*

Diary
















Phố cũ, thu xưa, [2006]

Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui

Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?
Vào năm 14 tuổi tôi khám phá ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung tâm văn hóa Tây, tôi khám phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc Godard, Hiroshima tình tôi, và những cuốn phim của Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.
Ở xứ Afghanistan CS đó mà cũng có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?
Đúng như vậy, mặc dù khủng bố, mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về Camus, và được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức trưởng giả”.
Viết văn bằng tiếng Tây,về nỗi đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên cái thân hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay một nơi chốn nào đó…
-Có thể là do đề tài của cuốn truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ. Để nói về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ nhì, ngôn ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm nhập vào bên trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác thì là một niềm vui thích, giống như làm tình.
*
Có thể nói, giấc mơ viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu chấm dứt, đúng vào buổi tối hôm đó, ở một thư viện Toronto, vô tình cầm lên của Ngôn ngữ và Sự Câm Lặng của Steiner, và cũng đúng lúc đó, ý tưởng của Tolstaya sống dậy: Chủ nghĩa CS không phải từ trên trời rớt xuống trúng đầu dân Nga, mà nó đã từ những từng sâu hoang vắng của lịch sử Nga sống dậy, cái tư tưởng, “người Nga không ăn thịt mà ăn thịt lẫn nhau” áp dụng cho xứ sở của giống dân Yankee mũi tẹt thì cũng mắm xốt kít. Gấu tự bảo mình, chuyện viết văn bằng tiếng Anh tiếng U đếch phải việc của mày, việc của mày là phải làm sao cho bao nhiêu triệu con người của cả hai miền không chết một cái chết tức tưởi, mờ ám vì cái nước sơn son mạ vàng: chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Họ chết là vì Cái Độc, Cái Ác, Cái Dã Man Tàn Nhẫn của một miền đất.


D’une Mai l’autre
*
*
Cũng một thời của Gấu, khi viết
Những Ngày Ở Sài Gòn 1965, sau khi ăn mìn VC.

Mai, Mai… để anh kể cho em nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…
 Mai thôi làm việc. Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall: Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
 Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và  khi đó chiến tranh đã hết.

**

Phi Châu Truyền Kỳ: Kapuscinski và chủ nghĩa thực dân thuộc địa văn chương
John Ryle đọc Bóng mặt trời, The Shadow of the Sun, của  Ryszard Kapuscinski
TLS  27 July 2001
Note: Nhân trong nước cho ra lò một tác phẩm của ông.

Đơn Dương ngây ngô quận

Ta sẽ kể cho người nghe về miền cố quận, bắt đầu từ ngày ta mới đến với vùng cao nguyên đất đỏ ấy. Nhưng trước hết, người cứ ngồi xuống bên ta đã. Dù ta đã sống hối hả thế nào, đến khi tất cả qua đi và được xếp vào 1 ngăn có tên gọi là kí ức thì lúc ta ngoái nhìn lại chúng đều thành một dòng chảy chậm. Cả ta và người đều không cần vội vã, chúng ta đã vội vã trong quá nhiều điều rồi. Người biết đấy, ta rất dông dài khi kể về quá khứ. Lại còn thêm cả bệnh nói chuyện không đầu không đuôi nữa. Nhưng dẫu sao thì chuyện cũ bao giờ chẳng như một khúc nhạc từ đâu vẳng đến với ta, cứ miên man không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc nơi nào, người nhỉ?
 Ngày đầu ta đặt chân đến nơi ấy, ta không nghĩ là sẽ ở lại. Chỉ ngỡ rằng đó sẽ là một chuyến đi chơi xa. Nhưng bố mẹ ta không gặp may mắn trong kinh doanh, đành phải mang ta và các anh chị em gửi lại cho nhà ngoại. Kể từ đó ta không về lại nơi ta sinh ra và lớn lên đến năm 6 tuổi nữa, cho đến tận 11 năm sau ta mới về thăm, nhưng ta sẽ kể cho người nghe vào 1 dịp khác.
 Ấn tượng đầu tiên của ta dành cho cố quận là sao xứ này lạnh quá, và buồn quá. Có khi vì lạnh nên buồn chăng? Bầu trời cứ xám xịt và có cảm tưởng như rất thấp. Và sương mù nhiều lắm. Và nhiều hoa. Cũng nơi xứ ấy ta lần đầu thấy những bóng đèn điện. Xưa nhà ta ở trên kinh tế mới, đâu đâu cũng chỉ thấy những ngọn đèn dầu. Còn ở quê ngoại thì có đập Đa Nhim nổi tiếng, và nguồn thủy điện ấy cung cấp cho cả mấy tỉnh lân cận nên dù nghèo thế nào thì vẫn ko thiếu điện. Mà nói thế thôi, Đơn Dương làm sao nghèo bằng cái nơi mà ta vừa rời khỏi kia được.


