*

Diary
















*

tặng cho em nguyên một đóa trăng rằm
thôi câu chuyện tình nói cho nhiều rồi cũng vậy
trăm năm dài rồi sẽ đụng nghìn năm
tất cả qua đi, điều gì còn ở lại
một đóa hoa quỳnh trong cõi trăm năm
NBS


Gấu có nhớ nhà không?

Một thời để yêu, để hát, và để chết

Thư tín
Thư của NVK

Note: Gấu post thư, và quá ngạc nhiên, và xấu hổ nữa, vì giọng thư quá lịch sự, trong khi Gấu viết về nhà biên khảo thật là chẳng nể nang gì hết!
NQT
Và xin trả lời v/v NMG:
Gấu này chẳng hề nhớ, đã từng phạng NMG, chỉ tới khi qua Cali, nghe họa sĩ  HTD nhắc lại, vẫn bán tín bán nghi, phải hỏi lại NMG. Ông xác nhận có vụ đó, nhưng ông cho biết, bài viết rất đàng hoàng! Sau, Gấu cũng nhớ ra là, Gấu này không những chê, mà còn "tiên tri", NMG không thể viết được truyện dài, và rồi cứ băn khoăn hoài, dựa vào cái gì mà ngày đó dám liều như thế, và không hiểu, chính vì phán như thế, nên NMG mới tức đến điên lên và nhờ vậy, đẻ ra được, không chỉ một, mà hai đại trường thiên tiểu thuyết, một thứ saga, về Sông Côn, mùa biển động, và mùa lũ. Mùa lũ, con sông đẻ ra Quang Trung. Mùa biển động, HPNT!
*
Đa tạ, thư.
Kính. NQT
*
Kỷ niệm về một lần đụng độ, tôi quên sạch. Cho tới khi ngồi tại nhà một ông bạn họa sĩ, với ông bạn mới quen, Vũ Huy Quang, vừa là tài xế tắc-xi vừa là một khám phá tuổi già đối với tôi, về một tình bạn chẳng cần quen biết trước. Ôi quá nửa đêm, nghĩa là đã sang ngày hôm sau, ông bạn này cố níu kéo đêm hôm trước, bằng cách tới tận cửa, réo dậy đi mày, đi uống bia với tao. "Ông bà ấy ngủ rồi...". Chơi với Vũ Huy Quang là nhiều lúc bực mình lắm đấy, hắn có thể tới 'mộ' mình dựng dậy, nếu cần, chỉ để đi uống với nhau một lon bia; ấy là tôi suy diễn nỗi bực rất đáng yêu, về người bạn vừa mới gặp đã xoắn xuýt lấy nhau này, qua lời cảnh cáo của vị chủ nhà.
Khi nghe tôi nói hiện đang ở tại... ông bạn họa sĩ la lớn: Quên rồi hả, hồi xưa mày "đập" anh ta nặng lắm mà? Tôi ngớ người, không nhớ là đã đụng độ với ông bạn chủ nhà trong trường hợp nào. Ôi chao, lần tới Cali đầu tiên lại là lần phải đối diện với quá khứ, những ngày tuổi trẻ hăng máu Đông Ky-xốt, bạ ai cũng đập, chẳng cần có lý do gì hết. Hoá ra lần này phải trả cả vốn lẫn lời!
Thấy mặt tôi buồn so, ông bạn họa sĩ lại còn gật gù: "Phê bình" là phải vậy! Mũi tên đặt trên cây cung, phải bắn thôi!
Sau đó, tôi hỏi lại ông bạn. Ông xác nhận có, nhưng đó là một bài phê bình thực sự, không có ác ý. Thực sự, nhưng sai, theo ông. Qua bài viết, tôi cho rằng ông không thể viết truyện dài, nhưng ông là tác giả của hai thiên truyện dài tại hải ngoại.
Một chuyến đi


Tình đầu
Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories.

Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong Tứ Khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.

