*

Diary


















Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Bà Hảo cho rằng những gì mà bà đã làm khi nói lên sự thật là điều tối thiểu mà một nhà văn phải làm.
Nguồn
Ít ra phải dzậy chứ!


Mạnh ai nấy phá
21g ngày 31-12-2008, phần lễ kết thúc. Ống kính truyền hình trực tiếp đóng lại. Các quan chức ra về. Bộ phận công an làm nhiệm vụ bảo vệ tháo dây giăng xung quanh khán đài, cho bà con vui hội có thể vào lễ đài thưởng thức những nét kiêu hãnh và tinh tế của đôi rồng chầu dưới chân tượng vua Lý Thái Tổ, do nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng kỳ công làm suốt hơn một tháng trời. Tấn thảm kịch bắt đầu. Mạnh ai nấy vặt. Những vảy rồng được kết bằng những cánh hồng môn tơi tả. Cạnh đó, những chậu hoa cảnh bày trên sân khấu bị những con người ăn mặc rất thanh lịch thản nhiên... bê đi.
“Làm sao chúng tôi dám làm...”
Phố hoa Hà Nội không phải chỉ của nghệ nhân. Nó là tấm lòng của người yêu Hà Nội với thành phố của mình. Nhưng tình yêu không được đón nhận đúng mức mà còn bị hủy hoại thì tất yếu nó phải bị thui chột.
Một thành viên ban tổ chức giọng khản đặc nói với chúng tôi qua điện thoại vào sáng 1-1-2009: “Thành phố ghi nhận thành công của phố hoa và yêu cầu chúng tôi giữ phố hoa thêm hai ngày, tức kéo dài đến 6-1 thay vì 4-1. Còn đề nghị chúng tôi làm phố hoa cả tết âm lịch. Nhưng như thế này thì làm sao chúng tôi dám làm, còn nhiệt huyết đâu nữa mà làm...”.
Những chiếc chuông gió, lồng chim... đang được cầm trên tay nhân viên ban tổ chức cũng bị cướp một cách rất thản nhiên. Một nhân viên bảo vệ phẫn nộ quá văng tục, người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức quay lại mắng: "Ăn nói vô văn hóa thế à!". Người bảo vệ trẻ nghẹn ngào: "Anh mới là người vô văn hóa, anh dẫn con theo mà vẫn ăn cướp hoa giữa đường thế à?". Người đàn ông thản nhiên ôm chậu hoa dắt con đi thẳng
Không một bóng dáng công an mặc sắc phục nào. Họ đã tản đi từ khi kết thúc phần lễ khai mạc. Chúng tôi hỏi ban tổ chức thì được biết: "Ðã có hợp đồng bảo vệ với công an thành phố nhưng họ bảo chỉ bảo vệ an ninh trật tự, còn các nghệ nhân và ban tổ chức phải tự bảo vệ lấy tài sản của mình".
*
Miền Nam cũng đã bị ăn cướp như thế.
Bệ bài viết về Tin Văn, sợ bị delete liền!
Xin đọc trên
Blog mới
*
Và đứa con của "người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất đạo đức" trong bài viết sẽ lại như bố nó trong một lễ hội nào đó?
Đúng như thế. Những công tử Hà Thành như Dart ngày nào, [vụ HTL], sau này sẽ tiếp tục làm như thế.
Làm sao nhân loại tẩy sạch được Lò Thiêu?
Nhân loại phải nhờ đến chính người dân Đức làm điều này.
Còn Việt Nam, cực khó, bởi vì Cái Ác này là do Đỉnh Cao Chiến Thắng mà ra, trong khi người dân Đức, họ cảm thấy nhục vì vụ Lò Thiêu, vì nhục thất trận.

Giữa lòng đen

Note: Bài viết này, hay nhất là từ" chấn  thương"! Tác giả không thể viết thẳng như Gấu: Đây là hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam: Con người bây giờ ác quá!
Tay này, chuyên viết về cái ác "hậu hiện đại", nhưng không dám nói thẳng ra như TGM Kiệt, thí dụ, thành thử cứ loanh quanh con người bây người tha hóa quá.


J.M.G. Le Clézio : người lữ hành nhân ái (Diễn Đàn 2-1-09) –
Muốn biết về Le Clézio, phải đọc bài này của Đỗ Tuyết Khanh! Mà chỉ Đỗ Tuyết Khanh mới viết được những bài như thế này!
THD
*
Vừa vừa thôi!
Bài viết thì cũng chỉ là góp nhặt những thông tin về Le Clézio, có cái gì là của riêng của người viết đâu? Nó bổ ích, nó rất tốt, như là một tài liệu, cho những ai chưa từng đọc, chưa từng biết gì về nhà văn Tây này, vậy thôi.
Làm sao giải thích được, tại sao Le Clézio được Nobel, và trước khi đó, tay thư ký Nobel phạng cho anh Mẽo một cú, và sau đó, rũ đít ra đi, thì mới bảnh chứ! NQT
Nobel cho Mẽo hả? Còn khuya!
Nobel 2008
Qui he?

A report on the Publishers Weekly website last Friday morning suggested that, on learning of the award of the Nobel Prize for Literature to J. M. G. Le Clezio, "even the most literate of Americans must have said, qui?". Michael Coffey's comment sounds dispiriting, but it is untrue. We have the evidence. Indeed, we are the evidence. Many of the most literate of Americans have received informed comment on the novels of Le Clezio from the TIS, since publication of his debut, Le Proces-verbal, in 1963. John Sturrock described it as "an attractively playful and intelligent beginning", and suggested that Le Clezio might "one day produce something quite remarkable".
Since then, the TIS has kept literate folk up to date with Le Clezio's progress, reviewing many of this prolific writer's books, mostly in the original French. When Adrian Tahourdin provided a refresher course in April 2006, he did not omit to mention that in France "Le Clezio has a reputation that has prompted talk of a possible Nobel Prize". By contrast, Mr Coffey's report had the effect of underlining the much-derided comment of Horace Engdahl, permanent secretary of the Swedish Academy, that the United States is "too insular" in cultural matters, that it "does not participate in the big dialogue of literature" .
Le Clezio belongs to a group of French writers - Patrick Modiano and Sylvie Germain are among the others - who fell into a gulf created by the unrelenting inwardness of the nouveaux romanciers. Although the early novels were translated, readers found it difficult to keep up with his experimentation and output (Mr Tahourdin mentioned fourteen titles, in addition to the book under review, Ourania). By coincidence, Le Clezio's new novel arrived in this office two days after the prize was announced. Ritoumelle de la faim will doubtless be translated into English and eventually reviewed widely, but literate Americans will have the chance to read an account of the original before then. None need ever say "qui?" again (we suspect few did).
Giai thoại Qui est Ky ? [Kỳ là thằng nào, câu của de Gaulle] chúng ta đã từng nghe, khi Tướng Râu Kẽm tới Paris dự hòa đàm Paris. Bây giờ đến lượt Mẽo hỏi, Qui he?, khi Le Clézio được Nobel.
TLS đi một đường tự nâng bi, chúng tôi đã từng viết về ông ta, ngay từ cuốn đầu tay, và đã tiên đoán được cái chuyện ông ta sẽ làm được cái gì đó.
Qui he? còn là do cái gọi là tiểu thuyết mới mà ra.
*
Qui he?
Trên tờ Lire, số mới nhất, tháng 11, 2008, đặc biệt về Le Clézio, ông trả lời phỏng vấn: Tôi viết để cố gắng hiểu tôi là ai. "J'écris pour essayer de savoir qui je suis", câu này đặc tiểu thuyết mới: Tôi viết để hiểu tại sao tôi viết, 'thương hiệu' của nhóm.
*

Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu thuyết đã được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương...
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
Vào năm 1963, Le Clézio gửi bản thảo bằng đường Bưu Điện tới Gallimard, Le Procès-verbal, 'một thứ trình diện cách mà tôi nhìn cuộc đời', 'une sorte de présentation de la facon dont j'envisage la vie', và với một số người, nó làm nhớ tới, réminiscente, Kẻ Xa Lạ của Camus. Người khám phá ra thần đồng, là một tay cựu trào của nhà xb Nửa Đêm. Jean Giono và Raymond Queneau chấp nhận đỡ đầu nhà văn trẻ thần đồng 23 tuổi giành giải Goncourt, nhưng hụt, nhưng lại vớ được Renaudot, do công của Maurice Nadeau, khi ông này tán tỉnh được [convaincre] mấy ông hàn của giải này. Le Clézio nghe qua Đài ông được giải, khi ở Nice. Ông già biểu con, đi Paris liền đi. Nhưng con nhát quá, đếch dám chường mặt ra với đời [Có một nghịch lý, giữa viết và là một con người của công chúng, như sau này ông giải thích]. Ông coi cái trò xuất hiện tại Paris, bắt tay bắt chân, là nhố nhăng, snob, và coi giải thưởng thì cũng giống như một đợt sóng lớn, gặp bờ là xẹp. Ông giải thích về mình: Tôi là sản phẩm của Đệ Nhị Chiến. Hỏi, thích đọc ai, Derek Walcott, thi sĩ, Nobel văn chương, và Beckett, cũng thi sĩ, cũng Nobel văn chương, [tôi là độc giả lớn, le grand lecteur, của ông ta, nhưng là bạn đồng hành], không phải sư phụ.
*
Bạn đọc Gấu viết về Beckett, khi viết về tiểu thuyết mới, rồi đọc Le Clézio, khi ông thú tội trước bàn thở, ông là độc giả lớn của  Beckett, thì sẽ nhận ra con mắt xanh của thằng cha Gấu, và còn nhận ra, câu thần chú của Beckett: Thua. Thua nữa. Thua cho thật bảnh. Văn chương của Le Clézio, và Qui he cho thấy, đây cũng là một thứ văn chương "thua cho thật bảnh."
*
Tuy dựa vào lý thuyết Mác-xít để giải thích sự xuất hiện của trào lưu tiểu thuyết mới, như L. Goldmann đã làm, trên thực tế, ngay tại Pháp, và tại những nước Cộng Sản, trào lưu này đã không tránh khỏi những chỉ trích nặng nề là đã không có trách nhiệm (lack of commitment) với văn chương, lịch sử, với con người... "Một sự từ chối cái thực. Không thể hiện những mâu thuẫn trong xã hội tư bản. 'Trong mê cung' ('Dans le labyrinthé , của A. Robbe- Grillet) là cái quái gì nếu so với Việt Nam?" Sartre đã từng phát biểu, ông không thể đọc Robbe-Grillet trong một xứ sở kém phát triển. Câu nói của ông sau được ghi lại trong bài viết của Claude Simon, Orion aveugle, (Geneva, 1970, trang 106), trong bài nói chuyện của một thành viên tham dự một hội nghị văn chương bàn về nghĩa vụ xã hội của nhà văn, được tổ chức tại một xứ Mỹ Châu La Tinh: "Hình như đối với tôi, chúng ta hội họp ở đây để bàn về những vấn đề này (không phải những vấn đề mang tính hàn lâm), những vấn đề về sáng tạo văn chương mà những dân tộc bị áp bức chẳng có gì mắc mớ với chúng". "Nhóm" tiểu thuyết mới tại Việt Nam đã từng bị những người theo Cộng Sản, như Lữ Phương chẳng hạn, gọi là nhóm văn chương "viễn mơ".
Người xưa nói, đừng đem thành bại luận anh hùng. Trong "cõi văn chương", tất cả những tác phẩm thành công đều là những kinh nghiệm về sự thất bại. Hoặc chính là sự thất bại.
"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho (1) (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại.
Nhìn theo cách thế đó, tiểu thuyết mới và các tác giả của nó chính là một sự thất bại, như James Joyce, như Beckett, như Kafka... đã từng thất bại.
Ho, Ho! là thời cả thế giới hò reo trước Đỉnh Cao Chói Lọi: Ho! Ho! Worstward!


Đỉnh cao chói lọi
4. "Darkness at Noon" by Arthur Koestler (Macmillan, 1941).
The words "Russia" and "Soviet Union" do not appear in this petrifying story of life in Stalin's Russia during the Moscow show trials, but every reader of the day knew exactly what Koestler was writing about and whom the totalitarian leader known merely as "Number One" was modeled on. "Darkness at Noon" recounts the fate of Rubashov, an old revolutionary who is charged with treason and thrown in prison, where he is brainwashed and tortured; he ultimately confesses to imaginary crimes against the state. Koestler was himself a disillusioned Communist, and "Darkness at Noon" was greeted with rage by Western intellectuals such as Jean-Paul Sartre, who pegged the book for what it was: a searing indictment of life in a totalitarian society.

Trên, là nhận định của Báo Phố Tường, về Đêm giữa Ngọ. Đọc, Gấu hỡi ơi! Quả là mấy anh có tiền đếch biết tí gì về văn chương, về Đêm giữa Ngọ, về Koestler, về...
Làm gì có chuyện Rubashov bị tẩy não, và tra tấn! Chứng tỏ, anh Phố Tường này đếch có đọc Đêm giữa Ngọ.
Rubashov là tổ sư, là...  “VC của VC”, mà lại có chuyện tẩy não? Ông ta tha cho mấy thằng đàn em, không tẩy não chúng mày là may cho chúng mày đấy!
Truyện mở ra với cảnh, đang đêm mật vụ tới bắt R. Ông đang chờ tụi nó. Thú vị nhất, là ông còn sai một đứa, đưa tao cái áo đại quân, lãnh tụ coi nào! Ông cũng có nghĩ đến chuyện bị tra tấn, làm sao không, và tự hỏi, không hiểu mình có quỵ không. Thế là khi tụi nó tống ông vô xà lim, ông bèn hút thuốc lá, và dí cái mẩu thuốc đỏ rực vào lòng bàn tay, đúng lúc đó, ngửng lên, nhìn thấy con mắt cú vọ của tên lính gác, qua lỗ hổng trên cửa phòng giam, hắn cười gằn, đóng sập lỗ hổng lại, và bỏ đi
Gấu đọc từ hồi mới lớn, và không làm sao quên nổi xen đó, và nhiều lần đi tù VC, đã tự hỏi chính mình, giả như mình bị tụi nó dí thuốc lá thì sao, thì sao....?
V/v Sartre. Không chỉ Sartre, mà tất cả đám tả phái ở Paris khi đó, hì hục, lui cui, dị mọ đi từng nhà sách, lượm hết Đêm giữa Ngọ đem đốt bỏ. Koestler có kể lại trong Kẻ lạ ở quảng trường.
V/v tra tấn. Milosz, trong cuốn sách ABC của ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã nhắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubashov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ. Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past: they each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].
*
Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
Liệu, có thể đọc, những Lạc Đường, theo cung cách này?
*
... he ultimately confesses to imaginary crimes against the state. [Ông ta sau cùng thú nhận những tội tưởng tượng chống lại nhà nước]

