*
Nhật Ký









*


*
Tại sao chúng ta ở Việt Nam?
Tuổi thơ của cái ác, ở đâu?
 Với hai ông thần này, là một câu hỏi nhức nhối: Chẳng lẽ một số người trong chúng ta là quỉ, ngay từ khi lọt lòng mẹ? Nếu không phải như thế, thì vào lúc nào? Và như thế nào, bằng cách nào, quỉ...  đi vô chúng ta?
Trong trường hợp Stalin, và Hitler, liệu lỗi lầm là do cách nuôi nấng dậy dỗ, “một trăm năm trồng người”, tức hệ thống giáo dục tại Georgia và Austria cuối thế kỷ 19?
Liệu hai cháu đã phát triển được một tí lương tâm, nhưng sau đó, làm mất?
Liệu khi chụp hình, hai cháu đều là "cháu ngoan Bác Hồ, học tập tốt, lao động tốt, bình thường, ngoan ngoãn", như mọi đứa trẻ khác, và sau đó, biến thành quỉ là do những cuốn sách chúng đọc, hay bạn bè chúng quen, hay do đòi hỏi, sức ép của “thời đại”, theo kiểu thời thế tạo ra quỉ, và trong lá số tử vi của hai cháu, có đoạn, hai thằng bé này sinh ra để làm Đồ Tể Đức, Đồ Tể Nga?
Nhưng, giả như hai cháu, vì lý do nào đó, không kịp ra đời để đóng vai của họ, liệu Thượng Đế có kiếm ra hai tay khác đóng thế?
Đây là những câu hỏi mà mấy ông viết tiểu sử rất ngần ngại, khi phải đối đầu. Có những giới hạn chẳng bao giờ chúng ta biết được, về hai chú nhóc Iosif, hay Adolf, sống ra sao, môi trường, bạn bè, ảnh hưởng sớm sủa nào. Giữa đầu vào, bản ghi nhận sự kiện, và đầu ra, cả cuộc đời nội tại một người, là một hố sâu, mà những nhà sử học, những tiểu sử gia hiểu rất rõ, đừng nên té xuống đó.
Chính vì thế, nếu chúng ta muốn biết chuyện gì đã xẩy ra với linh hồn của hai cháu nói trên, chúng ta phải cầu cứu tới mấy ông nhà văn nhà thơ, tới cái thứ sự thực mà họ dâng hiến, vốn không giống như của những sử gia [Tiểu sử gia thì cũng là một sử gia, của một cá nhân].
Đó là khi Mailer bước vô bức tranh, ở cái chỗ những sử gia, tiểu sử gia ngưng lại.
[Chúng ta tự hỏi, vào lúc nào Tô Hoài có ý định viết Ba Người Khác?].
Nhà văn Mẽo lão thành này chẳng hề coi sự thực thi ca, the poetic truth, là thứ đồ bỏ [never regarded poetic truth as truth of an inferior variety]. Từ Một giấc mơ Mẽo, Quảng cáo cho chính tớ, Âm Binh, Tại sao chúng ta ở Việt Nam, qua The Executioner’s Song và Marilyn, ông không hề “kìm kẹp” tinh anh, the spirit, và những phương pháp tra hỏi giả tưởng, để tiếp cận sự thực của thời đại chúng ta, trong một công trình có thể rủi ro nhiều hơn so với của mấy ông trên, nhưng đem đến những phần thưởng giầu có hơn.
Đề tài cuốn mới của ông là Hitler.
Hitler có thể thuộc về quá khứ, nhưng quá khứ mà ông ta thuộc về, vẫn sống, alive, và ít ra, chưa chết, undead. Trong Lâu đài trong Rừng, Mailer viết câu chuyện một Hitler trẻ, đặc biệt hơn, câu chuyện, làm thế nào Hitler có được [possessed] những sức mạnh ma quỉ.

When a master addresses a monster
For 50 years, Norman Mailer has been one of the greatest voices of American literature, but has he overreached himself in The Castle in the Forest?
Adam Mars-Jones
Sunday March 11, 2007
The Observer
Asked at the time of the re-release of The Exorcist in 1998 whether he actually believed in demonic possession, the film's director William Friedkin solemnly replied that he could think of no other explanation for what happened in Germany in the Thirties. He found a supernatural explanation for Nazism more plausible than a historical or political one. In his new novel, Norman Mailer follows this lead, recounting the early life of Adolf Hitler from the point of view of a devil assigned to cultivate his possibilities for evil.
Hỏi, khi cuốn phim Kẻ Trừ Tà tái ra lò vào năm 1998, liệu ông có tin vào chuyện bị ma quỉ chiếm đoạt hồn vía, nhà đạo diễn William Friedkin trịnh trọng trả lời, ông không thể có một giải thích nào khác, trừ nó ra, khi nghĩ về những gì xẩy ra tại Đức vào thập niên 1930. Một cách giải thích như vậy lại dễ 'nắm bắt hơn', so với của lịch sử hay của chính trị.
Trong cuốn tiểu thuyết mới của ông, Norman Mailer đi theo đường dẫn đó, kể lại cuộc đời khi còn trẻ thơ của Adolf Hitler, theo quan điểm, quỉ sứ đã bắt đứa trẻ làm đệ tử.

