*

Diary

















*
*

Những bài thơ mới của Cao Thoại Châu
Uống cạn hoàng hôn
Trong niềm vui có lẫn chút sương mù
Đêm qua Bắc Vàm Cống
Buồn Đại Lục


Đính chính:
Tình cờ, trong khi lướt net, Gấu thấy một bài của... Gấu, coi kỹ, có khúc của Gấu, có khúc của ai đó. Phần đầu có vẻ là một truyện ngắn, phần sau của Gấu, chẳng ăn nhập gì với phần đầu.
Đề nghị Văn Tuyển coi lại. NQT
Văn học Miền Nam trước 1975...

Thời Chúa Sẩy Thai

Nhưng tính đến giờ, liệu ai có thể nghĩ ra kịch bản nào quy mô hơn, sống hơn kịch bản do nhà văn họ Hoàng vừa tạo ra?
Nguồn
Quái quỉ thật. Không lẽ tác giả tính được chuyện tác phẩm của mình sẽ được nhà nước cho in, sau đó, bị nhà nước thu hồi?
Đọc, nhớ đến Kafka! Bởi vì chính Kafka cũng đã dàn dựng những tác phẩm y chang ông họ Hoàng này!

Vụ Án còn là một thứ chuyện “Liêu Trai” có tính tiên tri (un fantasme prophétique), như rất nhiều cuốn sách khác ở trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng. Cuốn tiểu thuyết được in và xuất bản vào năm 1925, nhưng Kafka đã viết nó mười năm trước, tức là năm 1914, trước khi có cuộc cách mạng Nga, Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến, chủ nghĩa Quốc Xã Nazi, chủ nghĩa Stalin: thế giới được miêu tả ở trong cuốn sách, chưa hiện hữu, chưa “đi vào hiện thực”. Vậy mà ông nhìn thấy! Liệu có thể coi ông là Ông Thầy Bói Nostradamus của thế kỷ 20? Không phải vậy: cái thế kỷ có tên là Gulag đó chỉ là một đứa trẻ ngoan ngoãn tuân theo lời phán bảo của ông thầy của nó, mà thôi.
Ở đây, là một giả thuyết, nghe đến rởn tóc gáy lên được, và cũng hoàn toàn có tính Kafkaien: Liệu tất cả những trò kinh tởm của thế kỷ: chiến tranh lạnh, những chuyện đấu tố, luôn cả bố mẹ, hiện tượng con người có đuôi, lò thiêu, trại tập trung cải tạo, Solzhenitsyn, Orwell…. tất cả là đều nảy sinh từ cái đầu của một anh chàng làm cho một công ty bảo hiểm ở Prague?
Liệu hàng triệu triệu con người chết đó, là để chứng minh cho sự có lý, của một cái đầu chứa đầy
những ác mộng?
Vụ Án
Bài viết của Vân Trang, về tác phẩm của Hoàng Minh Trường, tố cáo ông nhà văn này đạo diễn, với sự toa rập của nhà nước, để cho ra lò một tác phẩm thuộc loại hiện thực phê phán, từ những vụ nổi cộm nhất, như đấu tố, cải cách ruộng đất, cho tới cuộc chiến vừa qua. Tác giả Vân Trang viết:
Với trình diễn sống đang diễn ra này, mỗi người trong chúng ta đều là công chúng, hơn thế, đều có tiềm năng trở thành kẻ tham dự (Người đang viết những dòng này đã trở thành kẻ tham dự ít nhiều khi lùng sục để mua cho được cuốn này với giá gấp rưỡi, còn may hơn anh bạn phải mua với giá gấp đôi! về nhà đọc xong rồi, thấy cũng hơi hơi tiếc thì giờ, nhưng đáng kể là đã được tham dự trò chơi!). Tất nhiên tham dự trò chơi này cốt yếu nhất là phải có các viên chức mẫn cán, như đã nói trên, lại có các nhà văn, nhà phê bình nữa, như họ đã tham dự ngay trên bìa sách và/hoặc ngay sau lúc sách ra lò! Các cuộc “hội chẩn” cũng gồm trong trò diễn này; trong hội chẩn, hẳn người ta sẽ hỏi đến giá trị thực của cuốn truyện, thế nhưng nên nhớ rằng, với trò trình diễn sống này, tác phẩm chỉ là một khâu, một yếu tố, và cái gọi là giá trị thực của nó vị tất đã là điều quan trọng! Điều quan trọng nhất là làm sao khiến cho các viên chức mẫn cán bỗng dưng trở nên lo lắng và xắn tay vào cuộc! Không có hành động của họ, trò diễn sắp đặt công phu mấy cũng sẽ bất thành.

