Nhật Ký
|
From Vietnam with love.
Tks all. Bé Hai
July 29.2007
Trân trọng giới thiệu
HÒA
ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn
Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc email
Hay gửi $US. 25 (bằng
check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
Garden Grove
– CA 92841 USA
Những vòng
đồng ký ức
Nguồn
Note: Gấu đọc và bỗng nhớ
đến Ngoại Ô, Dĩ An và Linh Hồn Tôi,
của Cung Tích Biền, Con Thú Tật
Nguyền của Ngụy Ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu. NQT
*
Tay thương binh trong truyện này, còn làm Gấu nhớ đến... Gấu,
xém chút nữa, cũng thành độc thủ đại hiệp như anh ta, nếu không nhờ
me-xừ Danney, bác sĩ quân y, làm việc tại bệnh viện hải quân Pháp, bệnh
viện Grall, tức nhà thương Đồn Đất, Sài Gòn, lấy tí xụn chân, xụn
háng... đắp
vô khúc xương đã bị mìn claymore thổi bay vào miền hư vô!
Ôi nhát chém hư vô (1):
Cái cảm giác mất cánh tay, nhưng vẫn nghĩ nó còn, đó, khủng khiếp lắm.
Gấu tuy xém mất, nhưng đã kinh qua nỗi bi thương này.
Bữa nào rảnh kể hầu quí vị.
Mà hình như đã khoe khoang rồi, cũng nên!
(1) Một lời nhạc, trong Chuyện Tình
Buồn, an ủi Gấu suốt thời gian ở trại tù Đỗ Hải.
Những "gì gì", "Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn mình trong chăn... ôi
nhát chém hư vô!"... "Anh một đời rong ruổi, em tay bế tay bồng"....
Chả là, trước khi bị tóm, và sau đó, bị tống đi tập trung cải tạo, Gấu,
nhớ cô bạn ngày nào quá, bèn mò về con hẻm cũ..... Chuyện này kể ra
rồi, Gấu Cái đọc, chửi, anh đúng là đồ vô lương tâm....
Phê
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít
của mình, thì hết thuốc chữa rồi! NQT
Hai Trầu & NNT
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không
dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là
vậy.
Nếu viết,
là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó.
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn
của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng
choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Trang NNT
Đọc NNT
Time that
is
intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,
Worships
language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honor at their feet.
Time that with this strange excuse
Pardoned Kipling and his views,
And will pardon Paul Claudel,
Pardons him for writing well.
Thời
gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp,
Thờ
phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng.
Thời
gian với lời xin lỗi lạ kỳ của nó
Đã tha thứ cho Kipling và những quan điểm của ông ta
Và sẽ tha thứ cho Paul Claudel
Tha thứ cho ông ta vì viết bảnh quá.
Auden
Timothy Garton Ash trích dẫn trong bài viết về Grass: The Road from
Danzig
NYRB số đề ngày 16 Tháng Tám 2007
*
Đúng sinh nhật Gấu: 16 Tháng Tám.
Thời gian sẽ tha thứ cho
mi,
Vì mi viết bảnh quá!
Notes on Susan Sontag
("My greatest dream was to
grow up and come to New York and write for Partisan Review and
be read by 5,000 people.") Her trip to Hanoi in 1968. The mini-skirted
babe in the frumpy Upper West Side crowd and her years as the only
woman on the panel. The front-page news in 1982 when, after years of
supporting various Marxist revolutions, she declared that communism was
"fascism with a human face."
Giấc mộng lớn lao nhất của tôi là lớn lên, nhập vào thành phố New York,
viết cho tờ Partisan Review và
có năm ngàn người đọc mình.
Sau khi hăm hở cổ võ cho những cuộc cách mạng Mác xít, là cuộc vỡ mộng
lớn lao nhất: Chủ nghĩa Cộng sản là "chủ nghĩa Phát xít với bộ mặt của
con người."
