*
Nhật Ký









*
[Độc giả Tin Văn tặng]

Bò Cạp của James Bond (1)
hay
 Con Bọ của Kafka?
Nguồn
(1) Trong Dr. No, hình như vậy.

Má lỡ lấy tiền của thằng cha chệt đó rồi!
Thời gian ông viết cho điện ảnh đã cho ông ý tưởng, người Mỹ đã bắt một nhà độc tài Mỹ châu La tinh phải đem biển cả trả cho họ, thay cho những món nợ còn thiếu, trong Mùa Thu của Trưởng Lão (L'Automne du Patriarche).
Tình yêu và những quỷ dữ khác


Vào năm 1943, những nhà hóa học tại Harvard kiếm ra một cách đơn giản, và rẻ, để nén dầu hỏa thành bánh. Chẳng những dễ thẩy, ném, như những cục lửa, không bị chảy thành từng giọt mà còn tiện lợi, khi cục lửa đó bám cứng vào những đồ vật, đối phương. Cái bánh này sau đó, được gia công, với những phụ gia như muối coprecipitated aluminium, a-xít naphthenic and palmitic, và trở thành cái gọi là bom lửa, bom na-pan.
Xuất chiêu lần đầu, vào năm 1944 trong cuộc đổ bộ Normandy, sau đó được quân đội Mẽo thử sử dụng với đối phương Nhật bổn, rồi được nhà nước Hy Lạp cho Cộng Sản nếm thời gian 1946-49, được lực lượng UN dùng tại Korea, rồi Pháp, tại Việt Nam, nhưng nó chỉ trở thành nổi tiếng [tai tiếng?] cùng với người Mẽo tại Việt Nam.
Na-pan là một trong những điều đầu tiên mà cái tít cuốn sách của Denis Johnson làm chúng ta nghĩ đến, Cây Khói.
Hãy nghĩ đến xen mở ra Tận Thế là Đây....

Điểm Sách London đọc Cây Khói


Bọ chữ


Faulkner: Nhà văn tuyệt đối
Đúng là thầy nào trò đó!
*

Gấu biết Faulkner qua Sartre, chắc hẳn thế, khi đọc ông viết về Âm Thanh và Cuồng Nộ, và sau đó, thuổng một đoạn, khi viết về Nguyễn Du, trong bài gián tiếp trả lời Nguyên Sa, khi Gấu này phạng ông: Đọc [tập truyện ngắn] Mây Bay Đi, thấy Nguyên Sa là một nhà văn dễ dãi và sung sướng.
Tại sao cái cửa mở sang vườn Thúy, lại bị đóng chặt lại mãi mãi, chỉ vì một tên 'xưng xuất, là thằng bán tơ' (1)
(1) Why is the first window that opens out on this fictional world the consciousness of an idiot: Tại sao cánh cửa thứ nhất mở ra thế giới giả tưởng này lại là ý thức của một tên đần độn?
Sartre: On "The Sound and the Fury": Time in the work of Faulkner
[bản tiếng Anh]
Đọc, trong tiềm thức, vẫn lăm le, tìm cho ra một ông thầy của mình, như ông anh nhà thơ căn dặn: Đọc, đọc, đọc, rồi thể nào cũng tìm ra được ông thầy của cậu, và cùng với ông thầy, là dòng văn, cách viết... của cậu.
*
Faulkner, thiên tài biến khoảnh vườn nhỏ bé của ông trở thành phổ thông. Thế giới thu lại vào trong lòng bàn tay. Phải nhìn thấy, vào một ngày đẹp trời, me-xừ Patrick Besson, trong toa xe điện, chúi mắt chúi mũi vào trong cuốn “Absalon, Absalon!”, mà nhìn kìa, trong túi của ông ta còn thò ra cuốn “Lương lính”, thì tôi bèn hiểu liền tù tì, không phải sư phụ, mà ông ta đã gặp Thượng Đế của ông ta rồi.
"Faulkner, là Balzac miệt vườn: này da, này thịt, này đất, này cát, này cánh đồng bất tận, này đàn vịt... tất cả đều cụ thể và duy vật, cùng lúc, thiêng liêng thần thánh. Tôi gặp sư phụ hơi muộn, khi đã nửa đời người; và thế là xong, thế là tạ ơn Trời! Thật khó mà bị ảnh hưởng bởi ông ta, và nếu bị rồi, thật khó mà thoát ra khỏi. Đây là nhà văn lớn lao nhất thế giới”. Tuy nhiên, đã từng có nhà văn, thí dụ như William Styron, ông này cũng đâu phải thứ thường, tác giả của, thí dụ, Sophie’s Choice, [Sự chọn lựa của Sphie], đã từng thú nhận, ông viết “La Marche de Nuit” [Hành quân đêm] là để thoát ra khỏi sự trù yếm của thiên tài Faulkner. Angelo Rinaldi nhìn nhận, ông tìm lại được quê đảo Corse của ông ở trong cái chát chúa vùng Mississipi, miệt vườn của Faulkner. “Rượu, sự tàn nhẫn, cục cằn, con heo, cơn động dục, bị đè nén đến tẩu hoả nhập ma, tất cả đều có trong Lửa Tháng Tám, một trong những cuốn tiểu thuyết lớn lao nhất đã từng được viết ra”, ông vinh danh sư phụ, trước khi hơi xuống giọng một tị, nhưng hoá ra lại càng vinh danh Thầy hơn thêm, khi nhắc tới “Những Cây Sồi Dại”: “khủng khiếp, ấy là nhờ viết hỏng!” Làm sao quên nổi cái xen, đôi tình nhân chia nhau hộp đậu!
*
Trong những đệ tử Faulkner, Gấu đặc biệt nhất, theo nghĩa, chỉ một mình Gấu đọc ra lời phán của sư phụ:
"Cái thằng bé mắt lác, ăn trộm khoai nơi đồng làng Thanh Trì, Thanh Lạng, bỏ chạy Miền Bắc là mi đó, chứng kiến, cuộc ăn cướp kia, rồi đi tù, rồi chạy thoát một lần nữa, đúng là đệ tử y bát của ta!"
Bởi vì chỉ mãi tới giờ này, Gấu mới hiểu ra, trong tất cả các tác phẩm của Faulkner tại sao Gấu lại chọn cuốn "Absalom, Absalom!"?
Không phải Gấu chọn sách, mà là sách chọn Gấu!
Đẩy lên thêm một nấc nữa, chính Faulkner chọn Gấu làm đệ tử y bát!
Thế mà thảm thay, chẳng đẻ ra được một cuốn tiểu thuyết nào trả ơn Thầy!
*
Đoạn mở ra Absalom, Absalom!, là, trước khi lên đường vô Đại Học, anh chàng Quentin được một bà NNT nào đó, kêu ghé nhà bà để bà kể cho nghe câu chuyện về một miền đất..
Chính cái đoạn mở ra đó bắt gặp Gấu, và tóm liền, không tha!


