*

Diary
















*

*
*

A 30 ans, Ma Jian entreprend un voyage de trois ans à travers la Chine.
Il en tire “Chemins de poussière rouge” et « la Mendiante de Shigatze », qui sera censuré par le régime de Pékin.
 


N. O. - Croyez-vous qu'un tel régime puisse durer longtemps?
Ma Jian. - Prenez cette horrible histoire du lait empoisonné, qui aurait suscité une révolution en France. En Chine, pas de colère collective. Dans une semaine, on l'aura oubliée. Puis éclatera une nouvelle affaire. Je peux déjà vous prédire le prochain scandale, qui va porter sur l'eau minérale, empoisonnée par un produit très toxique. Même la colère susscitée par ces scandales devient une routine.
N. O. - Les Chinois ne vivent pas non plus dans la liberté et le respect?
Ma Jian. - C'est vrai que la Chine vise à devenir la plus grande prison du monde, puisque c'est seulement ainsi que le PC trouve un semblant de sécurité...
*
Ông tin là một chế độ như thế sẽ kéo dài?
Thì coi chuyện sữa nhiễm độc thì biết. Nó gây ra một cuộc cách mạng ở Pháp. Ở TQ, làm gì có, dù chỉ một cơn giận dữ tập thể. Một tuần là quên. Tôi có thể  nói trước, cú tới, là nước nhiễm độc. Ngay cả những xì căng đan như thế cũng thành chuyện thường ngày ở huyện.
Người TQ không còn sống trong tự do và sự kính trọng?
Đúng là nhà nước muốn biến nó thành nhà tù lớn nhất thế giới. Bởi vì chỉ có cách đó, thì nhà nước mới an tâm.
*
Ui chao, giá trong nước Mít có một tay nhà văn như thế này, nhỉ!
Tin Văn sẽ dịch toàn bài phỏng vấn trong những ngày tới [Ma Jian, tác giả Hôn Thụy Bắc Kinh trả lời tờ Người Quan Sát Mới, số 2-8 Tháng 10, 2008]

La Chine, machine à laver les cerveaux
TQ, bộ máy tẩy não


*

Trái tim tôi, Pháp; trôn, quốc tế!



“There is powerful literature in all big cultures, but you can't get away from the fact that Europe still is the centre of the literary world ... not the United States," he told the Associated Press. "The US is too isolated, too insular. They don't translate enough and don't really participate in the big dialogue of literature ...That ignorance is restraining."

"Văn chương mãnh liệt thì có ở tất cả các nền văn hóa lớn, nhưng Âu châu vẫn là trung tâm của thế giới văn học... không phải Mẽo", thư ký thường trực Uỷ ban Nobel nói với hãng tin AP. "Mẽo quá cô lập, thiển cận, hẹp hòi, văn chương ốc đảo. Họ dịch chưa đủ, chưa thực sự gia nhập vào trong cuộc đối thoại lớn về văn chương...  Sự ngu si dốt nát này đã ngăn trở họ."

Note: the centre of the literary world: trung tâm của thế giới văn học, không phải trung tâm văn học của thế giới, như e-Văn dịch (1). Sự lầm lẫn này, một ông dịch giả của Da Mầu cũng đã mắc phải, vì không phân biệt được, đâu là danh từ, đâu là tính từ. Thay vì “trái tim của bóng đen”, ông dịch ngược, “bóng đen của trái tim”! Tiếng Việt tưởng là dễ, mà rất khó, do tự loại không rõ ràng, nhưng trong cái dở lại có cái hay, biết tận dụng cái hay của nó, thì mới là nhà văn Mít được!
(1) “Tất nhiên, những nền văn hóa lớn đều có nền văn học phát triển. Nhưng bạn không thể phủ nhận một thực tế rằng, châu Âu, chứ không phải Mỹ, mới là trung tâm văn học thế giới” e-Văn.
Đúng là dịch ẩu! Ông thư ký [nhà giây thép] Nobel phán: "Có văn chương mãnh liệt trong tất cả những nền văn hóa lớn", dịch làm sao mà thành:
“Tất nhiên, những nền văn hóa lớn đều có nền văn học phát triển"!


