Diary
|
Trân
trọng giới thiệu tác
phẩm nóng hổi, vừa thổi vừa đọc, của Thảo Trường
Rừng
Tràm
Hôm sau
gặp một sĩ quan bạn làm tiền
sát viên pháo binh đi theo đơn vị bộ binh vào lục soát
vùng mục tiêu, hỏi:
- Ông thấy gì trong đó?
- Chẳng thấy mẹ gì cả.
- Là sao?
- Là sao là sao?
- Quân địch ấy, những tiểu đoàn của
Miền ấy?
- Ai mà biết. Chỉ thấy những vết máu và
các ruộng dứa bị cày nát.
- Dứa là cái gì?
- Nói chuyện với ông chán bỏ mẹ đi ấy.
Dứa là trái thơm, trái khóm để nấu canh chua cá bông lau đó, biết
không? Không
nghe nói khóm Bến Lức bao giờ à?
- Ờ, ờ, biết rồi. Nghĩa là trong ấy
không thấy có xác người, chỉ có những trái dứa nhuốm máu, dứa để nấu
canh chua
cá bông lau, ông nói thế, phải không?
- Ừ thì đại khái là như vậy, dứa,
xuồng ba lá, ghe tam bản, chuồng trâu, chòi lá, nóp, cuốc xẻng, súng
ngựa trời
v..v.. tất cả đều “banh sà rông” vì đạn pháo của ông. Người thì có thể
nó chuồn
đi nơi khác rồi. Người thì ở chỗ nào nó cũng có thể dại và cũng có thể
khôn.
Ông sao thắc mắc làm mẹ gì những chuyện vớ vẩn ấy.
*
Em yêu như đòi nợ. Anh phá hại đời em
thì anh phải đền bù. Anh không được tỉnh bơ quịt nợ được. Nợ thì phải
trả. Nhất
là nợ tình. Hơn thế nữa đây là nợ đời. Phá nát cả một đời con gái đâu
có thể xí
xoá phải không anh. Anh không có gì để trả thì anh phải đem cái thân
già của
anh ra mà gán nợ. Hãy trả bằng những gì anh có.
*
Note: Gui ong cai toi moi chế.
Tham
ong ba manh khoe Tet Tay Tet Ta. OK Salem.
Toi moi trai qua mot con benh nhung da qua khoi va vua moi di nghi 2
tuan le o S. Carolina ve.
*
Cái khúc bắn pháo vào làng dân làm Gấu nhớ đến kỷ niệm của Gấu, và cùng
với nó, là cú pháo vào trường tiểu học Cai Lậy, đã một thời tốn sinh
mạng con nít, tất nhiên, và biết bao nhiêu là giấy mực, lời qua tiếng
lại giữa đôi bên. VC nói pháo VNCH. Nhưng VNCH nói, VC bắn, đổ
tội cho họ.
*
Tôi biết anh
còn muốn kể lại,
lần đầu tiên anh xuống xe đò, đi lang thang trên con lộ dẫn vào quận
lỵ, khi đi
ngang cây cầu gỗ, rồi tiếng đạn từ chi khu bắn đi nghe chát chúa bên
tai. Đó là
lần đầu tiên anh nhận ra chiến tranh có thật, và tất cả những gì anh
tưởng
tượng về cô bạn đều có thật. Mặt nước sông nhăn nhó để lộ sự giận dữ
của thiên
nhiên, vẻ gớm ghiếc của số mệnh. Cùng lúc anh nhận ra nỗi đau khổ, sự
thông
cảm. Sau mặt nạ đầy hăm dọa của dối trá, anh nhận ra một khuôn mặt
khác, một
cuộc đời khác, đúng không, đúng không?...
Tự truyện
The
mayor, Bertrand Delanoë,
called her a freedom fighter, and said: "You have been chased out of
your
home because you raised your voice against the inhumanity of
fanaticism. You
are at home here, in this city where men are born and live free and
equal."
Nasreen did not comment on
the move, but she recently told the TV station France
24 that she felt safe in Paris,
because she could walk in the street without bodyguards. She said her
"idea" was not to criticise Islam per se but to defend women's rights
and freedom. "My aim is to raise consciousness, to struggle for justice
for women, so I have no alternative but to criticise Islam because
Islam
oppresses women. I know millions of women have been suffering because
of
religion, tradition, culture
and customs and I feel a responsibility to do something."
Nhà thờ họ Nguyễn
Nguồn
Note:
Nhìn cái nhà thờ họ Nguyễn
[Tấn Dũng] Gấu lại nhớ đến nhà thờ họ Nguyễn [Quốc Gấu] ở cánh đồng
làng Thanh
Trì, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt, và giấc mơ của bà nội Gấu,
khi nào
mày đến tuổi đinh, là được chia phần thịt đấy cháu ạ!
*
Cái nhà thờ họ này cũng xuất phát
từ lời phán của các ông thầy cúng. Chắc mọi người còn nhớ vào tháng 8
năm 2006,
lúc mới vừa lên chức Thủ tướng được hơn 2 tháng thì một điềm xấu xuất
hiện, đó
là hòn Phụ Tử tại Kiên Giang, đất phát tích của anh Ba Dũng, bị gãy mất
hòn cha
rơi sâu xuống biển. Nhiều giải pháp khoa học được đưa ra nhưng không có
cách
nào phục hồi lại được. Cả gia đình Thủ tướng lo sợ, mời các thầy về xem
khắc
chế điềm này thế nào. Cuối cùng thì kết luận là phải xây một nhà thờ tự
thật lớn
tại Rạch Giá, nơi Anh Ba đã đi lên từ y tá, huyện đội trưởng mà thành
Thủ Tướng
như hôm nay. Cái nhà thờ này phải làm thật to, to nhất ở đây để tỏ lòng
thành
kính với tổ tiên và các vị thánh thần ở vùng đất này để được gia hộ cho
sự
nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần
cái đền
ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những
người đã hy
sinh cùng với ông tại đất Rạch Giá này - nơi đã diễn ra trận đánh lớn
nhất của
nghĩa quân với giặc Pháp.
*
Lại no còm!