Champion of ambiguity

  • Guardian, Monday March 20 2006
  • Terry Eagleton
Samuel Beckett was an artist with so jaundiced a vision of human existence that he managed to be born not only on Friday the 13th, but on one that coincided with Good Friday. Later, he would allude to the day of Christ's death in an immortal quip in Waiting for Godot: "One of the [Calvary] thieves was saved. It's a reasonable percentage." This year's calendar to celebrate...
*
Gấu lại nhớ đến cái vụ lùi ngày tới Thái Lan, để không trùng với ngày sinh của Bác!
Biết đâu, do Beckett xui khiến. Bởi vì chính ông cũng chọn ngày ra đời cho mình: Không chỉ là Thứ Sáu 13, mà phải trùng với Good Friday!
*
Một thằng Gấu được cứu thoát, vậy cũng đủ rồi!
Có lẽ Nguyễn Quốc Trụ không để xảy ra cái cảnh như người Việt thuở ấy, không, chắc ông cứu được ‘địa linh nhân kiệt’. Hẳn là thế.
Đáp lời NQT
*

Gide được Nobel, cho kịp, trước khi chết. Còn Camus?
Phản ứng đầu tiên của ông: Malraux chứ, sao lại tôi?
Liệu mấy ông Hàn, cũng cảm thấy, cho nó mau lên, không nó bị sao quả tạ giáng xuống bi giờ?

« Lorsque Camus reçoit, en 1957, à l’âge de 44 ans, le prix Nobel, sa première réaction publique sera pour proclamer: "C’est Malraux qui aurait dû l’avoir." » (1)
« Les jurés du prix Nobel ont-ils eu la prescience que leur jeune lauréat mourrait trois ans après ? »
« Il avait 44 ans, le plus jeune lauréat après Kipling, lorsqu’un accident de voiture sur une route déserte, droite et sèche ne mit un terme à une vie lumineuse et mutila ainsi un destin. »
Y aurait pas comme un problème dans cette dernière phrase — pas seulement grammatical ou stylistique s'entend ?
*
Ui chao sắp đi rồi, lèm bèm vài hàng, trong khi chờ Godot.
(1) Câu của Camus, theo tờ Match, trong tháng tưởng niệm Camus [Dec], là: Tôi ngạc nhiên khi được tin. Nếu ở chỗ ban giám khảo, tôi chọn Malraux.


