|
Northern
Lights and Fire
Rainbow over Yellow Knife Canada.
Chi xuat hien mot vai ngay cuoi nam o Bac Canada. TV
Faulkner trả lời phỏng vấn, The Paris
Review
The Sound and the Fury. I
wrote it five separate times, trying to tell the story, to rid myself
of the dream
which would continue to anguish me until I did. It's a tragedy of two
lost
women: Caddy and her daughter, Quentin. Dilsey is one of my own
favorite
characters, because she is brave, courageous, generous, gentle, and
honest.
She's much more brave and honest and generous than me.
Beware of Pity
Hannah Arendt and the power
of the impersonal
Hãy coi chừng lòng thương hại
Hannah Arendt và quyền năng của sự vô ngã
In
1999, the Croatian novelist Slavenka
Drakulić visited The Hague to observe
the trials
for war crimes committed in the former Yugoslavia. Among the
defendants
was Goran Jelisić, a thirty-year-old Serb from Bosnia,
who struck her as “a man
you can trust.” With his “clear, serene face, lively eyes, and big
reassuring
grin,” he reminded Drakulić of one of her daughter’s friends. Many of
the
witnesses at The Hague shared this view of the defendant—even many
Muslims, who
told the court how Jelisić helped an old Muslim neighbor repair her
windows
after they were shattered by a bomb, or how he helped another Muslim
friend
escape Bosnia with his family. But the Bosnian Muslims who had known
Jelisić
seven years earlier, when he was a guard at the Luka prison camp, had
different
stories to tell. Over a period of eighteen days in 1992, they
testified,
Jelisić himself killed more than a hundred prisoners. As Drakulić
writes, he
chose his victims at random, by asking “a man to kneel down and place
his head
over a metal drainage grating. Then he would execute him with two
bullets in
the back of the head from his pistol, which was equipped with a
silencer.” He
liked to introduce himself with the words “Hitler was the first Adolf,
I am the
second.” He was sentenced to forty years in prison.
Anh ta thích tự giới thiệu về mình: Hitler là Adolf thứ nhất. Tớ, thứ
nhì.
Trân
trọng giới thiệu tác
phẩm mới nhất của Thảo Trường
Rừng
Tràm
Note: Chúc PCL chóng
lành
bịnh. Thăm NN. NQT & Tin Văn.
Ui chao lại nhớ lần tính dự đám cưới của hai bạn. Xong xuôi hết rồi,
thì xẩy ra dịch SAR! Tiếc quá! NQT
Nếu kể cả thời gian tá túc trên VHNT, thì Tin Văn cũng được 10 niên.
Rồi lại... 10 niên
nữa?
Thềm nắng
sau lưng
Note: Đọc, nhớ
NNT hồi đầu, hồi mới viết, NNT của Một
Mối Tình.
Nhưng còn làm nhớ đến truyện
ngắn Nội
Cỏ Của Thiên Đường của John
Steinbeck
*
Có con thuyền đã
buông bờ
Lâu rồi
mới viết chuyện tình
Nguyễn Ngọc Tư
Đàn bà, hễ mũi xấu
thì mắt
đẹp, mắt mũi xấu thì miệng đẹp, mặt xấu thì dáng đẹp, người xấu tâm hồn
đẹp.
Bằng cách này hay cách khác, họ cứ phải đẹp. Lúc giận cũng đẹp. Nho
nghĩ vậy,
trong lúc chạy xe theo chở Bế đi chợ.
Những
đứa con của trí tưởng
Phi Châu
Truyền Kỳ
Ryszard
Kapuscinski, widely
regarded as the greatest journalist of the twentieth century, died in
January
this year. Virtually the last sentence he wrote was the one that
concludes this
volume of memoirs. It is a description of the receptionist at a hotel
in Bodrum, Turkey,
the modern name for the ancient town of Halicarnassus,
where the ancient Greek historian Herodotus was born. As she greeted
the ageing
Pole, the “black-eyed” young Turk’s smile was professionally polite,
but
“tempered by tradition's injunction always to maintain a serious and
indifferent mien toward a strange man”.
Kap
được nhiều người coi là nhà
báo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, chết tháng Giêng vừa rồi [2007]. Cứ kể
như câu
văn chót ông viết, là câu đóng lại tập chót cuốn hồi ức này của ông.