*
Quái đản quá, lướt net trúng đoạn này, cũng nói về phần thịt:
Vào
khoảng 1997, 1998 gì đó,
Nguyễn Hưng Quốc về nước có đến thăm tôi. Anh vốn là học sinh ở Sài Gòn
dưới
thời Nguyễn Văn Thiệu. Sau 30-4- 1975, anh ở lại thành phố và học văn ở
Đại học
sư phạm Sài Gòn. Tốt nghiệp, anh được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Ít
lâu sau,
anh vượt biên sang Pháp rồi sang Úc và hiện đang làm việc ở đấy. Anh
nói, sở dĩ
anh vượt biên không phải vì sợ khổ mà cảm thấy tương lai mù mịt. Anh kể
tôi
nghe một chuyện thật tội nghiệp.
Hồi ấy còn chế độ bao cấp,
mọi thứ thực phẩm đều được phân phối theo tem phiếu, mà tiêu chuẩn thì
rất hạn
chế. Tuy nhiên do sự tháo vát của công đoàn, thỉnh thoảng anh em cũng
được mua
thêm ít thịt, ít cá ngoài tiêu chuẩn. Anh nhớ hôm ấy công đoàn kiếm đâu
được
một mớ thịt đem về chia đều cho mỗi người một suất. Tất nhiên dù chia
cẩn thận
đến thế nào vẫn không thể đều nhau tuyệt đối được. Trong khi chia thịt,
mọi
người đứng vây xung quanh. Không ai bảo ai nhưng người nào cũng chăm
chăm quan
sát các suất thịt xem miếng nào ngon hơn, miếng nào nhỉnh hơn. Chia
xong, bắt
đầu nhận phần. ưu tiên nhận trước phải dành cho bậc cao niên nhất trong
khoa,
ấy là thầy Viễn – Lê Trí Viễn. Do đã nhằm sẵn, nhằm kỹ trước rồi nên
được lệnh,
thầy chộp ngay lấy một miếng ngon nhất và có phần nhỉnh hơn các miếng
khác một
chút.
“ Ôi! –
Nguyễn Hưng Quốc nói
tiếp – em phấn đấu đến bao giờ mới thành giáo sư Viễn để được chộp lấy
miếng
thịt kia! Phải vượt biên thôi! Vượt biên thôi!”
Tình cảnh cán bộ, trí thức
hồi ấy, giờ nghĩ lại, muốn rớt nước mắt. Hoàng Ngọc Hiến, sau 1975, có
vào Sài
Gòn, đến thăm một người họ hàng. Anh nói, khi trở về Bắc, chỉ mong
người ta
tặng cho mấy thứ đồ điện như tivi, tủ lạnh hay quạt máy. Nhưng do kính
trọng
ông giáo sư Bắc Hà quá, người ta lại chỉ gửi ra toàn đồ mỹ phẩm đắt
tiền để
tặng bà giáo.
Anh Lê Quang Long vào Huế
cũng gặp phải một trường hợp được kính trọng một cách tai hại như thế.
Năm
1977, tôi và anh được mời vào dạy cho Đại học sư phạm Huế – gọi là
thỉnh giảng.
Trường cao đẳng sư phạm ở gần kề trường đại học mời anh sang nói
chuyện. Họ đón
tiếp rất long trọng: tặng hoa, và giới thiệu giáo sư bằng những lời lẽ
rất to
tát, sang trọng. Nhưng chẳng thấy đưa phong bì gì cả. Đợi mãi mấy hôm
cũng
không thấy gì. Té ra ở trường này có một anh bạn cũ của Lê Quang Long
dạy học ở
đấy từ trước 1975. Người bạn này một hôm đến gặp anh Long và nói: “ Bọn
giám
hiệu Cao đẳng nó ngu quá! Nó định đưa tiền cho anh đấy”. Tôi vội gạt
đi: “ Đừng
làm thế, bất lịch sự! Ông ấy là giáo sư đấy!”
Lê Quang Long nói với tôi: “
Mình chỉ mong nó khinh mình, chứ kính trọng thế thì tai hại quá!”
Hồi Ký NDM
*
Cùng một sự việc, mỗi người
cắt nghĩa một khác, và khác ở đây, còn do cái tâm, do cái ngộ, do cái
cơ may
của mình. Tay NDM này, tâm địa ác, cay cú thành thử nhìn cái gì cũng
lệch cả,
thí dụ ông ta tả bộ dạng NDT khi gặp Tố Hữu, hay bà vợ HNH nói về
chồng, ông ấy
ai mà kêu đi ăn là nhanh lắm. Những câu trả lời ấy, thường là những lời
nói
đùa, không để coi là thực được. Cũng vậy, tuy chẳng ưa gì ông học trò
Miền Nam
dưới thời Ngô Đình Diệm, [lý do thì mọi người đều biết], gặp lúc đổi
đời, phải
thờ chủ mới, thì cũng là chuyện thường của cả một miền đất, tuy nhiên,
cắt
nghĩa lý do, từ cái vụ chia phần thịt, đành phải vượt biên, như ông ta
hiểu, thì sai,
vì chính bản thân Gấu, đã rời bỏ Hà Nội vào Nam, một phần nào giống như
thế, tức là
ngộ ra cái điều Đảng làm nhục kẻ sĩ, và tất cả nhân dân, bằng cách quản
lý bao tử.
Năm 1954, Gấu ở lại Hà Nội,
chẳng hề muốn đi Nam.
Một bữa đi học, đến chậm, cổng trường đóng, đúng lúc đó, ông thầy Anh
văn của
Gấu, cũng ở lại, cũng đi trễ, anh VC gác cổng đếch cho vô, và khi cho
vô, ông
thầy phải làm tờ tự kiểm rồi mới được vô lớp dậy.
Cái vụ mà ông học trò thời Ngô Đình Diệm bỏ đi,
cũng là vì ngộ ra rằng, giả như mình phấn đấu, để được tới địa vị như
LTV, và
để được cái vinh dự, như ông ta, thì nhục quá!
Hồi 1954, VC ở rừng về, còn làm
nhục dân Hà Nội ở lại, những công nhân viên, giáo sư… bằng cách trả
lương y như
trước, tức là gấp hàng chục lần, so với lương của chúng, những cán bộ
VC, đến nỗi
mấy ông bà này ngượng quá, xin được ăn lương như Cách Mạng, chúng trả
lời, lũ chúng mày biết đếch gì về hy sinh, về chịu đựng gian khổ, về
một lòng một dạ
với Cách Mạng,
lũ chúng mày là Việt gian, làm sao xứng đáng chịu khổ vì Cách Mạng?
