*

Diary



















La Chine, machine à laver les cerveaux

TQ, bộ máy tẩy não

TQ hiện nay có tự do hơn tí nào không?
Không, theo nhà văn ly khai Ma Jian, hiện nay định cư tại Luân Đôn. Theo ông, TQ triển khai một hệ thống mà mục đích của nó là làm cho người dân ngày càng mất tiêu luôn bộ não.

N.O: Cuốn sách mới nhất của ông, Hôn thụy Bắc kinh, một cuốn tiểu thuyết vừa có tính tài liệu, vừa đậm nét thi ca, cuốn đầu tiên viết về một một giai đoạn bi thảm, và vẫn cấm kỵ tại TQ. Ông miêu tả không chỉ sự tàn nhẫn của quyền lực, nhưng còn về sự non nớt của những người lãnh đạo sinh viên, và điều này đưa đến thất bại của phong trào.
Ma Jian: Tôi muốn viết cuốn đó, vì thời kỳ quan trọng đó quả là huyền bí. Lẽ dĩ nhiên, lãnh đạo sinh viên không đủ nội lực, nhưng khiếm khuyết này không phải do họ, mà là do sự trồng người của Đảng CS. Chính tôi cũng có mặt tại Thiên An Môn vào lúc đó, và thấy tất cả đám họ đều giống nhau. Chẳng ai có một nhân cách riêng, và cũng không thể có. Bởi vì Đảng CS đã cho tất cả họ có cùng một khuôn, qua sự giáo dục của Đảng. Đứng trước một sự tẩy não như vậy, muốn sống sót, chỉ còn trông cậy vào bản năng: họ thì trẻ, họ cần tự do. Nhưng làm sao cuỡng lại được một nền độc tài mạnh đến như thế?
Nhưng chính ông, cũng cùng thời đó, vậy mà ông có tự do tinh thần…
Sự thực, chẳng có ai thoát được cuộc tẩy não này. Trừ những người bị giản trừ về tình trạng cây cỏ - như nhân vật của tôi với một viên đạn ở trong đầu – và sống ẩn nấp ở bên trong da thịt của chính họ. Đa số sinh viên không hề nghe cha mẹ của họ nhắc tới lịch sử vừa mới rồi. Họ chẳng biết gì về xã hội, khi họ sinh ra. Tôi muốn chứng tỏ làm thế nào những người CS thành công trong việc thao túng tinh thần, thế hệ này tiếp thế hệ khác. Chính là bằng cách này họ tạo ra tính hợp pháp, sự chính đáng của họ. Và do đó thật rất khó lật đổ. Điều này khiến cho phong trào Thiên An Môn, mặc dù lớn lao là như thế, nhưng lại được dựa vào một hồi ức mà tất cả kinh nghiệm, tất cả tri thức đã bị nhổ sạch. Tôi chỉ làm cái việc mô tả sự nhổ sạch, diệt tuyệt. Miêu tả những nguyên nhân của sự thất bại.

A novel of hope and cynicism
Một cuốn tiểu thuyết của hy vọng và sự đểu cáng.
Pankaj Mishra
đọc Beijing Coma [Hôn mê Bắc Kinh]
của Ma Jian
Người Nữu Ước, 30 June, 2008

