Nhật Ký
|
Đọc Thanh Tâm Tuyền
Nguyễn Quốc Trụ
Note:
Trừ đoạn đầu, Một vài ý nghĩ nho nhỏ
về thơ TTT, phần còn lại, Bếp
Lửa trong văn chương, đã được đăng trên Tập San Văn Chương, do
một nhóm bạn bè, trong có Gấu, chủ trương.
Khi Văn ra số đặc biệt về TTT, chính ông đã nói với TPG lấy bài này cho
số báo đó.
Cám ơn 'bạn hiền' THT đã cho cơ hội gặp lại đứa con tinh thần, đã thất
lạc, từ 1973, tới nay.
Cám ơn Art2all,
qua đó biết đến địa chỉ trên
Toronto, 16 tháng Bẩy, 2007.
16, cũng là số trang, bắt đầu bài viết trên Văn. NQT
*
Ui chao, mới đọc lại một tí, mà thấy sướng điên lên được!
Gấu "1973" đây ư?
Muốn tìm một cách đọc
khác cho Bếp Lửa, có lẽ phải
làm như Marx nói:
Giải phóng nó ra khỏi cái vỏ huyền hoặc, để tìm lại cái nhân thuần lý.
Ui chao, hoá ra hồi đó đã "rành" Marx như thế này ư? Mà đọc câu này ở
đâu nhỉ?
Hình như từ Pour Marx
của Althusser?
Nếu thế, có thể đếch phải Marx nói, mà là Althusser phaán, và sau này,
khi hấp hối, thú nhận [trước bàn thơ?], "chúng ta" đã phịa ra cả một
nền triết học ảo cho Marx!
Đối
Sầu Miên
Yet any translation, however
influencial, harbors its own dissolution. Literature endures;
translation, itself a branch of literature, decays.
Cynthia Ozick: The Impossibility of
Being Kafka, Sự Không Thể Là Kafka.
In trong Quarrel & Quandary,
tập tiểu luận, nhà xb Vintage, 2001.
Dịch, cho dù ảnh hưởng tới cỡ nào, cũng chỉ là trò thả mồi bắt bóng,
nghĩa là, lấy cái tâm sự nát tan - hay như người ta nói, sự phản bội
kia - như là niềm cưu mang của chính nó. Văn, như gừng, càng già càng
cay. Dịch, như củi, càng lâu càng mục.
Forbidden Food
Orhan Pamuk on
when hot dogs came to Turkey
Thức ăn cấm
Nhà văn Nobel Pamuk viết về cái
ngày đầu tiên, món "thịt chó nóng" tới Thổ Nhĩ Kỳ, quê hương của ông.
*
Ui
chao, đọc bài viết này, Gấu lại thèm nhỏ nước miếng, cái hương vị củ
khoai lang đào trộm, ngày nào, và cái mùi vị lần đầu, của món thịt
nguội hun khói, tại nhà Ông Tây, chồng bà cô của Gấu, ở cái villa số 60
đường Nguyễn Du, Hà Nội, thời gian trước 1954, khi Gấu được ra Hà Nội
học.
Đọc câu sau
đây, mới thực thú vị, tuyệt, và Gấu tự hỏi, cái lần đầu tiên một anh
Bắc Kỳ nhà quê, hay luôn cả anh Hà Nội thủ đô ngàn năm văn vật, nếm cái
Ham, cái Mac, của Mẽo, mùi vị nó ra nàm sao nhỉ?
Cái này thì
đành phải nhờ nhà văn LMH miêu tả vậy!
Bà này là một chuyên gia về các
món hàng ăn gánh của đất Bắc, đúng hơn, của Hà Nội.
*
But in Istanbul, as elsewhere, people ate street
food of
uncertain origins not just because they were short of time, money, or
options
but also, in my view, in order to escape that "peace of mind," to
leave behind Islamic tradition—in which ideas about food are
embedded in
ideas about mothers, and women in general, and sacred privacy—and to
embrace
modem life and become city-dwellers. (1)
Nhưng mà ở Istanbul, cũng như ở bất cứ đâu đâu, thí dụ như ở
Hà Nội, khi người ta ngoạm một miếng vào cái trái táo thực dân đế quốc,
tư bản bóc lột đó,
là để
'phủi thui' truyền thống, hơn bốn ngàn năm đè lên dân Mít, với
đủ thứ
khốn khổ khốn nạn của nó!
Ui chao lại nhớ Brodsky, và cái bài viết Chiến Lợi Phẩm, trong có tả
cái mùi vị lần đầu ông được ăn món thịt bò hộp của Mẽo!
