*

Diary


















My Turkish Library

By Orhan Pamuk, Translated from the Turkish by Maureen Freely
Thư viện Thổ của tôi


*

Trên tờ TLS, số 28 Tháng 11, 2008, Michael Nicholson dưới cái tít trên trang bìa, Nga khám phá ra, uncover, Solz. Và trang trong, Solz được đòi lại [reclaimed], điểm những cuốn sách mới nhất, vừa được xb tại Nga: Cuốn tiểu sử đầu tiên bằng tiếng Nga, một ấn bản mới nhất của Quần Đảo Ngục Tù, và một Tầng Đầu Địa Ngục mang tính hàn lâm, biên khảo, thông thái, uyên bác: Moscow và St Petersberg “viết lại” một nhân vật của chúng.
Có nhiều cái mới: Lần đầu tiên Quần Đảo Ngục Tù công bố đầy đủ tên tưổi của 227 người đã cung cấp tin tức tài liệu cho Solz, những bạn tù của ông, mà hơi thở của toàn bộ tác phẩm của ông, là hơi thở của họ. Trong số đó, bảnh nhất, là Nadezhda Levitskaya. Ngoài chuyện cung cấp chứng cớ hiển nhiên, như là một kẻ sống sót Trại Tù, bà còn xuất hiện trong hồi ức của Solz như là một trong những đồng minh “vô hình” [chữ này của Solz’], bằng tinh thần vô vị lợi, vô kỷ, giúp ông sửa soạn, giấu giếm và gìn giữ những tác phẩm của ông, dưới sự kiểm tra, ruồng xét nghiêm ngặt, thường trực, trong nhiều năm, cuối cùng dẫn đến việc bắt bớ và tống xuất ông ra khỏi Nga, vào năm 1974.
Có một chi tiết thú vị, cuốn tiểu sử của ông được xb dưới bảng hiệu “Cuộc đời của những vì nhân dân đáng kể”, do Gorky thành lập, dành cho những nhà văn Đỏ của Liên Xô. Cuốn này cũng có những chi tiết ly kỳ, mới mẻ về cuộc đời của Solz, và người viết, là một chuyên gia về Dos, và với cuốn Solz, bà được sự hợp tác giúp đỡ của toàn thể gia đình Solz, có được những nguồn thật đặc biệt, nhưng trên hết, là phong cách viết: Bà không coi mình như là một “detached adjudicator”, một vị quan toà đặc nhiệm để giảng hoà, giải quyết những tranh chấp, những đối nghịch, về những gì liên quan đến cuộc đời của Solz, nhưng như là một người viết lời “apologia” theo nghĩa thực, cảm nghĩ thực, in the true sense, … entailing ‘intercession, the duty in all conscience to justify one’s subject in the eyes of history, and to… cleanse it from the slanderous attacks and false accusations”.
Còn điều này nữa, trong khi ở Tây Phương, trong khoảng thời gian 15 năm đã có ba tác phẩm về cuộc đời  Solz, thì ở Nga chưa có một cuốn nào.
Tuyệt thật. Giá mà chúng ta cũng có những cuốn tiểu sử như thế, được viết ra, ở trong nước, về một tiểu sử văn học của Miền Nam trước 1975 và những tác giả của nó.