Sai. Đêm giữa Ngọ quả là một tác phẩm văn học bậc thầy, và phải từ đó, nó mới tiến thêm lên một mức nữa, trở thành một tác phẩm chính trị bậc thầy, như một bằng chứng hiển nhiên xác nhận câu phán của Brodsky, Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh, hay nói một cách khác: Chính trị mới là đỉnh cao của văn học. Gấu xin post lại hai đoạn căn bản liên quan.
*
Vả chăng, cuốn sách cũng rất bị "hiểu lầm", và có thể được đọc như là một bài diễn văn sơ đẳng về một triết lý mang tính chính trị, vì đã thoát thai từ những "người thực, việc thực", từ những vụ án phản động tại Moscow. Nhưng nó đã được viết với một sức mạnh bi tráng, với sự ấm áp của tư duy, của cảm nghĩ; với sự giản dị, đầy tính chiêu dụ mời gọi, và trở nên cuốn hút như một bản bi ca.
Rubashov là tổng hợp tất cả những người Bolshevik cựu trào bị trừ khử bởi Stalin. Cuốn truyện mở ra vào năm 1938, với sự bắt giữ Rubashov. Ông đang mong đợi chuyện đó. Ông chẳng phạm bất cứ một tội nào sau đó ông sẽ tự thú. Theo kiểu suy nghĩ "chuẩn mức", những chuẩn mức "xa xỉ, đỏm đáng", ông vô tội. Nhưng trong cái đầu có sạn, Rubashov hiểu rất rõ, ông có tội. Tại sao? Bởi vì ông vẫn là một trong những chuẩn mức làm nên con người "cách mạng", 40 năm trời cung cúc, tự nguyện hiến thân cho sự nghiệp vô sản, làm sao hoàn tất nó với tất cả mọi phương tiện, dù ghê tởm, tàn nhẫn tới đâu. Khi một con người "thép đã tôi" đến mức đó, mà lại để một chút nghi ngờ cỏn con len lén chui vào tâm tư, khi ông tự hỏi, phải chi mà cuộc cách mạng đỡ tốn kém đi một chút, những đau thương, những mạng người, khi đó, ông biết rằng ông hết còn ngây thơ vô tội. Chỉ một chút lòng trinh bạch là đủ để bị trừng phạt bằng cái chết. Thật tuyệt vời. Koestler theo sát nút những suy nghĩ của Rubashov, tới tận điểm của "mê cung", sự thừa nhận cuối cùng "tay chót nhúng chàm": "Tôi hết còn tin vào ‘khả năng vô địch, bách chiến bách thắng’, của riêng tôi. Vì vậy, tôi thua".
Tuy là một cuốn sách viết về nhà tù, nhưng không có sự đối xử "ác ôn, côn đồ" ở đây. Vấn đề là, một khi bị coi là có tội, theo "chuẩn mức" của nhà nước Xô-viết, tội nhân, hoặc chết trong im lặng, hoặc "được" quyền tự thú trước nhân dân.
Giải pháp nằm trong tay hai thẩm tra viên Ivanov và Gletkin. Cả hai đều muốn Rubashov bằng lòng tự thú công khai, vì thế giá cách mạng của ông rất cao, trừ khử ông không một lời giải thích sẽ gây một tổn thất lớn lao về đạo đức cách mạng đối với nhân dân. Ivanov, vốn là một cựu trào, tin rằng có thể "nắm" được diễn biến, tư tưởng của người đồng chí cũ.
Hai buổi hỏi cung đầu do Ivanov. Bằng một "logic" không thể chê, anh cho Rubashov thấy những vấn đề mà bản thân ông không ngờ được. Anh chứng tỏ, sự mất cảm tình, không trung thành của Rubashov bắt đầu, là khi ông trở về từ Đức, sau hai năm bị Nazi cầm tù. Ông đòi hỏi được đi công tác tại hải ngoại, mặc dù được trao một chức vụ quan trọng ở trong nước.
-Anh không cảm thấy thoải mái ở đây, chắc thế? Trong lúc anh vắng mặt, đã có một số thay đổi, và rõ ràng là anh không hài lòng?
Một khi Rubashov thừa nhận, ông không hài lòng, việc trừ khử những cựu trào, cái bẫy xiết chặt lấy ông. Bởi vì, theo suy nghĩ của Đảng và Nhà nước, một chống đối công khai luôn bắt nguồn từ một bất mãn, bất trung thành ngấm ngầm.
Ivanov chơi một trò chơi tuyệt hảo với Rubashov. Anh kêu gọi, nhắc nhở người đồng chí cũ về sự tuân thủ kỷ luật Đảng mà ngày nào ông đã từng một lòng một dạ. Anh cố làm cho ông tin rằng ông đã lầm lạc. Cuối cùng thành công. Nhưng Ivanov bị khiển trách và bị xử bắn sau đó, vì đã quá tình cảm với tội nhân.
Buổi hỏi cung cuối, khi Rubashov đã sẵn sàng thú tội, là do Gletkin, một kẻ "đã được cắt nhau ở rốn", nghĩa là không còn một chút dây mơ rễ mái với đám cựu trào. Đây là một màn tra tấn tinh vi, tạo cơn hấp hối kéo dài. Chủ đích là phải đem vào bản tự thú, những chi tiết đặc thù. Một thỏa thuận ngấm ngầm được đặt ra giữa đao phủ và tội nhân: một khi lời buộc tội được coi như là đúng, tự gốc rễ, cho dù gốc rễ này chỉ có tính trừu tượng, có vẻ hợp lý; khi đó Gletkin được quyền tha hồ vẽ ra những chi tiết còn thiếu.
Nhưng đây mới là mấu chót của câu chuyện, điều mà bao lần đọc Darkness at Noon, vì thành kiến, tôi đã không nhận ra, may nhờ H. Strauss mới thấy được: Trong khi bề ngoài, Gletkin thắng trận đấu sinh tử tay đôi (duel), một sự thay đổi lớn lao đã xẩy ra bên trong Rubashov. Ông lần hồi trở lại "làm người", một con người của suy tư, cảm nghĩ, của những cảm xúc mang tính chủ quan. Trong khi cái đầu của ông tỏ ra hài lòng với Gletkin, trái tim của ông thừa nhận, có lẽ con người không nên theo những hiệu quả logic của tư tưởng đến tận cùng. Có lẽ, lý lẽ không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.
Hiệu quả huyền ảo của cuốn truyện là một mỉa mai bi thảm: Rubashov tự thú công khai trước nhân dân, và sau đó bị xử bắn. Nhưng ông mới chính là kể thắng trận, trước đám người thống trị, nhục mạ ông.
Trầm luân vì niềm tin
Và đoạn về Brodsky:
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
*
Caroline Fraser, đọc Red Mandarin Dress trên Điểm Sách London, chỉ ra, mặc dù những tội ác ở trong những cuốn sách của Qiu đều có liên quan tới quá khứ, và cuốn đầu tay của ông, được coi là 1 trong năm cuốn số 1 tố cáo cái ác của chủ nghĩa CS, nhưng những nhân vật của ông có nhiều gần gũi với của một số tác giả viết trinh thám của Anh, như Adam Dalgliesh của F.D. James, ông này cũng là một thi sĩ, hay Inspector Wexford của Ruth Rendell, và yếu tố chính trị chỉ là thứ yếu so với yếu tố tâm lý, là sự tương phản giữa nạn nhân và kẻ gây ác.


