*

Diary
















Thu Canada, 2008
Lan Nguyen's Thu
Thu 2006
2
*

Phố cũ, thu xưa, [2006]
*
Hồ thu gần nhà.


**


Cả Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết vừa bị thải hồi

Note: Báo này phỏng vấn Gấu,
 lần đầu về thăm quê hương Bắc Kít, và đi một đường trường ca!

 *

Tôi là người cầm bút nghiệp dư, vừa viết vừa tự hoàn thiện mình.
Thay mặt Gấu, phán như vậy, về Gấu, thì thật là tuyệt:
Vừa viết vừa tự hoàn thiện mình!
Ui chao, tại sao mà có một người, lần đầu và cũng là lần cuối, gặp Gấu, phán như thế ấy mới là kỳ tuyệt.
*
Ngoài ra, bài viết còn một chi tiết thật là lạ thường đối với riêng tôi, đó là con số 10 truyện ngắn, của tập truyện Những Ngày Ở Sài Gòn.
Tôi chưa bao giờ để ý đến con số 10 này. Như vậy, có thể anh Lê Tự đã đọc nó.
Trên đầu cuốn sách có một câu trích dẫn nhà văn Pháp, Topffer:
Va, petit livre, et choisis ton monde. (Lên đường đi, hỡi cuốn sách nhỏ bé, và hãy chọn lựa cái thế giới của mày).
Tôi rất mừng, vì cuốn sách nhỏ bé của tôi, một thời bị coi là phản động đồi trụy, đã sống sót, và tìm được cái thế giới của nó.
*
Như vậy, trong cái thế giới của cuốn sách nhỏ bé, có, ít ra, hai độc giả. Người thứ hai, là, TTD. Nhà văn nhớn của Miền Bắc. Ngay lần gặp đầu, anh cho biết, đã đọc Gấu từ trước 1975. [Mô phỏng VP], không ngờ cuốn sách nhỏ bé của Gấu đã vượt TS ra tận... R. (1) [TTD vô Nam chiến đấu, bị sốt rét không đi tiếp được, ở lại rừng, và khám phá ra Tây Nguyên].
(1) Trong Tổng Quan, VP khoe, truyện ngắn đầu tay của ông từ Trung vô tận Sài Gòn gặp Thanh Nam.


Phan Chính

Hồ Hữu Tường - Những ngày cuối đời

Note: Khi HHT bị Diệm kết án tử, trí thức thế giới lên tiếng, Diệm phải đổi án tử qua án tù.
VC nhân đạo hơn, khi biết ông sắp chết bèn tha án tù.

Truyện ngắn “Con thằn lằn chọn nghiệp” trong tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta (NXB Sóng, Sài Gòn 1974), theo bà Huệ Minh là truyện ông tâm đắc nhất. Phải chăng kiếp con thằn lằn có gì đó là hình ảnh của kiếp người ông đang cưu mang? Suốt đời lầm lũi tìm đủ phương kế ngăn chặn kẻ cuồng tín, u mê, tự hủy hoại, giết hại nhau… vì một mục đích hão huyền, lại cho đó là thiên đường! Chuyện kể trong tù, một hôm có người tù trẻ cùng phòng hỏi Hồ Hữu Tường: "Bác Tường ơi, bác biết tại sao từ thời Pháp đến Mỹ, rồi cả bây giờ bác cứ ở tù dài dài không?" – Ông nói, "Mày trả lời giùm tao đi!" Anh ta nhanh nhẩu: "Dễ quá, Bác có tên là Hữu Tường nên bác 'hưởng tù' dài dài thôi!" Ông trầm ngâm, "Có thể thằng này nói đúng."

