*
Nhật Ký









Nhân Dân 'chế biến' phỏng vấn CNN
Nguồn
Gấu này không ưa Bi Bì Xèo, và đã từng lèm bèm nhiều lần.
Nhưng cái tít trên thì thật là tuyệt.
Thêm một tí, thí dụ hai chữ [“Nhật báo”] Nhân Dân là… hỏng!
"Ẩn dụ" 'chế biến' cũng thật đắt!
Bỗng nhớ những bài nhạc Cách Mạng được "chế biến", thời gian Gấu được đi học tập cải tạo.
Thí dụ,
"Cây cuốc cong rồi cây cuốc gẫy",
"Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm,
Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài".
*
Bản văn chế biến mới đích thực nguyên tác.
Như thể người viết ra bản gốc, biết trước, chỉ là tạm thời, trong khi chờ thời gian đem đến cho nó bản đích thực.
Hay nói theo Borges, nhiều khi bản dịch bảnh hơn [ông dùng chữ "trung thực"] hơn bản gốc.
*
Hướng giải quyết vẫn là vận động, thuyết phục bà con trở về địa phương càng sớm càng tốt. Biện pháp ấy là chính. Tôi nghĩ bà con cũng nên hiểu như vậy, vì ở TP.HCM không có cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của bà con, cho dù có tập trung ở TP.HCM đến bao lâu đi chăng nữa, mà đời sống lại thêm khó khăn.
Nguồn
*
Có người dân nào mà muốn khổ như thế đâu, nhưng địa phương chính là lũ ăn cướp, họ mới phải lên thành phố. Bây giờ nói, HCM (1) mà cũng chịu thua, thì đành kêu Trời vậy.
(1) Gấu mô phỏng Bi Bì Xèo, bỏ đi chữ TP.
Hết công nhân biểu tình, đình công, bây giờ đến nông dân, vậy mà Đảng vẫn mặt dầy tự coi là đại diện cho họ.
Hải ngoại lên tiếng, thì lại gán tội bám đít ngoại bang, chống Cộng điên cuồng!
Mà cũng đành phải điên cuồng thù Cộng mà thôi, bởi vì chúng tước đoạt của cả nước, giấc mộng tuyệt vời thống nhất, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn.
Chính vì cả nước tin vào giấc mộng tuyệt vời đó, mà VC thắng trận, rồi trở mặt, trở thành kẻ cướp!
Khi biến thành kẻ cướp, như nhãn tiền hiện nay, thì làm sao không thù?
Còn Đảng là còn Khổ, 
Hết Đảng là có Phở!
Cái Đẹp và Con Thú
7
Bùi Ngọc Tấn & NQT @ BNT's, 2001

... cho dù có tập trung ở TP.HCM đến bao lâu đi chăng nữa...
Cụm từ này khốn nạn quá, đầy vẻ thách thức - phải nói là - luơng tri con người.
Bởi vì, rõ ràng là dân địa phương hết còn trông mong vào lũ ăn cướp tân cường hào ác bá, mới phải lên thành phố chịu cảnh màn trời chiếu đất.
Nếu thực sự muốn lo cho họ, thì bắt buộc phải mở ra một văn phòng tạm thời.
Làm sao lại có thể tuyên bố một cách tàn nhẫn, vô trách nhiệm như thế?

*
"Xin lỗi, chuyện tàlacù này có cần luật sư?"
Người Nữu Ước July 9&16 2007
Chuyện nào?
Bịt miệng là không đúng!
Gấu bỗng nhớ một câu chuyện do Solz kể, về một cô gái bị đưa vô Gulag, với án tù 10 năm.
Cô phàn nàn với VC Nga:
-Tôi đâu có tội chi đâu?
-Thì đúng rồi. Không có tội. Nếu có tội, làm sao lại có cái án không đúng như thế?

Yet any translation, however influencial, harbors its own dissolution. Literature endures; translation, itself a branch of literature, decays.
Cynthia Ozick: The Impossibility of Being Kafka, Sự Không Thể Là Kafka.
In trong Quarrel & Quandary, tập tiểu luận, nhà xb Vintage, 2001.
Dịch, cho dù ảnh hưởng tới cỡ nào, cũng chỉ là trò thả mồi bắt bóng, nghĩa là, lấy cái tâm sự nát tan - hay như người ta nói, sự phản bội kia - như là niềm cưu mang của chính nó. Văn, như gừng, càng già càng cay. Dịch, như củi, càng lâu càng mục.

