*
Nhật Ký









Anne Enright takes the Booker
Outsider beats favourites to scoop prize for tale of dysfunctional family life set in Ireland
Charlotte Higgins, arts correspondent
Tuesday October 16, 2007
Guardian Unlimited
Booker Prize về tay người dưng, kẻ bên ngoài, người xa lạ, không phải "phe ta":
Anne Enright cuỗm giải văn chương số 1 của dòng văn chương viết bằng tiếng Anh,
 với câu chuyện về một gia đình trật trìa tại Ái Nhĩ Lan


4 tuổi bị quăng ra đường làm nghề bụi đời, sau khi mẹ vô trại tù Dachau, của Đức quốc xã.
Rồi leo lên tận đỉnh chiếc thang xoắn, lãnh Nobel. Một Oliver Twist hội ngộ Albert Einstein!

Tác giả bỏ ra 10 năm trời để viết:
Việt Nam: Những chân dung từ một Bi Kịch: Cây Khói
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây!
[Hồ Dzếnh: Chiều]


Mần thơ ở Sài Gòn 2

 Như lính giữa rừng

Phạm Duy:
Ba tuyệt phẩm của Văn Cao

Một thoáng nàng
La Palpitation de Lolita
Như một tên khùng nghĩ hắn ta là Thượng Đế, chúng ta, cũng khùng ơi là khùng, khi tự nguyền rủa mình, rằng, làm người là phải chết!

Đã có lần Gấu này sử dụng hình ảnh một Tôn Ngộ Không đi ta bà thế giới, tè một phát, ở tận đáy sâu một thung lũng, giữa những ngọn Ngũ Hành Sơn cao tới trời, hóa ra vẫn chưa thoát ra ngoài bàn tay nhỏ bé của Đức Phật, rồi bàn tay lật ngược, lại biến thành Ngũ Hành Sơn giam giữ con khỉ hung dữ. Cái tí hiện thực, cái tí đời sống, ở trong trí tưởng tượng của một nhà văn, chính là bãi nước tiểu, có thực, của con khỉ. Cái mùi hiện thực, chính là mùi nước đái của nó. Ghê gớm chi đâu, mà phải bệ cả một ông như Hoàng Phủ Ngọc Tường vào trong tiểu thuyết của mình, cho ông ta cái tham vọng nhân vật đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử?
Chính vì cứ lo bệ như vậy, mà xẩy ra vụ scandal cái tai người. Nhân vật có thật, anh chàng sĩ quan Lãng nào đó, cái tai người có thật, làm sao tránh không bị mấy tay cựu lính tráng VNCH hỏi thăm sức khoẻ cho được?

Ngay trong truyện, Nabokov cũng cho biết, về một trong những tiền thân của Lolita, một cô gái, Annabel, bố mẹ là bạn của bà cô của anh già mất nết, Humbert, tức nhân vật kể chuyện trong truyện, và cái lần anh ta, khi đó còn là một thiếu niên, tính làm thịt cô bé ở ngoài bãi biển, duới sự chứng kiến của một cặp mắt kiếng du khách bỏ quên trên bãi, và đúng lúc cậu quì xuống mặt cát, thì mấy gã đàn ông tắm biển, từ dưới nước xuất hiện, cổ võ, dzô đi, dzô đi, làm cả hai cụt hứng!

Cô Kiều của Nguyễn Du cũng đâu có thực ở ngoài đời. Nhưng, có ai dám nói, không có cô Kiều?
*

Commonsense is square whereas all the most essential visions and values of life are beautifully round, as round as the universe or the eyes of a child at its first circus show.
 Thiện tâm thì hình vuông, trong khi hầu như tất cả những viễn ảnh thiết yếu và những giá trị của cuộc đời thì tròn một cách thật là tuyệt vời, như vũ trụ, hay như hai con mắt, như hai hòn bi ve, của một đứa trẻ đang sững sờ trước một màn xiệc lần đầu chú được coi.

Điều cốt yếu mà NMG nhắm tới, qua Mùa Biển Động, là tạo dựng lại tâm trạng của một thế hệ trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ rối ren ở Miền Nam. Với tham vọng này, NMG chủ tâm đặt văn chương của mình trong một cách thế dễ tiếp cận nhất: dựng truyện theo lối “truyền thống”. Ở lối viết này, NGM khởi đi từ những nhân vật, mà mỗi nhân vật mang một tín hiệu khác nhau, kết nhịp với từng biến đổi của thời thế, những đợt sóng của lịch sử, để bẩy lên những chuyển đổi trong tâm trạng của họ. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết: “Sau khi quyết định viết, tôi chú trọng đến nhân vật nhiều hơn cả. Tôi cho rằng nhân vật như người mang tín hiệu, anh ta có đáng tin thì tín hiệu mới thuyết phục người đọc. Nhân vật mà giả thì dù có nói hay đến đâu người ta cũng không tin.”
Đoàn Nhã Văn đọc [lại] Mùa Biển Động [đăng trên Gió O]