Khổ đã
không xứng, làm sao sướng xứng?
Chẳng thế mà khi Gấu đi học tập,
một anh cán bộ, khi nghe nói Ngô Đình Diệm là bạn của Bác Hồ, đã,
mặt đỏ gay,
chửi, thằng Việt gian đó mà là bạn của Bác Hồ ư?
*
Ông ấy ai mà kêu đi ăn là nhanh lắm!
Cứ giả như câu nói này thực sự là bà vợ HNH có nói, và thực sự đúng như
vậy, thì cũng là chuyện thường. Có lần Gấu nghe, hình như người ta chê
trách Chế Lan Viên, hay Huy Cận, hay... vì cái tật ham ăn,
và chính khổ chủ cũng tự nhận, Gấu lúc đầu cũng.. chê, nhưng sau hiểu
ra, đây là khí giới chót của sĩ phu Bắc Hà để phản kháng nhà nước theo
đúng truyền thống miếng thịt ngoài đình.
Xưa, làng nào mà chẳng có thằng Mõ, việc khốn nạn nhất nào trong làng,
mà không giao cho nó, trong đó, có việc chặt thịt, chia phần thịt tại
đình làng, và Mõ, tất nhiên, lựa cho Mõ miếng ngon nhất, vậy mà chẳng
có ông tiên chỉ, ông chủ tịch nào dám lên tiếng, ấy là vì đó là phần
thưởng làng dành cho nó, do suốt đời chịu nhục cho làng.
Ngài LTV gì, thì cũng thế!
NGUYỄN
NGỌC TƯ một phen hết
hồn
[Vào lúc : 11:45 - 04/01/2009
Báo Văn Nghệ Trẻ số Xuân Kỷ
Sửu vừa phát hành với giá bán 28 ngàn đồng. Ngoài những bài vui vẻ ngày
Tết, ấn
phẩm đặc biệt này còn giới thiệu một phụ trương 12 truyện ngắn hay về
đề tài
nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Thử hé mắt qua, thấy cái bài báo
“Thời sự
làng tôi” từng in kèm với tiểu thuyết mi-ni “Đảo chìm” của nhà thơ Trần
Đăng
Khoa được vinh danh. Chưa hết, cái tạp văn “Trăm năm bến cũ con đò” của
Nguyễn
Ngọc Tư cũng được dự phần tự hào. Với cái phụ trương này, báo Văn Nghệ
Trẻ đã
có một đóng góp cực kỳ quan trọng cho văn học Việt Nam nói riêng và văn
học thế
giới nói chung, đó là định nghĩa lại thuật ngữ truyện ngắn!
Mấy lời líu quíu của Nguyễn
Ngọc Tư:
Thấy báo Văn nghệ Trẻ in một
bài tản văn của mình, ghi là (1 trong) 12 truyện ngắn hay các thời kỳ
về nông
thôn, nông dân và nông nghiệp.
Hết
hồn. Vì nó là tạp văn chỉ
1230 chữ, nhưng nó được xếp chung với Tinh thần thể dục (Nguyễn Công
Hoan,
Nghèo (Nam Cao), Làm no (Ngô Tất Tố), Vợ chồng trẻ con (Tô Hoài), Anh
Keng
(Nguyễn Kiên), Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu), Con Bảy đò đưa (Sơn
Nam),
Thời sự làng tôi (Trần Đăng Khoa), Hai người đàn bà xóm Trại (Nguyễn
Quang
Thiều), Thương nhớ đồng quê (Nguyễn Huy Thiệp), Củ khoai nướng (Tạ Duy
Anh)...
thì tội nghiệp cái thân gầy gò xanh xao của nó. Mà, cũng hỏng phải nông
dân,
nông nghiệp, nông thôn gì hết.
Thôi, báo cũng in rồi, gạo
nấu thành cơm, ván đã đóng... hàng (quan tài)... Đành khóc lên ba tiếng
hức hức
hức...
*
Trăm năm bến cũ con đò
Tạp văn
Cửa sau nhà tôi trông ra
sông. Tôi thường ví đó là một khung tranh, và bức tranh biến đổi không
ngừng,
có lúc nó hiện lên những chiếc tàu cao ngệu, hùng hục đi qua, che khuất
cả dãy
nhà sàn bên kia sông, có lúc hình ảnh lại xa vắng với vài chiếc vỏ lãi
dài nhằng,
bé teo mong manh chở đầy nhóc dừa, chuối... Nhiều khi bức - tranh như
bị trĩu
xuống khi buộc phải vẽ mấy chiếc xà lan ngược nước è ạch khẳm lừ, gầm
gừ...
Nhưng cảnh có chuyển động thế nào, trong bức tranh cửa sau của tôi, vẫn
luôn có
hình ảnh một chiếc đò thầm lặng chờn vờn trên sóng nước.
Bến đò nằm cạnh nhà. Có thể
nghe được tiếng bước chân người xoèn xoẹt lại qua, nghe mũi đò chạm
lịch kịch
vào bến, và tiếng chèo chém ngọt vào mặt nước những lát cắt dày. Và
nhiều khuya
nghe tiếng gọi đò xao xác, tôi đã nghĩ, phải mình là đạo diễn, thể nào
cũng làm
phim về cái bến, con đò.
Trong hình dung, đó là bộ
phim giàu hình ảnh hết biết.
Trèo lên một chỗ thật cao,
tôi sẽ bắt đầu "bộ phim tưởng tượng" của mình bằng cảnh các con sông
giao nhau cắt thành phố bằng năm ba mảnh, gặp chút đó rồi lại thao
thiết chảy
đi. Nằm rải rác dọc theo những khúc sông, khúc kinh có hàng trăm bến đò
ngang
dọc. Mỗi bến có một cái tên khác nhau như Đậu Đỏ, Cầu Chùa, Rạch Rập,
Công
Chánh... nhưng giống hệt ở lối đi xuống hẹp và hơi tối. Bậc lên xuống
bằng bê
tông bị sóng mài mòn phô lớp đá nhỏ bên trong, nhờ vậy mà đỡ trợt chân.
Những
người phụ nữ đi chợ sáng về, rôm rả chuyện trò trong lúc chờ qua sông,
tôm cá
quẫy trong giỏ lách tách.