Vụ HMT, Gấu chưa được đọc tác phẩm của ông, nên không có ý kiến, nhưng có một vụ toa rập hiển nhiên, đó là vụ ông chủ về nước đọc tham luận về trí thức Tầu.
Thử những ông khác về coi, có bị tóm cổ ngay tại phi trường không?
*
…và cái gọi là giá trị thực của nó vị tất đã là điều quan trọng!

Phán thế, thì nhảm quá.
Giá trị thực của tác phẩm sớm muộn gì cũng sẽ lộ ra thôi.
Không phải tự nhiên mà ông đồ Nghệ, nhà phê bình Nguyên Đầu Bạc của viện Văn Học, Hà Nội,  lôi câu dưới đây ra để mà làm đề từ khi xủ quẻ "tắc đẻ":

Trên bìa cuốn sách “Bông hồng vàng và bình minh mưa” của K.Pauxtôpxki có trích câu của X.SÊ DRIN, có thể lấy làm lý tưởng cao đẹp của nghiệp cầm bút: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.
Note: Pauxtốpxki là nhà văn được giới văn học của Hà Nội rất mê, theo như Gấu này hiểu được. Đi tù với một bông hồng, như Vũ Thư Hiên đã từng. Vào thời gian Miền Bắc mê P. Gấu, ở Miền Nam. cũng đọc, và dịch ông này, qua bản tiếng Tây. Văn của ông này, và thế giới văn chương của ông, là của cái đẹp, như được chắt lọc ra từ tất cả những cái đẹp của cuộc sống. Cái thứ văn chương đó, quả là không thể bị băng hoại thật.
Tuy nhiên, cái sự mê thứ văn chương đó, ở những nhà văn Miền Bắc, có vấn đề, theo Gấu. Bạn cứ đọc thử những gì Nguyễn Đăng Mạnh viết về đám người này, là đủ hiểu. Ông này, khi bị phát tán hồi ký, đã phân trần, tôi không có ý cho đăng hồi ký, và khi viết nó, chỉ để décharger, giải tỏa, như ông viết cho Diễn Đàn Forum, hay để vui đùa, cho qua tuổi già, như ông trả lời bà Thụy Khê, trên đài RFI (Gấu nghe loáng thoáng). Viết cay đắng, thâm độc như vậy, về Nguyễn Khải, về Nguyễn Đình Thi [Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông - Tố Hữu - như thế nào, tôi ví như con cua co dúm người lại trước con ếch], mà bảo là để cho vui tuổi già, thì "láo" quá!
Phải bẩn như thế nào, thì mới mê thứ văn chương sạch như thế! NQT
*
Lại nói về sự tắc đẻ.
TTT cho rằng, nhà văn Mít thường chết non. Cứ viết hết thời thanh xuân là ngỏm củ tỏi. Nhưng Brodsky phán, mới tuyệt cú mèo:
Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
*
Bạn nhìn ra một vô cùng cách biệt giữa Thơ Ở Đâu Xa và những tập thơ trước đó của TTT.
Điều này dễ hiểu, một trước, một sau, Trại Tù.
Nhưng lạ nhất, là sự vô cùng cách biệt, giữa Một Chủ Nhật Khác và những tác phẩm trước đó.
Có lần, một anh bạn cho biết, anh không thích Một Chủ Nhật Khác bằng Bếp Lửa.
Và anh giải thích: không có đám mình trong đó.
Cái anh chàng Kiệt bỏ chạy, rồi vội vàng bò về, vừa kịp để... chết, làm sao lại là một trong đám mình được?
Lạ, là, làm sao vào thời điểm 1974, khi viết Một Chủ Nhật Khác, mà ông đã tiên đoán ra được, lưu vong, về, để chết, không vì một lý do gì cả, ở trên quê nhà, như giống voi già, tìm về nghĩa địa của nó?
Chứ đâu có phải về để xin kiểm duyệt sách. Hay để đọc tham luận về trí thức Tầu?
*
Cũng vẩn chuyện tắc đẻ.
Tình cờ Gấu đọc trên blog Vương Trí Nhàn, ông giải thích cái sự tắc đẻ, viết dở như hạch, sau khi có tác phẩm cũng khơ khớ, thí dụ một Nỗi Buồn Chiến Tranh, Thời Xa Vắng. Theo họ Vương, đó là do cái anh nhà văn thật, bị bắt bỏ tù mẹ nó rồi!
*
Chuyện thật giả
Không khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. HÀNG mã nơi bán hàng thật giả hay là nơi bán hàng giả thật?
Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của sở nọ sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.
Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bầy ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với riềng mẻ gọi là giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê.
Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả cũng từ đấy mà ra”.