Tribute to Harold Pinter


Tưởng nhớ TTT
Nguyễn Chí Kham

Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Cynicism is an unpleasant way of saying the truth.
Lillian Florence Hellman (20 June 1905 – 30 June 1984). American playwright.
[Xì níc là cách chẳng đặng đừng, để nói ra sự thực]

Sự thù hận của các đấng bạn quí của Gấu, nhìn ở một mức độ khác, có thể coi như, sự thù hận đối với bất cứ ai sống sót một tai họa.
Lần đầu tiên qua Cali, trong những bạn cũ gặp lại, có hai ông thực tình mừng, vì cái sự vẫn sống nhăn của Gấu. Đó là VL, và DTL.
DTL phán, vậy là mày tái sinh.
Còn VL, thì bèn gật gù: Nhờ H. mà thằng Trụ mới lại có ngày hôm nay!
Lần đầu tiên Đào Nương gặp Gấu Cái tại một bữa tiệc đám cưới của con một người bạn học của Gấu Cái, Đào Nương hỏi, sao bảnh thế, nghĩa là, sao chịu đựng giỏi như thế, Gấu Cái phán, thằng cha Gấu đó, có lần đã làm được một việc cho tôi, đúng lúc tôi rất cần, và, sau đó, nó có làm bất cứ điều gì làm cho tôi đau lòng, thì cũng kể như pha.
*
Trong cuốn Những đám đông và Quyền lực, Crowds and Power, nhà văn Nobel người Đức, Elias Canetti dành một chương cho Kẻ Sống Sót. Ông kể chuyện, một ông vua Ấn, tham vọng còn lớn lao hơn cả Nã Phá Luân và Alexander, vào năm 1337, phái một đạo binh trên 100 ngàn người vượt Hy mã lạp sơn chinh phục TQ. Chỉ có 10 người trở về, và nhà vua ra lệnh làm thịt tất cả.
Một ông nữa, chúa tể một cõi Hồi giáo ở Deccan, bỏ ra trọn đời để gây chiến với đế quốc hàng xóm Ấn độ. Lần đó, đế quốc hàng xóm tấn công một thành phố ven biên, và làm thịt tất cả, trừ một ông trốn thoát. Và bị làm thịt liền tức thì, với lý do, mày là cái quái gì mà sống sót, trong khi bao nhiêu con người dũng cảm kia, chết hết?
Nhưng tại làm sao, mà những đấng bạo chúa, và luôn cả, những đấng bạn quí của Gấu, lại không ưa những người may mắn sống sót?
Canetti đưa ra một lời giải thích, bằng cách kể câu chuyện, một đấng vua Ai Cập, một bữa giả trang làm thường dân đi vi hành và gặp một đám 10 người võ khí đến tận răng, họ nhận ra vua, và xin ông tiền. Vua OK, tụi mày chia làm hai phe, uýnh nhau, ai sống sót, là tao cho tiền. Chỉ có một thằng còn lại, và ông vua bèn ném cho tay này một đống tiền, cùng lúc xả thịt anh ta, và coi cái vụ làm thịt này cũng nằm trong tiến trình, process, của sự sống sót!
*
Cái chuyện Gấu biếu một ông bạn quí ba ngàn đồng để ông ta đặt cọc mua nhà ở Làng Báo Chí Thủ Đức, là chuyện có thực, vào cái lúc Gấu lên voi, và, khi xuống chó, khổ quá, chẳng hề nhớ tới. Hoàn toàn quên hẳn. Chỉ đến khi nghe ông ta lèm bèm về cái chuyện cho Gấu một cái áo cụt tay, cũ, ông đang mặc, và cho mượn cuốn Những Linh Hồn Chết, để đọc, 'cuốn này mày phải trả tao', và sau đó, đi rêu rao, đã dặn nó trả lại, mà nó cũng nỡ đem bán, nghe một lần thì cũng được, chỉ đến khi ông lập đi lập lại mấy lần, Gấu đau quá, bèn nhớ ra cái vụ ba ngàn đồng biếu ông ta.
Thảm thế đấy.
Chỉ đến khi đọc Sebald, thấy ông trích một câu của Léon Bloy, Gấu mới ngộ ra:
L'homme a des endroits de son pauvre coeur qui n'existent pas encore et où la douleur entre afin qu'ils soient.
Trái tim đáng thương của con người có những vùng chưa hề có, cho đến khi đau thương tiến vào. Và tạo ra chúng.
*
Đầu năm khai bút! NQT
*
Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời dùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân…

Cái thư này, Gấu nhận được trong lúc đang giang hồ vặt, thăm mấy đấng bạn hữu cùng học thời trung học ở Tiểu Sài Gòn.
Đọc thấm nhất là cái khúc “giữ mối liên lạc bằng hữu”.
Ui chao cả đời Gấu mê bạn, chỉ đến chót đời, mới nhớ ra, và mới nhín ra được một chút thời gian cho người bạn đời của Gấu, có còn hơn không!
Gấu hình như đã có lần kể câu chuyện hồi học Hà Nội, có thằng bạn thân di cư vô Nam. Gấu đâu có tính đi, nhưng sau đó, đành phải đi, và suốt cuộc hành trình dài suốt chiều dài đất nước đó, chỉ nghĩ đến cảnh gặp lại đấng bạn thân, chắc là sướng lắm!
Gặp, trên đường phố Sài Gòn, anh bạn "Hi" một tiếng rồi dọt mất tiêu, để Gấu tiu nghỉu giữa đường phố.
Nhưng, nói gì thì nói, vẫn mê bạn, nhưng hết mê bạn quí!
*
Subject: Re: Text
Date: Wed, 7 Sep 1994 18:21:55 -0700
From:
To:

Anh Quoc Tru o+i
Kho^ng overload dda^u. Nhie^`u ngu+o+`i ddang theo do~i co^ Jennifer Tran la('m.
Ba`i anh vie^'t ddo.c hay kinh khu?ng.
Tha^n a'i,
----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Saturday, September 09, 2000 6:30 AM
Subject: Text
> Ban PTH: Neu thay overloaded, xin cho biet, de ngung! Tks, nqt
>
Note: Như vậy là Jennifer Tran viết cho Viet Bao online vào năm 2000. Cái mail trả lời, 1994, không đúng. Tháng 11/1994, Gấu mới được đi tái định cư tại Đệ Tam quốc gia.
*

Người đọc bình thường

Có một câu của Dr. Johnson, trong Đời của Gray, câu này chắc là phải viết lên tường tất cả những căn phòng, gọi là những thư viện thì có vẻ hơi lớn lối, tuy nhiên, chứa đầy sách, nơi việc đọc là của những tư nhân, private people.
“….Tôi thật mến, người đọc bình thường này; bởi vì, gọi độc giả bình thường, những ai không bị hư thối bởi thiên kiến văn chương, và, sau bao lọc lõi, và nghiệt ngã, của việc học, biết rằng, đây chỉ là để vinh danh cho một cõi thơ.”
Cõi thơ đó định nghĩa phẩm chất của họ, vinh danh những mục tiêu của họ, đó là cái phần thưởng mà họ có được, sau khi bỏ phí thời giờ ngấu nghiến đọc, và ngộ ra rằng, mình chẳng để lại một thứ gì ở trên cõi đời này, nếu có chăng, thì  chỉ một cái gật đầu của những bậc tao nhân mặc khách, như một nhà thơ Việt đã từng tự hào về cả một sự nghiệp thơ của ông:
Ta còn để lại gì không,
Kìa non đá lở, kìa sông cát bồi.
VHC
Độc giả bình thường, như Dr Johnson hàm ý, khác hẳn nhà phê bình, và nhà khoa bảng. Anh ta học hành chẳng ra gì, và thiên nhiên keo kiệt kia cũng chẳng ban cho anh ta một chút tài năng thiên bẩm nào.
Anh ta đọc, chỉ để thích thú riêng cho mình, vì mình, không hề có ý định kiếm tí ti tri thức, hiểu biết, hoặc khốn nạn hơn, để sửa chữa những quan điểm của những người khác. Trên hết, anh ta được dẫn dắt bởi một bản năng: hãy sáng tạo chỉ cho mình - từ bất cứ thăng trầm, bất cứ nọ kia, bất cứ gập ghềnh của đường đời mà anh ta đã trải – một cái gì đó, mù mờ một khối, một cục, một đống, như chân dung một con người, như phác họa một thời đại, như một lý thuyết về nghệ thuật viết….
 Khi đọc, anh ta không hề ngưng ôm ấp, nâng niu, gầy dựng căn nhà ọp ẹp, xiêu vẹo, tức là cái vốn liếng mà sự đọc đã đem lại cho anh ta, chính cái đó sẽ đem lại cho anh ta sự hài lòng, tuy phù du, tuy tạm bợ, rằng cái ta có đây cũng đâu có thua gì một căn nhà vững vàng, một món đồ thực sự, và như thế, nó  đem đến cho anh ta sự yêu mến, tiếng cười và lời biện luận, hay quan điểm này nọ.  Vội vã, không chính xác, và phiến diện, lúc này túm vội lấy bài thơ này, lúc nọ, một mẩu văn bia đồ cổ, chẳng thèm để ý, kiếm chúng ra từ đâu, chẳng cần biết bản chất chúng là như thế nào, một khi mà chúng thật hợp ý mình, ôm lấy mình, những cái dở, yếu, non, kém, vụng, như là một nhà phê bình của anh ta cứ thế mà phô ra… Nhưng, cứ như Ngài Dr. Johnson nói đó, nếu anh ta có một tiếng nói nào đó, ở trong cái sự đóng góp sau cùng vào những vinh danh của thơ ca, nếu vậy thì, có lẽ, cũng có tí giá trị, khi viết ra một tí  ý nghĩ, và quan điểm - thì cũng vẫn chỉ là những vô nghĩa, những chẳng có chút giá trị, như tự thân chúng vốn là như vậy – tuy nhiên, cũng là một đóng góp cho thành quả, vậy.
NQT
[mô phỏng bài viết của Virginia Woolf: The Common Reader]
*
Note:  Mới kiếm ra, trong lúc lục lọi hồ sơ cũ, trước khi đi.
Gửi K, và bạn của K. Thay cho bài viết nhức đầu quá. NQT (1)
(1) Đọc để làm cái quái gì? Borges có câu trả lời thú vị, nhân đọc Kafka:
The Vulture
Cái nhà của Gấu bây giờ như thùng rác. Cứ mải viết, rồi post, không rành kỹ thuật, không biết làm sao sắp xếp, không có 'search device'. Thua!
Lại nhớ câu văn khủng khiếp của Kafka, trong Y sĩ Đồng Quê:
Mi chẳng biết trong nhà của mi có gì. (1)
NQT
(1)

Cô gái Rose hình như đã nói ra những điều kiện thực sự của tờ khế ước, của Kafka: "Bạn chẳng thể nào biết điều bạn đang tìm, trong chính căn nhà của mình".
Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng..." Nguồn
Nhờ Oz mà Gấu đọc ra được Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.
Đọc Devant La Loi, của Kafka, thì đọc ra Người đàn bà ngoại tình của Camus. Đọc ra câu thơ của TTT:
Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới
Đọc câu thơ TTT, thì đọc ra quãng đời chưa sống: Những ngày lưu vong.
Theo đà đó, bạn đọc ra truyện thần tiên dành cho con nít.
*
“Thật tiện lợi, khi hồi nhớ làm việc được cả hai chiều”.
“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.
“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.
“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?” Alice dò hỏi.

