*

Diary
















*
Thu Canada, 2008
Lan Nguyen's Thu
Thu 2006
2
*
Thu cũ, 2006, Phố xưa, người sắp đi rồi!

For U Only


NNT vs Hiện Sinh

Gió lẻ kể về những sự kiện gắn với một hình ảnh một cô gái không có tên tuổi, gọi là “em”.
Cô gái nhỏ là“em” đó mắc phải chứng “buồn nôn” mỗi khi nghe đàn ông tán tỉnh nói chuyện đực cái; rộng ra “em” buồn nôn khi phải chịu đựng những đám đông; và cuối cùng, thực ra là “em” không chịu được tiếng người.
[Trích: Phê Phán Gió Lẻ. Talawas]
Đọc, thấy phi lý, thấy hiện sinh, thấy buồn nôn, thấy...  giai thoại, nhưng câu chuyện sau đây, là chuyện thực.
Lần Gấu về Hà Nội lần đầu, gặp lại ông cậu, Cậu Toàn, em bà cụ Gấu, và được biết, cậu có hai người con. Cô chị đã có gia đình, còn ông em trai, cũng chừng ba mươi tuổi, bị bệnh ngớ ngẩn. Thú vui độc nhất của anh chàng M. này là âm nhạc.
Hỏi, ông cậu cho biết, hồi thanh niên mới lớn nó học rất giỏi, tốt nghiệp kỹ sư có việc làm rất ngon lành, gái gẩm không hơn thì cũng chẳng thua ai, cho đến khi có một tay trên điều về làm sếp trực tiếp, một thằng cha vô học, con của một tay trong BCT.
Thế là đụng độ, và thằng con trai của ông cậu Gấu bỏ về, không đi làm nữa, và trở thành ngớ ngẩn.
Thảm nhất là, anh cu cậu hết còn thèm đàn bà!
Trong nhà có nuôi một cô người làm, để phụ công việc buôn bán. Nhà có một cửa tiệm bán đồ sắt, gần ngay nhà, ở khu phố cổ. Cô người làm trông cũng đẹp gái, ông cậu Gấu nói với bà vợ, hay là lấy nó làm con dâu, cho tụi nó cửa tiệm, hai vợ chồng mình nghỉ hưu, lâu lâu làm chuyến du lịch Âu châu, Trung Quốc. Bà vợ lúc đầu không chịu, nhưng thương con quá, gật đầu. Thế là hai ông bà đi du lịch thử một chuyến, giao nhà, giao cửa tiệm cho ông con trai và cô người làm, hy vọng lúc về là gạo nấu thành cơm. Đâu ngờ cô người làm không khứng, kêu một cô bạn đến nhà ngủ cùng, và ông con trai thì cũng rửng rưng, một cô, hai cô thì cũng như không cô.
Gấu biết do bà chị ruột kể. Bà từ quê về Hà Nội gặp thằng em hơn nửa thế kỷ mới gặp lại, và, vừa nhìn cô người làm một cái là biết liền, con bé này mê thằng em trai già khú đế của mình, chê thằng cu M. trẻ, đẹp trai, con nhà giầu.
Bà mắng thằng em, cậu tán tỉnh nó thế nào mà nó dính cậu rồi, tội nghiệp thằng M. Bao nhiêu năm rồi mà cứ trơ ra. Tội nghiệp cậu mợ Toàn, chờ mãi, hy vọng mãi.
Lần thứ nhì về, cô người làm đã xin nghỉ làm, vô Nam làm công nhân.
Gấu thú thực, có mi cô người làm được hai lần. Một lần cô đang làm bếp, Gấu đến phía sau, mi lên cái cổ đầy mồ hôi. Lần thứ nhì, đi chơi khuya về, cô xuống tận dưới nhà mở cửa. Cô cho hôn môi, vậy thôi, không cho phép làm gì thêm!