Bài thầy giảng
The Lessons of the Master


An Nam nhất thốn thổ


Ta La Tai
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn
Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.

Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
*
"Ông ta đúng là không nên đứng kế bên Khrushchev". Câu này của Volkov, khi phải nhận định về nhà soạn nhạc lừng danh Shostakovich, trong một lần trò chuyện với nhà thơ Brodsky, xung quanh đề tài nhà thơ đưa ra: Khi bạn bắt đầu chơi trò "biên tập" [editing] đạo hạnh, đạo đức của bạn – rằng cái này được phép, cái kia không được, vào những ngày như thế đó – như vậy là bạn đã đánh đu với tinh, đã mấp mé bên bờ thảm họa.
Volkov kể lại, một lần ông cần vài bức hình nhà soạn nhạc, từ thư khố nhà nước. Tuy đã phải trả tiền trước, nhưng một "phu nhân sắt" (an iron lady) vẫn kiểm tra từng tấm, và chừa lại ba, hình nhà soạn nhạc đứng kế bên Khrushchev. Phu nhân sắt cũng chẳng thèm mất công giải thích. Tôi [Volkov] bắt buộc phải hiểu rằng nhà soạn nhạc không nên đứng kế bên lãnh tụ, vào thời gian mà ông ta là một người không thể chấp nhận được (persona non grata).
Đọc bài viết của Trần Dần, về thơ Tố Hữu, (được đăng lại trên talawas.org), vào đúng thời của ông ta – tức là không thể chấp nhận được đó – tôi mới thấy thế nào là hào khí Nhân Văn Giai Phẩm, và cùng với nó, cái gọi là sĩ khí Bắc Hà.

Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm. Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.
Cáu quá, meo hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Đúng ra, bà phải đăng trên ta là gì, xin lỗi độc giả ta là gì.
Gấu đâu cần bà xin lỗi?
Nay, post lại, và xin lỗi độc giả ta là gì, về cái phần sơ sót của Gấu. NQT
*
Thú thực, cái giấc mộng văn chương ở hải ngoại của Gấu, thực sự không có, cho tới khi đọc Steiner. Bởi vì, dễ gì mà viết văn bằng tiếng Anh tiếng U, nhất là vào đến lúc chót đời, khi ở trại tị nạn, mới bắt đầu ê a học!
Bất giác lại nhớ mấy đấng bạn quí: Này, mày có biết tiếng Tây không đấy. Nè, bà con ơi, thằng đó đết phải dân khoa bảng, đết có bằng cử nhân triết, vậy mà bầy đặt đọc Xác Xiệc, Cà Mụt, Cà Miệc.
Cái mộng của Gấu, những ngày mới ra hải ngoại, là đọc thầy Faulkner, bằng nguyên bản tiếng Anh, những lúc rảnh, đói khách.
Bởi vì cái bằng ngoại đầu tiên của Gấu ở nơi xứ người, là cái bằng cho phép bán bảo hiểm nhân thọ!
Chỉ đến khi thất bại trong cái việc làm một tên bán nước miếng, Gấu mới lại đành quay lại làm cái việc viết lách.
NTV rất rành chuyện kể trên. Vì anh là người đầu tiên Gấu gặp lại nơi hải ngoại. Và anh lắc đầu, khi nghe Gấu phán, đếch thèm đọc ai nữa, ngoài Faulkner ra, đếch thèm viết gì nữa. Lèm bèm vài đường hồi ức, "ký ức còn mãi", thì có thể, nếu được phép, nói gì chuyện phê bình, làm bố thiên hạ.
Nếu được phép? What it means?



Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.


