Nhật Ký
|
La poésie entre la guerre et le camp
Bài
phỏng vấn này, Gấu được bạn Ngô Thế Vinh gửi cho, khi vừa ra ngoài này
ít lâu,
chừng 1996-97.
Sau
qua Paris,
1999, được Kiệt Tấn cho cả toàn tập, bản copy từ bản của Le Huu Khoa
tặng ông.
Gấu
đã từng nói chuyện với nhà thơ về bài phỏng vấn trên. Cái tít Thơ giữa chiến
tranh và trại tù, như thế, ông đã từng biết
Không hiểu cái tít KINH
NGHIỆM SÁNG TÁC TRONG TÙ ông cũng đã từng biết?
Chim thiêng hót lời mệnh bạc
TRINH CONG SON
L'oiseau sacré chante le destin tragique
Connu avec Pham Duy comme
l'un des deux plus grands
compositeurs du Vietnam
actuel, Trinh Cong Son se veut avant tout poète et chante « les rêves
en ruines
de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son peuple mais
aussi
l'éphémère de l'amour et de la beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas
sa
méditation sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de
fractures né du passage des guerres offrent un fond de
réinterprétations
extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme.L'évidence esthétique du
texte
fait corps avec l'inexistence de l'être.
Ta về như bóng ma hờn tủi
SANS NOM*
Je reviens comme un fantôme humilié...
Tác giả của bài thơ này là
một thi sĩ đã có một ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống văn học tại Nam
Việt Nam trước 1975. Ông đã bị bắt tù nhiều lần, và hiện được coi là
một trong những nhà văn bị đối xử một cách phi nhân nhất bởi chế độ.
Những bài thơ hiếm hoi của ông được lưu truyền một cách thận trọng ở
trong nước, và ở Tây Phương, và nó tạo nên, bằng sức mạnh của chứng
tích, một cái khung vững chắc, cho sự sống còn của hồi ức, của một dân
tộc, đã đánh mất chính nó, ngay từ những giờ phút đầu tiên của chế độ
toàn trị.
Lệ đá xanh
Tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
Larmes les cailloux verts
Je sais qu'il existe des gens qui pleurent seuls
sans s'arrêter une seule minute
ces gens pleurent mais leurs larmes
ne quittent pas leurs cœurs
connais-tu ces larmes
ce sont les cailloux verts
Nguồn
Có một thứ hoài nhớ đếch
dính dáng gì tới Lịch Sử, cái thời mà chúng ta ngu ngơ, dại khờ, cù
lần....
Hố thẳm nghĩa là gì?
Đọc hồi ký của NVT, post lại
trên trang của THD, với một cái
note, post lại không có nghĩa là đồng ý với tác giả, cho thấy có cái gì
lộm cộm
ở đây.
Những hồi ức kiểu như của NVT, đúng ra, chúng phải biến
thành tro than, cùng với cuộc phần thư của VC vào năm 1975 rồi.
Đâu có khác gì những hồi ký của mấy ông tướng VNCH.
Gấu chưa từng gây sự, hay cà khịa với ông NVT lần nào. Cũng
biết một vài chuyện về ông, nhưng người trong cuộc chẳng thèm để ý, mắc
mớ gì
tới Gấu, mà lôi ra?
Do NVT nhắc tới PCT, khiến Gấu nhớ tới Hố Thẳm của Tư Tưởng
của PCT.
Đâu có cần đến NVT viết hồi ký, độc giả Miền Nam
mới biết
đến một PCT ai cũng chửi. Gấu này cũng đã bị mắc hợm ông một lần, khi
đọc ông
chê Simone Weil, khiến Gấu đâm coi thường Bà, dù chưa từng đọc, chỉ mãi
đến khi
ra hải ngoại, mới may mắn gặp được, qua Steiner giới thiệu.
Nhưng như vậy mà hay. Giả như gặp trước, chưa chắc đã đọc
nổi Bà.
Làm sao có cơ may quen được 'đệ tử' của Bà?
Giữa hai ông NVT và PCT, nếu nói về tài năng, và nếu phải
chọn, chắc là Gấu sẽ bỏ phiếu cho PCT. Vì nhửng gì của chính ông, do
ông viết
ra, chứ không phải đi cóp nhặt của người khác, rồi chửi toáng lên.
Ông này cũng đã từng phạng Gấu, về cái thói quen, từ tiệm
sách Xuân Thu bước ra, mắt dính vào tờ L'Express đang mở rộng, nách kẹp
một
cuốn Livre de poche, bước vài bước, là tới Quán Chùa, lấy cái trán đẩy
cái cửa,
rồi tới cái bàn quen thuộc của mình. Đấy là cảnh thường xẩy ra vào buổi
chiều,
khi tan sở.
*
Những tác phẩm của Sartre lão hoá một cách khủng khiếp.
Llosa viết về Sartre.
Chúng ta cũng có thể nói như vậy, về những tác phẩm của NVT,
một thứ phó sản, từ Sartre mà ra.