Thời vô song

Gì thì gì, trong 33 năm, cho tới khi Faulkner mất vào năm 1962, cuộc hôn nhân cứ thế tiếp diễn, cứ thế tồn tại. Tại sao?
Một trong những lý do trần tục nhất của nó, là, cho tới cuối thập niên 1950, Faulkner không làm sao mà chịu đựng nổi những thủ tục đầu tiên [tiền đâu] của một vụ ly dị. Luôn cả chuyện, ly dị rồi, làm sao mà chu cấp nổi, một bà vợ chỉ thích xài tiền, cộng thêm một lũ con, những binh đoàn có tên là Faulkners, hay Falkners, lại thêm ông bà già vợ, tất cả đều sống phụ thuộc vào ông. Ấy là chưa kể, lại phải tái lăn lưng vào cuộc đời, nghĩa là, phải tái trình diện với xã hội loài người, một cách bảnh bao tươm tất, như là một người đàn ông goá vợ, và một nhà văn. Nhưng, như Karl, một trong những người viết tiểu sử của F. cho thấy, còn một lý do sâu thẳm nữa, là, F. không làm sao rứt ra khỏi bà vợ. Họ sinh ra là để làm khổ lẫn nhau, và, nếu không có lý do làm khổ lẫn nhau thì làm sao giải thích được chuyện họ sinh ra đời, và... lấy nhau? Như Karl viết: Ở từng sâu thẳm nào đó, Faulkner cần Estelle [Đây là câu Gấu cái thường ngày ca cẩm Gấu đực: Anh cần tui chứ anh đâu có iêu tui]. "Estelle không có thể nào mà thoát ra khỏi mớ bòng bong,chằng chịt ở những vùng xa xăm nhất mà trí tưởng tượng của Faulkner vươn tới", Karl viết. "Không có Estelle [Gấu cái], là đếch có Faulkner [Gấu đực. Nên nhớ một trong những truyện ngắn thần sầu của Faulkner là... Gấu]. Nguyên văn: "Không có Estelle... ông ta không thể nào tiếp tục [viết]". Nàng là bà mệnh phụ "không cám ơn" của chàng. [She was his madame sans merci: Nàng là bà mệnh phụ tàn nhẫn, không xót thương, của chàng] - cõi lý tưởng, thánh nữ mà người đàn ông thờ phượng... nhưng cũng còn là vật bất tường, miền tàn khốc, cõi huỷ diệt.

Bằng cách chọn Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc "Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con đực đứng đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm được, trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con người ông. Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế, sức voi cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu hiệu”, với khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật ngã ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ thập niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây là thứ viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết tiểu thuyết – quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải, sau tới kịch bản phim cho Hồ Ly Út.

[Đây chính là điều mà Gấu cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!]


Bạch Hổ
Prodigal Pen
Time giới thiệu ngòi viết thần đồng:

Like many readers, Portillo said the book "changed my view of certain things - like what is the real India and what is the nature of poverty."
Như nhiều độc giả, cuốn sách làm tôi thay đổi cái nhìn về một số điều - như xứ Ấn độ thực nó ra sao, là cái gì, và bản chất của sự nghèo đói.
Ui chao, giá mà có một nhà văn Mít làm được điều trên, nhảy! [nhỉ]!

Out of the Darkness:

Portillo said that Adiga "undertakes an extraordinary task - he gains and holds the attention of the reader for a hero who is a thoroughgoing villain".
He also praised the work's attention to "important social issues: the division between rich and poor, and issues on a global scale. And it is extremely readable." The main criterion for the prize, he said, was: "Does this book knock my socks off? And this did."
The feeling among the judges, Portillo said, was that "here was a book on the cutting edge, dealing with a different aspect of India, unfamiliar perhaps to many readers. What set it apart was its originality. The feeling was that this was new territory."

Portillo likened the novel to Macbeth. "It is about ambition realized through murder," he said, "but with a delicious twist.
Whereas Lady Macbeth and Macbeth are driven mad by their crime, the hero of this book is only driven mad by the fact that he hesitated and might not have committed his crime."
*
Garcia Marquez kể kinh nghiệm lần đầu đọc Hóa Thân của Kafka, và bị cuốn sách đánh văng ra khỏi giường.
Gấu nhà văn đọc Kẻ Xa Lạ bị nó đánh văng ra khỏi giảng đường Đại Học Khoa Học, Sài Gòn!
Bạch Hổ mà không ghê sao? Nó lột sạch mấy cặp vớ của ban giám khảo Booker!