Cái tay chuyên khám đồ thăm nuôi tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa quả đúng là tri âm tri kỷ của Gấu. Làm sao mà anh ta lại nhận ra cửa sinh, dành riêng cho Gấu, tại “địa ngục trần gian”? Không lẽ chỉ đọc một hai cuốn sách dịch mà nhận ra văn tài của Gấu nhà văn?
Anh ta bảo Gấu, anh phải làm sao phát huy tối đa cái nghề bồi bút viết dưới ánh sáng của Đảng, để mà làm sao cho tờ báo tường của Đội Ba luôn luôn chiếm giải mỗi lần ra số đặc biệt chào mừng những ngày hội lớn của Đảng. Đây là nhiệm vụ lớn không phải Đảng, mà Thượng Đế trao cho anh, để mà sống sót, để mà còn có ngày trở về với vợ con, với gia đình.
Giá mà anh ta đang đọc Gấu, có lẽ sẽ nói thêm, để mà làm trang net Tin Văn!
Khi đã từ giã thiên đường Đỗ Hoà, trở về trần, có một lần tình cờ Gấu gặp lại một anh bạn, cũng đã từng ở đó, và là người kế vị Gấu, tiếp quản tờ báo tường của Đội Ba. Anh cho biết, anh đã từng loay hoay, hì hục sáng tác những bài mừng Đảng, và thú thực, không thể nào bắt chước văn của Gấu, và vì những bài viết dở quá, báo mất hạng, tay Trùm Đội Ba, là Lưu Manh Sơn [tên thực Lưu Minh Sơn] ra lệnh, hãy cọp dê những bài viết của Gấu nhà văn, cho vô kho lưu trữ, viện bảo tàng của Đội Ba, và sau đó, mang ra xài dần, mỗi khi có dịp lễ lớn của Đảng, của Nhà Nước, của dân tộc Mít!
Đây là chuyện thực, tuy viết bằng một giọng cường điệu, nhưng không đanh đá, khốn nạn như giọng văn của Sến Cô Nương, và được viết dưới ánh sáng của chân lý "Dzui thôi mà", của bạn hiền Đặng Tiến!
Gấu và tay kế vì Gấu có rất nhiều kỷ niệm thật là tuyệt vời, những ngày ở Thiên Đàng.
Thì đã nói, viết hoài còn hoài mà!
Trong số những trại viên của Đồ Hoà, có một tay, chắc cũng khá rành về Gấu, nhưng cho dù sau này có liên lạc đôi lần qua thư từ, Gấu vẫn chẳng nhận ra, đã quen anh trong dịp nào, ở nơi gọi là địa ngục cũng được, mà gọi là thiên đàng thì lại càng được. Thời gian Gấu ở trại cấm, đói ơi là đói, thì nhận được thư của anh, kèm tí tiền. Anh biết Gấu ở trại cấm qua một ký giả cũng đã từng ở trại, và đã đậu thanh lọc trước Gấu, và đã đi định cư tại Úc. Sau đó, anh gửi hình vợ con, và cho biết, hiện đang làm việc cho sở Bưu Điện Úc.
*
Người kế vì Gấu làm Tổng Biên Tập tờ báo tường của Đội Ba Kiên Trì Vững Tiến, tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, khi thấy Gấu băn khoăn, không biết về đời, làm sao sống, đã chỉ cho Gấu một bí quyết làm vé số giả. Anh kể, trong rất nhiều năm trời, anh sống bằng cái nghề đó, một cách thật là ung dung, lúc nào cũng dzừa đủ x[o]oài (Đây là nguyên nhân, mâm cúng ông thần tài luôn có ba thứ trái cây; trái dừa, trái đu đủ, trái xoài). Anh căn dặn Gấu, nguyên tắc của nghề này, là, không được tham!
Anh cho biết, trong bao nhiêu năm trời, anh mướn một căn gác xép nhỏ, phiá bên trên một tiệm hút, của một ông Tầu già, tại Cây Da Xà. Dưới trướng có một số đệ tử, chuyên mang vè số giả đi đổi, tại những vùng thật xa khu vực Cây Da Xà.
Thường ra, anh chỉ đổi hai con số đuôi. Thí dụ, bữa nay, hai số đuôi trúng an ủi là 47, anh sẽ kêu đệ từ đi kiếm những giấy số không trúng, có số đuôi 41, thí dụ, và sẽ cạo số 7, từ một tờ giấy số khác, thay vào con số 1.
Dùng một lưỡi lam thật bén, lóc con số 7, từ một tờ giấy số, rồi lóc bỏ con số 1, và thay vô đó
Không được dùng cồn, hồ, mà chỉ được dùng nước miếng.
Thú thực Gấu chưa thử lần nào cả.

Một tay khác truyền cho Gấu mấy ván cờ thế. Chỉ có ăn, tệ lắm là hòa.