Và con đò, nó tới kia. Một
đám trẻ con vai quàng khăn đỏ đứng ngồi lóc nhóc đang qua bờ bên này.
Những
chiếc đò đóng theo kiểu tam bản vững chãi, ít chao lắc. Hai bên be,
đằng mũi
đều được bọc vỏ xe để khỏi sờn khi va vào bến. Có chiếc còn đỏ au lớp
dầu trong,
có chiếc đã nhiều năm dầm mưa nắng sạm đi, khô rốc, nứt nẻ. Chiếc đò
cũng già
đi như người chèo nó. Cũng buồn, cũng mệt mỏi, cũng làm công việc nặng
nhọc,
chở người đi, về.
Nhưng dòng chảy của sông đã
làm công việc người chèo đò bớt đơn điệu. Sông quê tôi không rộng nhưng
sâu,
đôi khi nước đứng lờ đờ, lúc ròng lại nôn nao chảy xiết. Khéo lèo lái,
chỉ cần
khẩy nhẹ vài lát chèo là đã qua bờ, nên ngoài sức mạnh của đôi tay còn
phải
nương theo nước, theo gió. Cái "nghệ thuật" chèo đò cũng lắm công
phu, đừng có ai dại dột cậy mình biết chút đỉnh chèo chống hồi còn ở
quê rồi
xung phong chèo đò thử, coi chừng quê độ à nghen.
Đôi lần, thử gồng mình thót
lên đôi chèo dưới cái nắng Cà Mau rát, gió Cà Mau khô, tôi lại thương
người
chèo thêm một chút. Và hình ảnh họ trong "phim" tôi luôn mạnh mẽ,
tươi tắn, dù khuôn mặt có đen sạm, dù đôi tay vồng lên những đường gân
guốc, dù
họ chỉ khoác một manh áo bạc, và lai quần xoắn tít vì không được ủi,
lâu ngày.
Trong cái phim tưởng tượng
đó, tôi ao ước được vào vai người ngồi trên bến thu tiền, một bà cụ
còng queo,
như hầu hết người làm công việc này đều già (nhận xét này cần được kiểm
chứng
lại, cả câu hồi trước tôi hay nói là tất cả cây cỏ dại mọc trên đất quê
nhà đều
trổ hoa màu tím biếc, tôi cũng không chắc đâu à nghen). Chỗ tôi ngồi có
một
chiếc võng con giăng ngang căn chòi de ra mép nước. Cái thùng đựng tiền
đã lên
nước bóng ngời đặt trước mặt, thùng ngăn làm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn
đựng một
loại giấy bạc hai trăm, hoặc năm trăm...
Không khó để tôi vào vai nhỏ
đó, bởi buổi chiều nào giữa đời, tôi cũng nhìn thấy bà cụ ngồi thu tiền
đò bên
kia sông. Quen thuộc, đến nỗi nhắm mắt lại, tôi vẫn thấy rõ cái cười
móm mém và
ánh mắt hóm hỉnh, tinh quái của bà. Hai mươi năm đưa đò, cái ngày không
còn
quạt nổi mái chèo, bà lên bến (chứ làm sao xa được khúc sông này). Ngày
ngày,
bà ngồi nhìn cuộc đời cuồn cuộn đi qua, chứng kiến biết bao nhiêu thay
đổi cuộc
đời, người già già đi, bọn nhỏ lấy nhau sinh ra nhiều thiệt nhiều đứa
trẻ. Và
những đứa trẻ lớn lên ... Có người qua đò rồi quay về, có người không
trở lại.
Bến đò, cũng là nơi nhiều đứa con gái qua sông lên thành phố rao bán
mình trong
những "chợ vợ", để lại mấy thằng con trai chiều chiều ra bến đón đã
đời mới ngơ ngác, trời ơi, mình đang chờ ai đây. Bến đò, cũng là nơi
anh cán bộ
phường ngày xưa thường qua, rồi anh lên thị xã, ai đó mừng, "thằng chả
mà
làm lớn thể nào cũng bắc cây cầu qua xóm mình. Thì kinh nghiệm, ông lớn
nào
đường vô nhà cũng ngon hết". Ai dè, lúc anh "lên" tới tỉnh, anh
qua đò rồi đi luôn một nước. Xóm bên sông nghèo vẫn hoàn nghèo, ọp ẹp
và buồn
hiu.
Mới lấy ví dụ có vài khuôn
mặt người mà đã thấy cái bến đò sinh động biết bao. Và vai bà cụ tóc
trắng ngồi
miên viễn trên bến đáng cho tôi hoá thân vào biết bao (dù có một chút
thiệt
thòi là sẽ rất... xấu xí). Tôi mà được ngồi ngay cái võng đó, không cần
diễn,
sẽ ngấm ngay nỗi vui của một người lương thiện, vui vì không làm gánh
nặng cho
cháu con, vui vì được làm nhân chứng cho đời... Khi đôi bàn tay gầy
guộc của
tôi vuốt lại những tờ bạc lẻ nhàu nát lem luốc mồ hôi, dầu nhớt.. để
nộp thuế
cho đằng phường, nghĩ tới mấy vụ tham nhũng động trời ngay tại quê
mình, nghĩ
tới những bữa tiệc vung vinh tiền triệu, chắc cái mặt tôi buồn hết
biết, mà tôi
còn khóc, hỏng chừng...
Cửa sau nhà tôi vẫn ngó ra
sông, tôi vẫn ngày ngày ghi vào lòng mình bộ phim tưởng xong mà hoá ra
dang dỡ
mãi. Người qua đò mỗi ngày mỗi khác, có người tốt lên, có người xấu đi.
Làm sao
ghi hết những hình ảnh đó ?
"Phim" chưa xong,
vì bến đò vẫn còn, vì cầu xây lâu mà vẫn chưa xong. Để đêm đêm tiếng
gọi đò lại
cất lên, những âm thanh ồn ào của đô thị lập tức ngưng phắc, chết ngắc,
dường
như một nửa thành phố - mấy rẻo đất buồn bên kia những dòng sông vừa
lên
tiếng...
Lưu ý: Chú thích “tạp văn”
bên dưới “Trăm năm bến cũ con đò” là của “khổ chủ” Nguyễn Ngọc Tư.
