Diary
|
Rushdie 'not good enough' for
Booker shortlist
Salman
Rushdie's The
Enchantress of Florence was simply not a good enough book to make it
past the
longlist stage of this year's Booker prize, according to the chair of
judges,
Michael Portillo. To add insult to the double Booker of Booker winner's
injured
pride, Portillo added that the judges didn't even spend that much time
discussing it.
"I
can say that the
discussions we had about Salman Rushdie, as with all the other books,
was a
discussion about the book and not about the author. It was about the
merits of
the book," he told guardian.co.uk after the press conference at which
the
shortlist was announced.
Cuốn mới nhất của Rushdie "chưa đủ ngoạn mục" để lọt vô danh sánh chót
Booker.
Cuốn này, tờ Người Kinh Tế chê thậm tệ. (1). Đâu cứ Rushdie là ỉa
ra
cái gì cũng 'thâm thuý' đâu!
The Man Booker Prize
2008
shortlisted novels are:
Aravind
Adiga The White
Tiger (Atlantic)
Sebastian Barry The Secret
Scripture (Faber and Faber)
Amitav Ghosh
Sea of
Poppies (John Murray)
Linda Grant The Clothes on Their
Backs (Virago)
Philip Hensher The Northern
Clemency (Fourth Estate)
Steve
Toltz A Fraction of the
Whole (Hamish Hamilton)
*
(1) New fiction
Still lost in the wilderness
The
Enchantress of Florence.
By Salman
Rushdie. Jonathan
Cape;
368 pages; £18.99. To be published in America
by
Random House in June.
ONCE tarred with the brush of
greatness, how many novelists really manage to produce great work
without some
sort of re-invention? Philip Roth published “Portnoy’s Complaint’ in
1969, then
spent the next years turning out thin Americana
like “Our Gang” and “The Great American Novel”. Not until “The
Counterlife’ in
1986, did he find his more mature voice. After the frenetic generous
genius of
“Humboldt’s Gift” in 1975, Saul Bellow wandered for years until
“Ravelstein”
emerged in 2000.
“The Enchantress of Florence”
shows, alas, that Salman Rushdie remains in the wandering period that
began 13
years ago after the vital, kinetic brilliance of “The Moor’s Last
Sigh”. At the
novels centre is a blond European who calls himself Mogor dell’Amore
(“Mughal
of love”) and presents himself at the Mughal court in India as a
long-lost
relation to Emperor Akbar—the offspring of Akbar’s grandfather’s sister
and a Florentine
mercenary who happened to be a boyhood friend of “il Machis”: Niccolo
Machiavelli.
Promising as this premise
seems, the book contains far too many phrases like this: “Akbar the
Great, the
great great one, great in his greatness, doubly great, so great that
the
repetition in his title was not only appropriate but necessary in order
to
express the gloriousness of his glory” which accounts for about the
first fifth
of a sentence. The source bibliography comprises six pages at the back
of the
book and it shows: Mr. Rushdie does not wear his research lightly.
Paragraph by
paragraph, this is a carefully wrought and often exquisite book, but
the
overall effect is as rich and stultifying as month-long diet of foie
gras.
Of
course, like Bellow and
Mr. Roth, Mr. Rushdie’s mediocre writing exceeds most novelists’ best.
But Mr.
Rushdie ought to bear in mind that a novelist is at heart a
storyteller, not a
serial creator of self-delighting sentences.
The Economist, March
29th-April 4th 2008 [Tin Văn sẽ có bản tiếng Việt
sau]
*
Tuyệt. Chỉ cần vài hàng, là
đủ đưa đám nhà văn nhớn Rushdie: Vẫn lang thang thất lạc miền hoang dã,
ròng rã
13 năm, kể từ tuyệt tác “The Moor’s Last Sigh”. Of
course, like Bellow and
Mr. Roth, Mr. Rushdie’s mediocre writing exceeds most novelists’ best.
But Mr.
Rushdie ought to bear in mind that a novelist is at heart a
storyteller, not a
serial creator of self-delighting sentences: Lẽ dĩ nhiên, ngay bậc thầy
thì rác cũng đầy ra. Nhưng ngài Rushdie nên tâm niệm điều này, ở ngay
tâm của một người kể chuyện, là một tiểu thuyết gia, chứ không phải, cứ
tạo ra những câu văn hay là thành bậc thầy đâu!
Nhật
Ký Tin Văn
Những bài thơ mới
của Cao Thoại Châu
Uống cạn hoàng hôn
Trong niềm vui có lẫn chút sương mù
Đêm qua Bắc Vàm Cống
Buồn Đại Lục
Thời Chúa Sẩy Thai (1)
“Đặt tên cho cuốn
sách, còn hơn cả tên khai sinh cho
con mình,
cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”,
hoặc “Con
đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt
mất rồi…”
Cái tên hay nhất
cho nó
là: Chúa Sẩy Thai. Hoặc Anus Mundi.
