Năm ngoái, 2006, kỷ niệm 100 năm năm sinh của Arendt, và người ta nhận
ra, bà trở thành trung tâm của một nền kỹ nghệ khoa bảng ngày
càng tăng trưởng [at the centre of an ever growing academic industry.]
TLS số 28 Tháng Chín, đọc một số tác phẩm mới ra lò về bà.
"no mercy, no prisoner, no
regret"
Ash
sững sờ chiêm ngưỡng xứ sở thấm nhuần Phật giáo này. Ông thú nhận, chưa
từng thấy một xứ sở đẹp như thế, và một chế độ xấu xa như vậy.
Theo
ông, liên hệ giữa cái đẹp và con thú không đơn giản. Thật quá dễ dàng
khi cho rằng, mặc dù thể chế chính trị, xứ sở này vẫn đẹp. Bởi vì đây
là cái đẹp của một thế giới già nua, như là hậu quả của cách biệt, của
suy thoái kinh tế (Miến Điện trước đây được coi là thúng gạo của Ấn Độ;
bây giờ, chén thuốc phiện của thế giới). Của thể chế chính trị tồi tệ.
Đây là một "diễm xưa" (the beauty of backwardness). Vẫn một diễm xưa
xót xa như vậy, khi bạn du lịch vùng Đông Âu, trước đây sống dưới chế
độ Cộng Sản. Ông gọi nó là nghịch lý về bảo thủ cách mạng (the paradox
of revolutionary conservation).
Tuy
nhiên, hậu quả trên là một ấn bản hư ruỗng, của cái cũ, thời còn thực
dân. (Chúng ta hiểu tại sao một vài nhà cách mạng cựu trào Việt Nam năn
nỉ Đảng cho được tự do ra báo tư như hồi còn mồ ma thực dân Pháp). Miến
Điện vẫn đẹp một cách lười biếng, uể oải như trong tác phẩm của Rudyard
Kipling. Nhưng thê thảm hơn, còn một thực tại tồi tệ, do nghèo đói, suy
dinh dưỡng, hữu sinh vô dưỡng, cộng thêm trận dịch cuối thiên niên kỷ:
AIDS và ma túy.
Vượt
lên trên tất cả là Cái Đẹp viết hoa: Aung San Suu Kyi.
Chuyện Kể Năm 2000": Cái Đẹp và Con Thú
Trên BBC, trên Net, You Tube, chúng
ta đã đọc, nghe, về vai
trò của Trung Quốc, trong vụ đàn áp tại Miến Điện, và người Việt, hiểu,
tại sao
VC đành phải nhịn TQ, trong vụ bắn ngư dân Việt tại biển, cướp đất, lấn
biển.
Sợ rằng, giả như có một vụ nông dân
biểu tình, đưa đến bạo
động, thì kết quả cũng giống như Miến.
Giá như có một
Mít cám ơn ông này một tiếng, thì cũng thú vị đấy nhỉ.
Gấu ra ngoài này trễ, nhưng nghe nói, chính ông này giơ tay trước, xin
bắt tay với VC, đề nghị giao lưu hòa giải, nhưng mấy anh VC lắc đầu,
đòi mấy tỉ đô Mẽo hứa, sau khi ký hiệp định Paris.
Và cũng chính ông này gật đầu OK chiến dịch Exodus/HO/ODP cho lũ Ngụy.
Tks U. NQT
*
Có mấy câu hỏi, và trả lời, khá thú vị. Thí dụ câu này:
What one regret do you have about your presidency?
[Trong lúc làm tổng thống, có điều gì ân hận?]
Nyamisi Muindi,
BUFFALO,
N.Y.
I wish I had known then what I have
learned since I left the
White House. We could have had a much more effective policy on
alleviating the
suffering of people from unnecessary diseases and abject poverty.
Giá mà biết được những gì sau này mới biết, thì có lẽ cũng
làm được khối điều đường được…
Cubisme 4
Đọc tiểu thuyết, truyện ngắn... nói chung, giả tưởng, là
phải đinh ninh ở trong đầu, giả đấy, không phải thật đâu.Tiểu thuyết
phán: Tớ là lời dối trá nói lên sự thực.
Nguyễn Văn Trung đọc Dương Thu Hương, và hết sức bất bình về những đoạn
bôi nhọ người lính VNCH. Nhưng, đặt ngược lại vấn đề, giả như bà viết
khác đi, có thể không? Không thể, theo tôi. Đó là do sự hạn chế về hiểu
biết xã hội Miền Nam của tất cả, tôi lập lại, tất cả, nhà văn Miền Bắc.
Cũng thế với Bảo Ninh. Trần Hoài Thư cũng đã từng phê phán những đoạn
viết về lính thám báo ở trong Nỗi
Buồn Chiến Tranh. Khi viết những dòng như thế, họ đinh ninh như
thế.
Nếu như thế, tại sao lại 'ca tụng' họ?
*
Theo tôi, ở trong cả hai tác giả, đã ló lên, cái mầm sự thực, về bản
chất của cuộc chiến, và về giá trị nhân bản của từng con người.
Trong tiểu thuyết Miền Bắc trước họ, một con người, không có, chỉ có
tập thể, chỉ có Đảng. Đến họ, yếu tố con người, như một cá thể xuất
hiện. Những người lính ở trong Nỗi
Buồn Chiến Tranh, trước khi lâm trận, sợ chết, cũng phi cần sa
[cỏ hồng hoang, tương tự cần sa] như điên. Một chi tiết như thế, không
thể có, trước họ.
Đây là cái điều mà Viện Hàn Lâm Thụy Điển nắm chặt lấy, để vinh danh
Cao Hành Kiện: Chỉ đến khi có ông ta, thì văn chương mới tái sinh, như
là câu chuyện của một con người, chiến đấu, nhằm đánh bại câu chuyện
của cả đám đông, cả nhân loại, cả lịch sử.
Anh bộ đội Cụ Hồ không hề biết sợ chết.
*
Chính chúng ta, Miền Nam, cũng thế, cũng mù tịt về chế độ Miền Bắc, và
đó là lý do thất trận.
Ngày 30 Tháng Tư, đối với những tác giả như Bảo
Ninh, Dương Thu Hương, là ra khỏi cái hang Plato, còn chúng ta thì chui
vô!
Nếu không tin tưởng, như Miền Bắc đã từng tin tưởng, chúng ta đã không
hăng hái, hồ hởi đi đăng ký trình diện học tập cải tạo 10 ngày.
Chỉ 10 ngày phù du, rồi sau đó, là thơ thới hân hoan ra về, là cùng
đồng bào ruột thịt Miền Bắc, cả nước xúm nhau xây dựng cái
nhà Việt Nam.
*
Bởi vậy, khốn kiếp nhất, là đám bỏ chạy, là đám VC nằm vùng.
Chúng chưa hề nói được một câu nào cho ra người, về cái vụ thằng khờ
được
việc, của chúng.