Câu văn tả
cô tiếp tân của một khách sạn ở Bodrum, Thổ nhĩ kỳ, tên mới của thành
phố cũ, Halicarnassus,
nơi sử gia
Hy Lạp thời cổ đại Herodotus sinh ra. Mặc dù lịch sự có thừa, đúng dân
nhà
nghề, nhưng nụ cười của cô thiếu nữ Thổ mắt đen lay láy vẫn phảng phất
sự khinh
khi, rè bỉu, lãnh đạm, đúng theo truyền thống, đối với một “người dưng”.
*
Đúng là một câu văn của một
tay điểm sách nhà nghề, trên tờ báo văn học số 1 của thế giới. Lịch sự
có thừa,
nhưng gói gém tất cả những gì bài viết sau đó sẽ mở ra.
1.
Herodotus là thầy của Kap.
2. Vẻ lãnh đạm truyền thống này, cũng là vẻ lãnh đạm truyền thống, của
những xứ sở mà Kap viết về họ. John Ryle, trong bài điểm cuốn Bóng Mặt Trời xác nhận điều này:
"Tác phẩm của ông không được nhiều độc giả Phi châu đón nhận, và họ, cả
học giả, lẫn ký giả, thì đều hồ nghi sự chính xác của nó".
3. Sự tiếp nhận của Tây phương,
cũng dè dặt. Đây là nói về tác phẩm
The Emperor của ông, vẫn theo John Ryle. Bởi
vì "hai lần dè dặt" đối với nguồn, [awareness of its doubly
exotic origin]: Một cuốn sách viết về một xứ sở xa vời, và được viết
bởi một tác
giả cũng vời xa không kém, một "rara avis" [a rare or unique
person
or thing, nhân vật độc nhất], một bậc thầy, bề ngoài, của một thứ
ký giả mới của Tom Wolfe, từ bên trong
thế giới CS bò ra.
*
Kapuscinski, phóng viên kiêm
gián điệp, và do đó cần phải bị đánh giá thấp đi? Graham
Greene hay
John Le Carré thì không như vậy, bởi vì gián điệp của cộng
sản thì tồi
tệ hơn gián điệp của không cộng sản? Le Carré khi viết The Spy Who
Came
from the Cold đang làm nhân viên ngoại giao kiêm gián điệp ở Tây
Đức,
chính mắt chứng kiến bức tường Berlin được dựng lên, và nhờ đó viết
được quyển
sách kia, giờ vẫn được coi là kiệt tác (ở miền Nam trước đây bản dịch
của Bồ
Giang hình như tên là Người về từ miền đất lạnh), được Graham
Greene
ca ngợi và sau đó hai người thân thiết với nhau. Quyển sách nổi tiếng
đến mức
phóng viên báo Life cứ nhằng nhẵng bám theo để chụp ảnh,
khiến Le
Carré phải bỏ ngành ngoại giao. Quan hệ giữa Greene và Le Carré (cái
bút danh
này ngày nay có thể dịch tin tin thành Nói Cho Vuông hehe) có tính chất
hai
chiều: chính là nhờ học theo Our Man in Havana của Greene mà
Le Carré
viết được The Tailor of Panama, nhưng đến khi xảy ra vụ Kim
Philby thì
hai bên chửi nhau dữ dội: Philby là thượng cấp của Greene, bị phát hiện
là gián
điệp hai mang, Greene lên tiếng bảo vệ, Le Carré thì thấy là nhất định
không
thể chịu nổi. Cãi nhau một hồi thì Greene viết thư bảo cứ cãi nhau
nhưng vẫn bồ
bịch bạn bè nhé. Nhưng rồi các ông gián điệp ấy cũng chẳng chơi được
với nhau
nữa.
Blog Nhị Linh
Ở đây, có sự hiểu lầm: Chính
là do coi Kap như là một sử gia, và những tác phẩm của ông, là sử, là
sự thực,
như dịch giả NTL ca ngợi, khiến Tây Phương, và ở đây, Tin Văn, phải bàn
cãi. Nếu coi là giả tưởng,
thì đâu có chuyện. Những ông như Le Carré,
Greene có bao giờ dám coi họ là những sử gia đâu?
Còn cái chuyện ông Kap này làm gián điệp thì liên quan tới Ba Lan, và
cuộc thanh trừng sau đó, mà người ta gọi là chiến dịch "săn bắt phù
thuỷ", theo thuật ngữ báo chí quốc tế.
Những người dính trấu, trong những cú săn bắt này, mới nhất, là
Kundera, của Tiệp Khắc.