Vụ « Toà Khâm »
TẠI ANH hay TẠI Ả ?

Chỉ nội cái tít không thôi, là đã lộ ra tâm địa khốn nạn rồi. Trong bài viết, còn sử dụng những từ ngữ hình ảnh phải nói là vô lại, thí dụ:
…cần thời gian để hoa độc và cỏ dại biến khỏi 42 Nhà Chung.
… toà tổng giám mục chấm dứt sự lầm lẫn giữa tự do tôn giáo và phương pháp Chí Phèo.
Gấu không phải dân Ky Tô, mà cũng thấy tởm! NQT
*
« Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam ».
Nếu còn một chút sáng suốt, chắc TGM Kiệt cũng thấy ngay là mình hớ hênh, nói khích không phải chỗ.
[Trích]
Một TGM đại diện cho bao nhiêu giáo dân, nói chuyện với nhà nước, trong một sự kiện quan trọng như vậy, mà ‘hớ hênh, nói khích không phải chỗ’?
Nói khích? Đâu có phải mấy đứa vô lại, côn đồ, vô học nói chuyện với nhau mà có chuyện “nói khích” ở đây?
Cái nhục đó, nói vào dịp này, chứ nói vào dịp nào nữa?
Một người gác bỏ việc đời, chuyên lo thờ phụng Chúa, lo cho giáo dân, mà đành phải lôi chuyện nhục nhã ở cõi đời, cõi VC ra, để mà nói, đau đớn cỡ nào, ngoài cái nhục làm dân Mít?
Cả cái thư, có chỗ nào cho thấy vị TGM nói hớ hênh nói khích, tại sao đột nhiên có câu đó?

Nếu còn một chút sáng suốt? Mi "sáng suốt", khi đặt một cái tít anh/ ả, như thế? NQT
*
Vụ đụng độ giữa nhà nước VC và Ky Tô giáo, bất cứ một người dân Mít nào, Ky tô hay không Ky tô, nếu là người ‘sáng suốt’, là sẽ cố gắng tìm cho mình một mảnh đất dung hòa [một miếng ván trên mặt nước lụt, thí dụ]. Lôi cái tội từ thời tổ tông ra [Ky tô giáo theo Pháp, Việt gian, bán nước], lôi mấy ông mũi lõ chống Cộng điên cuồng ra…  thì chỉ có dân Mít là thua thôi, chứ không phải Ky tô giáo. Cái kiểu “ẩn dụ” hoa độc cỏ dại ở 42 Nhà Chung, là quá khốn nạn, vì biết rõ mảnh đất này bị nhà nước lấy làm vườn hoa, sau khi mấy anh VC Đỏ tính ăn cướp trắng trợn chia nhau không xong. Khi tâm địa không khá, thì viết ra bất cứ cái gì cũng khốn nạn. Đòi đất chỉ là cái cớ, để coi nhà nước đối xử với tôn giáo ra sao, nếu nói "không sáng suốt", thì đó chính là nhà nước. Bởi vì chỉ cần mời TGM tới, hai bên từ tốn nói chuyện, không phải chuyện đòi đất, trả đất, mà là tương lai của đạo và đời, thí dụ vậy, và tương lai của đất nước….