Nhà văn đương thời Triệu Bôn nói đơn giản hơn. Trước khi ông mất, đến thăm ông ốm, tôi được nghe ông cười nhạt bảo: “Tôi đã thấy những tờ giấy báo để nguyên đặt giữa xếp tiền âm phủ người ta bán cho mẹ Hằng nhà tôi về đốt ngày giỗ. Tức là có hàng giả của hàng giả. Thế thì ông tính còn cái gì người ta không tính chuyện bịp nữa”.
Nhưng vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là những biến hóa của cái giả trong thời hiện đại. Trong tiểu thuyết Kim Dung, một chuyện giả thật kỳ thú cũng xảy ra với Thạch Phá Thiên. Nhân vật này bị bắt đi, thay vào đấy một Thạch Phá Thiên giả, tạo ra “náo kịch thật giả” mang đầy dư vị triết lý. Ngày nay trong giới viết văn, viết báo, không thiếu gì người mười lăm, hai mươi năm trước viết rất hay, nhưng càng già viết càng nhạt hẳn đi. Bọn tôi hay nói đùa: “Giờ thì ông N. ấy là ông N. giả. Chứ ông N. thật bị bắt về Tàu rồi”.
Cuối năm 2004, tôi đọc được một bài báo kể chuyện bên giới nghệ thuật tranh làm giả lại bán chạy hơn tranh thật và cố nhiên là các họa sĩ làm giả đó sống khỏe hơn các họa sĩ “chỉ là chính mình”. Tương tự, về chuyện quan họ - theo lời nhà văn Nguyễn Phan Hách - ở Bắc Ninh đang có hiện tượng vui vui. Các diễn viên quan họ thật thì sống khó khăn, thỉnh thoảng đi diễn mà chẳng được bao nhiêu. Ngược lại, số diễn viên nghiệp dư trong những tổ chức “dân lập” hoạt động theo lối xe ôm, taxi, lúc nào cũng túc trực đấy, có người mời là đến phục vụ liền, sống khá sung túc.
Những ví dụ này cho thấy mối quan hệ kỳ lạ giữa thật và giả. Trong khi nương tựa vào nhau chúng không chịu bó vào vị trí sẵn có. Đôi khi ở đây có cả sự thay bậc đổi ngôi nữa.
Khoảng những năm 1975-1980, đất nước mới thống nhất, trong khi nhiều thứ hàng được mang từ Sài Gòn ra Hà Nội, thì cũng có một vài thứ mang ngược từ Hà Nội vào, trong đó có bút máy Trường Sơn do Nhà máy Hồng Hà chế tạo. Bút thuộc loại xoàng, bây giờ đã tuyệt chủng. Thế nhưng người dân Sài Gòn lúc ấy vẫn thích có một thứ gì đó của miền Bắc trong nhà nên đua nhau sắm.Thế là đẻ ra cái chuyện mấy bác ba Tàu ở Chợ Lớn làm giả bút máy Trường Sơn để bán. Nhưng lạ nhất là cái sự thực sau đây, người nói với tôi là nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Này, chính Trường Sơn giả lại tốt hơn Trường Sơn thật, thế mới bán chạy.
Còn đây là một ví dụ mới nhất về mối quan hệ thật, giả tôi mới đọc được trên báo Tuổi Trẻ số ra 17-4-2007. Chuyện kể rằng đầu năm 2007, Trùng Khánh nhật báo ở Trung Quốc làm một cuộc thay đổi, trang nhất đưa tin một xã trưởng vận động gánh nước cho dân, còn tin nhà lãnh đạo thành phố làm gì đó thì mang vào trang hai. Sự thay đổi kỳ lạ quá, đến mức có người đã nghi tờ Trùng Khánh nhật báo hôm đó là báo giả, nên mang về nhà đối chiếu. (Không chừng còn có người đi tố cáo nữa!).
Sở dĩ Trùng Khánh nhật báo bị nghi là giả vì nó khác đi so với tờ báo vẫn quen đọc. Việc người ta nghi ngờ nó là giả chỉ chứng tỏ cái cũ đã tồn tại quá lâu nên được coi là chuẩn mực.Vậy ở một trình độ cao như thế này, giả thực chỉ có ý nghĩa tương đối. Tất cả có thể làm khác.
Thoạt nghe “đôi khi cái giả lại rất cần thiết”, hẳn mọi người thấy chối tai, không thể nghe được, song sự thực vẫn có biết bao trường hợp như vậy. Cái giả loại này đẩy xã hội đi tới. Và câu chuyện giả cầy, giả chim... mà Ngô Tất Tố nói cũng không xấu nữa.
VTN
Có hai chi tiết thật là tuyệt, trong bài viết của VTN; một, về cây viết máy Trường Sơn. Và một về mấy đấng ăn cướp. Cái vụ mê đồ Chợ Lớn hơn đồ Đồ Sơn ở ngoài Bắc đem vô, thì cũng dễ hiểu thôi. Nên nhớ là những món hàng giả, thí dụ đồng hồ Rolex, do Hồng Kông sản xuất được chuộng hơn thứ thiệt của Thụy Sĩ. Nhưng cái vụ mấy đấng ăn cướp không làm giả được, mới thật là tuyệt cú mèo. Và Gấu này tự hỏi, liệu đã xẩy ra trường hợp, một tay nào đó, ở trong nước, tự xưng mình là Tổng Bí Thư, và được nhân dân cho điểm, ông giả này, mới đúng là thứ thiệt?
*

Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp: Tuyệt!


Miểng
 Miểng nghĩa là gì?
 Trả lời DDP, Thảo Trường “cẩn trọng” người phỏng vấn ông, này, mảng là mảng, không mắc mớ gì tới mảnh, mảnh thì cũng như miểng, nhưng tôi thích cách gọi miểng [tiếng Miền Nam] hơn.
Mấy thằng ngu, khi viết về ông, dùng tưới hai tiếng “mảnh/miểng,” là không hiểu tấm lòng của ông dành cho “miểng”.
Nhưng miểng ở đây lại còn là một bận tâm về kỹ thuật viết, giữa hai thể loại viết, truyện ngắn, và truyện dài.
Thảo Trường viết văn rất tự nhiên, không cầu kỳ, nhưng như thế không có nghĩa là ông không bị kỹ thuật viết làm phiền ông, thí dụ như cái tham vọng nhét của một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, và, khi coi những truyện ngắn của ông, như là những miểng của một cuốn tiểu thuyết… chưa có, và cái phần chưa có kia, còn nằm trong đầu, hay trong túi của ông.
Nhân đọc lại bài giới thiệu Joseph Roth, trên Tin Văn, xin post lại những đoạn có thể làm rõ ra quan niệm viết, viết truyện ngắn, viết truyện dài của TT.
Trong lời dẫn khi dịch Tập Truyện Ngắn của Roth, Michael Hofmann viết:
Hình như có hai loại tiểu thuyết gia. Một, hãy nghĩ tới Kafka, hay Lawrence, hay Hemingway, hay Scott Fitzgerald, hay Thomas Mann, hay Jean Rhys, hay Paul Bowles, là những người có chút chú ý đặc biệt về cái gọi là truyện ngắn, [short fiction], ban cho nó một tí quan tâm, lại cũng đặc biệt, về kỹ thuật, và sau cùng, "bèn" viết chúng. Và những người khác  - Dickens, Flaubert, Turgenev, Woolf, ngay cả Joyce - là những người cũng viết truyện ngắn, nhưng thường 'viết là viết', thoải mái, vô tư mà viết, giống như một thứ phó sản phẩm, hay là một phần của cái gọi là chuyện nghề của họ, 'đã đem nghiệp ấy vào thân', thì đành cũng thử xoay vần với cái gọi là truyện ngắn [với Nguyễn Du, cái gọi là lục bát], xem sao!