Gấu,
nhà văn
Nỗi sợ, hết, để dành, không
dám đụng tới đó, sau ảnh hưởng
đến cuộc
tình của Gấu với Bông Hồng Đen.
Gấu không nhận ra điều này, nhưng tay Doãn Dân, nhà văn, đã tử trận,
nhận ra.
Gấu không quen anh, cuốn sách Những Ngày Ở Sài Gòn, anh có được, là do
một người bạn thân của Gấu, thay mặt Gấu, tặng.
Anh đọc, và phán, thằng cha
này tội nghiệp thật, thằng cha này
thảm quá, thằng cha này yếu xìu, khi nó được yêu, nó còn sợ hơn là
không được yêu!
Chỉ sợ mất. Chỉ sợ hết.
Anh ta lôi một đoạn ra để chứng minh.
Quả thế thật.
*
Mùa Hè Miền Nam
là một toan tính khổng lồ, Gấu bây giờ bồi hồi nhớ lại, dù chỉ hai
đoạn cụt thun lủn.
Đặc chất Miền
Nam
của "văn" Faulkner, với những câu dài lê thê, (1) cộng cái nóng
hừng hực của mùa hè Miền Nam.
Được manh nha, liền sau chuyến đi cùng BHĐ lên nhà cô Thu, ở Bình
Dương, và gặp cả đám bạn của BHĐ, từ Sài Gòn cùng hẹn gặp nhau vào dịp
cuối tuần.
Một lũ nhóc. Thảm, chúng nhìn
Gấu thương hại, như có ý hỏi, anh già này sao lạc vô đây?
Gấu đọc lại và nhận ra, đây là một hoá thân của
Gấu, vào một anh chàng Miền Nam, đứa em trai của cô Thu, bạn học BHĐ.
Anh chàng này, mê BHĐ, có lần đánh bạo hỏi, chị có bạn trai chưa. Nói,
có rồi. Mới dán con tem lên, nhưng chưa có đóng dấu.
Anh chàng nói, gỡ
ra mấy hồi.
Đọc lại, Gấu bồi hồì, không thể nghĩ, có những ngày Gấu mê... Faulkner
đến
như vậy, vậy mà cuối cùng, chẳng có một cuốn tiểu thuyết nào lận lưng.
Mùa Hè Miền Nam quá
xứng đáng, để mở ra một cuốn truyện dài!
Hay là bi giờ, bắt đầu?
*
(1) Câu văn của Kafka cũng dài lê thê: "The style [of The Next Village ]... is the
characteristic Kafka-like interminable sentence containing parenthetic
digressions and seeming never to want to end. Like life itself which it
comprehens, this sentence is labyrinthine and at the same time lucid,
abstract, yet concrete, a realistic determination without pathos".
[Tạm dịch: Văn phong [của Làng Kế Bên] là đúng kiểu Kafka, dài lê thê,
với những trật đường rầy, và có vẻ như chẳng muốn chấm dứt. Như cuộc
đời, chính nó, mà câu văn cưu mang, đồng cảm, câu văn này tựa mê cung,
và cùng lúc, trong sáng, trừu tượng, tuy nhiên cụ thể, đúng là một
quyết tâm hiện thực, chẳng cần thống thiết]
Johannnes Urzidil: There goes Kafka,
nguyên tác tiếng Đức. Bản tiếng Anh của Harold A. Basilius [nhà xb
Wayne State University,1968].
Claude Simon, nhà văn Tây, Nobel văn chương, đẩy văn phong Faulkner
thêm lên một bực nữa, với những câu văn giống như những đường hầm,
những tuyệt lộ.
Sở dĩ văn Việt Nam, câu ngắn, là muốn giữ dạng "nói" của ngôn ngữ. [Tất
cả mọi cách viết đều có tính đóng lại, và tính này xa lạ với ngôn ngữ
nói: Toutes les écritures présentent un caractère de clôture qui est
étranger au langage parlé. Roland Barthes: Không độ của cách viết. Le Degré zéro de
l'écriture. Écritures politiques.]