Đây là một tài liệu tuyệt quí. Cám ơn tác giả Phan Chính. NQT
*

V/v Truyện ngắn Con thằn lằn chọn nghiệp. Theo như Gấu được biết, truyện này được đưa vô tuyển tập “Những truyện ngắn hay nhất của thế giới”. Sau khi ra tù [HHT bị Diệm kết án chung thân khổ sai, sau khi Diệm bị đệ tử làm thịt, ông được ra tù], HHT cho đăng lại truyện ngắn trên tờ Văn, và viết thêm đoạn kết: ông cho con thằn lằn chọn nghiệp, nhà văn hóa.
Thời gian này, giới văn nghệ Quán Chùa đang tranh luận về quan điểm của Roland Barthes, ông này phân biệt giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn, écrivan, và HHT cũng tham gia, trên tờ Văn. Ông tin rằng, ông có văn tâm, những không có văn tài. Theo Gấu, ông nghĩ, ông sử dụng văn chương cho những mục đích, lý tưởng của mình, và ông không nghĩ, ông là nhà văn.
*
Trong tuyển tập có một truyện ngắn đã theo tôi từ ngày học trung học. "Con thằn lằn chọn nghiệp", của Hồ Hữu Tường. Thời gian đó, tôi đã phải vô Thư viện Quốc gia ở đường Gia Long, để nắn nót chép từng chữ truyện ngắn trên, bên cạnh những dòng chữ Tây, chép từ cuốn "Biện chứng pháp" của Trần Đức Thảo. Đám chúng tôi vẫn thường tâm sự, hạnh phúc nhất, mà cũng bất hạnh nhất của những người 20 tuổi vào những năm 60, đó là chúng tôi có quá nhiều ông thầy, quá nhiều triết thuyết, chủ nghĩa, nào hư vô, hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận... Những đàn anh chúng tôi, dù sao cũng chỉ chịu khổ với một chủ nghĩa Cộng Sản.
Như nhiều người đã biết, Hồ Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên và bị ông Diệm kết án tử hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn, trí thức tên tuổi trên thế giới, án tử hình đổi thành khổ sai chung thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối diện với cái chết, ông viết "Trầm tư của một người bị tội tử hình", và mơ tưởng Đức Phật lại trở lại với thế gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, Thanh Tâm Tuyền có viết một loạt bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng giấc mơ về sự nhập thế của Đức Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt những bờ của Miền Bắc. Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ anh tính đụng vô vị thần linh Miền Nam hay sao. Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Như lính giữa rừng
Gấu biết HHT từ những ngày ở Hà Nội, thời gian sắp sửa xẩy ra vụ di cư, báo Sài Gòn vẫn ra tới Hà Nội. HHT hồi đó làm tờ Đông Phương, hay Phương Đông. Gấu đã từng nhìn thấy tờ báo đó tại một tiệm sách ở Hà Nội. Kỷ niệm chỉ có thế, nhưng không chỉ có thế. Người chỉ cho Gấu thấy tờ báo, là một anh bạn cùng học. Khi xẩy ra vụ di cư, bà cô của Gấu, lấy Tây, theo chồng về Pháp, bà cụ Gấu và đứa em đã xuống Hải Phòng, Gấu ở lại Hà Nội, quyết tâm theo Bác và Đảng, và anh bạn học trên đã xin gia đình cho Gấu tới nhà anh, nuôi ăn học. Cả hai đứa lúc đó cùng mê Sài Gòn. Anh bạn, bố theo Cách Mạng lên rừng, đúng ngày tiếp quản thì biết tin bố đã mất, chắc là vì bịnh sốt rét.

Khoảng tháng sau, tôi nhận được vài dòng thư của bà Huệ Minh: “Chú Chính, không biết lời nào để nói hết được lòng biết ơn của gia đình tôi đối với chú” kèm theo 30 đồng. Tôi mới nhớ lại, hôm bà ra chăm sóc ông, đến ngày phải về Sài Gòn bà lúng túng bảo rằng không còn tiền và tôi vét được 30 đồng đưa cho bà. Lương tôi lúc đó là 47 đồng, tiêu chuẩn gạo tháng 13 kg nhưng trên 60% là độn bột mì hoặc bo bo…

Tình cờ Gấu hiện đang có số Văn, 79, ra ngày 1 Tháng Tư 1967, trong có truyện ngắn của HHT, Nàng Lúi, nickname của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Số báo này, là của một người bạn ở Lào tặng. Tin Văn sẽ scan, gửi tới độc giả, để cùng tưởng niệm Phi Lạc.