The Great Bolano

Dọn
Hiện tượng, một nhà văn nhà quê, miệt vườn, thí dụ như NHT, trở thành "anh hùng quốc gia", 'lương tâm tự vấn" cho cả một miền đất,  Alex Ross, trong một bài viết trên Người Nữu Uớc, đã muợn lời của Milan Kundera, trong Những Di Chúc Bị Phản Bội, để giải thích: "Những quốc gia nhỏ tạo nên một Âu Châu khác".
Theo Kundera, đây là cái lợi của một cõi nhân gian bé tí [the advantage of smallness]: Vốn liếng, tài sản, sự thịnh vượng, về mặt văn hoá, của cả một miền đất, đành trông vào, chỉ một người: "Ui chao, NHT hả?... Đã từng úp mặt vô... núi, đọc sách, suốt chiều dài một cuộc chiến!"
Chúng ta hiểu tại sao, NHT khi viết tiểu thuyết ba xu lại tai tiếng, infamous, đến như thế, ấy là vì đã từng nổi tiếng, famous, đến như thế! Như Kundera cảnh cáo, cái thân quen của một cõi nhân gian bé tí, với "anh Thiệp của tụi em", có thể trở thành căng thẳng, và nghẹt thở: "Trong cõi nhân gian bé tí ấm áp, đại ca tiểu đệ như thế đó, đệ tử, đàn em thèm trở thành đàn anh, thằng nào cũng theo dõi bất cứ thằng nào.  [Within that warm intimacy, each envies each, everyone watches everyone]. Nếu một nghệ sĩ vờ luật chơi, lập tức bị cả bầy xâu xé, văng ra khỏi Hội Nhà Văn, the rejection can be cruel. Ngay cả khi bò lên tới tận đỉnh, vưỡn đau, nỗi đau cô đơn, ghẻ lạnh, vẫn nặng, gánh nặng anh hùng quốc gia, lương tâm tự vấn!
Ui chao, Gấu này càng nghĩ càng thương cho bạn văn VC, NHTcủa Gấu!
Và càng nhớ trận đòn hội chợ, của cả trong lẫn ngoài nước, nhắm vào "Em của Gấu"!

Phê
Cái sự kiện thành phố Sài Gòn, trở thành kinh đô văn học, với tất cả những thói hư tật xấu của căn bệnh trưởng thành, trong có cơn khủng hoảng phê bình, là một điều thật đáng mừng cho những đứa con phải bỏ chạy, như Gấu này!
Đây là dấu hiệu con phượng hoàng tái sinh, từ tro than của trận phần thư năm nào chăng?
Bởi vì Sài Gòn, thủ đô kinh tế, thì là chuyện Diễm ơi xưa rồi, nhưng nay, trở thành thủ đô văn hoá, mới là chuyện đáng mừng, chứng tỏ thời gian ở trong Lò Luyện Ngục của nó đã hết?
*
Liệu một đất nước không có, không cần một thủ đô văn hoá?
Nếu có, liệu Hà Nội còn làm được điều này?

**
Fresh Memories of Guernica - 70 years on
A case of crusts
TLS 6 July 2007

Đọc Levi
Một sự hiếp đáp có tên là Kafka
Tam sinh vạn vật.
What If?
By Anita Desai
Đây có phải một người? What If?
Địa ngục đã làm việc ra sao?


Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em,
*
Ui chao, Gấu này vẫn nợ và vẫn nhớ nợ, Em, một lời giải thích, có thể nói, một câu chuyện thần tiên, có tên là "Anh vẫn thích nghe Yanni?" (1)
Kenny G, thì hết nghe nổi rồi. Tiếng kèn của ông này thê lương quá, chịu không nổi, và như thế, có vẻ như càng gần xuống lỗ, Gấu càng vui hơn lên!
Bởi vì, có một thời, ghiền Kenny G.

(1) Bất giác lại nhớ Hòa tấu khúc dành cho một cô gái có tên là Tôi Yêu Em, Concerto pour une jeune fille nommée Je T'aime.
Bản này, Gấu nhờ nó mà qua được cả một mùa địa ngục Sikiew, Thái Lan.
Sau này, để "nhớ ơn", Gấu sử dụng nó, có chút mô phỏng, cho Tứ Tấu Khúc viết về Lan Hương và Sài Gòn

"Đó là cái thời đại mà tất cả mọi người đều hai mươi tuổi".
Gertrude Stein nói như thế, để giải thích những năm tháng tuyệt vời ở Paris của những người Mẽo trong có bà.
*
Quái lạ, là, Gấu đã từng nghe cô bé Bông Hồng Đen của Gấu, phán về Gấu như Stein, khi Gấu nói yêu thương cô, khi cô chỉ  mới 11 tuổi, già dặn bằng một thằng cha Gấu sắp lìa đời.
"Mi đâu có thương yêu ta, mà thương một con bé con 11 tuổi, là ta, khi mi gặp lần đầu tiên, cũng là lúc mi nhớ Hà Nội đến phát điên phát khùng!"
Làm sao một cô bé 11 tuổi lại nhìn ra được điều đó cơ chứ?
Một điều mà phải đến già, Gấu mới ngộ ra được?
*
Hai Lúa có ba truyện ngắn, đều có thể gọi, truyện đầu tay, và đều liên quan đến ba mối tình. Hai mối tình đầu thuần là đơn phương, thuần là tưởng tượng. Mối tình thứ ba để lại cho... đời một Tứ Tấu Khúc, còn có tên là "Bản hòa tấu dâng lên cô gái có tên là Tôi Yêu Em" [Concerto pour une jeune fille nommée Je T'Aime, thuổng tên một bản nhạc].