"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói.
Through the Looking Glass
Hi, Thiên Thai


Franz Kafka, The Vulture

Nhiều người biết chuyện, khi biết mình sắp sửa từ giã cõi đời, Virgil đã yêu cầu bạn bè, hãy biến Aeneid thành tro than. Đây là một bản thảo chưa hoàn tất mà ông đã dành cho nó mười một năm trời, nói là cực nhọc với nó thì cũng đúng thôi, nhưng đây là một thứ cần lao, nếu không vinh quang thì cũng thật là phong nhã, và tế nhị [eleven years of noble and delicate labor]. Thì cũng một thứ vượt cạn mà thôi, cả một nửa nhân loại tự hào về nó, thì tại làm sao mà dám nói... ngược lại, rằng không... vinh quang?
Cũng theo cùng một cung cách như vậy, Shakespeare chẳng bao giờ “băn khoăn” về chuyện thâu gom những kịch kiệc của ông vào thành một cuốn.
Kafka nhờ cậy bạn là Max Brod hãy phó thác những tác phẩm của mình cho bà hoả, bởi vì ông chắc chắn một điều, rằng, những cuốn tiểu thuyết, những truyện ngắn như thế tất sẽ đưa ông lên đài danh vọng, sau khi ông đã mất. Sống đã chẳng màng, thì tại sao chết rồi, mà còn... ham?
Sự giống giống của những mẩu đoạn, thời kỳ trên đây, nếu tôi không lầm, là do có cái gì mờ mờ ảo ảo như người đi đêm ở trong đó. Bạn bè với nhau, làm sao mà Virgil không biết, chớ có tin tụi nó, nghĩa là ông có thể tin cậy vào cái chuyện không tin cậy bạn bè, rằng tụi nó sẽ chẳng làm theo yêu cầu của mình đâu, y chang Kafka và bạn của ông là Max Brod. Trường hợp Shakespeare hoàn toàn khác hẳn. De Quincey khẳng định, trong trường hợp Shakespeare, là do, khán giả bỏ tiền ra mua vé đi xem kịch, xem trình diễn, chứ đâu phải mua sách để đọc, thành thử cái trò múa may quay cuồng trên sàn diễn mới quan trọng đối với Shakespeare. Nói gì thì nói, một khi bạn toàn tâm toàn ý, mớ sách mớ chữ mang nặng đẻ đau này, chúng mày hãy biến mất cho được việc, bạn sẽ chẳng giao cho ai, làm cái việc, giống như người Việt mình nói, mua pháo mượn người đốt. Kafka và Virgil thực sự không tìm người đốt pháo giùm, mà chỉ muốn rũ khỏi cái trách nhiệm mà một cuốn sách đè lên họ. Theo nghĩa này, người Trung Hoa đã từng nói, bút sa gà chết, hay, thầy thuốc hại một người, thầy dùi hại triệu người, và cũng một ông Trung Hoa, vì sợ như vậy, nên đã thẳng thừng tuyên bố, nếu mất một cái lông chưn mà thiên hạ thái bường, tớ cũng không chịu mất!
Đâu có phải thằng chả ích kỷ! Khi còn trẻ tuổi, hăng máu, Heidegger đã từng viết sách triết, đã từng phò Nazi, tới khi về già, mới vỗ bụng than: Suy tư lớn, lầm lớn. Suy tư nhỏ, lầm nhỏ:
He who thinks greatly must err greatly (1)
(1): The Thinker as Poet (trong Poetry, Language, Thought, bản tiếng Anh của Albert Hofstadter, nhà xb Harper & Row).
Tiếng Tây, erreur [lẫm lỗi], cùng âm với errer [lang thang]. Câu thơ của Heidegger, nghe cứ như: Kẻ nào suy tư nhiều lang thang nhiều. Như vậy, ở nhà là khỏi suy tư, khỏi lang thang!
Trường hợp Virgil, theo tôi [Borges], ông nhờ bạn đốt sách của mình, là do thẩm mỹ: ông muốn sửa lại giọng văn, hay câu chữ. Đây là quan điểm của nhà phê bình Pháp, Roland Barthes, theo đó, bởi vì bút sa gà chết, và bởi vì bút đã sa, gà đã chết, cho nên chỉ còn có mỗi một cách để làm sự tình đỡ bi thảm đi chút nào hay chút đó, là: viết tiếp! Theo nghĩa đó, ông cho rằng, viết có nghĩa là viết thêm (add), vào những gì đã lỡ viết ra rồi.
Cũng có thể, Virgil biết chuyện một nhà thơ Trung Hoa, suốt năm, cứ ranh rảnh được chút thì giờ nào không phải lo chuyện cơm áo, là “bèn” cúng cho thơ, tới đêm 30 Tết, “bèn” uống rượu cùng với bà Táo và hai ông Táo, và nướng hết thơ cho bà Hoả! Vừa khóc, vừa uống rượu, vừa nướng thơ, theo như giai thoại kể lại.
Hay câu chuyện về một nhà văn tỉnh lẻ Nga [Gogol] bán heo, bán gà, gom hết tiền bạc đem, cùng với tác phẩm, và mình, lên tỉnh, in, và sau đó, đi thâu gom những cuốn sách đã in ra đó, mang cúng cho thần hỏa.
Trường hợp Kafka phức tạp hơn. Người ta có thể coi tác phẩm của ông là một ngụ ngôn, hay một chuỗi những ngụ ngôn - tức là những ngón tay chỉ mặt trăng - tức là đề tài -  tức liên hệ đạo đức giữa cá nhân với Thượng Đế, và cái vũ trụ “cà chớn”, tức không làm sao hiểu nổi, của Người. Mặc dù tính chất thời sự [hay nói theo Camus, suy nghĩ xem cuộc đời đáng sống hay là không – đời mà chưa đáng, thì sách làm sao đáng – là trả lời câu hỏi chẳng chút cà chớn của triết học], nhưng Kafka gần gụi với “Sách của Job” hơn là cái mà người ta gọi là “văn chương hiện đại”. Tác phẩm của ông dựa trên một ý thức tông giáo, đặc biệt tông giáo Do Thái. Kafka coi tác phẩm của ông là một hành động của niềm tin, và ông không muốn tác phẩm của mình khiến cho nhân loại trở nên chán đời, [Borges viết: ông không muốn nhân loại, do đọc những gì ông viết ra, mà trở nên nản lòng], chính vì vậy mà ông yêu cầu bạn đốt.
Nhưng chúng ta có thể nghi ngờ, có thể còn có những động cơ khác. Kafka chỉ có thể mơ những ác mơ, ác mộng; mơ hoài còn hoài, bởi vì mơ tới đâu, thực tại cung ứng tới đó. Cùng lúc đó, ông thực hiện ở trong tất cả những cuốn sách của ông, những hậu quả, tạm gọi là, của “việc hôm nay hãy để ngày mai”, [procrastination: trần trừ, trì hoãn, nước đến chân chưa chịu... tẩu...]. Không nghi ngờ chi: cả hai, buồn bã và trần trừ, đã vắt kiệt ông.
Có thể, ông cũng muốn viết ra một vài trang cuối có tí vui vui ở trong đó, nhưng, cà cuống chết đến đít vẫn còn cay: danh dự, phẩm giá của ông, không cho phép ông bịa đặt ra những trang cà chớn như vậy.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên lần đầu đọc Kafka, trong một ấn bản hiện đại có tính nghề nghiệp, năm 1917. Những người biên tập - chẳng thể nói họ thiếu tài năng, dân nhà nghề mà, và bởi vì là dân nhà nghề, nên đã hiện đại, hậu hiện đại, tân hậu hiện đại hóa... tác phẩm của Kafka bằng cách - dâng tặng nó cho “cái gọi là” sự bãi bỏ chấm câu, chữ viết hoa, nhịp điệu câu văn; vô tư tái tạo ẩn dụ, lạm dụng từ kép, ấy là chưa kể những chức năng khác mà họ tự khoác cho họ, với một thiện ý làm sao cho tác phẩm của Kafka thích hợp với tuổi trẻ thời của họ, và có lẽ, của mọi thời. Trong cái mớ [tu từ] loảng xoảng đó, một lời xin lỗi được ký bởi một tay Franz Kafka nào đó, nếu có, thì thật là quá vô nghĩa, nếu không nói, tầm phào, nhạt nhẽo, so với sự ngoan ngoãn dễ bảo của anh chàng độc giả trẻ tuổi là tôi ngày nào. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi dám làm cái chuyện, là thú tội, đối với sự ngu si, vô cảm không thể tha thứ được về mặt văn học, của mình: Tôi đã nhìn thấy một mặc khải văn chương, vậy mà không nhận ra.
Mọi người đều biết, Kafka luôn cảm thấy mình là một đứa con tội lỗi, đối với ông già của mình. Theo cái kiểu của dân Do Thái đối với Thượng Đế. Cái tông giáo Do Thái của ông - nó làm ông tách biệt ra khỏi phần nhân loại còn lại – đã tác động tới ông theo một đường hướng thật là đa đoan rắc rối. Ý thức về một cái chết đang thập thò ở ngoài cửa, đang rình rập ngay bên giường, cộng thêm căn bệnh lao lúc nào cũng đẩy ông lên đỉnh cao chót vót của “sự nóng bỏng của một nỗi chết lạnh lẽo không rời”.... càng làm nhọn hoắt những mũi nhọn kể trên. Những nhận xét này, nói cho cùng, cũng chỉ là để thêm mắm thêm muối cho câu chuyện về một thiên tài Franz Kafka. Thực tại bảnh hơn thế nhiều, như Whistler nói: “Nghệ Thuật Xẩy Ra Như Thế Đó” [Art Happens].