*
Nàng Lúi


V/v Kundera: Tờ L'Express cử phóng viên tới tận ổ điều tra

"Tôi viết Những đứa con sinh ra vào lúc nửa đêm như thế nào"
 Cuốn này sẽ có bản tiếng Việt very soon! NQT


For U Only


NNT vs Hiện Sinh


Về cái chết của hai ông Diệm Nhu.

Trên tờ Sài Gòn Nhỏ, Tú Gàn trích dẫn McNamara, trong In retrospect, cho biết, khi Kennedy nhận được tin, mặt ông tái xanh. Tôi [MacNamara] chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh như thế…. Làm cho ông buồn bực cả về luân lý lẫn tôn giáo…. Arthur Schlesiger Jr ghi nhận.. tinh thần Tổng Thống xem ra suy sụp chưa từng thấy sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.
Trong bài viết, Tú Gàn cho biết thêm, sự sa sút tinh thần của Kennedy còn là do ông nhìn ra được tình hình Việt Nam sau đó sẽ rất khó khăn...
Kèm theo đây bài viết của Tú Gàn, về vụ hai ông Diệm Nhu bị đệ tử giết.


Thời vô song

Bạch Hổ

The Economist September 13th 2008
New fiction
His master's voice
The White Tiger. By Aravind Adiga. Free Press; 321 pages; $24. Atlantic; £12.99
PLOUGHING through a novel a day for nearly six months, the judges of the Man Booker prize, Britain's premier award for fiction, quickly make two discoveries: that most books start well and then sink halfway through, and that almost all the novels soon sound the same. So a new voice is as welcome, and as rare, as a fine ending. Which is why all five judges wanted Aravind Adiga's first novel to be on this year's shortlist, announced on September 9th. And what a singular voice he has.
Giọng của bậc thầy
Viết cuốn đầu tay, mà được coi là giọng văn của bậc thầy, thế mới ghê.
Mỗi ngày phải nuốt một cuốn sách, phải cầy xong một ruộng chữ, vừa cầy vừa nuốt như vậy gần sáu tháng trời, ban giám khảo Booker nhanh chóng phát giác ra hai điều: Đa số những cuốn sách khởi đi thật đẹp, nửa đường đứt gánh, hụt hơi, và, hầu như tất cả những cuốn tiểu thuyết đều “nghe như giống nhau”. Thành thử vớ được một giọng mới thì sướng lắm, lạ lắm, và đúng là một kết thúc tốt đẹp. Chính vì lý do đó, cả năm ông trong ban giám khảo đều gật đầu cho Bạch Hổ vào danh sách chót.
Giọng văn mới đặc biệt làm sao.
Gấu bỗng nhớ đến trường hợp Buồn Ơi Chào Mi, và giai thoại về nó. Cái tay chủ nhà xb Juliiard, (1) đang nhậu với bạn bè, sực nhớ ra, và đứng dậy, ra khỏi bàn tiệc, hỏi, tớ phải về nhà, có một con chim lạ đang chờ.
Hay trường hợp Một ngày trong đời Ivan Denisovitch: Tay chủ báo đang nằm đọc, vội nhỏm dậy, rửa mặt rửa mũi, mặc quần áo chỉnh tề, ra bàn ngồi chỉnh chệ, rồi mới dám mở bản thảo ra đọc tiếp!
Thảo nào các cụ Mít thuở xưa, đi đường thấy chữ thánh hiền, là vái một cái, rồi nhặt lên, rồi cất kỹ vô bọc.
(1)  Rene Julliard, 1954
In 1952 Francoise received her 'baccalaureat' degree and begin preparatory classes for entrance to the Sorbonne. She failed her entrance exams and at the age of 18 sat down to write 'Bonjour Tristesse.' Francoise had been telling her girl friends that she was a writer for months and they fianlly demanded to see some proof. She had one friend type the manuscript and sent it off to two publishers, Julliard and Gallimard. The phones were out of order that day and at two o'clock in the afternoon she received a telegram saying 'Contact Julliard; Urgent.' She to see M. Julliard at five that afternoon and received the news that he wanted to publish her novel. The novel was published May 15, 1954 under the name Francoise Sagan and won the Prix des Critiques on May 25, 1954.
Source