Tản mạn về Ba  Người  Khác
Sử dụng cách đọc The Castle in the Forest của tờ Người Quan Sát, như trên, liệu chúng ta có quyền nghĩ, tương tự về Tô Hoài, và Ba Người Khác, là câu chuyện một nhà văn ban diễn từ [address] cho quỉ sứ, cũng chính là xừ luỷ?
*
Có lẽ Tô Hoài cũng có cảm nhận tương tự khi ông phát biểu: "Tôi ước ao những vấn đề lớn như về thời kỳ bao cấp nếu có cái ai viết trào phúng kiểu Xuân Tóc Đỏ thì tuyệt vời"
Tuy nhiên với Ba người khác Tô Hoài đã đang trên đường biến ước ao của mình thành sự thật, qua đó ông đã mở đường cho chúng ta chia tay với quá khứ một cách thoải mái, không hận thù mà cũng không đẫm lệ và đây là một sự lựa chọn cao thượng.
Nguồn
Cao thượng nhất, có lẽ chỉ có mỗi một cách, như trong hình.

*
Coetzee đọc Lâu đài trong rừng của Mailer
Gấu đọc Ba người khác của Tô Hoài

Lần đầu tiên ông nghĩ, mình sẽ trở thành nhà văn, là khi nào?
Thật khó trả lời. Tôi viết đủ thứ, khi còn trẻ.
Trẻ?
Khi tôi 7 tuổi.
The Paris Review

Tri thức hiện đại: Không được tạo “dịch nói xấu người Việt ".
Nguồn
Me-xừ Vương Trí Nhàn này xử sự "đẹp" thật:
Tao đếch thèm nói chuyện với lũ chúng mày nữa!

Cô Hồng Con của Gấu bị cả một cộng đồng, là cái làng quê hương của Gấu, cố tình bỏ đói cho đến chết, vẫn Cái Ác Bắc Kít có từ thời dựng nước đó, truyền đến thời hiện tại, nhập vào gia đình một ông chủ tiệm phở ở thủ đô Hà Nội bốn ngàn năm văn hiến, và phát ra thành hành động: hành hạ một cô người làm dòng dã 14 năm trời, lần này hình như cộng đồng chẳng ai biết hết, vì chẳng có ai báo cáo!
Khi thấy Gấu quá đau đớn bà chị ruột bèn an ủi, lúc đó, "phong trào" em ạ, chẳng ai muốn như vậy!

Báo động đỏ

Sau nhiều lần chứng kiến cảnh cô gái bị hành hung, 11h trưa 20/10, bà Bình thuê xe ôm đến đón em Bình đi trốn và đưa em đi bệnh viện chữa trị.
Nguồn
Ui chao, Gấu đã từng gặp một bà Bình như vậy, lần từ Hà Nội về làng, năm 1954, khi bà chị ruột, dân công tải đạn tham dự chiến dịch Điện Biên, trở về. Gấu gặp một bà già, chào hỏi xong xuôi, bà đi, nhưng, chừng vài bước, bà vội vàng quay lại, nói nhỏ vào tai Gấu: Cháu học ở Hà Nội về, ai bảo sao làm vậy, nhớ nghe cháu!
Hơn nửa thế kỷ sau, trở lại, cũng là vì bà già. Gấu muốn tìm xem, liệu còn một người nào giống như bà, ở  Miền Bắc.
Lần đó, Gấu về, là cũng để test coi, liệu có sống nổi không. Học Hà Nội, là do bà cô nuôi. Bà me Tây, theo chồng về Pháp, Gấu đến sống nhờ gia đình một người bạn cùng lớp. Thấy khó sống quá, Gấu về làng, gặp chị, coi tình hình. Được năm bữa, nửa tháng, nghe bà chị than, một chị, một em, mà sao khó sống quá, thế là Gấu nghĩ thầm, để em đi Sài Gòn, nhường phần ăn cho chị, chỉ có cách đó, thì cả hai cùng sống.
Thế là Gấu về lại Hà Nội, xuống Hải Phòng, lên tầu há mồm, ra Vịnh Hạ Long, lên tầu Đệ Thất Hạm Đội, vào Nam.
Nhớ hết, chỉ quên có cú xịt thuốc DDT khi lên tầu!
Cám ơn bạn ta, nhắc nhỡ Gấu!

Nhân tiện, xin giới thiệu, bài của Nguyễn Tường Thiết, con Nhất Linh, về chuyến trở lại Đất Bắc của ông:
Một trăm ngọn nến

Cầm quân cầm quần và bị cầm miệng
Nguồn

Đã đến lúc những người đang lãnh đạo ở RSF hãy xem lại tôn chỉ, mục tiêu đề ra ban đầu khi thành lập để cứu vớt "con thuyền" RSF đang tới độ chìm dần.
Nguồn
Bài này, được talawas đưa vô Spectrum, Gấu tò mò đọc. Chuyện tờ CAND tố cáo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Chửi dữ lắm, cũng là bình thường, tuy nhiên, thật khác thường là câu kết luận, trên. Nhất là cụm từ "con thuyền" được để trong ngoặc.
Phóng viên không biên giới  gợi nhớ Y sĩ không biên giới; cái tên này làm bật ra "con thuyền", hay một con tầu cho Việt Nam: Con tầu cứu người vượt biển, mà tổ chức này đã từng thành lập.
Cả một bài chửi dữ như thế, chỉ để gài vô hai chữ "con thuyền", thế mới thú chứ!