Chúa Sẩy Thai: Đây là một từ
do Gấu này phịa ra, để dịch cụm từ "the Passion of an abortive
Christ figure", và đây là nguồn:
Weinberg khai triển biểu
tượng tôn giáo ngầm chứa trong câu chuyện, (Hoá Thân, của Kafka) đã
coi đây
là một chuyển hoá tiêu cực, a negative transfiguration, một nghịch đảo
hiện tượng
Chuá nhập thân làm người phàm, một Khổ nạn Giê-xu Sẩy thai [the Passion
of an abortive Christ
figure]
[Hoá Thân của Kafka, bản tiếng Anh, Bantam Books; phần phụ lục,
Explanatory
Notes To The Text]. Tính từ "abortive" ở đây có thể hiểu như là [một dự
án] không thành công, bị sa sẩy, không thực hiện được, [một kế hoạch]
bị bể từ trong trứng nước. NQT
*
Từ "Chúa Sẩy Thai" nghe rất chướng,
nhưng biết làm sao được, không lẽ phải dùng cả một cụm từ như sau đây:
Hóa
Thân kể câu
chuyện Chúa
Giáng Sinh lần thứ nhì, làm người, để cứu nhân loại, nhưng cuộc sinh nở
không
xuông xẻ và thay vì làm người thì thành một con bọ, và gia đình sau
cùng phải
giết bỏ.
Áp
dụng vào Mít:
Nước Mít đúng ra là sau 30 Tháng
Tư có được Đức Phật nhập thế, Chúa Giáng Sinh, cứu giúp dân Mít, xây
cái nhà Mít
to lớn bằng 100 lần trước, đưa dân Mít lên đến đại đồng, nhưng thay vì
vậy, chỉ
có con bọ VC, và sau cùng dân Mít đành phải giết bỏ. NQT
*
Nhưng tại sao tham luận của
ông không là nghiên cứu trí thức Việt Nam mà lại là trí thức
Trung Quốc?
Đây
cũng là một trường hợp áo
gấm về làng đây!
Đúng là có tài phỏng vấn,
ngửi ra ngay ‘nhược điểm” của đối phương, để mà chọc lưỡi dao vô!
Câu trên, chẳng tuyệt sao?
Mi cũng là một thằng nhát. Bộ
VN không có gì để ‘tham luận’?
Câu nhắc tới tướng Givral, mà
chẳng thú sao?
Hóa ra ông chủ cũng có thời
gian là bạn của bạn của Gấu, tức Cao Bồi PXA.
Cuốn viết về PXA của bà này,
cũng tuyệt: Người không mặt! Nó làm Gấu nhớ tới Akhmatova, và câu thơ
của bà,
về thời không mặt:
The human face disappeared
and also its divine image. In the classical world a slave was called
aprosopos,
'faceless';
litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in
facelessness.
Mặt người biến mất và hình
ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là
aprosopos,
'không mặt'; kẻ
không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong không mặt.]
Nói cho cùng, đó là thời
không mặt. Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna Akhmatova, về Cách
Mạng:
As though, in night's
terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương
kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ
hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
Nhớ tới những chuyến đi của
đám VC nằm vùng, vô bưng gặp Cách Mạng, cũng bị bịt kín mặt, cứ là như
đi gặp
Bố Già Corleone!
Ông chủ khều nhẹ đám hải
ngoại cứ chê Việt Nam
thiếu dân chủ, đếch chịu làm một điều gì cho đất nước, như ông ta,
nhưng khi
được hỏi, ông làm được gì, thì lại đổ cho cơ chế. Cơ chế như vậy, là do
thiếu
dân chủ mà ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ.
Chuyện khủng khiếp, là đằng sau tất cả,
là Cái Ác Bắc Kít, và cái này thì thật vô phương!
Phải đọc cái này, mới càng thấm hiện tượng
Chúa Sẩy Thai, Anus Mundi!
Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải
Note: Bài này đã
được delete
khỏi Diễn Đàn Forum
Cái
tay NDM này, lần Gấu về
Hà Nội, nghe ông cậu, Cậu Toàn, em của bà cụ Gấu, cho biết, là bạn học
của ông,
cũng viết nhiều, nhưng không phải thứ văn chương sáng tác. Gấu lần về
đó, có
mua mấy cuốn ông viết về Nguyễn Tuân. Cái hồi ký của tay này, về mặt
văn học
thì yếu, nhưng về mặt tài liệu, thì thật tuyệt, theo cái kiểu, một
người giấu
một cái máy ghi âm nhỏ xíu ở trong người...
thành thử mấy anh như Nguyễn Khải, vốn nhát, cứ tưởng là an toàn xa lộ,
tha hồ phun ra, có thể vì vậy mà bài bị lấy xuống?