Trang Coetzee
Dusklands
Inner Workings

Coetzee ngay trong tác phẩm đầu tay của ông, tuy giả tưởng, nhưng còn thực hơn cả sự thực, đã “đau đáu” vì nỗi đau Việt Nam. Dusklands gồm hai “truyện” ngắn, và mở ra bằng truyện ngắn có tên là Dự Án Việt Nam, lấy câu của Herman Kahn, làm đề từ:
Obviously it is difficult not to sympathize with those European and American audiences who, when shown films of fighter-bomber pilots visibly exhilarated by successful napalm bombing runs on Viet-Cong targets, react with horror and disgust. Yet, it is unreasonable to expect the U.S. Government to obtain pilots who are so appalled by the damage they may be doing that they cannot carry out their missions or become excessively depressed or guilt-ridden.
[Hiển nhiên, khó mà không thông cảm với khán giả Âu Châu và Mẽo, coi phim chiến tranh Việt Nam, cảm thấy tởm, nhìn mấy tên phi công Mẽo sướng điên lên khi dội bom VC chạy có cờ. Nhưng chẳng lẽ Quân Đội Mẽo lại tuyển mấy tên chết nhát làm phi công, và sau một phi vụ là phải chuyển chúng vào nhà thương tâm thần?]
Cái chuyện, mấy anh VC nằm vùng sướng điên lên, khi chơi cái màn đặt bom, gài mìn nhà hàng quán nước, trong thời gian chiến tranh, điều này có thể hiểu được, nhưng sau khi hết chiến tranh, đất nước rớt xuống hố sâu thăm thẳm của băng hoại, của bọ, của ruồi, của ô nhiễm, của ô nhục… vậy mà chúng vẫn tự hào vì những tội ác như vậy, cái đó thật lạ. Cũng như đám Yankee mũi tẹt, khi ra được hải ngoại, bất cứ vì lý do, nguyên nhân gì, mặt mày vẫn vênh lên vì chiến thắng Miền Nam, thống nhất đất nước….Chúng không nhục vì đất nước thống nhất, mà đúng là giật lùi, là chia rẽ, là đau thương… mà lại nhục khi bị “hiểu lầm là được điểm hải ngoại”, quái đản thật!
*

The Arcades book, whatever our verdict on it - ruin, failure, impossible project - suggests a new way of writing about a civilization, using its rubbish as materials rather than its artworks: history from below rather than from above. And his call (in the 'Theses') for a history centred on the sufferings of the vanquished, rather than on the achievements of the victors, is prophetic of the way in which history-writing has begun to think of itself in our lifetime. (2001)
Coetzee: Walter Benjamin, the Arcades Project (1)
"Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
*
Đám Yankee mũi tẹt và những nhà văn của chúng chắc là chẳng bao giờ biết đến thứ lịch sử của thời của chúng ta, thứ lịch sử xoáy vào nỗi đau khổ của người thua, thay vì thứ lịch sử của kẻ thắng.

(1) Bài viết sau được in trong Inner Workings, tập tiểu luận, với cái tít như trên. Gấu đọc Coetzee, lần đầu tiên, là bài này, bèn dịch liền, với tí vốn Anh văn ăn đong những ngày mới tới xứ lạnh, và đã được ông bạn NTV giúp đỡ rất nhiều. Cả hai thường ngồi trong một tiệm cà phê bình dân của thành phố Toronto, nơi gần nhà ông, và có lần say sưa bàn cãi về một từ cần phải dịch như thế nào, ồn ào đến nỗi anh chủ quán phải đến nhắc nhở.
Dân Mít chúng ta thiếu những nhà văn như Coetzee, và lại càng thiếu những nhà phê bình, điểm sách như ông. Nên nhớ, tác phẩm đầu tay của ông, lấy đề tài Việt Nam (2).
Trong những kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết giới thiệu ông, ở đầu cuốn Inner Workings.
(2) John Michael Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học Cape Town và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi năm 1972, dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch giả; những cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa, "Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử 31 năm của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt giải, lần thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of) Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Ô Nhục).


Giữa lòng đen
“My homeland was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth living and dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The Candles Burn Down (1)
Quê Bắc của tớ là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc Kít thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT
(1) Cuốn này hình như trong nước đã dịch, và hình như có tranh chấp về dịch giả?
*

Note: Gấu có tới mấy cuốn Trái Tim Của Bóng Đen, nhưng cuốn trên, dành cho học sinh, phần chú thích, thật tuyệt vời!


Người Không Mặt:
Tự thuật của Trùm Gián Điệp Vĩ Đại Nhất của Chủ Nghĩa CS: Markus Wolf

Some of these demarches were mistakes; but what government doesn't make mistakes? As for the others, it is essential to Wolf's defense that they served the legitimate aspirations of a legitimate state. Were some illegal? Come, come. Every secret service sponsors illegality. You think the CIA and British intelligence are Sunday schools?
Thì cũng có những cú trật trìa, hỏng giò, nhưng có chính quyền nào không lầm lẫn, lúc này lúc khác, vấn về thiết yếu là, tớ phục vụ những hoài vọng chính đáng của nhà nước chính đáng. Có nhà nước nào không chính đáng? Nè, mật vụ nào mà không bảo lãnh bất hợp pháp. Bạn nghĩ CIA và MI là những nhà trường chủ nhật, ngôi nhà của Chúa?