Bởi vì đây là một hồi ức, tôi phải giấu tên của nàng, và, nếu như phải gọi tên nàng ra, để cho đỡ nhớ, thì tôi sẽ đưa ra một đầu mối, theo kiểu của những nhà thơ Divan thường sử dụng, nhưng tôi phải gợi ý thêm ở đây, là, đầu mối này, như tất cả phần còn lại của câu chuyện của tôi, sẽ có thể khiến bạn lạc đường.
Tên của nàng là Bông Hồng Đen, theo tiếng Ba Tư, nhưng, theo như tôi biết, cho tới nay, chẳng có ai trên bến cảng Sài Gòn, nơi mà chiều chiều, nàng vô tư nhảy xuống tắm biển, và chẳng có ai trong số bạn học của nàng ở trường trung học của người Pháp, để ý đến chuyện tên nàng là Bông Hồng Đen, ấy là vì, mớ tóc dài long lanh sáng ngời của nàng thì không phải mầu đen mà là mầu hạt dẻ, và cặp mắt nâu của nàng thì cũng mầu hạt dẻ, nhưng xẫm hơn một chút, so với mầu tóc.
Khi tôi thật khôn khéo, thật tế nhị, nói với nàng, tên nàng có nghĩa là Bông Hồng Đen theo tiếng Ba Tư, nàng nhướng mày, nàng luôn làm như vậy, mỗi khi nàng đột nhiên trở nên nghiêm túc, và, trề môi ra một tí, nàng nói, lẽ dĩ nhiên, nàng biết tên của nàng có nghĩa là gì, và nàng nói thêm, tên của nàng là được đặt theo tên của bà nàng, một phụ nữ người Albanian.
Về “bà phu nhân” đó, tức mẹ nàng, theo như mẹ tôi cho biết, bà chắc hẳn đã lấy chồng rất sớm, bởi vì khi anh tôi được năm tuổi, tôi, ba tuổi, vào những buổi sáng mùa đông, mẹ tôi đưa hai anh em chúng tôi tới công viên Macka Park, ở Nisantasi, mẹ tôi đã nhìn thấy cô bé con cùng bà mẹ, chẳng khác chi một thiếu nữ, và cô thiếu nữ đã làm mẹ này thì đang dỗ cô bé con ngủ - tức là “nàng” - nằm trong một cái xe đẩy thật lớn.  Mẹ tôi có lần nhắc tới chuyện, bà của cô bé, người Albanian, xuất thân từ hậu cung của một vì pasha, ông này, hoặc đã làm một điều gì hết sức bậy bạ, trong những năm ngưng chiến, hay tự hạ nhục chính mình, khi chống đối Ataturk, nhưng tôi chẳng có một chút quan tâm nào tới những biệt thự có từ thời Ottoman đã bị đốt rụi, hay những gia đình đã từng ở trong đó, cho nên tôi chẳng nhớ chính xác chuyện này ra sao. Còn cha tôi, ông nói bằng một giọng nói chẳng có vẻ chi thù nghịch hay khinh khi, cha của cô bé Bông Hồng Đen, đã nhanh chóng trở nên giầu có trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, nhờ những làm ăn, chuyển nhượng với những công ty Hoa kỳ và Hà lan mà ông ta là một người đại diện, và nhờ những nhân vật có thế lực, ảnh hưởng, trong chính quyền, mà ông ta quen biết.
Tám năm sau cuộc gặp gỡ của chúng tôi tại công viên, khi gia đình tôi mua một căn nhà ở khu Bayramoglu, một nhà nghỉ mùa hè ở phía đông thành phố, rất thời thượng đối với những nhà giầu mới nổi vào thời kỳ thập niên 1960 và 70, và vào lúc này, tôi có thể nhìn thấy nàng cưỡi xe đạp. Vào thời đại hoàng kim của thành phố, khi vùng này chưa phát triển và vắng người, vào những buổi đẹp trời, tôi thường tắm biển, hay dùng thuyền đi ra xa phiá bên ngoài, thả lưới, bắt cá thu, cá song, hay chơi đá banh trên bãi biển, và vào những buổi chiều mùa hè, khi tôi đã được mười sáu tuổi, khiêu vũ với mấy cô gái. Tuy nhiên, sau đó, khi tôi học xong trung học, và đã bắt đầu học về kiến trúc, tôi có thói quen ngồi trên sàn nhà, tầng chệt, vẽ và đọc. Với đám