Nhật Ký
|
Thời Báo Việt Nam loan tin:
"Xịa" chi tiền cú đảo chánh làm thịt ông Diệm đấy!
Di sản của Tro Than: Lịch sử XỊA.
Người Kinh Tế 18 Tháng Tám 2007.
Tây có câu: Hỏi [Tìm: Chercher] người đàn bà. Khi Mẽo đá đít Tây, trên
toàn thế
giới, câu trên trở thành: Hỏi Xịa.
Những cuốn sách trước đây, xoáy vào tâm địa khốn nạn của Xịa.
Cuốn mới nhất này, Xịa làm hỏng việc ra sao.
XÁC CHỮ HỒN ÂM
Hữu Loan được giải Khởi
Hành
Nguồn
Trong bài Tưởng Niệm Nadezhda
Mandelstam, Joseph
Brodsky cho biết, "vào những năm 1930 và 1940, chế độ đã sản xuất ra
quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên
1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn."
Trường hợp trên đây cũng đã xẩy ra, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, giữa
mấy bà vợ mấy ông nhà văn nhà thơ Ngụy. Họ quá đủ, phải nói là dư túc
số để thành lập một công đoàn vỉa hè, với những bộ môn, ngành nghề tự
biên tự diễn, như cà phê, sách, thuốc lá
Tha hương ngộ cố tri
Mario Vargas Llosa, Seville,
March 24, 2000
Read for Freedom: Đọc
vì Tự Do
Clive Griffin
đọc
Touchstones: Tiểu luận
văn học, nghệ thuật, và chính trị.
Mario Vargas Llosa
John King tuyển chọn, dịch thuật và biên tập.
TLS số đề ngày 17 Tháng Tám 2007.
TTT mê
Malraux chưa thấm gì so với tay này: "Ông ta [Malraux] là cuộc
đời mà tôi thèm... cho tới
giờ này, thường xuyên trong
một vai diễn, ở những biến động lớn lao của thế kỷ của ông".
Vấn đề học ngoại ngữ, viết
văn bằng
ngoại ngữ liên quan đến
một số vấn đề sau đây, qua một số phát biểu sau đây:
Muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! [Áp dụng
cho đám Mít hải ngoại, khúc ruột ngàn dặm].
"Viết văn bằng ngoại ngữ là hoàn tất tiến trình giải phóng
của chúng ta". [Rushdie]
Không thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng
hoảng tri thức luận." [Steiner]
Tin Văn
Blog
Vút
Đêm-Xanh-Ướp-Lá-Thu-Vàng
Nguyễn Lương Vỵ:
ĐÊM
NGHE YANNI
LIVE
AT THE ACROPOLIS
Anh có khỏe không. Có gì
vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em
*
Gấu có một kỷ niệm tuyệt vời về Yanni. Cứ giữ mãi, không dám viết ra,
vì sợ viết ra, viết không tới, làm sứt mẻ, uổng đi.
Lần này, nhân đọc thơ bạn, cũng nhắc tới Yanni, chợt nhớ ra, còn nợ một
cô bạn...
Note: Đây là truyện ngắn
mới nhất của tác giả. Đã đăng trên Tin Văn, nhưng không hiểu sao, lạc
mất tiêu.
Bản này đã được tác giả coi lại.
Trân trọng giới thiệu độc
giả Tin Văn.
Biểu hiện lụi
tàn
"Không
trách gì
nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê
văn học
Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng."
Chỉ có thi sĩ mới hiểu được thi sĩ!
Cái vụ việc, nguyên nhân, ní do, nhiều nhà văn nước ta trước đây và mãi
mãi về sau này, mê văn học Nga, ông thi sĩ Mít cắt nghhĩa, mê là đúng,
vì họ lớn quá, sang trọng, là chỉ có được một nửa sự thực.
Một nửa còn lại kia, thi sĩ Nga, Brodsky, bổ túc, khi giải thích lý do,
tại nàm sao ông lại viết thư cho bố mẹ ông bằng tiếng... Anh.
*
Tôi
viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng
một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc
vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má
tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc
ngoại về lương tâm” [a “foreign code of conscience”].
Chẳng
có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ
diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào
lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần
Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng
Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho
tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng
Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy
nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng
Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất
hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của
bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này,
thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ
tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong,
là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
Thư Nhà
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai thi sĩ, một ông thì nhất định về,
còn một ông đi là đi một mách!
*
"Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này).
Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi
thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những
người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc
quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California,
người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi
tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám
chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để
chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng
không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn
để đổi đời.
*
Về cái sự trở về, Gấu đã từng nghĩ như ông nhà thơ Nga. Nhưng chuyện
đời chẳng giống nhau, giữa ông ta và Gấu, ông ta có thể đi luôn, còn
Gấu, có thể trở về.
Riêng về những bạn văn VC ở trong nước, nhờ
lần trở về, Gấu nhận ra là, họ rất mừng. Hầu như tất cả. Thật là tuyệt
vời. Và Gấu nhận ra, cái gọi là giao lưu hòa giải, nó như vầy: Mi cứ
phải là VC, còn ta cứ phải là anti-VC thì mới đồng đều, thì mới giao
lưu hòa giải được!
Trên tờ Time. số mới nhất, 27 Tháng Tám, có bài phỏng vấn [10
Questions], tay vợt số 2, Nadal, trong có câu, làm nhớ Ngư Ông và
Biển Cả của Hemingway:
Time: Người ta nói, ông [Nadal] rất cảm phục Federer [số 1]. Làm sao có
thể có một đối thủ, a rivalry, chính cái kẻ mà mình mến mộ, cảm phục
[admire]?
*
Ui chao, giá mà Gấu cũng có được tình cảm này, đối với những "đối
thủ" của Gấu, ở trong nước?
Ở ngoài nước, Gấu không có "đối thủ", mà chỉ có... kẻ thù!
*
Nadal: Đúng, tôi mến phục anh ta, nhưng thực sự không có [vấn đề] đối
thủ ở đây. Roger [Federer] là số 1 trên thế giới. Tôi, số 2. Tôi cố làm
mọi điều mà tôi có thể để bắt kịp anh ta. Nhưng, nói chung, tôi nghĩ,
bạn có thể có đối thủ mà bạn mến phục...
*
Theo Gấu, có một sự "lệch pha" rất rõ ràng, giữa người viết, ở trong
nước và ngoài nước, về đủ các thứ mặt. Và có điều này, những
người viết trong nước rất mến
mộ những người viết ngoài nước.
Nhưng, rõ ràng là có sự thù nghịch, và đối
nghịch, giữa chính họ. Giữa nhà văn nhà nước, và ngoài luồng.
Thành thử, một khi bạn về, là về gặp ai? Kẻ thù, đối thủ, hay quan VC?
|
|