Theo nghĩa đó, chúng ta chưa có văn viết!
*
Làng kế bên.
Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy
đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện
này: làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm
rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại - bỏ qua những tai nạn -
một đời thọ như thế, hạnh
phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như
vậy."
Bản tiếng Anh: The next village.
My
grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking
back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely understand,
for instance, how a young man can decide to ride over to the next
village without being afraid that – not to mention accidents – even the
span of a normal happy life may fall far short of time needed for such
a journey".
*
Urzidil, trong There
goes Kafka, đã sử dụng ngụ ngôn thứ 80 trong Đạo Đức Kinh, của Lão Tử, để giải
thích Làng Kế Bên. Ông dành
một chương để viết về nó: The Realm of
the Unattainnable: Cõi của Sự Không Thể Nắm Bắt , Không Thể Tới Được.
*
Khi chiến tranh xẩy ra, Graham Greene [1904-1991] làm Bộ Ngoại Giao,
rồi làm mật vụ, phục vụ Nữ Hoàng, nhân viên MI.6, bí số 59200. Đệ tử
Kim Philby. Tay này sau phản bội nước Anh, và chạy qua Liên Xô.
Trò gặp lại thầy ở Moscow, mãi sau đó.
Thầy biểu trò: "Graham, cấm lời bàn Mao Tôn Cương [pas de commentaire]."
-Em chỉ hỏi thầy một câu thôi: "Thầy bi giờ nói thạo tiếng Nga chưa?"
(1)
*
Ôi chao, đọc tới đây, Hai Lúa bất giác lại nhớ đến câu, một em út Bắc
Kỳ chưởi cái thằng Bắc Kỳ di cư 1954 là Hai Lúa, hơn nửa thế kỷ sau, về
lại Hà Nội:
-Anh là người Nam, sao bầy đặt nói giọng Bắc? Hay ho gì cái giọng Bắc?
Lạ một điều, cô gái rất là bực vì chuyện này!
Chính thái độ bực tức của cô gái làm khổ Hai Lúa, mỗi khi nhớ lại.
*
Ui chao, Gấu như nhìn thấy, cái nhìn bực mình, dò hỏi, ngay lần đầu gặp
BHĐ, khi cô bé chỉ mới 11 tuổi:
-Nè, coi chừng lầm, anh yêu tui hay là yêu Hà Nội?
Nhà Hội
Con tầu rền rĩ, khi tớ trở
lại vùng biển Bắc Cực, nơi có những trại tù gulags. Đ.M. Tha lỗi, tớ
văng tục. Đó là điều dơ dáy cuối cùng mà một thằng già 85 tuổi còn có
thể làm được. Và bạn còn phải nghe nhiều, về những điều còn tục tằn hơn
thế nữa.
Bạn biết, tớ là anh hùng
trong cuộc chiến Yêu Nước, tớ bị án tù 10 năm ở Norlag, sau đó chỉ ít
lâu. Bạn không biết, tớ đã từng "làm thịt", "đưa em vào Hạ", rất nhiều ghệ Đức, năm 1945. Hãnh
diện? Không. Xin tha thứ? Cũng không. Đó là một cách ở đời. Lính tráng
mà. Ghệ mà. Chúng tớ
hiểu luật chơi.... Tớ không thể nào chịu nổi, có một em sờ sờ ra đó, mà
lại không chịu làm ăn, không chịu chiếm đoạt. Không chịu tỉ tê, hỏi coi
em đã từng đụng trận ra làm sao. Bao nhiêu trận rồi, bao nhiêu thằng đi
qua đời em rồi.... ấy vậy mà, khi thằng em của tớ đến trại, tớ như đứng
tim, khi nghe nó nói, Zoya bi giờ là vợ của em.
|
|