Hai tư tưởng – đúng hơn, hai ám ảnh – đã “cai trị” [rule] thế giới - hay là tác phẩm - của Kafka: tùy thuộc và vô cùng. Trong hầu như tất cả những giả tưởng của ông, có những đẳng cấp, những tôn ti trật tự [hierarchies] và chúng thì vô cùng. Karl Rossmann, nhân vật trong tiểu thuyết đầu tiên của ông, là một đứa con trai Đức tìm con đường của nó, xuyên qua một đại lục không thể nào xuyên qua được; vào lúc chót, nó được chấp nhận vô nhà hát The Great Nature Theater of Oklahoma; cái nhà hát vô cùng tận [infinite theater] này thì cũng đông đúc chẳng thua gì thế giới, và là tiền thân [prefigure] của Thiên Đàng. [Một chi tiết rất ư là riêng tư: ngay cả ở trong hình ảnh một thiên đàng như thế đó, con người cũng chẳng thể trở nên hạnh phúc, và đâu có dễ, được chấp nhận vào thiên đàng: còn khối những trì hoãn, những “trở ngại”, ở dọc đường. Làng kế bên, nhưng đâu dễ gì, đến.
Nhân vật của cuốn tiểu thuyết thứ nhì của ông, Joseph K. bị “em” cho ăn “trái cuội” [“mặc khải” từ chữ “trái sầu” của Huy Cận], theo kiểu “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”, “em” ở đây, là “vụ án”. Một vụ án mà chẳng bao giờ Joseph K. được nói cho biết, bị can, tức là anh, phạm tội gì. Cũng chẳng bao giờ anh có được cái hân hạnh giáp mặt “người yêu”, tức cái pháp đình vô hình kết án anh, và, không án iếc gì hết, đẩy anh tới máy chém. K, nhân vật của cuốn tiểu thuyết thứ ba, và cũng là cuốn cuối, là một trác địa viên [a surveyor], bị gọi tới một tòa lâu đài, mà chẳng bao giờ anh ta [được] vào, và anh ta chết không được nhìn nhận [recognized] bởi những nhà chức trách cai trị [tòa lâu đài]. Cái mô típ về một sự trì hoãn cho tới vô cùng như vậy đó, cũng  là những luật lệ cai trị những câu chuyện ngắn của Kafka. Một trong những câu chuyện như thế, là về một thông điệp viên của hoàng gia chẳng bao giờ có thể tới, do cả lố người làm chậm trễ hành trình [trajectoire: đường biểu diễn, đường bay...] của thông điệp, của anh ta. Trong một chuyện khác, là một người, chết, không tới thăm được làng kế bên; một chuyện khác, hai người láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, vậy mà chẳng bao giờ có thể gặp nhau. Một trong những câu chuyện đáng ghi nhớ nhất, trong số những chuyện đó, là “Vạn Lý Trường Thành Trung Hoa” [The Great Wall of China, 1919], sự vô cùng ở trong đó có nhiều tầng, nhiều mặt: Để ngăn chặn sự tiến triển của những đoàn quân ở xa ơi là xa, một vị hoàng đế từ đời nảo đời nào về nơi chốn và thời gian, ra lệnh, rằng, những thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, những con dân của ông, hãy miệt mải miệt mài, nghĩa là chẳng bao ngưng, cái việc xây cất một bức tường chẳng biết đâu là đầu đâu là cuối, chung quan cái đế quốc vô cùng tận của vị hoàng đế.
Một trong những “đức hạnh” - hiển nhiên, đừng bao giờ tra hỏi, hoặc nghi ngờ - của Kafka, là, sự phát minh, sáng chế (invention), hay bịa đặt ra thì cũng rứa, những tình huống không thể nào chịu nổi (intolerable situations). Chỉ cần vài hàng là đủ để minh chứng cái điều rõ như ban ngày đó. Thí dụ: “Con vật tóm lấy cây roi của chủ, và quất chủ để trở thành chủ, và không nhận ra là, ích chi đâu, chỉ là huyễn ảo, do cái nút thắt mới [có], ở trên cây roi, gây ra.” Hay là: “Những con báo xâm nhập những ngôi đền và uống rượu vang trong những chiếc ly thánh; chuyện này xẩy ra bất thình lình, và sau cùng, đây là tiên tri, nghĩa là sẽ phải xẩy ra như thế, và sẽ được đưa vào nghi thức tế lễ.”
Gọi quỉ, quỉ tới liền: Tính viện dẫn, gọi lên, cầu khấn (invocation) ở Kafka thì thật là đáng nể, so với tính chi ly về từng chi tiết (elaboration). Chỉ có một con người trơ ra (a single man) ở trong tác phẩm của ông: the homo domesticus. Con người này, rất ư Đức và cũng rất ư Do Thái, thèm muốn một nơi chốn, một ao nhà, bất kể “dù trong dù đục” như thế nào, một Trật Tự nào đó - ở trong vũ trụ, trong một bộ, trong nhà thương điên, hay trong nhà tù. Cái gọi là cốt truyện (plot), và không khí truyện (atmosphere) là thiết yếu, chứ không phải sự phát triển, nảy nở mãi ra của một ngụ ngôn, hay của chiều sâu tâm lý. Đây là thế mạnh của những câu chuyện ngắn của Kafka so với tiểu thuyết của ông; và một toàn tập những truyện ngắn của ông càng dễ cho chúng ta nhìn ra tầm vóc đồ sộ của một nhà văn khác thường như thế đó: Franz Kafka.
[Mô phỏng  bài viết cùng tên của J. L. Borges. Vulture: Chim kên kên. Tên một truyện ngắn của Kafka. Bài viết của Bogres, viết năm 1979, in trong Selected Non-Fictions, nhà xb Penguin. Trong Cuốn Sách của những Bài Tựa, cũng của Borges, có một bài viết về Kafka, Hoá Thân. Bài này gần như tương tự bài Kafka, Kên Kên trên. Về cuốn Aeneid, tiểu chú của Borges ghi: Vào lúc sắp mất, Virgile yêu cầu bạn bè huỷ bỏ bản thảo chưa hoàn tất, là cuốn Enéide. Bản thảo này, một cách thật là bí ẩn, đã chấm dứt bằng những từ: Fugit indignata sub umbras. Bạn bè không làm theo, y như Max Brod sau này, với Kafka. Cả hai trường hợp, bạn bè đã hoàn tất cái ước muốn thầm kín của tác giả. Bởi vì nếu muốn đốt bỏ, họ sẽ tự mình làm, và họ muốn tránh trách nhiệm nên mới làm vậy. Vả chăng, Kafka chỉ muốn viết một tác phẩm hạnh phúc và thanh thản (sereine), không phải một mẩu ác mộng mà sự chân thành của ông đã đọc cho ông nghe.]
Jennifer Tran
THE VULTURE
A vulture was hacking at my feet. It had already torn my boots and stockings to shreds, now it was hacking at the feet themselves. Again and again it struck at them, then circled several times restlessly round me, then returned to continue its work. A gentleman passed by, looked on for a while, then asked me why I suffered the vulture. "I'm helpless," I said. "When it came and began to attack me, I of course tried to drive it away, even to strangle it, but these animals are very strong, it was about to spring at my face, but I preferred to sacrifice my feet. Now they are almost torn to bits." "Fancy letting yourself be tortured like this!" said the gentleman. "One shot and that's the end of the vulture." "Really?" I said. "With pleasure," said the gentleman, "I've only got to go home and get my gun. Could you wait another half hour?" "I'm not sure about that," said I, and stood for a moment rigid with pain. Then I said: "Do try it in any case, please." "Very well," said the gentleman, "I'll be as quick as I can." During this conversation the vulture had been calmly listening, letting its eye rove between me and the gentleman. Now I realized that it had understood everything; it took wing, leaned far back to gain impetus, and then, like a javelin thrower, thrust its beak through my mouth, deep into me. Falling back, I was relieved to feel him drowning irretrievably in my blood, which was filling every depth, flooding every shore.
Kafka
*
Chỉ có một con người trơ ra (a single man) ở trong tác phẩm của ông: the homo domesticus
Tuyệt!
Cũng ý đó, Benjamin phán, Kafka [Samsa], mơ thành bọ ở trong nhà của mình.
Còn Alain thì phán:
Nơi chốn treo lủng lẳng ở cổ con người, như một sự trừng phạt.
*
Quán, Mái Nhà Xưa. Sài-gòn, Sài-gòn...
Le domicile est suspendu au cou de l'homme
Comme une punition
Alain
*
Vả chăng, Kafka chỉ muốn viết một tác phẩm hạnh phúc và thanh thản (sereine), không phải một mẩu ác mộng mà sự chân thành của ông đã đọc cho ông nghe.
Tuyệt! NQT