Bất khả thứ năm của Kafka:
Bất khả lưu vong

Ba cái “không thể” đầu tiên của Kafka, thì đa số đều biết:
Không thể không viết,
Không thể viết bằng tiếng Đức,
Không thể viết khác [differently].
Bất khả thứ tư, theo Manea là: Không thể viết bởi chính nó [the impossibility of writing per se]. Cái không thể này, đẩy cho tới tận cùng, biến thành, không thể sống, kéo dài cuộc đời [the impossibility of ‘endure life’], như trong thư ông gửi Carl Bauer vào năm 1913:
"My whole being is directed toward literature ... the moment I abandon it, I cease to live. Everything I am, and am not, is a result of this." Few people have had their homeland as dramatically located in writing as the Jewish Franz Kafka writing in Prague in German-his paradoxical way of "crossing over to the side of the world" in the struggle with himself. "I am nothing but literature and can and want to be nothing else," he often repeated.
"Tôi không là gì ngoài văn chương, và chẳng có thể, chẳng muốn cái gì hết, ngoài nó ra."
*
Cũng hơi là lạ, là, Kafka không nhắc tới một bất khả thứ năm, cái bất khả này thì thật đặc chất Kafka hơn hết thẩy: bất khả lưu vong, hay bất khả ‘operetta’, nếu chúng ta chịu khó theo dõi nhà văn lưu vong Romania, Cioran, ông này phán, thà viết ‘operetta’[opera nhẹ] còn hơn viết tiếng ngoại. Và nếu như thế, có lẽ nên gọi bất khả thứ năm này bằng cái tên “sự bất khả của con sên”, nghĩa là, sự bất khả tiếp tục viết ở xứ người, ngay cả khi mà nhà văn khệ nệ bưng theo cùng với mình cái nhà [ngôn ngữ] của ông ta, giống như con sên mang theo cái nhà, tức cái vỏ, của nó. 


Nhật ký những ngày ở trại

Vượt quá phê bình
The critic is an epistemologist [Nhà phê bình là nhà tri thức luận]
The reader is servant to the text [Nhà độc giả là đầy tớ của bản văn]
Great Readers', says Borges, who is himself one, are 'rarer than great writers.' The list would include Montaigne reading Seneca and re-reading himself; Coleridge reading Jacobi and Schelling, a reading whose motion of acquiescence and metamorphic repossession Thomas McFarland has analyzed with a tact equaling that of any other study of the stress of influence; Peguy reading Corneille and Victor Hugo; Walter Benjamin reading Goethe's Elective Affinities; Heidegger reading Sophocles and Trakl (not Holderlin, whom he often reads wilfully and with opportunism);
Mandelstam reading Dante and Chenier; Alexandre Koyre reading Galileo; Nabokov reading (not translating) Pushkin; Jean Starobinski reading Rousseau; William Empson reading complex words; Gianfranco Contini reading the Proven~al poets, Dante, and Montale; Pierre Boutang reading Plato's Philehus; Michael Dummmett reading Frege, where depth and openness of reading are radically creative; D. Came-Ross reading Gongora and Ariosto; Gershon Scholem reading the Kabbalists and reading Walter Benjamin…
Nhà độc giả vĩ đại thì hiếm lắm, hiếm hơn, so với nhà văn nhớn, Borges phán. Bản thân Ngài, là một nhà độc giả nhớn. Montaigne đọc Seneca và đọc lại chính mình, Coleridge đọc Jacobi và Schelling....
G. Steiner: "Critic/Reader"
Giá như mà có thể thêm vô: Gấu đọc Steiner và đọc lại Gấu!