Nhìn theo quan niệm của nhà văn Nga này, điều cốt yếu mà nhà văn NMG muốn nhắm tới, hay dùng đúng chữ của Nabokov, cái "bon sens" của NMG, là tạo dựng lại tâm trạng....
Và nếu như thế, vẫn theo quan điểm của Nabokov, công việc viết văn của NMG hoàn toàn.... phản văn chương!
Có thể nói, hầu như tất cả các tác phẩm của những nhà văn cận đại, hiện đại Mít đều phản văn chương, theo nghĩa, chưa viết, là đã biết rõ, mình sẽ viết ra cái thứ gì rồi. Và viết để làm gì rồi. Đã biết... điều cốt yếu rồi!
Tất cả những vi phạm đạo đức văn chương và đạo đức đời sống, của nhà văn Mít, là do ngu dốt, [đúng như vậy, ngu dốt, liều lĩnh... Gấu lập lại], không làm sao phân biệt được, thế nào là đời sống, thế nào là giả tưởng.
Khốn nạn hơn nữa, mấy ông này, nhất là những ông luơng tâm có tí vết chàm, bèn mượn văn chương, nhất là cái dạng dễ mượn nhất, hợp với khẩu vị của mấy ông nhất [?], là dạng tiểu thuyết lịch sử, để mà trình bầy cái thiện tâm của mấy ông ta, nhưng đúng ra, là để biện hộ cho cái vết chàm của họ.

Gấu bỗng nhớ đến đoạn mở ra bài viết của Nabokov về Bà Bovary của Flaubert:
"Đây lại là một tuyệt phẩm, lại một câu chuyện thần tiên nữa mà chúng ta sắp sửa bàn tới [Những bài viết của Nabokov là những 'giáo án' cho sinh viên. NQT].
Trong tất cả một loạt những câu chuyện thần tiên mà chúng ta bàn tới, cuốn tiểu thuyết của Flaubert lãng mạn nhất. Về mặt văn phong, ở đây, văn xuôi làm được điều đúng ra dành cho thơ [C'est de la prose faisant ce que la poésie est censée faire].
Một đứa trẻ có thể hỏi, khi bạn đọc cho nó nghe một câu chuyện, có thực không? Nếu bạn trả lời không thực, nó sẽ đòi bạn một chuyện thực. Đừng bao giờ ngu ngơ dại khờ, hay nói thẳng ra ở đây, cù lần nnhư vậy, khi đọc một giả tưởng. Một câu hỏi như thế, chỉ để dành cho đời thực. Giả như có một ông nói với bạn rằng, ông A hay ông B đã từng nhìn thấy dĩa bay, trong trường hợp như thế đó, bạn có thể nghi nghi hoặc hoặc, nhưng chớ bao giờ nghi nghi hoặc hoặc như thế, khi đọc một giả tưởng. Đừng bao giờ hỏi, một bài thơ, một cuốn truyện là thực, hử, hả? Đừng bao giờ tạo cho mình những ảo tưởng. Chớ bao giờ nghĩ rằng, văn chương có một giá trị thực tế, trừ trường hợp, nếu bạn là giáo sư dậy môn văn chương.
Theo nghĩa đó, Cô gái Emma Bovary chưa hề hiện hữu. Cuốn tiểu thuyết Bà Bovary sẽ đời đời hiện hữu. Một cuốn sách sống lâu hơn là một cô thiếu nữ."

Nhìn như thế, những cuốn tiểu thuyết lịch sử, thời đại, của mấy ông nhà văn Mít, chưa từng hiện hữu!
Chúng chết trước, luôn cả những nhân vật có thực ở ngoài đời, được mấy ông tác giả bệ vô trong tiểu thuyết!
Me-xừ Tường ở ngoài đời vưỡn còn sống, me-xừ Tường trong Mùa Biển Động chết, trước cả khi Gấu ra được hải ngoại!
Những Khô Khốc đại sư, lương tâm của nhà văn NXH cũng vưỡn còn sống. Chưa ai chết.
Nếu Đoàn Nhã Văn không "buồn tình" lôi ra đọc [lại], chắc chẳng còn ai nhớ tới chúng!
Thảm thực!
*

Commonsense is fundamentally immoral, for the natural morals of mankind are as irrational as the magic rites that they evolved since the immemorial dimness of time.
Thiện tâm đúng là vô đạo đức, bởi vì những đạo đức tự nhiên của con người thì cũng phi lý như những nghi lễ thần kỳ mà con người phịa ra, và cứ thế phát triển, từ những đêm đen đầu tiên của loài người.
Nabokov: Nghệ thuật văn chương và thiện tâm
The cradle rocks above an abyss, and common sense tells us that our existence is but a brief crack of light between two eternities of darkness.
Cái nôi lắc lư bên trên vực thẳm, vậy mà thiện tâm biểu chúng ta, hiện hữu của chúng ta chỉ là một vết nứt của ánh sáng giữa hai miền triền miên u tối.
Nabokov: Speak, Memory  [Nói đi, Hồi ức]