(1) Nhưng ở Istanbul, cũng như ở nơi khác, người ta ăn thức ăn ngoài
đường, ngoài chợ, mà nguồn gốc của nó thì cũng chẳng rõ ràng, không hẳn
vì không có thì giờ rảnh rang, hay kẹt tiền bạc, hay chẳng biết chọn
thứ nào khác, nhưng còn vì, theo tôi, để chạy trốn sự "bình an
tâm hồn", để bỏ lại phía sau, truyền thống - trong đó, ý nghĩ về
thức ăn còn gói ghém trong nó, ý nghĩ về bà mẹ, về phụ nữ, nói chung,
về cái cõi riêng rất ư thiêng liêng, thần thánh - và để ôm lấy
cuộc đời mới và trở thành
dân thành thị.
The Great
Bolano
Cuốn
sách quí giá nhất của tôi, là tờ
thông hành.
Salman
Rushdie
Trước
30 tháng Tư, đi đâu, Gấu cũng phải thủ đủ ba bửu bối, là thẻ căn cước -
tức giấy chứng nhận là công dân miền nam cộng hòa - giấy chứng nhận hợp
lệ
tình
trạng quân dịch, và thẻ nhà báo quân đội.
Đúng vào ngày 30
tháng Tư - sau này, khi phải nhớ lại, Gấu như vẫn còn thấy trước mắt
- là hình ảnh một
người
lính VNCH ở ngay đầu ngõ, anh cởi vội bộ quân phục - Ôi, cái cảnh tụt
cái quần nhà binh, 'nhổ' ( đúng ra là ị ) đánh phẹt vào cuộc chiến, sao
mà nó sướng đến thế!
Bạn cứ thử tưởng tượng, một anh chàng bị táo bón
dài đằng đẵng,"ba mươi năm táo bón từng ngày", tới lúc đó, phẹt một
cái - chỉ giữ lại cái
quần xà
lỏn, cái áo thun, và nhập vào đám người nhốn nháo trên đường phố Sài
Gòn.
Như
một phản xạ rất ư là tự nhiên, Gấu bèn bắt chước, nghĩa là đốt bỏ ngay
hai
món đồ
nguy hiểm, chỉ giữ lại tấm thẻ căn cước, như muốn "phân bua" với một
ông VC vô hình nào đó: Trình mí ông, tui chỉ là một phó thường dân.
Sau
ba ngày học tập cải tạo tại chỗ, nghĩa là tại ngay cơ quan Bưu Điện Sài
Gòn,
khi bước ra, Gấu không còn một tờ giấy tùy thân, và sống trong trình
trạng bất
hợp pháp như thế đó, cho đến ngày bỏ chạy quê hương.
Đúng
ra, là, cho đến ngày nhận cuốn sách quí, sau đây:
Sau
này, khi thi đậu quốc tịch, và được phát thẻ công dân Canada,
Gấu gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin cho Bà Trẻ, bà mừng quá, nói: Bây
giờ,
cháu lại là người rồi!.
Cuốn sách
quí nhất của tôi, là
tờ thông hành
Nick Gấu
Ôi chao, về già mới ngộ ra một
điều là: Không phải hỗn, mà là ngu.
Ngu
như Gấu!
Dọn
Hiện tượng, một nhà văn nhà
quê, miệt vườn, thí dụ như NHT, trở thành "anh hùng quốc gia", 'lương
tâm tự vấn" cho cả một miền đất, Alex Ross, trong một bài viết
trên Người Nữu Uớc, số 9
& 16 Tháng Bẩy, 2007, đã muợn
lời của Milan Kundera, trong Những
Di Chúc Bị Phản Bội, để giải thích: "Những quốc gia nhỏ tạo nên
một Âu Châu khác".
Theo Kundera, đây là cái lợi của một cõi nhân gian bé tí [the
advantage of smallness]: Vốn liếng, tài sản, sự thịnh vượng, về mặt văn
hoá, của cả một miền đất, đành trông vào, chỉ một người: "Ui chao, NHT
hả?... Đã từng úp mặt vô... núi, đọc sách, suốt chiều dài một
cuộc chiến!"
Chúng ta hiểu tại sao, NHT khi viết tiểu thuyết ba xu lại tai tiếng,
infamous, đến như thế, ấy là vì đã từng nổi tiếng, famous, đến như thế!