Mần thơ ở
Sài Gòn
Biểu hiện lụi
tàn
Chẳng có một xứ sở nào đã luyện
được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình
như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh
hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều
này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong
suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người
thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết
những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert
và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho
họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ
có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân
tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi,
rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà
vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
Thư nhà
Liệu, sự giống nhau của VC và Liên Xô - huỷ diệt linh hồn
của dân mình - khiến VC mê văn chương Liên Xô?
Lớn quá! Sang trọng quá!
Lukcas
và tờ hợp đồng với Quỉ
Trong phê bình
văn học, không có đất hứa, của sự kiện đã được an bài, không cõi không
tưởng, của điều xác thực. Ngay tự bản chất, phê bình là cá nhân, riêng
tư. Chẳng thể có chứng minh, chứng cớ hài hòa. Dụng cụ chính xác nào
cho thấy dòng thơ thần thoáng qua đầu Housman, ngoài chòm râu của nhà
thơ rung rinh đúng vào lúc đó?
Giải thích hiện tượng hơi bị vồ vập
thái quá, nhà văn miệt
vườn Miền Nam nước Mỹ, William Faulkner, ở hải ngoại, nhất là ở Pháp và
Mỹ Châu La
Tinh, Llosa giải thích: "Ông ta chỉ cho những tiểu thuyết gia, làm thế
nào
tái tưởng tượng thời gian, chính nó, ở bên trong những bờ ngăn, của một
bản
văn." [He showed novelists how to reimagine time itself within the
boundaries of a text]. Những nhà văn, thật đa dạng, thí dụ như Camus,
Sartre,
và Malraux (hay như Gabriel Garcia Marquez, vinh danh Faulkner qua
những cuốn
như Mùa Thu của vị Trưởng Lão), họ đều tìm thấy ở Faulkner một đường
hướng để
tái suy nghĩ [rethinking] về bản chất của giả tưởng.
*
Theo Gấu, phải đọc Nguyễn Ngọc Tư, theo đường hướng tương
tự, như trên, về cái gọi là bản chất của tự sự, tính tự sự, the
narrative, gắn
liền với ruộng đồng, sông rạch Miền Nam, khác hẳn thứ văn chương không
thể bứt
ra khỏi bờ tre, bờ đê, bờ ruộng, của vùng đồng bằng sông Hồng đã kiệt
cạn mầu
mỡ. (1)
(1) Bạn nào rảnh rang, nhất là mấy
đấng học sinh, sinh viên,
có thể nghiên cứu thêm và so sánh, tính tự sự trong văn chương đồng
bằng sông
Hồng, mà những tác giả của nó, cứ viết được một câu là ngưng lại để
giải thích,
sợ độc giả ngu, không hiểu, hoặc để be bờ, câu này là của tao, thửa
ruộng này
là của tao, cấm trâu hàng xóm vô cầy... với dòng tự sự của Miền Nam,
giống như
đồng ruộng, sông rạch, kênh.. ở những tác giả như Nguyễn Ngọc Tư,
hay Mai Ninh,
trong Mưa Mùa Xa, có thể đọc thêm, thí dụ Gérard Genette,
Figures I-III chuyên bàn về narative discourse.
*
Đây là một thực tế hiển nhiên, chứ không phải cường điệu.
Bởi vì rõ ràng là, làm gì có cái gọi là sự giản dị, thoải
mái, hồn nhiên ở trong Cánh Đồng Bất
Tận?
Vả như giản dị, thoải mái, hồn nhiên, nhưng không hướng về
đạo [nghĩa] Cộng Sản, thì sao đây?
10 Questions
[Thời Báo, Time, July 2, 2007]
Năm năm trước đây, những phần tử cực đoan đã sát hại Daniel, ký giả,
chồng Mariane Pearl, tại Pakistan.
Bây giờ nữ tài tử Angelina
Jolie đóng vai bà, trong một phim mới ra lò, A Mighty Heart, dựa trên
cuộc tình bi thương của họ.
-Sau
cái chết của ông chồng, mục tiêu của bà ở trên đời có bị thay đổi?
Natasha Landkamar, Paris
Tôi nghĩ, không thay đổi. Đó là thành tựu chính của tôi. Những điều như
vậy xẩy ra cho bạn, và những người làm bạn đau đớn, họ hy vọng điều đó
sẽ
thay đổi mục tiêu, purpose, của đời bạn.
Một phần của 'sự trả thù' của tôi là, mục tiêu của đời mình sẽ chẳng
thay đổi - không phải tôi sống như thế nào, nhưng mà là việc làm của
tôi, và cách nhìn của tôi, cách tôi tới, với cuộc đời.
*
Bà này bảnh thật. Gấu chịu thua.
Sau khi thằng em trai Gấu mất,1967, tiếp đó là những khủng hoảng trong
gia đình, Gấu tiêu luôn, và chỉ tỉnh cơn "hôn thụy", coma, [chữ
của Tô Thùy Yên, khi dịch Malraux], khi tới trại tị nạn Thái Lan, vào
năm 1990.
|
|