Thảo luận(3)
Địa chỉ trích dẫn
Chú ý Địa chỉ này vần có hiệu
lực trước 23:59:59
LeThieuNhon 05/01/2009 18:01
Theo yêu cầu của "khổ
chủ" Nguyễn Ngọc Tư, mấy cái comment gay gắt quá thì không hay lắm, nên
xóa đi để giữ hòa khí văn chương, và ai cũng cảm thấy ăn Tết vui vẻ!
VŨ CÔNG KỲ 04/01/2009 22:19
Tôi thấy không đến nỗi như
các bạn phải la hoảng. Tản văn của Ngọc Tư thì đúng không phải truyện
ngắn,
nhưng không hề non kém. Còn các truyện khác đều khá cả. Có truyện rất
hay. Tất
nhiên cũng có truyện hay về nông thôn mà không có mặt, thì cũng như
những người
tuyển chọn đã nói. Tôi ủng hộ cách làm của Văn nghệ trẻ
Nguyễn Anh Tuấn 04/01/2009 20:48
Khớ khớ!
Không thể bình luận nổi!
Đây là "sự kiện văn
học" nổi bật nhất năm 2009!
Báo Văn nghệ mà, dù có là văn
nghệ già hay văn nghệ trẻ cũng vinh danh Văn Nghệ. Các ổng có in bài
thơ nói
là...tiểu thuyết thì cũng cấm có cãi!
Blog Lê Thiếu Nhơn
Mấy đấng Đỗ thi sĩ, Nguyễn Thanh
Trịnh, tức Đoàn Thạch Biền sau này, đều rất quí Gấu. Hay nói rộng ra,
những mầm
non văn chương cách mạng được ‘trồng’ bởi thức ăn Miền Nam, bởi
bầu khí
VNCH! Họ khác hẳn đám nhà văn Miền Bắc, khi trở về Miền Bắc, là Gấu
nhận ra liền
sự khác biệt. Tuy cả hai đều quí Gấu, thế mới lạ!
Đoàn Thạch Biền đã từng in cho Gấu một cuốn sách dịch, Khiêu Vũ với
Thần Chết, On achève bien les cheveaux.
Chuyện này xẩy ra sau Cách Mạng. Lúc đó Gấu đói lắm.
Đói đủ thứ! [Viết vậy là bạn ta hiểu!]
Nhân đây, cám ơn bạn cũ. NQT.
Cái cú in sách này cũng ly kỳ lắm. Sắp đi rồi, khui ra cũng dzui!
*
Những đứa con của trí tưởng
Tôi vẫn còn nhớ thái
độ thân
thiện, cởi mở của những người tôi đã từng trò chuyện, tôi vẫn còn nhớ
những
khuôn mặt trong sáng đầy tin tưởng của những người bạn trẻ như Đoàn
Thạch Biền,
Đỗ Trung Quân, và nhất là dáng ân cần khi đưa ra đề nghị cộng tác, của
anh phụ
trách tờ Tuổi Trẻ (hình như tên Thức, không phải Nguyễn Đông Thức. Đó
là thời
gian còn Kim Hạnh)...
Những
người viết Miền Nam
trước 1975, ở lại, hình như đều viết trở lại. Tôi có lẽ là người đầu
tiên được
nhà xuất bản Văn Học đề nghị tái bản bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc.
*
Cuốn Người ta làm thịt
cả ngựa, của
Horace McCoy, là một cuốn sách đen, série noire, Gấu đọc từ trước 1975,
thời gian vừa đọc
vừa học
tiếng Tây, cùng với những tác giả như Simenon, J.H. Chase.. thời
kỳ ra trường
Bưu Điện chừng hai năm, đã đổi qua bên VTD Quốc Tế, cầy thêm job cho
UPI, đọc
cùng lúc với ông Hưng, chuyên viên gửi hình VTD, radiophoto, của AP,
ông Hưng
thì mê những tác giả khác không giống Gấu, thí dụ Carter Brown.
Sau
1975, tay PMH nhờ Gấu dịch theo nguyên tác tiếng Anh, They Shoot
Horses,
Don’t They? Tay này làm cho nhà xuất bản Văn Học, bộ phận phía Nam, và còn là
một lái sách. Gấu biết anh ta, khi đến VH để lo biên tập cuốn Mặt Trời
Vẫn Mọc,
theo bản dịch trước 1975 của Gấu, dưới sự giám sát của tay Nhật Tuấn,
nhà văn Miền Bắc,
anh ruột, hay em ruột của Nhật Tiến. Cái vụ xb lại cuốn này, là cũng
nhờ Nguyễn
Mai, khi đó làm thợ sửa mo rát cho VH. Để có được bản dịch cuốn MTVM,
Gấu phải cầu
cứu Jospeph Huỳnh Văn, có bà con làm ở Thư Viện Quốc Gia, nhờ mượn về,
đưa cho
nhà xb VH làm mẫu. Joseph HV tới lúc đó mới đọc văn dịch của Gấu, gật
gù, mi
bảnh thật, hơn cả thằng em tao, nó Tú Tài Tây, mà thua mi!
Đưa
trước một mớ. Dịch xong, anh ta đếch thèm in. Thế rồi một bữa, Gấu thấy
cuốn sách của mình nằm ngay trước mắt mình, vì lúc đó, Gấu đang làm
thằng bán
báo, tại sạp nhà, ngay trước chúng cư 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn
*
On achève bien les chevaux
Titre original They Shoot
Horses, Don't They?
inspiré du roman de Horace
McCoy
On achève bien les chevaux
(They Shoot Horses, Don’t They? dans la version originale) est un film
américain réalisé par Sydney Pollack, sorti sur les écrans en 1969.
inspiré
d'un roman de Horace McCoy.