Những ông như Greene, như Le Carré có ông nào
chối, họ làm điệp viên đâu?
Còn Kap, chết rồi mới bị khui ra.
V/v liên hệ giữa Greene và Le
Carré, Coetzee coi Greene là thầy của Le Carré, không phải bạn. (1)
Cuốn The Spy được tới hai
người dịch, một Bồ Giang, còn một tay nữa ở hải ngoại, Gấu quên tên, và
còn
được Z.28 phóng tác, lấy Hà Nội làm khung cảnh, và một điệp viên Miền
Nam ra
Bắc, như nhân vật của Le Carré vượt Bức Tường.
Thế giới giả tưởng của
Greene, là thế giới giả tưởng, trước một bước, so với Le Carré, theo
Gấu. Ở
Greene, chủ nghĩa CS vẫn còn đầy hào quang của nó, với những nhân vật
như Mundt
trong Call for the Dead, tha
chết cho thằng bạn đế quốc, thí dụ.
Cuốn The Spy không giản dị
như bạn NL viết, theo nghĩa, nó được viết ra do tác giả "chính mắt
chứng
kiến bức tường Berlin được dựng lên, và nhờ đó viết được quyển sách
kia, giờ
vẫn được coi là kiệt tác"...
(1) Coetzee coi Greene là từ Joseph Conrad mà ra:... his immediate
descent is from the Joseph Conrad of The
Secret Agent. Còn hậu duệ của Greene, kẻ bảnh nhất, là Le
Carré: Of his progeny, John Le Carré
has been the most distinguished.
Coetzee: Graham Greene, in trong
Inner Workings, tập tiểu luận
*
Kim Philby là thầy của Greene,
trong nghề gián điệp, ông phải bênh thầy, theo nghĩa đó. Le Carré, tuy
rất mê
CS, nhưng lại không chịu nổi cái vụ phản quốc, tuy ông rất tởm nước
Anh, qua kẻ
đại diện của nó, là ông bố của ông, một tên lừa đảo. Ở cuối cuốn Gương Soi Gián
Điệp, chuyện mấy điệp viên nhẩy toán “ra Bắc”, bị Nữ Hoàng thí
bỏ, một nhân vật,
trong khi chờ chết, đã phán: Ở bên bờ con sông Ta Mì, giống như cái
rạch, khi
nước nhỏ, có thể vén váy nhảy qua, có một giống dân cứ nghĩ chúng là bố
thiên hạ.
Câu đó là của Le Carré, viết về nước Anh của ông. Lần qua Moscow, khi
được đề
nghị đi thăm Philby, ông chửi, bữa trước các ông đãi tôi như là người
đại diện
cho nữ hoàng Anh, bữa nay, mấy ông đề nghị tôi bắt tay với kẻ thù của
Bả ư?
Greene có đi thăm Thầy. Và câu đầu tiên Thầy phán, cấm nói chuyện chính
trị. Greene bèn nhỏ nhẹ, "Vâng, thưa Thầy, em chỉ muốn hỏi Thầy, Thầy
nói tiếng Nga thạo chưa?"
*
V/v Săn bắt phù thuỷ. Trên tờ
NYRB, số 28 June, 2007, trong bài Polish-Witch-Hunt,
Adam Michnik viết về một sắc luật của Ba Lan, qua đó, nếu một nhân viên
nhà nước
từ chối không ký vào cái mẫu đơn, qua đó, người này quả quyết, chưa
từng là cớm
chìm trong thời kỳ CS, thì bị đuổi. Những người ủng hộ luật này cho là
nước Ba
Lan, vẫn còn là một đất nước bị cai trị bởi cớm. the Communist security
apparatus, và cần có một cuộc cách mạng đạo đức, qua đó, kẻ có tội phải
bị trừng
trị, kẻ đức hạnh được tưởng thưởng, và sự bất công, injustice, phải
được cứu chuộc, redeemed.
Tác
giả bài viết cho rằng, hiện
nay có hai nước Ba Lan đối đầu nhau. Một Ba Lan của nghi ngờ, sợ hãi,
và trả
thù chống lại một Ba Lan của hy vọng, can đảm và đối thoại. Trong nước
Ba Lan
thứ nhì,
của sự cởi mở, và dung hoà, openness and tolerance, có Đức Giáo Hoàng
II, nhà
thơ Czeslaw Milosz…và Ba Lan này phải vượt lên, prevail.
