*

Diary
















Phố cũ, thu xưa, [2006]

**
Mác đội mồ sống dậy, và lý do tại sao

*
Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui

Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?
Vào năm 14 tuổi tôi khám phá ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung tâm văn hóa Tây, tôi khám phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc Godard, Hisroshima tình tôi, và những cuốn phim của Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.
Ở xứ Afghanistan CS đó mà cũng có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?
Đúng như vậy, mặc dù khủng bố, mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về Camus, và được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức trưởng giả”.
Viết văn bằng tiếng Tây,về nỗi đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên cái thân hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay một nơi chốn nào đó…
-Có thể là do đề tài của cuốn truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ. Để nói về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ nhì, ngôn ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm nhập vào bên trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác thì là một niềm vui thích, giống như làm tình.


Interviewer: Some people say they can’t understand your writing, after they have read it two or three times. What approach would you suggest for them?
Faulkner: Read it four times.
-Một số người nói, đọc ông chẳng hiểu gì hết, ngay cả khi đọc hai, hoặc ba lần. Ông có lời khuyên nào cho họ không?
Faulkner: Nói họ đọc bốn lần.
The Paris Review.


Đơn Dương ngây ngô quận

Ta sẽ kể cho người nghe về miền cố quận, bắt đầu từ ngày ta mới đến với vùng cao nguyên đất đỏ ấy. Nhưng trước hết, người cứ ngồi xuống bên ta đã. Dù ta đã sống hối hả thế nào, đến khi tất cả qua đi và được xếp vào 1 ngăn có tên gọi là kí ức thì lúc ta ngoái nhìn lại chúng đều thành một dòng chảy chậm. Cả ta và người đều không cần vội vã, chúng ta đã vội vã trong quá nhiều điều rồi. Người biết đấy, ta rất dông dài khi kể về quá khứ. Lại còn thêm cả bệnh nói chuyện không đầu không đuôi nữa. Nhưng dẫu sao thì chuyện cũ bao giờ chẳng như một khúc nhạc từ đâu vẳng đến với ta, cứ miên man không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc nơi nào, người nhỉ?
 Ngày đầu ta đặt chân đến nơi ấy, ta không nghĩ là sẽ ở lại. Chỉ ngỡ rằng đó sẽ là một chuyến đi chơi xa. Nhưng bố mẹ ta không gặp may mắn trong kinh doanh, đành phải mang ta và các anh chị em gửi lại cho nhà ngoại. Kể từ đó ta không về lại nơi ta sinh ra và lớn lên đến năm 6 tuổi nữa, cho đến tận 11 năm sau ta mới về thăm, nhưng ta sẽ kể cho người nghe vào 1 dịp khác.
 Ấn tượng đầu tiên của ta dành cho cố quận là sao xứ này lạnh quá, và buồn quá. Có khi vì lạnh nên buồn chăng? Bầu trời cứ xám xịt và có cảm tưởng như rất thấp. Và sương mù nhiều lắm. Và nhiều hoa. Cũng nơi xứ ấy ta lần đầu thấy những bóng đèn điện. Xưa nhà ta ở trên kinh tế mới, đâu đâu cũng chỉ thấy những ngọn đèn dầu. Còn ở quê ngoại thì có đập Đa Nhim nổi tiếng, và nguồn thủy điện ấy cung cấp cho cả mấy tỉnh lân cận nên dù nghèo thế nào thì vẫn ko thiếu điện. Mà nói thế thôi, Đơn Dương làm sao nghèo bằng cái nơi mà ta vừa rời khỏi kia được.


Bài thầy giảng
The Lessons of the Master


An Nam nhất thốn thổ


Ta La Tai
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn
Liệu, đúng vào lúc nữ bồ tát bị tẩu hoả nhập ma biến thành nữ đại ma đầu, thì, cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước biến thành xâm lăng, kẻ cứu rỗi biến thành quỉ ma, thành bọ, thành ruồi?
Nói rõ hơn, liệu, tất cả đều do Cái Ác Bắc Kít mà ra?
Thì vẫn câu chuyện An Nam nhất thốn thổ, cái tam giác nhỏ bé, là đồng bằng Sông Hồng, “bờ khe hạ” nhiều hơn ruộng, ruộng nhiều người cầy quá, cầy đi cầy lại, ngày càng khô cằn, khiến con người ở đây ngày càng quắt lại.
Đọc lại, bỗng giật mình, và phát giác ra một điều, đài gương quả là soi đến dấu bèo: Sến Cô Nương chưa từng khen một ai, trừ... Gấu!
Cô nương khen Gấu, không công khai mà là khen riêng, trong mail riêng, những ngày đầu, khi Gấu tự nguyện đầu quân dưới trướng ta là gì.
Lần đó, Gấu viết bài Dịch Là Cướp, cô nương mừng lắm, cám ơn rối rít, vì đã kỳ vọng, và ban tặng ta là gì toàn những nhiệm vụ cao cả, [thằng ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, tên biệt kích văn hóa...], và cô nương hứa, sẽ quyết tâm thực hiện bằng được những nhiệm vụ lớn lao này. Và cô nương viết thêm, khi nhận xét về Gấu, nhà văn: Cũng đã từng đọc, thấy thâm trầm, sâu sắc, nhưng chưa hề thấy tức cười như bài viết mới này.