Writing without frontiers ... Mario Vargas Lllosa

*

He's following in the footsteps of Roger Casement, a British consul turned Irish nationalist who was hanged for treason in 1916 and painted as a paedophile by the British government for what he is said to have written in the so-called Black Diaries. Casement is to be the protagonist of "a novel that will take place in Ireland, Congo, in Berlin and the Amazon, including places I have never been to, such as Ulster," he says, with genuine excitement at the prospect of the journey that awaits.
"There are many things that haven't changed in Congo. It is one of the most tragic countries in the world, which endured a terrible colonial experience [at the hands of brutal Belgian king Leopold II]. And it has only got worse since," he says.
"It is calculated that in the last 10 years four to five million people have been killed in Congo, yet it barely gets reported in the newspapers. In many ways the Congolese are still living with the same problems they faced in the era of Conrad and Casement."
Ông ta [Llosa] đi theo những vết chân của Roger Casement một nhân viên Hồng Mao trở thành một nhà ái quốc Ái nhĩ lan và bị treo cổ vì tội phản quốc vào năm 1916… Casement sẽ là một nhân vật trong một cuốn "tiểu thuyết đặt để tại Ái nhĩ lan, Congo, Berlin, và Amazon, bao gồm cả những nơi chốn mà tôi chưa tới như Ulster”, ông nói, thực tình hào hứng về viễn tượng một chuyến đi đang chờ đợi.
“Có rất nhiều điều chẳng thay đổi ở Congo. Đó là một trong những xứ sở thê thảm nhất trên thế giới, nơi đã trải qua kinh nghiệm thực dân thuộc địa khủng khiếp, và cứ tệ mãi đi kể từ đó". "Theo như tính toán thì trong 10 năm vừa qua, từ bốn đến năm triệu người đã bị giết ở Congo, nhưng báo chí gần như vờ luôn. Trong rất nhiều đường hướng, người dân Congo vẫn sống với cùng những vấn đề mà họ đã đối diện thời kỳ có Conrad và Casement."
Không hiểu cái tên ngu đần chê bai, dè bỉu phim Tận Thế Là Đây của Coppola, và còn viết ra điều đó bằng tiếng Anh tiếng U, đăng trên Guardian, đã vỡ cái ngu ra chưa, khi gọi đó là Khải Huyền Dối Trá?
Coppola, khi làm phim trên, đã mường tượng ra được, có một cái gì đó nối kết một xứ sở Mít, thời nội chiến lần thứ hai, với một Congo thời Conrad.
Tận Thế Là Đây là Việt Nam! Khủng khiếp thật!