Vĩnh Biệt
Bạn Cờ
Xuân Diệu: Phượng
hoàng đậu chốn cheo leo
Bài
ca dao này, Gấu nghe lần
đầu, trước khi ông cụ Gấu ra đi, và đi luôn không về, vào năm 1946, khi
Gấu mới
mấy tuổi. Không hiểu sao, bao nhiêu năm sau, nó cứ luẩn quẩn với Gấu
mãi, và cùng với nó, là câu hỏi:
Tại
sao ông cụ mình đã biết
như thế, mà vưỡn không chịu 'theo đàn gà', để cho chúng làm thịt?
Hai anh em Gấu, tại
miếng đất
ngày nào.
Căn
nhà, thằng em xây cất
lại, "lui" ra phía trước, so với căn nhà cũ, đã phá bỏ, vì quá mục nát.
Chiếc xe
thuê, từ trên đê đi thẳng vô nhà, theo hướng đồng làng. Đó là lần
trở lại quê nhà đầu tiên, vào năm
2001.
Bạn đọc để ý, tay trái Gấu lòng khòng, cong cong, là do xơi mìn VC tại
nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bờ sông Sài Gòn!
Căn nhà cũ, có lần Gấu suýt chết, đã kể lại trong chuyến
Vượt biển tại Vàm Láng.
*
Đêm 23 tháng Chạp, năm 1985,
cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt biển sắp sửa
chìm gần
ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu thanh niên
đứng kế bên
lầm là người yêu của anh. Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy tới
bất cứ
lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người yêu, tức ông
già, lảm
nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện khác, ông già
vẫn
nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu thanh niên,
mặn, nóng
hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ mãi. Con
thuyền
chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên cao, chót
ngọn
sóng. Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy,
tám tuổi, thấy bạn cùng
lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ, ai cũng làm được. Và cứ thế
lao
xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn thấy thằng bé sắp sử chìm
ngỉm, bèn
nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi
đã hoàn hồn, đứng ngơ
ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước tai nạn. Như thể, cậu
đã trải
qua một lần rồi, và lần này, chỉ là lập lại lần trước. Nó đã từng xẩy
ra, trong
một giấc mơ, có thể.
Cậu
có cảm tưởng, anh bạn lớn
tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ xẩy ra, và anh ta sẽ can
thiệp, đúng lúc.
Rõ
rệt nhất là lần chơi bắn
bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương] lớn, chiếm cả một góc
gian nhà
chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng lúa, đặt trên hai tấm mễ gỗ,
hay ngựa
gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa xưa vẫn bị ám ảnh bởi những cơn lũ
lụt, và
những năm hạn hán, lúc nào cũng lo mất mùa, nên nhà nào cũng lo trữ lúa.
Hòn
bi lăn tít vào gầm hòm.
Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa gỗ, quá mục, cùng sập
xuống.
Như
sống lại giấc mơ, cậu
xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may nhờ hai chiếc mễ chia giùm
sức
nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người lớn bắt ăn mấy vắt cơm
để thu
hồi lại.
Lớn
lên, cậu mất dần khả năng
kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính lần suýt bị bẹp dí - có một điều
gì liên
can đến "nước", trong những lần như vậy.
Như
thể gia đình ông bị trù
yểm, bởi… nước.
*
Và Thomas kết luận, đâu có gì
là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không
phải
cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang
sách vang
lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Sương rất độc tẩm
vào người nỗi chết
Khi
anh đi anh đi vào sương đen
Sương
rất độc tẩm vào người nỗi chết
Hai
câu thơ trên, ở trong một bài thơ của TTT mà trong giới viết lách chỉ
có Gấu biết, vì là thơ không phổ biến. Bài thơ được dán ở trên tường,
nơi bàn làm việc của ông, trong phòng riêng của ông, thời gian đám
chúng tôi, bạn của ông em, thường lấy nhà bà cụ làm nơi tụ tập, tức năm
Gấu học thi Tú Tài II. Đó là hai cuối, những câu trên, Gấu quên, đại
khái, khi anh đi.. trời vào thu, thành phố khuya dài chùm áo cũ, ..
chúng ta còn một mình bơ vơ.
Giữa lòng đen
Xa
Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một
điều, giả
như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó
sẽ như
thế nào.
Đỉnh
cao chói lọi
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Một lần nào đó
chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. N cũng nghĩ thế. Những tác
phẩm lý
sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người
đọc kinh
khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của
người đọc
về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng
tác giả
của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Thư độc giả
*
Cần
phân biệt, thơ
khác, trữ tình khác.
