Nhật Ký
|
Tác giả bỏ ra 10 năm trời để viết:
Việt Nam: Những chân dung từ một Bi Kịch: Cây Khói
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây!
[Hồ Dzếnh: Chiều]
Stalin khốn kiếp hơn
Hitler cả hàng ngàn lần. Nếu những trí thức gia như Heidegger,
và Paul de Man, bị xét xử vì tội phò Nazi, tại sao lũ khốn khóc Stalin
không bị trừng trị?
Mà, quái quỉ thật, chẳng ai để ý đến chuyện này?
Sau những giải thưởng, nhằm thanh toán quá khứ Nazi, có vẻ như, khi
trao cho Lessing, Hàn lâm Viện Thụy Điển muốn vinh danh một "Dương Thu
Hương" của thế giới?
Có thể như thế thực, theo Gấu, và khiá cạnh phản tỉnh này, ở bà,
sẽ lại được giới báo chí trong nước vờ đi. Luôn cả đám bỏ chạy!
Như chính bà Lessing đã từng vờ đi, khi còn tin vào chủ nghĩa Cộng Sản,
như Coetzee nhận xét: Chỉ vì nghĩa cả mà bà đã vờ đi, không
viết gì về sự thực về những gì bà đã nhìn thấy ở Nga, như ít ra, đã
từng có một người dân Nga bình thường sẵn sàng chịu nguy hiểm đến tính
mạng để nói cho phái đoàn biết, những gì họ nhìn thấy chỉ là dối trá.
Bà đâu phải thứ có thớ trong phái đoàn, chỉ phục vụ trong Nhóm Nhà Văn
[Có vẻ như tôi quen sống với một địa vị giả - đôi lúc tôi nghĩ đây là
một điều trù ẻo, ngay từ khi mới ra đời, còn nằm trong nôi - và cái địa
vị, là thành viên phái đoàn trí thức Anh đi thăm thiên đường Nga, là
giả nhất trong mọi cái giả, bà viết 40 năm sau đó.]
Bà còn viết dưới ánh sáng của Đảng, khi được Đảng ra toa, đặt hàng: Tôi
cảm thấy nhục nhã, bây giờ, bà viết trong Tự Thuật. Những tâm tình như thế
đó, đâu có khác gì một Dương Thu Hương của Việt
Nam?
Testament of love
In the popular imagination, Lady Chatterley's Lover is a
period sex romp. But, writes Doris Lessing, DH Lawrence's landmark
novel, created in the shadow of war as he was dying of tuberculosis, is
an invocation to intimacy and one of the most powerful anti-war novels
ever written.
Lessing đọc Người Tình của Phu nhân Chatterley:
Một cuốn tiểu thuyết hách xì xằng, viết ở trong cái bóng của một cuộc
chiến, trong khi tác giả của nó đang ngắc ngoải chờ đi chuyến tầu suốt
vì bịnh ho lao, đúng là một cú nhập hồn nhập vía, nhập thân nhập xác
vào trong cõi phòng the, và là một trong những cuốn tiểu thuyết chống
chiến tranh mãnh liệt nhất, chưa từng có trước đó.
*
Ui chao, phán như thế mới là phán!
Đọc, rồi hãy tưởng tượng cái cảnh anh chàng bộ đội Kiên rứt áo ra đi,
vào Nam, chống Mẽo, đả Ngụy, cứu nước, và em Phương chạy theo. Chạy đến
ga Thanh Hoá, thì tầu hỏa ăn bom Mẽo, em Phương bị một lũ bộ đội Cụ Hồ
bề hội đồng, rồi thì, rồi thì... anh Kiên phán:
Anh có thể tha thứ cho cuộc chiến khốn kiếp, nhưng không thể tha thứ
cho em!
Nên nhớ, trước khi Kiên rứt áo ra đi, để hàng còn nguyên, thánh nữ muôn
đời là thánh nữ, quê quá, Phương đã cảnh cáo:
"Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự
nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó
trong cuộc chiến này".
Mần thơ ở Sài Gòn 2
Giới thiệu thơ Trần Tiến Dũng.
*
Có thể, bài thơ này được làm đúng khi xẩy ra vụ Miến
Điện, nhưng nguồn của nó, chính là vụ nông dân biểu tình, nếu chúng ta
đọc những lá thư gửi BBC của người dân thành phố, trong có một, tả cảnh
tác giả lá thư đi qua hiện trường, đúng lúc mưa, và về nhà run lẩy bẩy,
rồi tự làm ấm người bằng cách đi tắm, thay quần áo ấm, sưởi ấm
thân mình bằng một ly trà nóng, hay cà phê nóng, và tự hỏi, làm sao
những người nông dân, có được những thứ đó.
Gấu đọc bài thơ của TTD, và nhớ ra ngay lá thư trên.
*
Nếu chỉ đọc một bài thơ này, thì nhìn ra hướng thơ nhất
định của thi sĩ, theo Gấu.
Đây là thứ thơ trực tiếp, viết thẳng từ thực tại. Nó còn
làm nhớ tới thơ Vàng Anh, khi bà viết về Sài Gòn, khi ở Hà Nội. Thơ
Vàng Anh viết cho một người, thơ Trần Tiến Dũng viết cho nhiều người.