Bài
viết cho biết rất nhiều
chi tiết hiếm quí về những ngày đầu mấy anh này vào Nam, ngay sau 30 Tháng
Tư. Đói khổ,
thèm thuồng đủ thứ... Suy ra, dân Miền Nam hồi đó mới điêu
linh cực khổ cỡ
nào, nhất là những gia đình có chồng con đi cải tạo tại Miền Bắc.
*
Ngay
sau khi Nguyễn Khải mất,
tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết
không có
đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức),
phải
đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài
những
ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi
đảng.
Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có
58 tuổi
đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên
cũng phải
đưa đi Củ Chi.
Võ
Văn Kiệt thấy thế chắc lấy
làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của
ông cho
Nguyễn Khải.
*
Khó
hiểu thực. Tại sao Víp Va
Ka lại xấu hổ?
Không
có đất mà chôn? Ăn cướp
cả Miền Nam
vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng
viết càng nhục. Chết vẫn
chưa hết nhục! NQT
Note:
Đúng ra, Víp Va Ka phải
xấu hổ giùm cho Sơn Nam
mới phải. Ông này, dân Nam Bộ như Víp, cũng không có miếng đất mà chôn,
may nhờ
một vị hảo tâm, thí cho một miếng, đâu cũng tận Củ Chi Thành Đồng!
*
Than
oi!
Wednesday,
September 3, 2008
6:40 PM
From:
To:
5
tuoi vao dang roi!!!
Phải
có 65 năm tuổi đảng.
Hồi Ký Nguyễn Đăng
Mạnh
Note: V/v Hồi ký
NDM,
hình như là đã được "phát tán" không có sự đồng ý của tác giả. Tuy
nhiên, Tin Văn bỏ qua sự kiện này, và chủ trương: Đây là "chiến lợi
phẩm" sau 30 Tháng Tư 1975, của Miền Nam, của đám VNCH "thất
trận", trong có Gấu, theo nghĩa: Tụi văn nghệ sĩ chúng mày nhơ bẩn đến
như thế này, mà đòi giải phóng ai? (1)
Hơn nữa, có thể cái sự phát tán này, cũng là có tí ẩn ý của NDM chăng?
Bởi vì không lẽ viết để di chúc đốt bỏ? Như... Kafka? NQT
(1)
Tố
Hữu trông người nhỏ nhắn,
nhẹ nhõm như một thư sinh. Nhưng rất hách. Tôi đã nghe Hoàng Cầm nói,
ông đã
từng ra lệnh bắt Trần Dần, Tử Phác bằng sáu tiếng ngắn gọn: “Gọi nó về,
bắt lấy
nó”. Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông như thế nào, tôi ví như
con cua
co dúm người lại trước con ếch.
Tôi đã nghe Hoàng Ngọc Hiến
thuật lại về Tố Hữu trong cuộc họp nhà văn đảng viên hồi tháng sắu năm
1979.
Nguyên Ngọc trình bầy bản đề cương chống Mao-ít. Tố Hữu đã quạt cho
Nguyên Ngọc
một trận, cho đây là hiện tượng “ngược dòng”, ông có cách nói mỉa mai
rất ác.
Nhân thấy Nguyên Ngọc, người thấp, nhân làm đổ cái micro trên bàn chủ
tịch
đoàn, ông nói: “Cái bục này đối với tôi hơi cao, đối với anh Nguyên
Ngọc thì
cao quá!”. Ông còn đến vuốt râu Nguyên Hồng: “Để râu sớm quá đấy, để
trốn họp
chi bộ chứ gì!”. Gần đây Kim Lân còn cho tôi biết, hôm ấy, Tố Hữu đến
chỗ Kim
Lân, nói: “Dạo này viết ít quá đấy!”. Kim Lân buột miệng nói: “Bác lại
phê bình
em rồi!”. Có vậy thôi mà nghĩ sợ quá. Kim Lân nói: “Tôi nhớ trong
truyện Tam
quốc, có hai anh bạn thân, sau một anh làm to, anh kia đến chơi, nói
suồng sã
về những kỉ niệm thuở hàn vi. Sau bị tay kia cho người đuổi theo thủ
tiêu – Sợ
quá!”.
Tôi chắc Kim Lân sợ thì có
sợ, nhưng làm gì đến nỗi thế. Bọn nhà văn là chúa hay phóng đại.
Nguyễn Khải cũng kể lại, hôm
ấy anh ngồi chủ tịch đoàn. Có một cậu nói nhỏ với anh: “Ông Lành đang
nói sao
cậu lại cười?” Khải sợ quá, vội chối: “Không, răng tôi nó hô đấy chứ,
tôi có
dám cười đâu!”.