Cái truyện ngắn đầu tay của Gấu, Những con dã tràng, cũng có một lịch sử ly kỳ. Gấu viết nó, xong, gửi thẳng xuống tòa soạn báo Sáng Tạo, với cái bút hiệu lạ hoắc, Sơ Dạ Hương, chẳng hề có ý định nhờ cậy ông anh nhà thơ, vì nghĩ bụng, giả như ông đăng, thì làm sao biết, nó hay, hay là dở?
Vậy mà ông đọc, biết liền, về hỏi liền bà cụ C, thằng Gấu ở đâu chui ra, thì nó bạn cùng học thằng C, chẳng lẽ đứa bạn nào của em mày cũng phải điều tra lý lịch. Ông anh phán, nghe lại qua bà cụ, nó viết văn, được lắm, sẽ đi xa hơn DNM!
Có một chi tiết liên quan tới hoàn cảnh gia đình của Gấu ở trong truyện khiến ông anh bận tâm. Sau, Gấu bỏ đi.
Nhưng Sáng Tạo đóng cửa tiệm liền sau đó. Ít lâu sau, Gấu thấy cái tên SDH trong hộp thư tòa soạn báo Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong, nhưng chờ hoài, không thấy đăng. Tất nhiên. Gấu cũng quên luôn. Lo học, mãi đến khi thấy bạn Cao Thoại Châu đi một bài thơ trên báo Nghệ Thuật, bèn lôi bản thảo truyện ngắn Những ngày ở Sài Gòn ra sửa lại, rồi nhờ bạn Trần Công Quốc khi ghé Đài VTD thoại quốc tế, số 5 PDP thăm [lúc này Gấu vừa ăn xong hai trái mìn VC, qua giải phẫn lần đầu, ra nhà thương Grall, chờ hai tháng sau trở lại giải phẫu tiếp, đúng ra thì được nghỉ, nhưng còn lo gửi radiophoto cho UPI, thành ra đành dưỡng thương ngay tại Đài], đưa cho ông anh, ông đưa xuống Nghệ Thuật, còn phôn cho biết, sửa giùm chữ tiếng Tây, Gấu đọc Faulkner, hiểu sai]. Quên luôn Những con dã tràng, cho đến khi viết cho Văn, đưa đăng. Đó là lần đăng thứ nhì. Thứ nhất, là cho báo của Đại học Sư phạm Đà Lạt, do HPA làm.
Một anh bạn, mới đây, đọc lại Những Con Dã Tràng, lắc đầu, đúng Camus, nhất là cái cú ho lao. [Camus đã từng ho lao]. Anh cho biết lần đầu, đọc, khi còn trẻ, và sau này bị cây đu ám ảnh, bay đi bay lại hoài trong trí nhớ:
Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều.
*
Chính nhận xét của ông anh khiến Gấu từ bỏ viết. Đúng ra, ngưng viết, cho đến khi kiếm ra được lối viết của Gấu. Chỉ đến khi gặp được Faulkner, nhập vào dòng văn của ông, viết được Những ngày ở Sài Gòn, Gấu biết, mình sẽ thành nhà văn!
Rushdie, trong bài trả lời phỏng vấn mới đây,
"Tôi viết Những đứa con sinh ra vào lúc nửa đêm như thế nào" cũng nói y chang Gấu, khi ông kiếm ra giọng nói của nhân vật Saleem, ông biết, ông sẽ trở thành nhà văn.
Je me souviens encore du sentiment d'exaltation qui me submergea quand je découvris la voix de Saleem Sinai ainsi que la mienne par la même occcasion. Rétrospectivement, j'ai toujours pensé que c'est ce jour que je devins enfin écrivain, après dix ans de tâtonnements.
*

Prodigal Pen

A novel about India's dispossessed bags Aravind Adiga the Booker. Will that win him India's admiration?
BY WILLIAM GREEN
-The tale of an Indian servant who kills his boss, it's written with wit and panache and crackles with a kind of joyfully subversive energy.