 Phúc phương phì

Mandelstam
Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]
Chúng ta sống, điếc đặc trước mặt đất bên dưới
Chỉ cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,
Nhưng ở những nơi, với câu chuyện nửa vời
Tên của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.
Những ngón tay của kẻ đó mập như những con giun
Lời nói nặng như chì rớt khỏi môi
Ánh mắt nhìn đểu giả, râu quai nón-con gián...
*
“Tội của chúng mình không phải là mất lòng tin mà là tin tưởng quá.”
Bùi Ngọc Tấn:

"Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá.".
NQT: Khu Rừng Trong Đêm
Nhật ký

*

Ui choa lại nhớ lần đầu về Hà Nội, nhờ ông bạn quí giới thiệu cho một ông bạn văn. Xong, Gấu hỏi thêm cho chắc ăn, nhưng mà có nói chuyện vô tư với anh ta được không, anh trợn mắt, qua phôn, này, nói chuyện với hắn ta, là phải coi chừng cái miệng đấy. Hắn là thiếu tá an ninh, nhưng thơ cũng được lắm!
Quả là có một sự gần gụi thật!
*
"Cái hèn" của người cầm bút
Tác phẩm văn học, theo tôi, luôn có một nhan sắc thầm, như để dành riêng cho một bạn tri âm của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một cuộc đời, như thế nào, đó, thì mới đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận ra được cái nhan sắc thầm kia.
Thí dụ, như mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa, với những dòng văn rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là những câu văn rất mộc mạc, như thể những tài hoa nhất mực như thế, là chỉ để làm bật ra cái mộc mạc kia. Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đã sử dụng huyền thoại mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một mộc mạc của văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt trắng dã, là nét đẹp tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn ông thích nhất, thí dụ, món cơm nắm ăn với muối vừng, tức cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền bắc.
Nhưng Steiner - cũng vẫn huyền thoại mắt xanh mắt trắng, cái tài hoa, cái mộc mạc, tức ý tưỏng trên - lại diễn tả bằng một cách khác, như để áp dụng riêng cho văn chương thời kỳ hậu Lò Thiêu, như trích đoạn sau đây:
-Ông vẫn còn thích viết giả tưởng?
-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện, hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với những người đàn ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác.
[Phỏng vấn Steiner]

Ngửi ra cái mùi đồ tể, là từ những dòng văn dòng thơ, cũng nói về cái ác, của một cõi người rung chuông tận thế, của mấy ông an ninh chìm, tay phải đánh người, tay trái viết văn, lâu lâu đổi tay, ở trong thế giới toàn trị. Những bà vợ của mấy ông này, do không đọc văn, nên ngửi thấy nó, khi ông ăn tối cùng với gia đình, khi bước vào phòng ngủ bên bà vợ....
*
Về cái hèn của NT, và câu nói của ông, đại ý, nhờ sợ mà còn giữ được mạng sống, tôi sợ rằng, người đời cũng đã sử dụng con mắt trắng dã để mà đọc nó!
Theo như Gấu này hiểu được NT chưa từng viết một điều gì để sau này ông ân hận, cũng như thái độ ứng xử của ông đối với bạn văn, và theo như kể lại, cuốn Cát Bụi Chân Ai của Tô Hoài, được viết ra, như là một lời tạ lỗi của ông Dế Mèn, vì chính tác giả Tô Hoài, sau khi rời
Nội cỏ của Thiên đường cũng quên luôn vị thiền sư xén tóc mất rồi.
Người xưa, phải ngồi thiền, chay tịnh, diện bích… cho rã bớt cái tâm địa độc ác, do quá lậm bụi trần, rồi mới dám cầm đến cuốn sách để mà đọc. Cái kiểu đọc sách của mấy anh VC bố và VC con, độc địa, một phần là còn do mặc cảm tội lỗi hết bố đến con cứ nhè đầu nhân dân mà ngồi!
*
Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người như ông, những chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại, chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
Sẽ có người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù, đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt... Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên lương hay người bên giáo?" Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?"
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng..."
(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh Văn, Cali, không ghi năm).
Mắt xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người, nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân, là để giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành bạch, vì nét tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là mình lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Tiện đây, tôi xin chép lại cả một đoạn phố, (cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị gì), với những người ngợm của nó: cái đống rác của cả một miền đất, sau "Mùa Thu", một thứ Xóm Cầu Mới (9):
"Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán được tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở hốt (10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật, không ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi, một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế kể" (11).
Primo Levi nhắc tới một bài essay của Aldous Huxley, qua đó, nhà văn người Anh này, khi phải trả lời một người trẻ tuổi muốn nhờ ông ban cho một lời khuyên, bắt đầu viết như thế nào: hãy mua một đôi mèo, quan sát, rồi miêu tả chúng. "Nếu tôi (Levi) nhớ không nhầm, ông nói với người trẻ tuổi, rằng loài vật, và đặc biệt động vật có vú, đặc biệt hơn nữa, những loài vật nuôi trong nhà, chúng như chúng ta, nhưng 'bỏ cái nắp đí ('with the lid off'). Cư sử hành động của chúng giống như của chúng ta, một khi mà chúng ta mất đi được (thiếu, lack) sự kiềm chế."
Thế giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...
Một chuyến đi


Not coming to terms with the past

As Günter Grass publishes his second volume of autobiography, the 81-year-old speaks to Alison Flood about how to handle his own history.
Grass: Chưa ki
ếm ra từ để mà tán tỉnh quá khứ của riêng mình!


