*
Nhật Ký









*
[Độc giả Tin Văn tặng]
*

*
Wild Man
Stefan Collini
đọc Ezra Pound: Poet
Chân dung người đàn ông và tác phẩm của anh ta
Tập I: Thiên tài trẻ
của A. David Moody
TLS 23 Nov 2007
Đây là một cuốn tiểu sử Pound. Có những giai thoại thật tuyệt.
Thí dụ chuyện này: Bực bội vì một thi sĩ kêu gọi, hãy trở về với sự giản dị trong thơ, Pound viết thư cho ông này, một nhà thơ Georgian, Lascelles Abersrombie, thách đấu: "Sự ngu đần bị đẩy tới một điểm nào đó, trở thành một sự đe dọa cho công chúng.Tôi, thách thức ông song đấu [I hereby challenge you to a duel]... Những giây phút còn lại của ông đang chờ đợi ông."
Tay kia trả lời, qua lời của chính ông ta, mới thú vị sao: "Bởi vì tôi bị thách đấu, nên được quyền chọn vũ khí. Hai ta sẽ choảng nhau, bằng những cuốn thơ không bán được cho đời".
Pound thú quá, bèn bật cười.
Thì đúng như vậy. Ông ta đâu có muốn trở thành một sự ngu đần của công chúng!
*
Những cuốn sách đóng lại: Sự quan trọng của cái việc không đọc sách, là tên bài điểm, trên tờ Người Kinh Tế, số Nov, 17-23, 2007, cuốn How to talk About Books You Haven't Read, của Pierre Bayard. Jeffrey Mehlman dịch, Bloomsbury xb. Nhà Granta sẽ xb tại Anh vào Tháng Giêng tới.
Có hơn một cách để đừng đọc sách. Cách bảnh nhất, là đừng mở nó ra.

Một độc giả Tin Văn nhận xét, ngoại trừ những dòng viết về BHD, toàn bức tranh Tin Văn chỉ một mầu đen.
Gấu này, đọc Nguyễn Ngọc Tư, có cảm giác đó.
Có tí khác, NNT không có nỗi đau chiến thắng của mấy thằng cha Yankee mũi tẹt, cho dù đã bỏ chạy từ những năm 1954, thì cũng vẫn là Yankee mũi tẹt, tuy cũng bị biến thành chiến lợi phẩm.
Đọc bà, Gấu cứ muờng tượng ra những dòng Coetzee viết về Sebald, trong Inner Workings.
Những bài viết trong cuốn mới ra lò này, Gấu gần như đọc đủ, khi xuất hiện trên tờ NYRB, nhưng chỉ đến khi đọc lại chúng, được in chung thành một tập tiểu luận, mới nhận ra.
Nguyễn Ngọc Tư, ngay khi đọc bà lần đầu, qua truyện Một mối tình, Gấu đã nhận ra giọng văn của bà, buồn, cái nhìn của bà, đen, dark vision, đúng như Coetzee diễn tả, về nhân vật, và văn của Sebald.
Quái quỉ thế.

The people in Sebald's books are for the most part what used to be called melancholies. The tone of their lives is defined by a hard-to-articulate sense that they do not belong in the world, that perhaps human beings in general do not belong here.
Những con người ở trong những cuốn sách của Sebald thì phần lớn có thể gọi là buồn, người buồn. Cái giọng của họ, của những cuộc đời của họ có thể  định nghĩa, bằng một cảm quan khó diễn đạt, họ không thuộc vào thế giới này, có lẽ những con người nói chung không thuộc về nơi chốn này.

Một Mối Tình

Sao Dì Út không lấy chồng, Dì ở vậy hoài Ngoại rầu lắm đó.

-Dì còn phải đi hát.

-Dì hát vui hay Dì lấy chồng vui?

Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải lấy ngay trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc đã vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng có một vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô nhà.... Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, Dì chỉ ước có vai bình thường vậy....

Trọng đang nằm võng, tôi nghe nhịp đưa vùn vụt rồi cò kẹt dùng dằng chậm lại, tôi biết anh có nghe lời tôi nói. Căn nhà tự nhiên lặng lẽ đến kỳ lạ, nghe tiếng thằng Bầu thở ngỡ ngàng, nghe cả tiếng ơ cá kho sôi tăm tăm trên bếp, tôi ngửi đâu đây mùi bông súng Đà Lạt thơm dịu, ngọt thanh, pha cái mùi tanh tanh của bùn dưới đáy ao. Không lẽ im re hoài, tôi nói với Trọng, rằng anh có nhớ chị Hai thì cũng vậy thôi, người vẫn chưa về, thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói, như giữ vạn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay. Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao anh lại, như ngày xưa vậy, tôi làm cũng được lắm mà, gọn bân chớ gì.