Nhạc PD vs Tù VC


Cũng chuyện vay mượn
Ai quan tâm đến phê bình chắc là nhận ra, những phát biểu về phê bình được nhắc tới trong bài viết thì đều đã có những người phát biểu, không ai thực sự là người thứ nhất nói ra những điều đó.
Thí dụ thuật ngữ phê bình báo chí là dùng để chỉ đám chuyên môn điểm sách, so với đám phê bình trường lớp.
Chẳng có ai thực sự là tác giả của những nhận định như vậy. Trước, chắc là có, nhưng chẳng ai còn nhớ, hoặc chẳng thèm nhớ, có thể vì thế mà Barthes đề nghị nên làm thịt tác giả, chỉ tha cho độc giả?
Riêng Gấu cho rằng, có hai quan điểm về phê bình, thật độc đáo của thời chúng ta, đều "của" Barthes.
Một, phê bình là siêu ngôn ngữ, hay ngôn ngữ bậc nhì, chuyên trị ngôn ngữ bậc nhất, viết về đời sống, của giả tưởng.
Từ đó, Barthes coi phê bình là một bản văn choàng lên một bản văn. Bởi thế, ông coi phê bình gia cũng là nhà văn.
Thứ nhà văn bậc hai này, Mít chưa có!
Chúng ta chỉ có thứ 'ngự sử văn đàn', chuyên xoa đầu nhà văn, hoặc làm cớm chuyên đi bắt mấy tên ăn trộm, ăn cắp, hoặc bơi móc đời tư, hoặc trù dập những tên không cùng phe cánh với mình.
Hoặc ra lệnh cho đệ tử, hoặc chính họ, dùng đủ thứ bút hiệu lạ hoắc, như một bầy chó, sủa kẻ dám đụng tới họ! Đây là tinh thần "ê kíp" mà băng đảng DA ngày nào đã từng áp dụng với Gấu.
Một, có hai thứ nhà văn, một, nhà văn, écrivain, và một, nhà dùng văn, écrivan.
Nhà văn khi viết, bằng mọi cách đổi mới nó, cố viết khác đi, so với lối viết cũ, mòn, quen thuộc, đương thời...
Nhà dùng văn, là người sử dụng ngôn ngữ, cho một mục đích nào đó, thường là ở bên ngoài ngôn ngữ, văn học.
Sáng tạo gia như là Phê bình gia.
The Creator as Critic
Đó là tên một tác phẩm của E.M. Forster. Ông này nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Nẻo tới Ấn [A Passage to India], nhưng còn là nhà phê bình. Nhân đọc bài viết về ông trên TLS, số 19 Tháng Chín, 2008, Gấu mới nhận ra còn một thứ phê bình nữa, mà chưa anh Mít nào phát kiến, ngoài phê bình báo chí, phê bình khoa bảng, là phê bình la-dô, radio review.
Chắc là còn một thứ nữa, phê bình net.
Hai thứ phê bình sau là "của Gấu đấy nhé"! (1)
(1). Đây là mô phỏng một câu chuyện tếu do HHT kể, về một ông chú nhà quê được cô cháu mời lên Hà Nội ăn đám cưới của cô. Ông chú mang theo cái ô, thấy quê quá, bèn giấu, giấu đâu không giấu, giấu ngay trong phòng sắp động. Tiệc xong, ra về, nửa đường nhớ ra, bèn quay lại lấy, mò vô, chui xuống gầm giường, nghe anh con trai hỏi cô gái, mắt này của ai, của anh đấy, môi này của ai, của anh đấy, ngực này của ai... khi tới chỗ đó đó, ông chú hoảng quá, bèn chui ra, nói, "Còn cái ô, là của chú đấy nhé"!
*
A number of mysteries surround Forster which these books help unravel. Why did he stop writing novels after 1924? As a contemporary of D. H. Lawrence, James Joyce and Virginia Woolf, what was his relation to Modernism? In lectures at Cambridge in the 1940s, he addressed Wilde's assertion that criticism can be creative. Forster depicts the act of creation as an unconscious dreamlike process, as against criticism, which requires conscious effort - a key distinction, which, he claims, escaped Wilde. His chief example was Coleridge, an undistinguished poet until he took the opium which transformed him into the creator of "Kubla Khan" and "The Ancient Mariner". As the same drug began to destroy the creative impulse he turned to the philosophy which gave us Biographia Literaria. The death of the creator proclaimed the birth of the critic.
Đoạn trên, nhất là khúc gạch đít,  một cách nào đó, giải thích lời phán của Hồ Nam về Gấu, bỏ sở trường lấy sở đoản, tức bỏ sáng tác, viết ba cái lăng nhăng tạp ghi, bầy đặt trí thức, trí thiếc!