Prodigal Pen
Ngòi bút thần đồng
Cuốn tiểu thuyết về một nước Ấn độ chẳng còn hết làm tác giả bỏ túi giải Booker. Nhưng liệu có bỏ được thêm, sự mến mộ của đồng bào Ấn của ông?
Câu chuyện người hầu làm thịt chủ, được viết bằng thông minh, trí tuệ, dí dỏm, bằng huênh hoang khoác lác, bằng những tiếng nổ lốp bốp như pháo rang, và bằng một thứ nghị lực đạp đổ vui mhộn


 Phúc phương phì

Nói nhà thơ nhà nước Yevtushenko bị ném cứt, bị ăn phân, khi đi ra nước ngoài, thì hơi cường điệu, nhưng quả là ông bị những người Ukraina quốc gia ở Canada ném trứng thối vô mặt khi ông trên đường trở về Liên Xô. Gặp lại Brodsky ở Moscow, ông phân bua về chuyện trên, cùng chuyện bị phú lít phi trường tịch thu hành lý, và chuyện, khi ông ở Mẽo, họ đếch thèm hỏi gì hết về ông, về thơ của ông, mà là về Brodsky.
Trên blog Nguyên Đầu Bạc, có vẻ như ông vẫn tiếp tục bênh vực nhà thơ nhà nước Liên Xô, và đưa ra lập luận, “Hãy đọc thơ tôi” [Yevtsushenko]. Nhưng, ở đây không phải vấn đề thơ hay, hay dở, mà là vấn đề đạo đức của thơ, và của thi sĩ. Thơ của Maya, của Tố Hữu, của… mà không hay sao?
Từ đấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chiếu qua tim
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Những câu thơ trên, càng hay bao nhiêu, càng làm chết nhiều người bấy nhiêu.
Khốn nạn hơn nữa, những nhà thơ, khi viết ra những dòng thơ trên, được hưởng lợi nhờ nó, và biến thành những con người tầm thường, khi bổng lộc của mình có nguy cơ không còn nữa, hay chân lý mà mình theo đuổi, chỉ là đồ dởm. Thái độ của nhà thơ nhà nước trong trường hợp Brodsky bị tống xuất chẳng lẽ không phải là để bảo vệ bổng lộc của ông ta sao? Thái độ của Tố Hữu đối với nhóm Nhân Văn?
Chính là trong những trăn trở như vậy, có thể, mà Đỗ thi sĩ xì ra câu chuyện, thơ của ông bị nhà nước thêm vô!
*
Thơ ông phong phú, đa dạng và phức tạp như tính cách và cuộc đời ông. Ở Việt Nam, thơ ông đã đến qua bản dịch của Bằng Việt ở sách "Evtushenko. Lọ Lem", nxb Tác Phẩm Mới, 1982. Ở đây là một số bài thơ ông tôi chọn dịch, có cả thế sự và tình yêu, cả thơ trữ tình cá nhân và trữ tình công dân. Evtushenko là người thế nào? Sau những điều ông thú nhận, sau những điều người khác viết về ông, hãy đọc thơ ông. Nếu quả thực, "thơ là lý lịch, là mạng sống đời tôi", như nhà thơ Việt Nam Phùng Quán, đã nói.
Blog NDB
Thơ là lý lịch, những hành động hèn hạ không phải là lý lịch?

*
TTD & PXN

Gấu có nhớ nhà không?

Kẻ Xa Lạ

Trích dẫn trong ngày

…. với một tác giả hải ngoại, viết, là viết cho độc giả ở trong nước đọc, như đã có lần Hai Lúa viết. Nếu không, cái viết của bạn cũng thuộc loại cứt đái.


Đóa hoa hồng vùi quên trong tay