bạn con nít nhà giầu của tôi, chúng gọi bất cứ ai đọc bất cứ một cuốn sách nào ngoài những cuốn sách, cuốn tập của nhà trường, là một nhà trí thức, hay một nhân vật mờ ám bị “bủa vây bởi những mặc cảm”. Lời bình phẩm thứ nhì, như trên, họ thường nói bừa bãi – và nó có thể còn có nghĩa, bạn có những vấn đề tâm lý, bạn bị mát, hay cũng có thể, bạn bị lo âu về vấn đề tiền bạc. Tôi thì thực sự lo âu, khi bị dán cho cái nhãn “trí thức”, bởi vậy, hy vọng thuyết phục đám bạn nhí nhà giầu, mình không phải là một thứ hợm hĩnh, trưởng giả học làm sang, và bất lực, tôi bắt đầu nói với chúng, tôi đọc những cuốn sách của tôi – Woolf, Freud, Sartre, Mann, Faulkner của tôi – “chỉ để dzui thôi mà” [như bạn hiền ĐT từng nói], tuy nhiên, đám đó lại truy tiếp, "dzui thôi mà" sao gạch đít gạch chân tùm lum, tà la nhiều đoạn?
Chính là thứ tai tiếng như trên đã khiến cho nàng để ý đến Gấu tui, vào một mùa hè muộn màng - điều này, mặc dù sự kiện, tất cả mùa hè đó, hay tất cả những mùa hè, trước khi tôi trải qua nhiều thì giờ với đám bạn bè, hai đứa chúng tôi gần như chẳng ai thèm đề ý đến ai.
Khi tôi cùng đám bạn, vào giữa đêm khuya, kéo nhau đi nghe nhạc discos, như là một bầy con trai trai hạnh phúc, hay chạy xe (đôi khi đụng xe), trên những chiếc Mercedes, Mustang, hay BMW, chủ xe là một người nào đó, trên Đại lộ Badat (khi đó được gọi là Đại lộ Công viên của thành phố Á châu, chỉ cách chỗ ở của chúng tôi chừng nửa giờ), hay là chúng tôi dùng ghe máy chạy ra một mỏm đá trơ trọi, ở đó, chúng tôi bầy ra những hàng vỏ chai soda hay rượu vang, rồi dùng súng săn, thứ thật bảnh, của mấy ông bô giầu có, chúng tôi chơi trò bắn bia, và cố gắng làm cho mấy cô gái đừng hoảng sợ la thét lên, hay chúng tôi nghe Bob Dylan, hay Beatles, trong khi chơi bài poker,  Monopoly, Bông Hồng Đen và tôi, khi đó, chẳng ai thèm để ý đến ai.
Đám thanh thiếu niên ồn ào, náo động là lũ chúng tôi đó dần dần rã ra cùng với mùa hè kết thúc, và rồi những cơn bão lodos chợt tới với thành phố, quất túi bụi lên những bến cảng vào mỗi tháng Chín, đuổi chạy có cờ mấy chiếc thuyền buồm, ghe máy chậm chân. Trong khi mưa cứ thế trút xuống, Bông Hồng Đen, lúc này đã mười bẩy tuổi, chẳng biết làm gì cho qua thì giờ, bèn ghé thăm căn phòng mà tôi thường ngồi vẽ, vào những giờ phút trọng đại như thế, tôi ban cho nó một cái tên thật xứng đáng với nàng: xưởng họa của Gấu. Tất cả những bạn bè của tôi cũng thỉnh thoảng ghé, cũng bầy đặt thử tài hội họa, này, đưa tao cây bút chì, cho tao tờ giấy vẽ, trong khi nhìn, với cặp mắt đầy nghi ngờ, những cuốn sách của tôi, và chuyện này thì cũng chẳng có gì là lạ, so với tai tiếng của Gấu. Như tất cả hầu hết đám chúng tôi sống ở Thổ nhĩ kỳ thời kỳ này, giầu hay nghèo, nam hay nữ, Bông Hồng Đen cũng cần chuyện vãn để cho qua ngày, và đỡ buồn.
Vào lúc bắt đầu, chúng tôi chia sẻ với nhau ba chuyện ngồi lê đôi mách, những câu chuyện thuộc loại rỉ tai lưu truyền trong đám bạn bè mùa hè vừa qua - đứa nào mê đứa nào, và đứa nào vì vậy mà ghen đến điên lên – tuy nhiên, tôi thực sự chẳng để ý đến mấy chuyện đó. Bởi vì nhiều khi tay tôi dính sơn, cho nên, có khi, nàng giúp tôi pha trà, hay mở một tuýp mầu, trước khi trở về chỗ của nàng hay ngồi, ở một góc phòng, và, đá văng đôi giầy ra khỏi đôi bàn chân, nàng nằm dài ra sô pha, lấy một cánh tay làm cái gối. Một bữa, không nói với nàng, tôi đi một đường ký họa, cảnh nàng nằm dài trên sô pha. Tôi nhận thấy, nàng có vẻ thích, và thế là lần tới, tôi chơi thêm một bức ký họa nữa.