Với nhóm trên, người đọc, khi đọc những truyện ngắn của họ, là tìm cái mẫn cảm, cái có giá trị, của cái gọi là văn chương. Với nhóm dưới, đọc họ thấy kỳ kỳ [peculiar], cứ như là bị ép phải đọc! Không phải là họ viết dở, không có chi là đặc biệt ở trong đó, nhưng có lẽ, là do cảm giác này: những truyện ngắn của họ viết ra đó không hẳn là những truyện ngắn, không phải thứ tuyệt tác, theo đúng như cách mà người ta thường định nghĩa truyện ngắn là phải như vậy, nhưng thuộc vào cái khối đồ sộ là toàn bộ tác phẩm của họ, toàn thể cuộc đời của họ.
Joseph Roth thuộc nhóm này.
Cái đoạn gạch đít ở trên, có thể áp dụng cho Thảo Trường. Truyện ngắn của ông, như là những miểng, của cuốn tiểu thuyết, là toàn thể cuộc đời của ông.
*
Nhắc tới Josph Roth, là do đọc Người Kinh Tế, số 6 Tháng Chín, 2008, có một bài viết về Đế quốc Áo Hung quê hương của ông, và phát súng khởi đầu làm tan rã nó. Chỉ một phát súng khởi đầu. (1)
Và "chỉ một phát súng' khởi đầu này, lại làm nhớ tới phát súng mở ra Cách Mạng Tháng Tám, của Văn Cao...
Ấy đấy, cái nọ xọ cái kia,...
(1) Starting Pistol: Cú ám sát Franz Ferdinand: Một buổi sáng tại Sarajevo: 28 June 1914. Tác giả David James Smith. Nhà xb Weidenfeld & Nicolson; 336 trang, 18.99 Anh kim.
*


Dọn
Gặp ông chủ

…giáo sư tại Mỹ nổi tiếng nhưng khiêm nhường…
Dị ứng với “trí thức” và “Việt kiều”
 “Trí thức” nghe quá kênh kiệu. Người khác dùng trung hoà hơn. Tôi cũng dị ứng với các từ “toàn cầu hoá” và “hiến kế”. Nghe to tát quá.
Trang viet-xì-tốp-đi-thôi của ông chủ, chuyên làm link, nghĩa là, giới thiệu những bài viết trên net. Một thằng thư ký nhà giây thép như Gấu cũng làm được, vậy mà “nổi tiếng, khiêm nhường, trí thức nghe quá kênh kiệu, dị ứng…”!
Bản thân ông chủ chưa thấy có một bài viết nào cho ra hồn [riêng về môn kinh tế, Gấu không phải là dân khoa bảng nên xin miễn có ý kiến].
Ít ra cũng phải có tí liêm sỉ chứ! Đâu có phải cái cô [hay bà?] nữ phóng viên khen thực sự đâu? Cô ta đang cười thầm trong bụng, đám Vịt Kìu này sao dễ ‘thuốc’, dễ  'chuốc’ quá!
Về nước, đọc tham luận, có bao nhiêu điều cần nói, cần thẳng thắn yêu cầu nhà nước… Vậy mà nói chuyện trí thức ở bên Tầu. Không biết ngượng, mà còn tự sướng, tự mình chơi “ba bốn sao” vào bài viết của một em thổi mình!
Thảm thật!


Tribute
*
Bài điểm cuốn sách mới nhất về Solz, trên tờ Điểm Sách London, 11 Sept, 2008
Nhiệm vụ của Solz: Solz's Mission.

Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời, với số mệnh làm thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any prophet - like Lenin... he knew himself born to a historic destiny... In the end, his mission, like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it succeeded at Lenin's expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng lồ, về tiểu sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ hồ sơ KGB.
Một David vs Soviet Goliath
What a fighter!
Chàng dũng sĩ tí hon chiến đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp làm sao. Niềm tin của chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại tù đã làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin Mác xít Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận ra lời gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ thống Xô viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Đây có lẽ là cuốn tiểu sử mới nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về Solz]. Và tuyệt vời nhất. Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!
*
Nhìn ra số mệnh của Solz như thế, và gắn nó với số mệnh của Lenin như vậy, thì thật là tuyệt. Mi sinh ra là để hoàn thành Xô Viết, còn ta sinh ra để huỷ diệt nó, và tố cáo với toàn thế giới cái sự ghê tởm, cái ác cực ác của nó.
Nhưng chưa tuyệt bằng cái tay nào đó, viết trên CAND, tờ báo mà “ông chủ” "viet-xì-tốp-đi" khen là văn hóa cao:

Nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn lạc thời mọi lúc

…Bi kịch trong  số phận của Solzhenitsyn là ở chỗ, trong phần lớn cuộc đời mình, ông luôn là người không hợp thời và vì thế, đã vừa không hữu dụng cho tổ quốc mình, vừa dễ bị những đối thủ của dân tộc Nga lợi dụng với những mục đích hiển nhiên không nhằm mang lại phúc lợi trước hết cho dân tộc Nga.