Với Tây Phương, sinh viên Thiên An Môn có vẻ đoàn kết, nhưng dưới mắt Ma Jian, qua cuốn tiểu thuyết của ông, họ ích kỷ, tự cao tự đại, và ưa gây gổ.
Cho đến giờ, cũng khó mà biết được bao nhiêu thường dân bị giết. Con số những tên phản động, bị Quân Đội Nhân Dân trừ khử, chẳng bao giờ được công bố. Cấm thân nhân không được tưởng niệm giữa công cộng. Mọi toan tính tưởng niệm, mỗi năm, vào ngày xẩy ra vụ tàn sát, đều bị dập tắt từ trứng nước. Cấm nhắc tới, trong giới truyền thông. Vụ tàn sát rơi vào quên lãng, chẳng ai còn nhớ đến nó nữa.
Tác giả, Ma Jian, một cựu cư dân Bắc Kinh, tự chọn lưu vong, hiện đang sống ở Luân Đôn. Nhân vật kể chuyện của ông, bị hôn mê trong nhiều năm, do bị bắn vào cổ bởi Quân Đội Nhân Dân, trong vụ thảm sát, kể thật tỉ mỉ, những biến cố xẩy ra, gần như không thêu dệt thêm, và sự biến mất của chúng, trong hồi ức của người Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực, là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên, như Kundera đã từng phán, về cái trò ma quỉ, xóa sạch hồi ức của chủ nghĩa CS.
*
(1)
Đầu năm 78, ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ. Bài Nhớ Thi  Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của anh. TTT
*
From:
Subject:
To:
Date: Sunday, July 13, 2008, 9:05 AM
Sao lai nhai chuyen NQL_TNV - Ky qua - tre nguoi non dai - gia roi dung noi may chuyen do nua.
Phúc đáp:
“Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi” là cũng cùng nguồn hứng khởi này, chăng?
*
+ Đọc blog của Nguyễn Quang Lập (cái này chắc ai cũng biết rồi chẳng cần quảng cáo thêm): ngày xưa tôi đọc Những mảnh đời đen trắng thấy chán, xem mấy cái phim thấy sến, giờ đọc kiểu viết blog thấy nhiều cái hay, đầy tài năng, nhưng là tài năng của cái nhìn phía dưới đầu gối, thỉnh thoảng cũng nâng lên trên, cách được khoảng hai gang tay.
Nhị Linh's Blog.

Đọc NQL mà hiểu như vậy, thì hơi khí nặng tay với tác giả.
Phải đọc, như những truyền kỳ, về một thế giới hồ ma của Liêu Trai, hay như những "cửa sổ" nhìn ra thế giới bên ngoài, như cách Kundera đọc Kafka, trong Những di chúc bị phản bội, hay đọc song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài...
Biến thái của nó, sau 30 Tháng Tư, (1)  là dòng văn Bóng Đè, dòng thơ Mở Miệng, dòng thơ đóng đinh thập tự của Nguyễn Viện...
Đây cũng là cách Mishra đọc Ma Jian, Tiananmen's wake, coi sexual love là antidote chống lại sự kiểm soát của Đảng!
(1) Nên nhớ NQL là thuộc thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước, khác hẳn thế hệ... Nhị Linh. Thay vì chọn cách viết của mấy ông kia, hay những ông như Đào Hiếu, Lữ Phương, ông chọn cách viết "truyền kỳ".
Cũng là một cách nhìn lại thời của ông!


Vụ « Toà Khâm »
TẠI ANH hay TẠI Ả ?

Chỉ nội cái tít không thôi, là đã lộ ra tâm địa khốn nạn rồi. Trong bài viết, còn sử dụng những từ ngữ hình ảnh phải nói là vô lại, thí dụ:
…cần thời gian để hoa độc và cỏ dại biến khỏi 42 Nhà Chung.
… toà tổng giám mục chấm dứt sự lầm lẫn giữa tự do tôn giáo và phương pháp Chí Phèo.
Gấu không phải dân Ky Tô, mà cũng thấy tởm! NQT
*
« Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam ».
Nếu còn một chút sáng suốt, chắc TGM Kiệt cũng thấy ngay là mình hớ hênh, nói khích không phải chỗ.
[Trích]
Một TGM đại diện cho bao nhiêu giáo dân, nói chuyện với nhà nước, trong một sự kiện quan trọng như vậy, mà ‘hớ hênh, nói khích không phải chỗ’?
Nói khích? Đâu có phải mấy đứa vô lại, côn đồ, vô học nói chuyện với nhau mà có chuyện “nói khích” ở đây?
Cái nhục đó, nói vào dịp này, chứ nói vào dịp nào nữa?
Một người gác bỏ việc đời, chuyên lo thờ phụng Chúa, lo cho giáo dân, mà đành phải lôi chuyện nhục nhã ở cõi đời, cõi VC ra, để mà nói, đau đớn cỡ nào, ngoài cái nhục làm dân Mít?
Cả cái thư, có chỗ nào cho thấy vị TGM nói hớ hênh nói khích, tại sao đột nhiên có câu đó?