L’action se situe au début
des années 1930, en Californie. Au cœur de la grande dépression, on se
presse
pour participer à l’un des nombreux marathons de danse organisés à
travers le
pays pour gagner les primes importantes qui y sont mises en jeu. Robert
et
Gloria font partie de ces candidats...Au-delà de l'anecdote, c’est
à une lecture de notre propre société qu’invite ce film, par opposition
entre
l'enfer que vivent les participants de ce marathon - privés de sommeil
et de
temps de réfléchir, et soumis à des épreuves cruelles (où mourra l'un
d'entre
eux) - et la beauté du paysage et du soleil levant entrevus de façon
fugitive à
l'extérieur. Sydney Pollack indiqua avoir attaché une grande importance
au
personnage de l'animateur, « symbole de tout ce que l'Amérique avait de
pire et
de meilleur ». Mais on peut aussi y voir une réflexion sur l'absurdité
de la
condition humaine
Wikipedia
*
Cái cuốn truyện, sau chuyển thể điện ảnh, Gấu đọc, trước 1975, và dịch,
sau 1975,
như tiên đoán
cơn suy thoái của Mẽo, và của thế giới, thế mới quái dị, nếu bạn đọc
những lời giới thiệu trên.
Tay PMH, không hiểu nghe ai nói về cuốn sách, đưa Gấu bản tiếng Anh,
Gấu đánh vật với nó, đến khi đưa, anh ta chê, vứt một xó, Đoàn Thạch
Biền nhặt lên, bèn ơ rơ ka
một phát, hay như thế này mà sao mày chê, đúng là... thi sĩ!
Ui chao, chẳng lẽ cái nhìn tiên tri của anh "tiên tri" đến tận những
ngày này?
Cái
tít Khiêu Vũ với Thần Chết quả là đắc địa!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, trong cơn suy thoái, khách du lịch vắng
teo, nhà nưóc Mít chúng ta tổ chức cuộc thi Khiêu Vũ với Thần Chết,
từng cặp, từng cặp, đăng ký nhẩy hoài nhảy huỷ, ngày này qua ngày
nọ...
cho đến khi tất cả đều xỉu, chỉ còn một cặp độc nhất đứng vững, là
thắng!
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
THE COMMON READER
THERE IS A SENTENCE in Dr.
Johnson's Life of Gray which might well be
written
up in all those rooms, too humble to be called libraries, yet full of
books,
where the pursuit of reading is carried on by private people. "... I
rejoice to concur with the common reader; for by the common sense of
readers,
uncorrupted by literary prejudices, after all the refinements of
subtilty and
the dogmatism of learning, must be finally decided all claim to
poetical
honors." It defines their qualities; it dignifies their aims; it
bestows
upon a pursuit which devours a great deal of time, and is yet apt to
leave
behind it nothing very substantial, the sanction of the great man's
approval.
The common reader, as Dr. Johnson implies, differs from the critic
and the scholar. He is worse educated, and nature has not gifted him so
generously. He reads for his own pleasure rather than to impart
knowledge or
correct the opinions of others. Above all, he is guided by an instinct
to
create for himself, out of whatever odds a d ends he can come by, some
kind of
whole - a portrait a man, a sketch of an age, a theory of the art of
writing.
He never ceases, as reads, to run up some rickety and ramshackle which
shall give
him the temporary satisfaction of looking sufficiently like the real
object to
allow of affection, laughter, and argument. Hasty, inaccurate, and
superficial,
snatching now this poem, now that scrap of old furniture, without
caring where
he finds it or of what nature it may be so long as it serves his
purpose and
rounds his structure, his deficiencies as a critic are too obvious to
be
pointed out; but if he has, as Dr. Johnson maintained, some say in the
final
distribution of poetical honors, then, perhaps, it may be worth while
to write
down a few of the ideas and opinions which, insignificant in
themselves, yet
contribute to so mighty a result.
Virginia Woolf
Người đọc bình thường
Có một câu của Dr. Johnson, trong Đời
của Gray, câu này chắc là phải viết lên tường tất cả những căn
phòng, gọi
là những thư viện thì có vẻ hơi lớn lối, tuy nhiên, chứa đầy sách, nơi
việc đọc
là của những tư nhân, private people.
"….Tôi thật mến, người đọc bình thường này; bởi vì, gọi độc giả bình
thường,
những ai không bị hư thối bởi thiên kiến văn chương, và, sau bao lọc
lõi, và
nghiệt ngã, của việc học, biết rằng, đây chỉ là để vinh danh cho một
cõi thơ.”
Cõi thơ đó định nghĩa phẩm chất của họ, vinh danh những mục tiêu của
họ, đó là
cái phần thưởng mà họ có được, sau khi bỏ phí thời giờ ngấu nghiến đọc,
và ngộ
ra rằng, mình chẳng để lại một thứ gì ở trên cõi đời này, nếu có chăng,
thì chỉ một cái gật đầu của những bậc tao nhân mặc khách, như một
nhà thơ
Việt đã từng tự hào về cả một sự nghiệp thơ của ông:
Ta còn để lại gì không,
Kìa non đá lở, kìa sông cát bồi.
VHC
Độc giả bình thường, như Dr Johnson hàm ý, khác hẳn nhà phê bình, và
nhà khoa
bảng. Anh ta học hành chẳng ra gì, và thiên nhiên keo kiệt kia cũng
chẳng ban
cho anh ta một chút tài năng thiên bẩm nào.
Anh ta đọc, chỉ để thích thú riêng cho mình, vì mình, không hề có ý
định kiếm
tí ti tri thức, hiểu biết, hoặc khốn nạn hơn, để sửa chữa những quan
điểm của những
người khác. Trên hết, anh ta được dẫn dắt bởi một bản năng: hãy sáng
tạo chỉ
cho mình - từ bất cứ thăng trầm, bất cứ nọ kia, bất cứ gập ghềnh của
đường đời
mà anh ta đã trải – một cái gì đó, mù mờ một khối, một cục, một đống,
như chân
dung một con người, như phác họa một thời đại, như một lý thuyết về
nghệ thuật viết….
Khi đọc, anh ta không hề ngưng ôm ấp, nâng niu, gầy dựng căn nhà
ọp ẹp,
xiêu vẹo, tức là cái vốn liếng mà sự đọc đã đem lại cho anh ta, chính
cái đó sẽ
đem lại cho anh ta sự hài lòng, tuy phù du, tuy tạm bợ, rằng cái ta có
đây cũng
đâu có thua gì một căn nhà vững vàng, một món đồ thực sự, và như thế,
nó đem
đến cho anh ta sự yêu mến, tiếng cười và lời biện luận, hay quan điểm
này nọ.
