn sách mà người ta không thể không đọc. Với con người kỳ bí, căn
cước mù mờ, lửa liếm gần hết mặt, người ta có thể mượn lời Jorge
Sumprun,* và nối điêu: Cái đọc, hay là cái sống; văn chương, hay là cái
chết. (La lecture ou la vie; la littérature ou la mort). Bởi vì đây là
sự sống sót và hồi ức dẫn về hiện tại, một hiện tại độc ác hơn, xấu xa
ghê tởm hơn là quá khứ của những bậc tổ tiên, đã chết trong những cuộc
chiến Tôn Giáo.