L’Express [16/10/2008]:

Ông nói ông đã quá cái tuổi hận thù, nhưng cuốn mới nhất của ông rất dữ dằn, chẳng thấy dịu đi chút nào, khi ông viết về tội lỗi của xã hội Pháp đối với người Do Thái, hay những dân tộc thuộc địa.
Le Clézio: Tôi không phải thứ người nguôi ngoai. Nhà sinh học Jean Rostand nói, “chân lý bắt buộc phải có tí mùi vị của sự trả thù, trừng phạt”.


Gấu có nhớ nhà không?

Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi

Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ Khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.
*
Bông hồng của Coleridge
Vào năm 1938, Paul Valery viết, không nên coi lịch sử văn học như là lịch sử tác giả và những tình cờ, hay, đây là chuyện nghề của họ, nhưng mà là lịch sử của Tinh Anh, the Spirit, như kẻ sản xuất hay tiêu thụ văn học. Ông nói thêm, một lịch sử văn học như thế không cần phải kể tên, dù chỉ một tác giả.
Đây không phải là lần thứ nhất Tinh Anh “phát tiết ra ngoài”. Vào năm 1844, một trong những thư ký của Tinh Anh, là Emerson, ở Concord, nói: “Nhìn bề ngoài văn học, có vẻ như chỉ một người viết ra tất cả những cuốn sách đó, nếu chúng ta để ý đến tự sự, the narrative, có vẻ như đây là do một bậc phong nhã, biết hết, hiểu hết, viết ra, chỉ một bậc phong nhã mà thôi". Hai muơi năm trước đó, Shelley đưa ra ý kiến, tất cả những bài thơ của quá khứ, hiện tại, và tương lai thì đều là những mẩu đoạn, thời kỳ, của chỉ một bài thơ vô cùng, được viết bởi tất cả các thi sĩ trên trần gian.
Bây giờ tôi đề nghị, mời ba ông thư ký của Tinh Anh kể trên, cùng tham dự với tôi trong một chương trình thật khiêm tốn: Truy tìm dấu vết của một ý nghĩ, an idea, qua những bản văn hỗn tạp của ba tác giả.
Người thứ nhất là Coleridge. Tôi không biết ông viết ra ý nghĩ dưới đây vào cuối thế kỷ 18 hay đầu thế kỷ 19: "Nếu một người đàn ông có thể đi qua Thiên Đàng, ở trong một giấc mộng, và có một bông hồng dâng hiến cho anh ta, như là một vật làm tin, rằng, linh hồn của anh ta đã thực sự ở đó, và nếu anh ta nhận ra bông hồng ở trong tay của mình, khi thức giấc, thì… sao" [“Ay!- and what then?”]
Tôi tự hỏi, độc giả của tôi nghĩ sao về một tưởng tượng như vậy. Với tôi, nó tuyệt hảo. Và do đó, thật khó mà dùng nó như là một cái nền cho những phát kiến khác. Nó có ở trong nó, sự toàn thể và nhất quán của một terminus ad quem, final point.
Thì lẽ dĩ nhiên, nó là như vậy. Trong trái cầu văn học, như trong mọi chuyện khác, mọi hành động đều là cực điểm của vô cùng nguyên nhân, và nguyên nhân của vô cùng hậu quả: Đằng sau ý nghĩ của Coleridge là một ý nghĩ tổng quát và lâu đời, của hàng hàng thế hệ những kẻ yêu nhau, cầu xin một bông hồng làm chứng tích.
*
Note: Nhân “nan đề”, ai là cha đẻ từ "hậu hiện đại", và những quái trạng [Gấu không hề có ý nghĩ, coi những ông như TL và HNH là quái trạng. NQT], xuất hiện cùng với nó, Gấu giới thiệu bài viết thú vị của Borge.