 Tình đầu

Những con phố sau của thành phố, ở giữa Taskim và Tepebasi, là nơi tôi đã qua lại nhiều lần, khi là một đứa bé, cùng với mẹ tôi, khi hai mẹ con trở về nhà, bằng dolmus, và đối với một đứa bé sáu tuổi, là một khoảng đất xa, và những khu xóm Pera, được những người Armenians xây dựng lên một cách thật tài tình, nhờ vậy chúng vẫn còn đứng vững – đó là những nơi chốn mà tôi lúc này bắt đầu thám hiểm. Đôi khi tôi sẽ đi thẳng từ phân khoa Đại học Kiến trúc tới Taskim, bằng cách nhẩy lên bất cứ một chiếc xe buýt nào, và đi bất cứ hướng nào tùy hứng bất tử của tôi, hay là của cặp giò: những con phố chính, nhỏ hẹp của khu Kasimpasa; Balat, nơi này, lần đầu viếng thăm, nom có vẻ giả, giống như một khu phố được dàn dựng cho một phim ciné; những khu xóm cổ của người Hy lạp và Do Thái, những đợt di dân mới và sự nghèo khổ làm cho chúng thay đổi đến không còn nhận ra được nữa; những con phố sau rất sáng sủa, rất Hồi giáo của khu Uskudar, vốn đầy những căn nhà gỗ, cho mãi đến thập niên 1980; những con phố cổ, kỳ quái, đáng sợ của khu Kocamustafapasa biến thành điêu tàn hoang phế, hoàn toàn biến dạng bởi những cú đánh liên tiếp của cuộc “cách mạng bê tông”, khi những building được xây dựng lên một cách hối hả, với những phòng ốc lầm lì dễ sợ, và riêng với tôi, chúng thật đáng ngờ; cái sân dị thường của ngôi giáo đường Faith luôn làm tôi sững sờ, khu vực chung quanh Bakili, khu xóm Kurtulus và Ferikoy, nghèo đến đâu già nua tàn tạ tới đó khiến có cảm giác những gia đình trung lưu như đã có mặt tại những nơi chốn này từ hàng ngàn năm, thay đổi ngôn ngữ, sắc dân, tôn giáo do nhà nước áp bức bắt buộc họ (sự thực, họ mới ở đó chừng năm chục năm); những lối xóm nghèo hơn thì vắt vẻo ở những dẻo đất dốc, thấp hơn (y hệt như ở khu Cihangir, Tarlabasi, và Nisantasi) – tôi lơ ngơ, ngớ ngẩn, mầy mò đi qua những khu vực này, chẳng cảm thấy một chút chủ ý gì. Ngay từ thoạt kỳ thuỷ của những chuyến đi hoang như thế này, tôi cũng chẳng hề có một chủ ý, chỉ tìm cách chạy thoát thế giới, ở trong đó mọi người, ai cũng phải có một việc làm, một bàn giấy, một văn phòng. Nhưng, ngay cả khi tôi mầy mò thám hiểm thành phố, từ bức tường này tới bức tường tới, từ con phố này qua con phố khác, tôi đổ xuống đó nỗi buồn ma quỉ, giận dữ của riêng tôi. Ngay cả bây giờ, mỗi khi có dịp đi qua, cũng vẫn những con phố xưa, nhìn giếng nước xóm nghèo tàn tạ, hay, nhìn xuống một lối đi và thấy Mũi Vàng lóng lánh giữa bức tường của ngôi giáo đường và một căn phòng của một building mái dệt bằng một thứ ngói khảm đỏ xấu xí, và tôi sẽ nhớ ra, lần đầu tiên nhìn cảnh này tôi thấy sao xuyến như thế nào, và bây giờ, cảnh ấy người xưa lại đối mặt, cũng từ một góc nhìn cũ: Không phải hồi ức của tôi sai lầm, hay giả trá, cái nhìn ngày xưa sao xuyến bởi vì người xưa lúc đó xuyến sao. Tôi đổ hồn tôi xuống những con phố của Istanbul, và nó vẫn còn đọng lại ở trong đó.
Nếu chúng ta sống trong một thành phố đủ lâu để gửi cho nó gìn giữ, ở trong những toàn cảnh, những viễn tượng của nó, những tình cảm chân thật nhất, sâu thẳm nhất của chúng ta, thì sẽ có một lúc – đúng như một bài hát gợi nhớ lại một tình yêu đã mất -  những con phố đặc biệt, những hình ảnh, và viễn cảnh sẽ làm cũng như vậy. Cũng có thể, bởi vì tôi đã nhìn thấy quá nhiều những xóm nghèo và những con phố sau, quá nhiều những cảnh đồi trong những lần lang thang trong thành phố sau khi đã mất tình yêu thoảng mùi trái hạnh, mà Istanbul buồn như thế đối với tôi.
*
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...

Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài.
Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ. Cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái độc, và đẹp...