Nguyễn Khải

Hải Dương
Có thật “có GI hiện diện mới có Việt Nam Cộng hòa“ ?
Tôi thường đọc và cảm phục ông Trần Văn Tích về sự hiểu biết rộng và lý luận sắc bén của ông. Nhìn chung rất cận nhân tình. Nhưng trong ý kiến ngắn mới đây bàn về hai ông Phùng Nguyễn và Trần Văn Trạng, (mà tôi nghiêng về lập trường của ông Phùng) tôi cảm thấy đáng tiếc là ông Tích đã trở nên quá khích khi nói rằng “… Không có tụi GI thì đã không có 20 năm Việt Nam Cộng hòa để quí ông Lữ Phưong, Đào Hiếu, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Phủ Ngọc Tường… tiếp nhận một nền giáo dục nhân bản khai phóng làm cơ sở cho những cung cách hành xử cá nhân…”.
Theo tôi người Mỹ đã nhầm lẫn về chiến thuật khi xua quân vào Việt Nam để can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến chống cộng. Sự nhầm lẫn này đến từ bản chất tư bản, ai có tiền người ấy chỉ huy (thực tại sinh hoạt ở Mỹ) và không chịu hiểu tâm lý đầy mặc cảm của dân tộc ta trước các cường quốc. Tôi đồng ý rằng vì có sự giúp đỡ của Mỹ nên Việt Nam Cộng hòa mau lớn mạnh, nhưng khi GI đổ bộ vào Việt Nam chính là lúc chính nghĩa dân tộc của chúng ta bị mất, nếu không có GI thì Việt Nam Cộng hoà đã có thể tồn tại hơn 20 năm (như Đại Hàn bây giờ) và biết đâu với viện trợ chân thành không có ẩn ý gì khác của Mỹ thì Việt Nam Cộng hoà đã không mất về tay cộng sản miền Bắc. Hiển nhiên là cuộc đối kháng Quốc - Cộng còn kéo dài vì miền Nam không có khả năng thắng được cộng sản miền Bắc (vì tuy có chính nghĩa nhưng khủng hoảng lãnh đạo) nhưng chắc chắn là không thua mau như thế, hay có thể nói là sẽ chẳng thua vì chúng ta có chính nghĩa. Chính vì sự hiện diện của GI mà cái khối trí thức có lòng của miền Nam đã phân hoá, như Đào Hiếu đã đắng cay nhìn ra rằng một số nuốt phải dây thun “cách mạng giải phóng”, một số trong đó có tôi nuốt phải dây thun “Việt Nam là tiền đồn chống cộng”. Tôi chống cộng vì lập trường dân tộc của tôi và cũng do kinh nghiệm thực tế tôi đã trải qua trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tôi tin tưởng rằng con người không phải vì một chủ nghĩa, một học thuyết mà sinh ra nhưng trái lại các chủ nghĩa học thuyết đều do con người và vì con người mà sinh ra để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Chủ nghĩa cộng sản không đáp ứng được mục đích đó mà trái lại còn mang lại bao nhiêu tang tóc, thống khổ cho nhân loại. Vì thế lúc đó tôi rất tin tưởng vào viện trợ Mỹ cho công cuộc chống cộng này.
Nhưng khi thành lập Việt Nam Cộng hoà, gia đình ông Diệm đã phản bội lý tưởng dân chủ để đi đến chế độ gia đình trị, tạo cơ hội cho GI hiện diện ở miền Nam thì cái mầm mất nước đã bắt đầu rồi. Cuộc tranh luận của hai ông Phùng và Trạng tuy có phần quá đáng về ngôn ngữ đối với nhau trong những bài sau này, nhưng tôi nghĩ cũng rất cần thiết để những con gà nuốt dây thun từ từ hoá giải (hoá có dấu sắc!) để biết đâu chẳng có thể bắt đầu một cuộc vận động mới cho cách mạng dân tộc mà những tấm lòng đầy nhiệt huyết của một thế hệ thanh niên trí thức ở miền Nam thuở nào đã từng tin tưởng. Cuộc cách mạng vô sản không phải bị bỏ quên trong tủ áo một cô bồ nhí nào đó mà chính là đã bị vất vào sọt rác rồi, vì nó bất khả thi. Cuộc cách mạng dân tộc sẽ được phục hồi đúng nghĩa của nó.
Talawas
Theo Gấu, và, như đã lèm bèm đòi phen trên Tin Văn, cái sự GI vô Việt Nam là do Miền Bắc nhử vô, sau khi tạo cú đầu độc tù Phú Lợi. Và tại sao lại làm như vậy, ấy là vì cái miếng An Nam nhất thốn thổ của đồng bằng sông Hồng không còn đủ để nuôi bao nhiêu miệng ăn.
Và bởi thế, không thể nào so sánh Việt Nam với những quốc gia khác được. Nguồn gốc cuộc chiến có cùng với nguồn gốc lập nước, 50 người con lên núi, đói quá, mò xuống đồng bằng phía nam kiếm mồi, thì là chuyện tất nhiên, nếu không, chết đói sao, và làm sao giải được lời nguyền Tiên Rồng?
Cái cú Mẽo vô Việt Nam có gì tương tự với cái cú Nga nhảy vô Georgia vừa rồi, theo nghĩa, chính chúng ta hiện nay cũng chưa biết, ai lừa ai. Phe Nga, hay phe Âu châu, đằng sau có Mẽo. Vừa đụng vô một cái là bao nhiêu nước ngày trước là chư hầu của Liên Xô, cùng đứng đằng sau Âu châu, chống lại Nga.
Thành thử khó nói lắm. Theo Gấu, đúng là Mẽo bị VC xúi vô Việt Nam, và đây là cơ may ngàn đời của MB để thống nhất đất nước, với cái đầu là Hà Nội. Vụ thống nhất lần trước, là do Gia Long, và ông này lấy Huế là kinh đô.
*
Con người là con vật kinh tế, châm ngôn của Marx áp dụng vô Việt Nam đúng ngay chóc. Những cuộc nam tiến trong lịch sử Việt Nam cho thấy, đây là con đường tất yếu, biện chứng, và khi có mảnh đất Đàng Trong, giấc mộng bị tắc, thì phải xẻ dọc Trường Sơn thôi. Đào Hiếu không hiểu chiến hữu của ông ăn phải thứ gì mà gen bị đột biến, biến thành ruồi, cái sự biến thành ruồi, là do cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước kéo dài lâu quá! Cái đám ở rừng về thành, đói lâu quá, thấy gì cũng thèm, ngoài ra, lại vỡ mộng, vì những lý tưởng toàn là láo khoét, ta bị lừa ta bị lừa! DTH kêu lên. Thành ra, DTH, quá ngoại lệ, bà tiếp tục cuộc chiến thần thánh Chống Đảng cứu nước, tất cả đám còn lại, thằng nào con đó, cố đớp, thật nhanh, thật nhiều. Cái sự nói dối, để chiếm Miền Nam, khi bị bể ra, thì cái họa của nó không thể lường được. Không chỉ Miền Nam là nạn nhân, mà cả thế giới cũng đều là nạn nhân của giấc mộng sáng ngủ dậy biến thành Mít!
Giá mà cuộc chiến chấm dứt mau chóng, bầu nhiệt huyết còn dư, cơn đói cũng chưa khủng khiếp, thì may ra…


Gấu có nhớ nhà không?