Cái
gọi là thơ,
poétique, ở trong văn, nó ở dạng rất thô, tức là thi ảnh, image
poétique, theo
như định nghĩa của Bachelard.
Còn trữ tình,
lyrique, nói nôm na, là mùi mẫn, cụp lạc, vãi lệ, thứ văn chương mà Bùi
Giáng đã
từng diễn tả: Em chưa đái mà hồn anh đã ướt!
Cũng
ý đó,
Kundera viện dẫn Kafka:
Con
tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt
đẫm tình cảm.
[Sécheresse
du
coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments].
Thí
dụ, câu này, của
nhà phê bình BVP:
Có
sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức,
của cuộc đời hằn xé với những
mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo
động của
cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những
khoảng thinh
lặng cần thiết và ấm áp của tình người.
Nguồn
Hay những câu văn
kiểu Ra biển gọi thầm của THT, thí dụ.
*
Toni
Morrison,
khi trả lời phỏng vấn The Paris
Review, cho
biết, bà rất ghét bị coi là “nhà văn thơ”, a ‘poetic writer’.
Theo người phỏng vấn, có vẻ như bà nghĩ rằng, khi chú tâm đến chất trữ
tình ở
trong văn của bà là coi nhẹ tài năng của bà, và tước đoạt ở truyện của
bà sức
mạnh, quyền năng, và sự ròn rã, cộng hưởng của chúng, their resonance.
Như
là một trong một số ít những tiểu thuyết gia mà tác phẩm được cả giới
hàn
lâm lẫn độc giả bình thường tán thưởng, bà tự cho mình sự khiêm nhường:
chọn
lựa những lời khen tặng. Bà không từ chối sự sắp xếp, và thích được coi
là một
nhà văn nữ da đen, a “black woman writer”. Khả năng của bà, trong việc
biến
đổi, những cá nhân thành những sức mạnh, những phong cách riêng thành
những
điều không thể tránh được, đã khiến có những nhà phê bình gọi bà là
”D.H.
Lawrence của tâm linh đen” [of the black psyche].
*
Kiệt
Tấn có kể, trên talawas,
lần VP qua thăm Paris, ông có hỏi ông tiên chỉ về trường hợp TTT, và VP
phán,
TTT thành công như là nhà văn, không phải nhà thơ.
Bản thân TTT, qua bài viết
của Ninh Hạ, cũng trên talawas, cho biết, thời gian cùng đi tù, NH có
hỏi, và
TTT cho biết, ông làm thơ thoải mái hơn viết truyện.
*
Văn TTT, nếu được mến mộ,
theo Gấu, chính là ở chất thơ của nó. Và
cái sự ông không thích viết truyện, cho thấy, ông không
có được tài năng và quyền năng như là
một tiểu thuyết gia, như Morrison. TTT
viết nhiều văn xuôi, nhưng sự thực,
chúng đều không phải là tiểu thuyết, trừ cuốn Một Chủ Nhật Khác.
Cái hỏng của Bếp Lửa, nói lên
sự không thoải mái của TTT, khi viết 'tiểu thuyết', như chính ông xác
nhận:
Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã
hì hục
viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều
muốn
viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Kẻ
lạ ở quảng trường
Dọn
Dư
luận cũng đặt giấu hỏi
về sự bất thường của động thái cưỡng chế này của chính quyền tỉnh Hưng
Yên ở
một địa điểm chỉ cách trung tâm Hà Nội 13 km về hướng Đông Nam.
Đây là thứ tiếng Việt của mấy
anh Bi Bì Xèo!
Chính tả sai, ở đâu, không thể sai ở BBC tiếng Việt được!
Thứ nữa, câu
văn trên không rõ nghĩa. Đánh dấu hỏi về sự bất thường? "Bất
thường" như thế nào? (1)
NQT
(1). Thành thực xin
lỗi, Gấu
không để ý đến câu sau đó:
Vì
thông thường, trong thời
điểm diễn ra các phiên họp quan trọng của Đảng và Nhà nước, chính quyền
thường
tránh không để xảy ra các vụ việc gây xôn xao dư luận, bất lợi cho
Đảng.
Salman Rushdie
Những
đứa con giờ Tý
Văn chương và Siêu
hình: Về
cuốn Linh Sơn
|