Cúi xuống là đất
Nguyễn Ngọc Tư

Sông Đông Êm Đềm
Trong cuốn Những Người Vô Hình, Les Invisibles, bản dịch tiếng Pháp, Solz dành một chương viết về cái vụ đạo văn của ông Trùm văn nghệ của Đảng. Sau khi Gorki ngỏm, Cholokhov được thăng chức nhà văn số 1 của Liên Xô. Không phải chỉ là uỷ viên Trung Ương, mà còn là tiếng nói nhập thân sống động của nó, và khi ông cất lời tại Đại Hội Đảng, và tại Xô Viết tối cao, thì đó là tiếng nói của Nhân dân, và của Đảng.
Solz cho biết, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nghe những lời xầm xì, nhưng đến mùa hè năm 1965, qua một người quen cho ông biết, nhà văn Pétrov-Biriouk đã kể chuyện đạo văn này tại câu lạc bộ văn hóa [restaurant de la Maison des Lettres]. Vào khoảng năm 1932, lúc đó ông ta là chủ tịch hội nhà văn vùng Azov-mer Noire, một người trình diện ông, và tuyên bố, ông ta có trong tay, chứng cớ, Cholokhov không phải là người viết Sông Đông Êm Đềm. Pétrov-Biriouk nói, làm gì có chứng cớ quái quỉ như vậy? Và người đó bèn để lên bàn bản thảo, [le brouillons, bản nháp] cuốn Sông Đông, trong khi Cholokhov luôn luôn ca cẩm ông làm mất bản thảo.
Nó ở trước mắt tôi, viết bằng một thứ chữ viết tay khác hẳn chữ của nhà văn nhớn Nobel văn học của chế độ Đỏ.
Petrov-Biriouk, đặt ra ngoài những tình cảm cá nhân của mình với ông nhà văn số 1 của Đảng (ông nghi, vào thời gian đó, Cholokhov rất sợ nếu có người khui ra chuyện này], bèn gọi điện thoại cho cơ quan lo tuyên truyền của Đảng vùng. "Cái tay đó đâu, đưa lên gặp chúng tôi, cùng với bản thảo."
Và anh chàng đó biến mất, cùng với bản thảo!
Ông chủ tịch nhà văn miệt vườn giấu kín câu chuyện trên, và chỉ đến khi gần chết mới dám khui ra, nhân một lần nhậu say, vậy mà cũng phải nhìn quanh quẩn coi có thằng nào nghe lén không.
Solz cho biết, cũng vào năm 1965, tại thành phố quê hương của ông, vùng Rostov-sur-le-Don, Molojavenko có viết một bài về vụ F.D. Krioukov [không biết có phải cái ông Biriouk trên?]
[Số phận run rủi, sau đó, Solz có dịp được đọc tập bản thảo nói trên, qua một trong những ‘người vô hình'. Đọc, ông thực sự tin là thứ thiệt, và Cholokhov chắc chắn đạo văn. Khi tố cáo vụ này, ông cũng nghĩ như... DTH, để trả thù cho cái ông tác giả thực sự của cuốn Sông Đông]
*
Đúng là Hoàng Ngọc Hiến có quý nhân phù trợ thật.
Hồi Hiến sang Mỹ, có một bọn Việt kiều chống cộng quá khích định hành hung anh. May sao lại có một thượng nghị sĩ Mỹ phái một vệ sĩ của ông ta tới bảo vệ - Mới đây Hiến kể với tôi như vậy.
Nguồn: Hồi ký NDM
No còm!


Salman Rushdie
Những đứa con giờ Tý