*
Nhật Ký











Note: Tối qua, trước khi đi ngủ, Gấu đọc một câu thơ của Pablo Neruda, mà Gabriel Garcia Marquez lấy, làm đề từ cho cuốn Clandestine in Chile của ông, thú quá, bèn dịch để tặng cho chính Gấu, nhân lần sinh nhật thứ 70.

Thế rồi, sáng dậy, lớ ngớ làm sao, delete mất tiêu. Sau đó, cứ lơ ma lơ mơ, hình như đánh mất một cái gì đó, hoá ra là quà tặng, mình tặng cho mình, nhân cái tuổi thất thập cổ lai hi!

Oh, dark captain,
defeated in my country
may your proud
wings
still soar above
the final wave, the wave of death.
Pablo Neruda
from "Ode to the Voyager Albatross"
Translated from Spanish by
Magaret Peden

Ôi, vị thuyền trưởng đen đúa kia ơi
bị đá văng ra khỏi quê hương của tôi
cầu cho đôi cánh ngạo nghễ của ông
vẫn hiên ngang vượt lên đầu sóng dữ,
ngọn sóng cuối cùng
của Thần Chết.


*
Hai cuốn mới ra lò của Coetzee

Một giả tưởng, một tiểu luận, của một trong những nhà văn số 1 đương thời: Như Thượng Đế, JC không chơi trò đổ xí ngầu, người điểm sách trên TLS, [August 24 & 31 Tháng Tám], Elizabeth Lowry viết.

Hay như nhân vật giả tưởng, một nữ văn sĩ, của ông, Elizabeth Costello, than thở: "Chúng ta vốn tin rằng, khi bản văn nói, 'Trên bàn có một ly nước', thế là thực sự có một cái bàn, và một ly nước ở trên đó, và chúng ta chỉ có việc nhìn vào cái gương chữ, the word-mirror, của bản văn, để nhìn thấy chúng. Và tất cả ngưng ở đó."

Đúng như thế. Coetzee luôn luôn tránh cái gương phẳng, của chủ nghĩa hiện thực, để đòi cho được [in favor of] trò chơi tuyệt vời, "truyện trong truyện, đời trong đời, kiếp trong kiếp", "the many-layered mise-en-abime" của siêu giả tưởng. Và cuốn Elizabeth Costello, 2003, đã chứng minh điều này: hơn cả một cuốn tiểu thuyết, mà còn là một chuỗi suy tưởng liên miên, bất tuyệt, về bản chất của việc viết, chính nó, và bản khế ước giữa nhà văn và độc giả, của mình.
Inner Works, 2000-2005, tập tiểu luận thứ nhì sau Những bến bờ xa lạ hơn (1986-1999)



Tin Văn Blog

Ở Phạm Duy nét hào hoa, phong trần, chịu chơi, cốt cách ngang tàng của một anh Cả  (theo cách gọi Bắc), anh Hai  (theo cách nói Nam) hiện rõ hơn cả. Ví dụ như phần lớn những bức ảnh tôi xem được chụp và phỏng vấn nhạc sĩ khi ông từ Mỹ quyết định về sinh sống tại VN trên báo chí thì hết 70% ảnh cho thấy tư thế nhạc sĩ đang ngồi ung dung, đưa cả hai chân lên bàn rung thoải mái. Nhiều ảnh còn chụp hớ đến nỗi cho thấy, ông chĩa cả ngón chân vào mặt người đối diện một cách khinh mạn. Trong khi kẻ ấy chẳng biết gì, cứ tít mắt lại mà cười.
tâm thếtầm thế của ông, nghĩ thì cũng phải!

Nguồn
Đọc, Gấu phải coi lại bức hìn chụp ông nhà thơ với ông nhạc sĩ, sợ cho ông nhà thơ, ngồi đúng vào vị trí được chính ông mô tả, như trên!
Một con người ngồi chĩa cả ngón chân vào mặt người đối diện, một cách khinh mạn, mà lại còn có tâm thế ư, thưa thi sĩ?
Vị trí ngồi thì không đúng, [để ăn một cái đá của PD], nhưng cứ tít mắt mà cười, thì y chang, chắc thế?

Đọc, tôi nghĩ PD đau, đau lắm, chứ không thú vị gì. Tâm cũng không mà tầm cũng không luôn!
Bởi vì, chính cái cảnh "ăn trông nồi ngồi trông hướng", tức là cái phong tục của người Việt mà PD quên mất đó, đã từng bị một nhà văn, Thầy Ký Tư, lôi ra, khi coi một cuốn video về PD, không phải để chửi, mà để so sánh với vẻ tiên phong đạo cốt, phong lưu tiêu xái của bạn PD, là nhạc sĩ Văn Cao, cũng trong một cuốn video về ông nhạc sĩ tài hoa này.


Giáo đường: Một cuốn sách "kinh khủng" và một cuốn "tiểu thuyết lớn" [a "terrible" book and "a great novel."]

Biểu hiện lụi tàn
Frost: Tại sao?

Độc nhất một lần, có tí hồn, có tí thực, là bài ông viết về bà xã của ông, đúng như một độc giả talawas nhận xét, tuy bài này bị mấy em, thuộc trường phái tiến bộ, xúm vô chửi!

Mẹo văn
Viết văn là phải có mẹo. NHT

 Gấu, nhà văn