Như Kundera cảnh cáo, cái thân quen của một cõi nhân gian bé tí, với
"anh Thiệp của tụi em", có thể trở thành căng thẳng, và nghẹt thở:
"Trong cõi nhân gian bé tí ấm áp, đại ca tiểu đệ như thế đó, đệ tử, đàn
em thèm
trở thành đàn anh, thằng nào cũng theo dõi bất cứ thằng nào".
[Within
that warm intimacy, each envies each, everyone watches
everyone]. Nếu một nghệ sĩ vờ luật chơi, lập tức bị cả bầy xâu xé, đá
văng
ra khỏi Hội Nhà Văn, the rejection can be cruel. Ngay cả khi bò
lên tới tận đỉnh, vưỡn đau, nỗi đau
cô đơn, ghẻ lạnh, vẫn nặng, gánh nặng anh hùng quốc gia, lương tâm tự
vấn!
Ui chao, Gấu này càng nghĩ càng thương cho bạn văn VC, NHT, của Gấu!
Và càng nhớ trận đòn hội chợ, của cả trong lẫn ngoài nước, nhắm vào "Em
của Gấu"!
Thì cũng vẫn chốn nhân gian bé tí đó, dù đã được khuân ra hải ngoại!
Phê
Cái sự kiện thành phố Sài Gòn, trở thành kinh đô văn học, với tất cả
những thói hư tật xấu của căn bệnh trưởng thành, trong có cơn
khủng hoảng phê bình, là một điều thật đáng mừng cho những đứa con phải
bỏ chạy, như Gấu này!
Đây là dấu hiệu con phượng hoàng tái sinh, từ tro than của trận
phần thư năm nào
chăng?
Bởi vì Sài Gòn, thủ đô kinh tế, thì là chuyện Diễm ơi xưa rồi, nhưng
nay, trở thành thủ đô văn hoá, mới là chuyện đáng mừng, chứng tỏ thời
gian ở trong Lò Luyện Ngục của nó đã hết?
*
Liệu một đất nước không có, không cần một thủ đô văn hoá?
Nếu có, liệu Hà Nội còn làm được điều này?
Hình 1: Cô bé Do Thái này không có bằng, hay giấy phép, lái xe đạp.
Varsovie, 1937.
Hình 2: tại bếp ăn dành cho người bản xứ, hai chị em đang trầm tư trước
dĩa cháo. Hỏi, người chị, ngồi phiá bên phải, trả lời, ở
đây còn được ăn cháo, ở nhà, mẹ chúng tôi không có cháo ăn. Prague,
1937.
Văn Học Pháp, Le Magazine
Littéraire, Tháng Sáu, 2007.
Khi gọi cuốn sách của mình
bằng cái tên Sự huỷ diệt, La Destruction, (1) mà không phải là, Lò
Thiêu, Holocaust, hay Shoah, tiếng Hebreu, Raul Hilberg muốn xác quyết,
cung cách mà từ đó bật ra số phận người Do Thái, do chế độ chính trị
Nazi gây nên.
(1) Sự huỷ diệt dân Do Thái tại Âu Châu.
*
Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam, tương tự. Chiến thắng của
Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.
Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những
cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo
khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước
ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng... đó là những bằng
chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.
Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt
Miền Bắc.
Fresh Memories of Guernica
- 70 years on
A case of crusts
TLS 6 July 2007
Gấu,
nhà văn
Mi giống như một con Gấu:
Tất cả sự êm ái dịu dàng được bọc bằng một cái vỏ cứng cỏi,
cùng với sự sần sùi tuyệt vời của nó, khiến ta chảy tan ra. Ta thật là
buồn vì nhà ngươi chẳng bao giờ chịu khó hiểu ta thêm một chút. Tại sao
mi không cố hiểu thêm về ta, mà cứ thế ngưng lại, dậm chân tại chỗ?
Chiều hôm qua, ta tự hỏi, làm thế nào, để ta có thể chứng tỏ cho mi
thấy, là ta yêu thương mi biết là chừng nào. Làm sao chứng tỏ điều đó,
bằng một phương tiện, cho dù mắc mỏ nhất đối với ta, rằng ta thương mi?
Và ta chỉ tìm ra được một phương tiện, đó là gửi tiền cho mi, để mi đi
chơi với con mụ đàn bà nào đó.
Gấu Cái.
Thư của Anais Nin, bồ của Henry Miller, có sửa đổi chút đỉnh, cho hợp
với tình cảnh vợ chồng Gấu!
[Tu es comme l'ours, Henry: tout de douceur dans une enveloppe de
dureté, avec une délicieuse rugosité suave qui me fait fondre...]
|
|