Lần tới, khi tôi nói, tôi sẽ vẽ nàng, nàng hỏi, “Anh muốn em ngồi như thế nào?” như một kiều nữ chưa từng bao giờ đứng trước máy quay phim, hay như một ngôi sao nho nhỏ ước ao sẽ có ngày trở thành minh tinh, run run, không biết để tay để chân như thế nào, và ở đâu.
Khi tôi ngắm nghiá cái mũi dài của nàng, để vẽ làm sao cho thật tới, một nụ cười như thấp thoáng nở ra trên miệng nàng; ôi trán nàng mới cao làm sao, nàng thì cao, với đôi chân dài, mầu nắng hun, nhưng khi nàng đến thăm tôi, nàng mặc một cái váy dài, bó sát người, thật nhã, chiếc áo này là của bà nàng truyền lại, thành thử tôi chỉ nhìn thấy đôi bàn chân thon thon của nàng. Trong khi phác hoạ, trong khi trầm tư, chiêm ngưỡng những làn cong mềm mại của hai trái cau, hay hai trái đào, hay hai gò bồng đảo nho nhỏ, và làn da trắng một cách lạ thường nơi cổ cao, một cái bóng của ngượng ngùng, của tủi thẹn, bỗng nhẹ nhàng bay qua trên khuôn mặt thiên thần.
Vào những lần đầu đến thăm, chúng tôi nói chuyện thật nhiều, và nàng là người hay nói. Bởi vì tôi gạn lọc ra, một chút mây mù ở trong đôi mắt, và trên đôi môi của nàng, và nói như giao hẹn, này đừng có bao giờ buồn như vậy nữa nhé, và nàng như được dịp, xổ tung ra, những trận cãi cọ giữa hai đấng sinh thành, và những trận thư hùng giữa bốn ông em trai, và những sự trừng phạt của ông bố đối với tụi em của nàng (những cái bạt tai, đá đít, cấm ra khỏi nhà, cấm “ra biển gọi thầm”, trên những chiếc thuyền máy) – và nỗi buồn bã, xót xa của bà mẹ khi ông bố lo săn đuổi những người đàn bà khác, nàng nói, nàng nói chuyện đó, vì nàng biết mẹ nàng và mẹ tôi là hai bạn chơi bài, và cũng đã từng than thở với nhau nhiều lần, về chuyện hai ông bố cùng mê chạy theo gái, và khi nói những chuyện đó, nàng nhìn thẳng vào mắt tôi.
Dần dần, cả hai đứa chúng tôi chìm vào im lặng. Có những lần, khi tới thăm, nàng bước thẳng tới chỗ nàng thuờng hay ngồi, hay nàng sẽ ngồi, nơi ngồi làm mẫu (những bức ký họa của tôi thời gian này ảnh hưởng nặng nề Bonnard), hay nàng sẽ mở ra coi một cuốn sách tình cờ có đó, và nằm đọc trên sô pha, lâu lâu đổi cách nằm. Những lần sau này, vẽ hay không vẽ, thì cũng thành lệ: nàng gõ cửa, và đi vô phòng, chúng tôi cũng chẳng nói chi nhiều ngoài một hai câu chào hỏi, và tới nằm tại một góc sô pha, và đọc cuốn sách của nàng mang theo, đôi khi, từ một khoé con mắt, nàng nhìn tôi đang vẽ nàng. Sáng nào cũng vậy, cũng thành lệ, làm việc được một chút, là tôi nghĩ tới nàng, và tự hỏi, khi nào nàng tới, và như thể nàng cũng biết như vậy, cho nên ít khi nàng bắt tôi phải chờ đợi lâu, và khi nàng tới, là tới cùng với nàng nụ cười, hơi có vẻ bẽn lẽn, và trong một dáng điệu như muốn bầy tỏ, này hãy tha lỗi cho em, nếu em có làm phiền gì đến anh, nếu em có đến muộn, và trong cái dáng điệu hãy bỏ qua cho em như thế đó, nàng tới góc sô pha quen thuộc, và trải người nằm xuống.