Nếu còn một chút sáng suốt? Mi "sáng suốt", khi đặt một cái tít anh/ ả, như thế? NQT
*
Vụ đụng độ giữa nhà nước VC và Ky Tô giáo, bất cứ một người dân Mít nào, Ky tô hay không Ky tô, nếu là người ‘sáng suốt’, là sẽ cố gắng tìm cho mình một mảnh đất dung hòa [một miếng ván trên mặt nước lụt, thí dụ]. Lôi cái tội từ thời tổ tông ra [Ky tô giáo theo Pháp, Việt gian, bán nước], lôi mấy ông mũi lõ chống Cộng điên cuồng ra…  thì chỉ có dân Mít là thua thôi, chứ không phải Ky tô giáo. Cái kiểu “ẩn dụ” hoa độc cỏ dại ở 42 Nhà Chung, là quá khốn nạn, vì biết rõ mảnh đất này bị nhà nước lấy làm vườn hoa, sau khi mấy anh VC Đỏ tính ăn cướp trắng trợn chia nhau không xong. Khi tâm địa không khá, thì viết ra bất cứ cái gì cũng khốn nạn. Đòi đất chỉ là cái cớ, để coi nhà nước đối xử với tôn giáo ra sao, nếu nói "không sáng suốt", thì đó chính là nhà nước. Bởi vì chỉ cần mời TGM tới, hai bên từ tốn nói chuyện, không phải chuyện đòi đất, trả đất, mà là tương lai của đạo và đời, thí dụ vậy, và tương lai của đất nước….


Writing without frontiers ... Mario Vargas Lllosa

*

He's following in the footsteps of Roger Casement, a British consul turned Irish nationalist who was hanged for treason in 1916 and painted as a paedophile by the British government for what he is said to have written in the so-called Black Diaries. Casement is to be the protagonist of "a novel that will take place in Ireland, Congo, in Berlin and the Amazon, including places I have never been to, such as Ulster," he says, with genuine excitement at the prospect of the journey that awaits.
"There are many things that haven't changed in Congo. It is one of the most tragic countries in the world, which endured a terrible colonial experience [at the hands of brutal Belgian king Leopold II]. And it has only got worse since," he says.
"It is calculated that in the last 10 years four to five million people have been killed in Congo, yet it barely gets reported in the newspapers. In many ways the Congolese are still living with the same problems they faced in the era of Conrad and Casement."
Ông ta [Llosa] đi theo những vết chân của Roger Casement một nhân viên Hồng Mao trở thành một nhà ái quốc Ái nhĩ lan và bị treo cổ vì tội phản quốc vào năm 1916… Casement sẽ là một nhân vật trong một cuốn "tiểu thuyết đặt để tại Ái nhĩ lan, Congo, Berlin, và Amazon, bao gồm cả những nơi chốn mà tôi chưa tới như Ulster”, ông nói, thực tình hào hứng về viễn tượng một chuyến đi đang chờ đợi.
“Có rất nhiều điều chẳng thay đổi ở Congo. Đó là một trong những xứ sở thê thảm nhất trên thế giới, nơi đã trải qua kinh nghiệm thực dân thuộc địa khủng khiếp, và cứ tệ mãi đi kể từ đó". "Theo như tính toán thì trong 10 năm vừa qua, từ bốn đến năm triệu người đã bị giết ở Congo, nhưng báo chí gần như vờ luôn. Trong rất nhiều đường hướng, người dân Congo vẫn sống với cùng những vấn đề mà họ đã đối diện thời kỳ có Conrad và Casement."
Không hiểu cái tên ngu đần chê bai, dè bỉu phim Tận Thế Là Đây của Coppola, và còn viết ra điều đó bằng tiếng Anh tiếng U, đăng trên Guardian, đã vỡ cái ngu ra chưa, khi gọi đó là Khải Huyền Dối Trá?
Coppola, khi làm phim trên, đã mường tượng ra được, có một cái gì đó nối kết một xứ sở Mít, thời nội chiến lần thứ hai, với một Congo thời Conrad.
Tận Thế Là Đây là Việt Nam! Khủng khiếp thật!


Nhạc PD vs Tù VC


 Tình đầu

Khi gặp BHD, cô bé 11 tuổi, cũng là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư, nhưng đã lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những gì gì, người nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm với chiếc răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử chẳng có mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp, mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.