Đơn Dương ngây ngô quận

Rồi ta sẽ kể cho người nghe về sương. Sương nơi cố quận có khi mỏng manh như một chiếc khăn voan, lúc ẩn lúc hiện và lạnh nhè nhẹ. Có những buổi sáng mùa đông sương trắng sữa như mây bồng bềnh khắp các đỉnh núi thấp và tràn xuống đầy những vùng trũng. Có những đêm sương phủ kín mịt mù, trăng run rẩy trên cao cũng mờ đi vì lạnh. Và có những ngày mùa đông sương rơi như mưa giăng mắc, đi một lát đã thấy ướt đẫm áo khăn, cái lạnh ngấm vào tận xương, buốt giá. Ở mảnh đất cao nguyên nghèo nàn ấy, những ngày nắng đẹp hiếm hoi biết bao nhiêu!
*
Ui chao Gấu Cái quá mê bài viết này. Hỏi ai đấy.
Bạn Gấu đấy.


Ngày mai đi nhận xác chồng

To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
G. Steiner: Errata
Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “Ngày mai đi nhận xác chồng” là chân lý: Chết vì người đã khó, sống vì người còn khó hơn?
*
Tiếng hò khoan của Trương Chi chỉ chịu tan ra, khi giọt nước mắt Mị Nương nhỏ xuống.
Tiếng hát Orphée ru ngủ được cả ác thú trấn cửa địa ngục.
Nhưng liệu huyền thoại Trương Chi tiên đoán sự trở về của anh chàng thuyền chài, trong lớp áo bộ đội, và câu hát của anh không còn mê hoặc một người đẹp, nhưng mà là biết bao thế hệ: Đường ra trận mùa này đẹp lắm?
Huyền thoại Orphée còn mù mờ hơn nhiều: những “liệu, liệu...” xem ra chừng vô tận, theo George Steiner: Cuộc đối đầu giữa ấm và lạnh, giữa dâm thần (eros) và thần chết, cuộc lữ đi xuống tận cùng của bóng đen, rồi lại trở lại với ánh sáng....
Liệu Orphée đã phổ thơ vào nhạc; nói rõ hơn, liệu ác thú bị mê hoặc vì câu thơ, hay là tiếng đàn? Câu thơ nào? Nhạc nào? Liệu Eurydice, người yêu của chàng nhạc sĩ, mong muốn trở lại dương thế, liệu nàng tìm thấy sự ấm cúng, sự tiếp đón ân cần, ở nơi địa ngục?
*
Và Kafka trả lời: âm nhạc tới nhất, bài hát đã nhất, là thứ âm nhạc, bài ca của những kẻ trầm luân, hát ở đáy địa ngục.
*
Mới đây, đọc Errata của G. Steiner, tôi có cảm giác đã sống đoạn văn trên, một ngày nào, ở trong trại cải tạo. Và cái bản nhạc đã nhất, tới nhất, là bản “Ngày mai đi nhận xác chồng” của Phạm Duy.


Ta La Tai
Tanvien vs talawas?

V/v Thiên Sứ và Peter Pan: Đứa trẻ không bao giờ trưởng thành.

Lost Heroes
Phil Baker đọc Piers Dudgeon: Captived: J.M. Barrie, the Du Mauriers and the dark side of Neverland
[TLS 28.11. 2008]

Cũng khó mà coi là một phát giác mới mẻ, điều sau đây: Những nhà văn viết truyện nhi đồng thường còn là những cây viết biếm văn rất độc: Duyên Anh vs Thương Sinh, Lê Tất Điều vs Kiều Phong, Gấu của BHD vs Tên Sa Đích Văn Nghệ…
Danh sách còn dài dài.

Và tất nhiên: Thiên Sứ vs Sến Cô Nương!
*
Tuy nhiên, khủng khiếp nhất, là J.M. Barrie với nhân vật Peter Pan.


Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn
Cái sự lầm lẫn cõi văn Sến Cô Nương, của Gấu, tưởng nữ bồ tát hóa ra đại ma đầu, y chang của cô gái con một nhà xuất bản trong cuốn Eva của J.H. Chase. Đây là câu chuyện một anh nhà văn hạng B, hạng C suốt đời mơ tưởng sẽ có ngày mình sẽ nổi tiếng, tuy có vài tác phẩm vẫn nằm trong dạng bản thảo, nhưng mình biết mình, thứ này nếu có trình Sến Cô Nương, chủ sạp cá chợ Bơ Linh, nếu không bị cô chửi như tát nước vô mặt như chửi anh già NDT, thì cũng bị vứt vô thùng rác lịch sử văn học, cho tới một ngày đẹp trời, được một ông bạn quí vời tới, nhờ giữ dùm tác phẩm ruột của ông, trước khi ông từ trần, hay biệt tích giang hồ, đại khái thế, Gấu không còn nhớ rõ.
Mang về nhà, giở ra đọc một phát, đang nằm phải nhỏm dậy, tắm rửa sạch sẽ, diện đồ lớn, thắt cà vạt, y chang anh chủ bút tờ báo Niên Xô trước bản thảo Một ngày trong đời Ivan của Solz.
Thế là bèn nhận làm của mình, bèn trịnh trọng đem đến cho nhà xb của ông via cô gái nói trên, và cô là người đầu tiên đọc bản thảo. Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."
TaLa Tai
*
Gấu đã từng có một nữ độc giả y chang cô con gái nhà xb trên, ngay những ngày đầu mới ra hải ngoại. Một cô bé đi du học, Bắc Kít, chắc vậy, qua giọng nói, mà bây giờ Gấu chỉ còn nhớ mài mại. Gấu thật có lỗi với cô bé sinh viên này, và chưa bao giờ có dịp để tạ lỗi.
Nay cũng sắp đi rồi, viết ra ở đây, kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu, chỉ mong cô bé đọc được, và hiểu cho Gấu, tại sao đã tạ từ cuộc tình tưởng tượng, [chưa chắc, đừng tưởng bở], đúng ra, tạ từ cuộc trò chuyện.
Đó là thời gian Gấu tính từ bỏ văn chương, chuyển sang làm một tay bán bảo hiểm nhân thọ, và trên đường hành hiệp trong cõi giang hồ Toronto, trong túi chỉ bỏ theo một tác phẩm của Faulkner, đọc, những lúc đói khách.
Nhưng, để bán bảo hiểm, thì cũng phải kiếm khách chứ, phải làm sao cho khách biết đến mình chứ?
Cái nghề bán bảo hiểm này, lần thứ nhất trong đời, Gấu được biết tới, là qua lá thư của một nữ văn sĩ, rất nổi tiếng của Sài Gòn trước 1975, gửi cho Gấu, khi Gấu vừa đến trại tị nạn Thái Lan. Bà lấy chồng Mẽo, đi thật sớm, và khi ra hải ngoại, có thời gian tham gia một tờ báo của một lực lượng kháng chiến, một thứ chủ bút, chắc thế, có tên trên măng xét tờ báo.
*
Gấu gặp lại cô bạn ngày nào [cô bạn của Cõi Khác], tại xứ lạnh, nhờ vậy mà làm được mấy bài thơ. Trước Gấu cứ nghĩ, mình chẳng bao giờ làm được thơ, và khi làm được mấy bài thơ, thú quá, và cứ tưởng tượng ra bộ mặt ngạc nhiên của ông anh, khi ông nghe Gấu huênh hoang tuyên bố, sẽ viết về thơ của ông, cho số Văn đặc biệt dành cho ông.
Mấy bài thơ, sau được in trong tập Lần Cuối Sài Gòn. Khi đó, không có địa chỉ của ông anh, phải nhờ một người quen vẫn thường liên lạc với ông chuyển giùm.
Qua cô bạn, và có thể, vì cô bạn, nhưng đúng ra, vì quá chán văn chương, Gấu bèn học, thi, lấy cái bằng bán bảo hiểm nhân thọ, và phải mặc còm lê, thắt cà vạt, chụp cái hình, đi vài đường quảng cáo trên báo địa phương, kèm địa chỉ, số điện thoại, và, để kiếm khách, đăng kèm bài viết [tưởng đã thoát, không phải viết nữa]
Cô bé sinh viên Bắc Kít đọc Gấu, từ những tờ báo đó, và cũng có số điện thoại của Gấu, là do vậy. Thời gian đó, Gấu chưa viết cho báo Cali.