Một trong những đề tài rất ít khi được nhắc tới, là tương lai. Theo nàng, tôi là một người có tài, và cần cù, chịu khó cho nên chắc chắn sẽ trở thành một họa sĩ nổi tiếng – hay là một họa sĩ Thổ nhĩ kỳ nổi tiếng? – và nàng sẽ cùng bạn bè người Pháp của nàng gia nhập vào đám đông ngày khai mạc phòng tranh của tôi tại Paris, và sẽ hãnh diện nói với mọi người, tôi là “bạn thời trẻ thơ” của nàng.
Một buổi chiều, chúng tôi rời xưởng họa đã chập choạng tối, và cùng nhau đi bộ lần đầu tiên, mượn cớ ngắm thành phố mà cơn mưa vừa tạnh làm sáng rực lên, trong hẳn ra, và nhìn cây cầu vồng cơn mưa bỏ lại đằng sau nó, ở phía bên kia bán đảo. Tôi nhớ là chẳng ai cất tiếng nói. Chúng tôi cũng ngài ngại, sợ gặp người quen, hoặc đụng đầu bà mẹ, bà nào thì cũng khổ, trong khu phố vào cuối mùa hạ chỉ còn chừng một nửa cư dân của nó. Nhưng, điều làm cho cuộc du ngoạn tiên của hai đứa chúng tôi ‘không thành công’, thì không phải là cây cầu vồng biến mất trước khi chúng tôi kịp ngắm nó, nhưng mà là sự căng thẳng ngấm ngầm giữa hai chúng tôi. Đó cũng là lần đầu tiên, trong khi đi sóng đôi trên đường phố tôi nhận ra, cổ nàng mới cao làm sao, và cái dáng đi của nàng mới làm hài lòng tôi đến thế nào. Thảo nào mà người ta nói, yểu điệu thục nữ!
Vào buổi chiều Thứ Bẩy sau cùng của hai đứa chúng tôi, chúng tôi quyết định cùng đi ra ngoài, cũng chẳng nói cho bất cứ ai, trong số bạn bè tò mò, không quan trọng còn ở trong khu vực. Tôi hỏi mượn xe của cha tôi, và tôi thật là bồn chồn. Nàng có trang điểm, mặc một chiếc váy ngắn, và mùi nước hoa thoang thoảng trên xe một thời gian sau đó, và trước khi tới chỗ vui vui mà chúng tôi tính tới, tôi đã ngửi ra mùi vị ‘thất bại’ của chuyến đi lần trước, và cái bóng ma làm hỏng chuyến đi vẫn lẩn quẩn đâu đây.
Quán nhạc disco tuy chỉ có chừng một nửa số khách, nhưng cũng rất ồn, trong khi chúng tôi cố gây lại, không khi êm đềm của những buổi gặp mặt tại xuởng vẽ của tôi, và nhờ vậy, có lại được vẻ tự nhiên, nhưng vô ích và tới lúc đó, tôi mới nhận ra, chúng mới sâu thẳm làm sao ở trong tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khiêu vũ, theo tiếng nhạc chậm. Bởi vì tôi đã từng thấy những cặp khác làm như vậy, và tôi vòng tay qua lưng nàng, ôm nàng thật sát vào tôi, như thể, do bản năng thúc đẩy, và tôi nhận ra, tóc nàng đượm mùi trái hạnh. Và tôi nhớ ra, mình đã thật quá yêu nàng, nhất là đôi môi, khi nàng nhẹ nhàng nhấm nháp một món gì đó, và những lúc nàng băn khoăn, ngần ngại, hoặc có gì lo lắng, trông nàng thật giống một con sóc
Trước khi đưa nàng về nhà, tôi, nhân một lúc im lặng, mở lời, “Hay là chúng mình ghé xưởng họa, anh sẽ vẽ em?” Tuy không có vẻ sốt sắng, nàng vẫn gật đầu, nhưng khi chúng tôi bước, tay trong tay, vô khu vườn tối, và nhìn về xưởng họa, thấy có ánh đèn - có ai ở đó ? – và nàng thay đổi ý định.
Nàng đến thăm tôi cả ba buổi chiều ba ngày sau đó - nằm xoải người trên sô pha, nhìn tôi đang vẽ, nhìn vô những trang giấy, của cuốn sách của nàng đang cầm trên tay, nhìn biển hơi gợn sóng ở phía bên ngoài – và rồi rời căn phòng, lặng lẽ, chẳng quấy rầy ai, như khi tới.
Orhan Pamuk