Vội vã, không chính xác, và phiến diện, lúc này túm vội lấy bài thơ
này, lúc
nọ, một mẩu văn bia đồ cổ, chẳng thèm để ý, kiếm chúng ra từ đâu, chẳng
cần
biết bản chất chúng là như thế nào, một khi mà chúng thật hợp ý mình,
ôm lấy
mình, những cái dở, yếu, non, kém, vụng, như là một nhà phê bình của
anh ta cứ
thế mà phô ra… Nhưng, cứ như Ngài Dr. Johnson nói đó, nếu anh ta có một
tiếng
nói nào đó, ở trong cái sự đóng góp sau cùng vào những vinh danh của
thơ ca,
nếu vậy thì, có lẽ, cũng có tí giá trị, khi viết ra một tí ý
nghĩ, và
quan điểm - thì cũng vẫn chỉ là những vô nghĩa, những chẳng có chút giá
trị,
như tự thân chúng vốn là như vậy – tuy nhiên, cũng là một đóng góp cho
thành
quả, vậy.
NQT
[mô phỏng bài viết của Virginia Woolf: The Common Reader]
*
Note: Mới kiếm ra, trong lúc lục lọi hồ sơ cũ, trước khi đi.
Gửi K, và bạn của K. Thay cho bài viết nhức đầu quá.
*
Gấu tình cờ khám phá
ra
Virgina Woolf, thời gian Sài Gòn đầy sách Tây, còn rẻ hơn cả ở mẫu
quốc, do chương
trình IC [Thông tin & Văn hóa] của Tây mũi lõ, giá sách bằng giá ở
nguyên gốc,
thí dụ 10 frs thì bán 10 đồng, tiền ông Diệm, như người Miền Nam thường
nói.
Gấu, nhờ đi làm hai job, một
Bưu Điện, một UPI, thành ra cũng không đến nỗi nào, sách lại rẻ, nhất
là thứ sách
bỏ túi. Nhưng đâu chỉ sách bỏ túi, Gấu còn mua cả những thứ đắt tiền
thí dụ, loại
bìa trắng nrf của nhà Gallimard, của nhà Nửa Đêm, quả là Gấu chưa đủ
sức đọc,
những Lịch sử và Ý thức giai cấp, của Lukacs, thí dụ, nhưng “cháo húp
quanh”,
nhẩn nha đọc được câu nào hay câu đó. Nhờ vậy mà khám phá ra Mrs Dalloway của
Woolf. Đọc một cái là nó đây rồi, thứ độc thoại nội tâm, kể hoài còn
hoài, kể mãi
còn mãi.
Khoe với ông anh, ông cũng thú
lây, mắt lim dim, cậu nghe anh, thứ đó, phải đọc đi đọc lại vài lần.
Nhiều ông không ưa Gấu, thấy
Gấu hay nhắc tới ông anh, cứ nghĩ là ông anh là thầy của Gấu. Không
phải. Gấu
không hề mắc nợ văn chương ông anh, vì ông anh là nhà thơ, cõi mà Gấu
chẳng hề
mong tới, đó là sự thực. Thứ nữa, thứ văn chương ý thức hệ của ông anh,
cái kiểu,
đi ra đó cũng là thứ đánh đĩ, nó có ở đây tôi sẽ đập vỡ mặt nó ra… như
nhân vật
Tâm chửi ông bạn Đại bỏ ra hậu phương, theo VC, trước khi đi còn làm
cho một cô gái mang bầu, Gấu cũng không “mặn”.
Thời mới
lớn, đứng trước cuộc chiến chạy trời sao cho thoát, Gấu coi văn chương
là nơi để
trốn nó, chỉ đến khi ra ngoài này, gặp ông Steiner, cũng một thứ sống
sót, nhưng đau
quá vì mình sống sót, Gấu ngộ ra liền và khi viết cho báo Văn Học của
NMG, và được
độc giả hâm mộ, NMG phán, qua một thằng em kể lại, bây giờ chân ông Gấu
mới chạm đất, là
cũng có lý lắm, cũng tri âm tri kỷ lắm.
NMG không phải bạn quí của Gấu,
nhưng cách ông đối đãi với Gấu, đúng là thật bảnh. Cả cái sự Gấu hay
nhắc tới ông,
nhiều người cũng không hiểu, tưởng Gấu thù hằn gì ông ta. Đâu phải. Nói
ơn thì
hơi quá, nhưng giá gặp một tay khác, khó mà ăn ở với nhau cả hai năm
trời!
Gấu viết cho VH, nổi quá, báo
bán chạy, NMG phán, đếch cần xin xỏ quảng cáo nữa, khiến ông bạn quí
của Gấu
ghen, ra lệnh mày không được viết cho báo thằng cha NMG nữa, chỉ được
quyền viết
chùa cho báo tao. Tiếu lâm đến như thế đấy!
Ui chao, cứ nói đến bạn quí là
Gấu muốn văng tục rồi!
Vậy mà mất cả đời với bạn quí!
*
Trường hợp Steiner sống sót Lò Thiêu, ông có kể, trong bài phỏng vấn
của tờ The Paris Review, và có viết một bài về Kẻ Sống Sót, trong Ngôn
ngữ và Câm lặng.
*
-Ông
hãy kể thêm cho chúng tôi nghe, về
những năm đầu đời của ông đi.
-Rồi thì chiến tranh, và cha tôi
được thủ tướng Pháp trao cho sứ mạng thương lượng với người Đức, về
việc mua
chiến đấu cơ Grumman. Một chuyện quá đỗi lạ lùng đã xẩy ra. Mọi người
hầu như
đều quên hẳn một điều, New
York
là một thành phố trung lập, vào năm 1940. Nơi đây đầy những phái bộ mãi
dịch,
phái bộ ngân hàng, kỹ sư Quốc Xã. Cha tôi được mời ăn trưa, nhân dịp
vinh danh
Uỷ Ban Thương Mại (Trade Purchasing Commission), tại Câu Lạc Bộ Phố
Tường (Wall
Sreet Club). Tại bàn của ông, là đại diện ngân khố Mỹ, ngân hàng, và
phái đoàn
Pháp. Người hầu bàn mang đến cho cha tôi một tờ giấy gấp lại, và nói,
một vị
khách tại một bàn khác, đã yêu cầu anh ta mang lại cho cha tôi. Cha tôi
liếc
quanh một vòng, và nhìn thấy một phái bộ mãi dịch Quốc Xã, chữ thập
ngoặc trên
ve áo. Hoàn toàn hợp pháp: họ cũng đang mua trang bị, và dàn xếp những
vụ vay
mượn dầu lửa (oil loans), cùng với Ngân Hàng Chase, và rất nhiều ngân
hàng
khác. Cha tôi nhận ra một người, vốn là bạn làm ăn rất thân, nhưng ông
đã không
liên lạc kể từ năm 1933 khi Hitler lên cầm quyền. Thế là cha tôi thẳng
thừng xé
nát mẩu giấy, rồi thả những mảnh vụn xuống sàn. Ông đứng dậy, đi vào
nhà vệ
sinh; người đàn ông đang đợi ở đó, ông ta nắm lấy cha tôi, và nói, "Dù
muốn hay không, tốt hơn ông hãy lắng nghe tôi. Tôi không thể chi tiết.