Câu hỏi: Xin ông cho biết ông nghĩ sao về chế độ của VN bây giờ, và có phải ông có ý định cộng tác với cộng sản VN để thực hiện nghị quyết 36?. Xin ông vì lương tâm và phẩm giá người cầm bút thì nên trả lời rõ ràng, còn ngược lại nếu ông có ý định bán rẻ thì khỏi cần phải trả lời, tôi chỉ là đứa trẻ đáng con cháu của ông chỉ mong ông cho vài lời bổ ích, xin cúi đầu kính chào. (Nam Phan - Cần Thơ)

Trả lời: Thưa người bạn trẻ, nếu bạn không phải là người sinh sau năm 1975 thì tôi sẽ không trả lời câu hỏi này. Tôi vẫn nghĩ, tôi không có bổn phận phải chứng minh với bất cứ ai rằng, tôi thế này hay tôi thế kia. Từ lâu, tôi đã có ý nghĩ, đi ra từ di chúc của cố văn hào Nhất Linh, rằng: 'Chỉ có lịch sử văn học sau này mới đủ thẩm quyền để xét định đời tôi.' Nhưng tôi là người rất trân trọng những người trẻ quan tâm tới văn học, dù trong hay ngoài nước. Đó là lý do bạn sẽ đọc phần trả lời sau đây của tôi. Tôi tin bạn sẽ không dành cho tôi câu hỏi này, nếu bạn biết rằng:
Tôi từng bị đài phát thanh mặt trận giải phóng kêu án từ hình khiếm diện, trong buổi phát thanh ngày 17 tháng 4 năm 1975.
Cho đến bây giờ tất cả tác phẩm của tôi đều chưa được nhà nước chính thức giải tỏa lệnh cấm lưu trữ và cấm lưu hành.
Tôi từng về thăm gia đình tôi ở Việt Nam. Và bạn có biết rằng tôi đã từng bị công an hỏi cung.
Tôi mong những trả lời chân thật vì lòng quý tuổi trẻ nơi tôi giúp bạn tạm hài lòng.
Du Tử Lê
Bạn ta vừa thoát chết, bèn làm một chuyến giang hồ, một tour văn học, từ Nam ra Bắc, gặp gỡ bạn thơ trong nước, bàn chuyện giao lưu hòa giải, liệu do đó mà nhận được câu hỏi này chăng?
Về Nhất Linh, có thể bạn ta không hiểu rõ tại ra làm sao mà ông lại di chúc như vậy.
Nhất Linh đã từng chống VC, phải chạy sang Tầu, rồi chống Ngô Đình Diệm, cùng với Phật Giáo.
Vụ Nhất Linh chống VC, thì có vẻ như lịch sử đã đồng ý với ông, sau khi lịch sử chứng kiến vụ ăn cướp Miền Nam. Nhưng, "như một nhà văn", nhà chính trị Nguyễn Tường Tâm có thể linh cảm thấy, cái vụ chống Diệm có vấn đề, đây là Gấu bói mu rùa; nhưng cũng có thể ông coi đám họ Ngô không có quyền xét xử ông.
Còn những nhà văn nhà thơ chỉ có Thượng Đế xét xử mà thôi, như bất cứ một con người nào khác.
Và như thế, một nhà thơ "lang chạ" như bạn, hãy coi chừng!
Gặp Thượng Đế, là ông ta có đủ hồ sơ, về bao nhiêu cái lang chạ!
[Chữ "lang chạ" này, không phải của Gấu, mà của bạn thi sĩ, tác giả "Thư Gủi Bạn Ta" lừng danh hải ngoại].
*

Một thi sĩ, suốt đời than đời ta thảm quá, làm thơ ăn mày, van nài tình yêu, vậy mà phán thật hách, đời ta để cho lịch sử xử, thì thật xứng đáng với tên Lê Cự Phách. Ông cụ thân sinh quả đã tiên tri ra được lời phán cự phách của ông con!
*
Lịch sử văn học không xét xử ai cả.
Vấn đề là, liệu thơ của bạn có "sống sót" hay không. Và như vậy, phán "Chỉ có lịch sử văn học mới đủ thẩm quyền xét xử thơ tôi", nghe còn được.
Còn đời bạn, thì để cho mấy “thánh nữ” xét xử. Bao nhiêu thánh nữ tất cả, chắc bạn ta cũng khó mà nhớ cho được.
OK?