Tuy nhiên, một, hay nhiều, mà được viết ra, từ tấm lòng thơ, hồn thơ
của mình, thì đều đáng trân trọng.
*
Kéo dài một thứ ánh sáng đã mòn.
Câu thơ kết cho thấy, bài thơ không liên quan tới biến
cố Miến Điện.
Tuy nhiên, nếu đúng như lời giới thiệu của talawas, chính biến cố Miến
Điện khiến bài thơ nằm trong đầu của tác giả bật ra. Nó giống như một
vật xúc tác, trong phản ứng hóa học. Không có không được, nhưng lại
chẳng liên quan gì đến những thành phần tham dự.
Thường ra, những người viết trong nước tránh né làm thơ thẳng từ thực
tại như thế này. Vì tránh né nó, cho nên thơ của họ thường là thứ thơ
xổ ra sự bực bội, bằng thứ ngôn ngữ văng tục, phô bầy sex...
Nhờ mấy blog, những người xa Sài Gòn lại được ngửi mùi thực tại Sài
Gòn. Tuy nhiên làm sao bằng ngửi nó, qua thơ?
Gấu đã từng nhớ đến điên người, mùi bùn, ở cầu Thị Nghè, mà những cơn
mưa đầu mùa của Sài Gòn làm bật lên, nồng, ấm, sặc sụa, như ớt cay, làm
chảy nước mắt.
Thế rồi mùi bùn làm bật ra thơ, và được một ông bạn thơ ở mãi đất Úc,
đọc, và cũng sướng điên lên, nhớ điên lên...
*
Thê lương nhất, là, Gấu này, mỗi khi nhớ Sài Gòn, lại cảm thấy y hệt
như Sebald, khi ông nằm mơ, thấy mình ở Paris, và bị lột mặt nạ, trơ ra
là một tên phản quốc [với Gấu: Phản bội Sài Gòn], và một tên lường gạt,
lừa đảo.
[Once I dreamed, and like Hebel I had my dream in Paris,
that I was unmasked as a traitor to my country and a fraud]
Sebald: Lời Cảm tạ khi nhận chức Ông Hàn
Thử
Lửa
Thảo Trường
Tác phẩm đầu tay, tái bản tại hải ngoại
Trân trọng giới thiệu
Nhưng ông James To Kun-sun,
chủ tịch của ủy ban an ninh Hội đồng Luật pháp của Hồng Kông, nói rằng
tình huống này là "không thể tránh khỏi" cho một xã hội nhân đạo, mặc
dù nó là gánh nặng cho công chúng.
Nguồn
Ui chao, đây chẳng phải là lý do thế giới è cổ chịu đựng gánh nặng hậu
chiến Việt Nam ư?
Cái tay trưởng phái đoàn Canada tại trại tị nạn Thái Lan cũng phán y
chang như vậy, khi nhận Gấu:
Rước mày về chỉ tổ báo hại, nhưng làm sao bỏ?
Tôi tin Đặng Nhật
Minh sẽ làm được điều này : chị Trâm và “bản ngã thứ hai” của chị là
cuốn nhật ký sẽ sống một cách đa chiều, sẽ “ sống được nơi tưởng chừng cạn nước / mà
lặng lẽ nở hoa ”. Đó là cách sống của cây xương rồng trên cát
trắng miền Trung, là cách sống của những người trí thức đã tình nguyện
hiến mình cho cuộc kháng chiến, cho nhân dân mình như chị Trâm.
Nguồn
Ở đây có một nghịch lý, không hiểu những tác giả như Thanh Thảo, Đặng
Nhật Minh, và những ai ai khác.. có nhìn ra không:
Cuốn nhật ký, cuốn phim càng thành công bao nhiêu, thì tội ác của VC
sau 1975 càng nổi bật bấy nhiêu.
*
Thí dụ như tội ác sau đây:
Nguồn
Xã hội Miền Nam ngày trước đâu có đồi trụy tới mức như vậy. Tây Phương
cũng không có.
Những con quái vật này, tiền thân của chúng là những nhân vật, thí dụ,
của Tô Hoài, trong Ba Người Khác.
Đây là hiện tượng cái nắp bị bung ra, con thú sổ lồng, sau những thảm
họa Cải Cách Ruộng Đất, chiếm đoạt Miền Nam...
*
... chị Trâm và “bản ngã thứ hai” của chị là
cuốn nhật ký sẽ sống một cách đa chiều.
Ở đây, lại là một nghịch lý nữa. Nghĩa là, thay vì sống, thì chị Trâm
và "bản ngã thứ hai" của chị sẽ chết cách đa chiều.
Theo nghĩa này, Kundera phán, khi cuộc đời của Kafka, thay vì tác phẩm
của ông, được người săm soi, tò mò... thì khi đó, ông lại chết thêm,
một lần nữa, một cái chết "di cảo"!
Như lính giữa rừng
Phạm Duy:
Ba tuyệt phẩm của Văn Cao
|
|