Ui chao, mới đó còn mặn nồng, mà nay sao đau thương như thế này ư, Giời hỡi Giời!
Kể cũng lạ, Gấu có thói quen, giữ mail của "tri âm tri kỷ", vậy mà không hề giữ, bất cứ một mail nào của một "nửa linh hồn" của mình!
Đúng là... tiên tri!
Lời nào em không nói em ơi,
Meo nào không gian dối!
[Nhại Tình Khúc Thứ Nhất]
NQT

Viết tới đây, bỗng nhớ nhà văn nhớn Mai Thảo, và một giai thoại liên quan tới ông, do KT kể.
Bạn ta kể là, một lần cả đám ngồi hầu rượu MT, bỗng ông quay qua NMG hỏi, này, cái la dô ở nhà anh còn chạy tốt không?
NMG ngớ người ra, MT bèn gật gù:
-Mình hỏi thăm bà xã của cậu ấy mà. Sao, thế nào, bà C. vẫn nói nhiều như ngày nào, như mọi ngày chứ?
Ui chao, Gấu này quả là not fair (1), khi lợi dụng lúc tang gia bối rối, Sến Cô Nương tự bịt miệng, để mà xài xể hết lời!
(1) not fair: không điệu, [chơi] không đẹp… Đây là từ của Sến Cô Nương, trách Gấu, cứ một, hai viết, "ta là gì của Sến Cô Nương". Anh viết vậy không có fair, ta là gì là của một số anh em.
Nhưng Bi Bì Xèo, mới rồi, trong lời ai điếu, cũng coi ta là gì  là tài sản, "của hồi môn", của Cô Sến, có anh em nào đâu?
Hay là bỏ chạy hết cả rồi? NQT
*

Dịch là cướp
Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes des terres sereines"  của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ.
Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.
Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.
Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.
NQT
[Bài viết cho diễn đàn talawas, khi mới xuất hiện trên net]
*
Cái tay mới ăn Goncourt năm nay phán về vụ ông từ bỏ tiếng Persan, để viết văn bằng tiếng Tây, mà không thú vị sao!
Cũng vẫn là ăn cắp, ăn cướp, nhưng biến luôn nhà của người thành nhà của mình, đâu có khốn nạn như mấy anh Yankee mũi tẹt biến nhà người đất người thành bãi đánh hàng!



Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.


Cái tay chuyên khám đồ thăm nuôi tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa quả đúng là tri âm tri kỷ của Gấu. Làm sao mà anh ta lại nhận ra cửa sinh, dành riêng cho Gấu, tại “địa ngục trần gian”? Không lẽ chỉ đọc một hai cuốn sách dịch mà nhận ra văn tài của Gấu nhà văn?
Anh ta bảo Gấu, anh phải làm sao phát huy tối đa cái nghề bồi bút viết dưới ánh sáng của Đảng, để mà làm sao cho tờ báo tường của Đội Ba luôn luôn chiếm giải mỗi lần ra số đặc biệt chào mừng những ngày hội lớn của Đảng. Đây là nhiệm vụ lớn không phải Đảng, mà Thượng Đế trao cho anh, để mà sống sót, để mà còn có ngày trở về với vợ con, với gia đình.
Giá mà anh ta đang đọc Gấu, có lẽ sẽ nói thêm, để mà làm trang net Tin Văn!
Khi đã từ giã thiên đường Đỗ Hoà, trở về trần, có một lần tình cờ Gấu gặp lại một anh bạn, cũng đã từng ở đó, và là người kế vị Gấu, tiếp quản tờ báo tường của Đội Ba. Anh cho biết, anh đã từng loay hoay, hì hục sáng tác những bài mừng Đảng, và thú thực, không thể nào bắt chước văn của Gấu, và vì những bài viết dở quá, báo mất hạng, tay Trùm Đội Ba, là Lưu Manh Sơn [tên thực Lưu Minh Sơn] ra lệnh, hãy cọp dê những bài viết của Gấu nhà văn, cho vô kho lưu trữ, viện bảo tàng của Đội Ba, và sau đó, mang ra xài dần, mỗi khi có dịp lễ lớn của Đảng, của Nhà Nước, của dân tộc Mít!
Đây là chuyện thực, tuy viết bằng một giọng cường điệu, nhưng không đanh đá, khốn nạn như giọng văn của Sến Cô Nương, và được viết dưới ánh sáng của chân lý "Dzui thôi mà", của bạn hiền Đặng Tiến!
Gấu và tay kế vì Gấu có rất nhiều kỷ niệm thật là tuyệt vời, những ngày ở Thiên Đàng.
Thì đã nói, viết hoài còn hoài mà!
Trong số những trại viên của Đồ Hoà, có một tay, chắc cũng khá rành về Gấu, nhưng cho dù sau này có liên lạc đôi lần qua thư từ, Gấu vẫn chẳng nhận ra, đã quen anh trong dịp nào, ở nơi gọi là địa ngục cũng được, mà gọi là thiên đàng thì lại càng được. Thời gian Gấu ở trại cấm, đói ơi là đói, thì nhận được thư của anh, kèm tí tiền. Anh biết Gấu ở trại cấm qua một ký giả cũng đã từng ở trại, và đã đậu thanh lọc trước Gấu, và đã đi định cư tại Úc. Sau đó, anh gửi hình vợ con, và cho biết, hiện đang làm việc cho sở Bưu Điện Úc.