Tôi không
biết tí gì. Chúng tôi sẽ vô nước Pháp, đầu hôm sớm mai." (Đó là năm
1940).
"Bằng mọi giá, đưa gia đình ông đi ngay"
Đây là một tay chóp bu, của xí
nghiệp quan trọng nhất về điện khí ở Âu Châu, hãng Siemens. Cuộc họp về
"giải pháp chót" (the final solution: tận diệt dân Do Thái. CTND),
chưa xẩy ra. Nhưng ở Ba Lan, những vụ tàn sát diễn ra rồi, và giới chóp
bu
Siemens đã biết một điều gì. Họ không biết chi tiết, bởi vì bạn sẽ bị
bắn bỏ
ngay lập tức, nếu bạn xin nghỉ, và nói về chuyện đó; nhưng tin tức này
luồn
lách qua đám chỉ huy cao cấp, qua những nhà ngoại giao, và người đàn
ông này,
cám ơn Trời, đã tin, và cha tôi, đã tin ông ta.
Cha tôi liên lạc với thủ tướng, và
xin ông cho phép gia đình được tới với ông một thời gian, vì cuộc
thương lượng
kéo dài hơn là cha tôi thoạt đầu nghĩ. Thủ tướng nói, "Được thôi, lẽ dĩ
nhiên, hãy để cho gia đình tới với ông". Gia đình tôi được cứu thoát là
nhờ vậy. Chúng tôi thoát ra trên những chiếc thuyền Mỹ cuối cùng.
Câu chuyện này sẽ có một lý thú đáng
kể, với những sử gia, bởi vì đầu năm 1940 – người Đức tới tháng Năm mới
"vô", trong khi chuyện xẩy ra, là vào tháng Giêng – một nhân viên cao
cấp Đức đã biết một điều gì đó.
*
Liệu PXA biết, vụ Lò Cải Tạo?
*
The Paris
Review:
Tình cảm của ông, về mặt vô đạo đức, đối với những liên hệ giữa Humbert
Humbert
và Lolita thì rất mạnh. Tuy nhiên, đây là chuyện thường ngày ở.. Hoa Lệ
Ước, và
ở Nữu Ước, giữa những đấng ngoài bốn bó và mấy em mi nhon chỉ nhỉnh hơn
Lolita
tí ti. Họ lấy nhau là thường, và chẳng ai thắc mắc, nhiều khi còn cầu
chúc trăm
năm hạnh phúc…
Nabokov: Không, đâu phải tình cảm của tôi, mà của xừ luý, xừ Humbert
Humbert,
về những liên hệ giữa xừ lúy với Lolita. Xừ lúy đau khổ, không phải
tôi. Tôi
đếch thèm để ý đến vấn đề đạo đức của đám trâu già gặm cỏ non, vả
chăng, những
cỏ non như thế chẳng mắc mớ gì tới Lolita. Humbert yêu những cô bé, les
“filletes” – không giản dị những thiếu nữ, les “jeunes filles”. Những
‘nymphettes’ là những cô gái-trẻ con, filles-enfants, không phải những
"starlettes", hay những “sex kittens”. Lolita 12 tuổi, không phải 18.
Bạn còn nhớ, khi cô 14, Humbert đã gọi cô là “người tình già”.
Câu trên, Gấu dịch theo bản
tiếng Tây. Đọc lại nguyên văn, bản tiếng Anh, có khác.
Cảm quan của ông về vấn đề vô
đạo đức, trong quan hệ giữa Humbert-Humbert và Lolita thì rất mạnh. Ở…
Nabokov: Không, không phải cảm
quan của tôi, my sense… ; đó là cảm quan của Humbert. Ông ta cares. Tôi
không
[He cares, I do not]… Lolita
12 tuổi, không phải 18, khi Humbert gặp cô. Có thể
bạn còn nhớ, khi cô 14, ông ta nhắc tới cô như là một người tình già
của mình, his "aging mistress."
*
Mi đâu có yêu thương gì ta.
Mi thương một con bé con 11 tuổi....
Ui chao, làm sao mà BHD hiểu ra những điều đó?
Hiểu ra khi nào?
Khi 11 tuổi, khi trả lời lời tỏ tình của Gấu, lần thứ nhất, khi hẹn ở
ngã tư
Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức, vào
đúng lúc
đèn đường thay đổi, và Gấu nhìn rõ hình bóng khủng khiếp của Gấu trong
mắt, ở
trên làn da của cô bé, bập bùng theo ánh đèn vàng đỏ xanh, xanh vàng
đỏ...
Khi viết lá thư tình đầu tiên, lóc cóc đi bộ từ ngã Sáu Sài Gòn, tới
building
số 5 Phan Đình Phùng, tính lên cầu thang máy, tình cờ gặp ông cảnh sát
già, làm
an ninh chìm cho Đài, bèn đưa cho ông ta nhờ trao giùm, bức thư
mà cô Nga, nữ điện thoại viên đọc, và phán, cái cô này không yêu thương
cậu đâu,
dựa vào, chỉ một đoạn sau đây:
Thứ tình yêu đầy passion mà anh có đó, em không có…
Khi trả lời Gấu ở cổng trường Đại Học Khoa Học?
Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu.
Tôi bảo
nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi
mệt và
giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng
chiếc xe hơi
đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng
khòng, nước
mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại
của
tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết
mối tình.
Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi
đối với
nàng đã hết.
Salman Rushdie
Những
đứa con giờ Tý
Văn chương và Siêu
hình: Về
cuốn Linh Sơn
|
|