Ông già bán một quầy nước nhỏ đìu hiu ven bậc thang xuống thác Bạc, bằng câu chuyện đời mình, lại giải thích được tại sao thị trấn có vẻ không có sức sống, dù thơ mộng bên sườn núi. Những người dân lao động đã được (hay bị ?!) chuyển xuống khu dân cư dưới chân núi. Theo hướng ngón tay quăn queo, vượt qua những ngọn cây xa xa, là xóm ông, nơi mỗi ngày ông già bảy mươi tuổi cắp thùng nước đá đi về gần mười cây số để kiếm sống.
Tôi nhìn về phía nhà ông, nghĩ, ở đó, tôi mới nhìn thấy khói le lói từ những bếp than tổ ong sắp bắt lửa, mới nhìn thấy một ngày thường, thấy mồ hôi trên những khuôn mặt lam lũ, nhọc nhằn, nhưng gần gũi, thân thiện. Ở đó, tôi mới ghi được những bức ảnh trẻ con mắt trong veo níu nhau ríu rít cười phô răng sún.
Chứ không phải chỉ có mây mù...

Nguyễn Ngọc Tư: Chỉ còn lại là mây mù.
*
... và, nếu như thế, “hậu thế” sẽ đọc Gấu qua... BHD!
Phách lối vừa thôi cha nội!
Tuy nhiên, đây chính là lời khen của độc giả Tin Văn, không phải chỉ một người.
Ngoài những trang về BHD ra, còn lại là đen thui.
Một độc giả, từ thưở Gấu vừa mới khởi nghiệp, cũng bạn văn, phán, ui chao đọc lại Tứ Khúc mới thấy khủng khiếp! Thảo nào mấy đấng bạn quí của anh thù anh đến như thế!
Tác phẩm lớn có sự đóng góp của Quỉ. Gide phán về Dos.
Nếu như thế, phần đóng góp của Quỉ Đỏ mới khủng khiếp làm sao, ở trong
Tứ tấu khúc, Cõi khác
*
Mối tình tưởng tượng nhưng luôn có cảm tưởng cuộc chiến coi nó như kẻ thù, luôn soi mói rình rập, khi nhắn nhủ khi đe dọa, phải chi mi đừng tưởng tượng ra một cô bạn tuyệt vời như vậy, phải chi mi bớt yêu thương cô bạn đi một chút, số phận không phải của riêng mi mà biết đâu của cả dân tộc sẽ bớt chút thê thảm. Khi cô bạn tìm được người bạn đời, mi không còn trông cậy vào đâu để chạy trốn nỗi cô đơn, đành trốn chui trốn nhũi vào trong mớ sách vở, và khi hết còn chịu đựng nổi, đã tàn phá đời mi thay vì chịu thua... Đó những ngày trên khuôn mặt người dân Sài-gòn khi ra đường còn nguyên vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi nét mừng rỡ vì đêm qua Việt Cộng tha không pháo kích vô thành phố. Hằng đêm, họ không còn được nghe lời ân cần chúc đồng bào ngủ ngon, xin đồng bào vặn nhỏ chiếc la-dô để khỏi làm phiền bà con lối xóm. Thay vào đó là một giọng nói đã được gột bỏ mọi rào đón: Tên những người phải trình diện theo lệnh Tổng Động Viên, nghe như đã thuộc tài nguyên của một thế giới khác, những con số kèm theo tên mỗi người ít ra còn chút ý nghĩa vì chúng cho biết sắp tới lượt ai được Thần Chết coi giò coi cẳng...
*
Ui chao phách lối thiệt. Giá mà Gấu này đừng phịa ra một cô bạn thánh nữ hơn cả thánh nữ, như thế, có khi vưỡn còn Miền Nam!