Nhân đọc bút ký
chính trị của Nguyễn Khải
Chuyện hai nhà văn
Nhà
văn Miền Nam
có thể tạm
so sánh với Nguyễn Khải, có lẽ phải là Võ Phiến, nếu chỉ xét mặt văn
phong, cách
viết.
Chẳng thế mà có lần Gấu này khen Nguyễn Khải trước NMG, ông chủ báo của
Gấu gật
gù, cho biết, VP cũng rất thích NK, và ông còn cho biết thêm, NK cũng
rất nể
VP.
Đó là thời gian Gấu qua Cali
chơi, lần thứ nhất, tá túc nhà NMG. Khi về NMG order, anh viết một bài
cho số
đặc biệt Văn Học, về Võ Phiến.
Khi NK mất, trong nước, khi vinh danh ông, có trích dẫn lời khen của
VP, qua
NMG nói lại.
Cái sự so sánh, là rất cần thiết, nhưng cũng rất nguy hiểm. So sánh
Thảo
Trường, là phải với một tay cũng dung dị như ông.
Văn của NK rất hiểm độc. Văn Võ Phiến cũng có chất đó, theo nghĩa, ông
dám đánh
đu với tinh, như sư phụ của ông là Zweig. Điều này Gấu nhận ra, theo
kiểu
"đọc trò lần ra thầy", và đã viết ra trong bài về
Võ Phiến.
Còn nếu so sánh sự tự do khi viết của nhà văn Miền Nam, với sự viết
dưới ánh
sáng của Đảng, mà vẫn giữ được lương tâm của người viết, thì phải để
Thảo Trường
– dù ông chẳng hề muốn - với thí dụ Nguyễn Minh Châu, hay Nguyên Ngọc,
mặc dù
cũng thật khập khễnh, vì hai ông này, vào lúc trai trẻ của mình, đều
nghĩ về
văn chương khác hẳn Thảo Trường. Còn điều
này nữa, cả ba đều tham dự cuộc
chiến, trong
khi NK, hình như không, hoặc, do nhát, cũng thực sự "không"!
*
Những độc giả say mê Võ
Phiến, những tác phẩm đầu tay của ông như Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Thác Đổ
Sau Nhà... chắc chắn là nhận ra khí hậu Zweig ở trong đó. Nhân
vật của Võ
Phiến, đều như bị con quỉ của sự tò mò hớp hồn, dẫn dụ, và khi đã hoàn
hồn, có
vẻ như nhờm tởm thế nhân: cô gái trong Thác Đổ Sau Nhà, sau gặp lại người
tình
của một đêm, đã ngạc nhiên không thể tưởng tượng được tại sao mình lại
đã có
lần ngã vào một con người thô kệch, cù lần đến như thế! (Vì không có
văn bản
trong tay, tôi viết lại theo trí nhớ, ở đây là những cảm giác còn giữ
được, khi
đọc Võ Phiến hồi học trung học. Không hiểu đọc lại, những chi tiết có
đúng, và
cảm nghĩ có thay đổi hay không).
Những nhân vật tiểu thuyết
hiện đại đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote; ta có thể lập lại,
với những
nhân vật của Võ Phiến: họ đều bước ra từ Người Chơi Cờ. Tôi không hiểu, ông
đã
đọc nhà văn Đức, trước khi viết, nhưng khí hậu 1945, Bình Định, và một
Võ Phiến
bị cầm tù giữa lớp cán bộ cuồng tín, đâu có khác gì ông B. (không hiểu
khi bị bắt
trong vụ chống đối, Võ Phiến có ở trong tình huống đốt vội đốt vàng
những giấy
tờ quan trọng...). Nhân vật "cù lần" trong Thác Đổ Sau Nhà, đã có một
lần được tới Thiên Thai, cùng một cô gái trong một căn lều, giữa rừng,
cách
biệt với thế giới loài người, có một cái gì thật quen thuộc với đối thủ
của ông
B., tay vô địch cờ tướng nhà quê vô học, nhưng cứ ngồi xuống bàn cờ là
kẻ thù
nào cũng đánh thắng, đả biến thiên hạ vô địch thủ?
"Nhưng đây là con lừa
Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai
ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên
thốt ra
những điều đầy khôn ngoan.Bởi vì nhà vô địch là một người không thể
viết một
câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt",
bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14
tuổi
vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch
với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván
cờ!
Hãy so sánh với sự thất bại
của hầu hết những nhân vật của Võ Phiến, trước cuộc đời: những ông Ba
Đồng
Thời, Bốn Thôi...
"Vết thương không
thể
lành", Levi viết trong Những Kẻ Chết
Đuối và Những Người Được Cứu Thoát.
Lò Thiêu địa ngục thứ nhất, hậu Lò Thiêu, địa ngục thứ nhì. Tadeusz
Borowski,
tác giả Quí Bà Và Quí Ông, Đường Này
Tới Lò Thiêu, thoát cả hai lò thiêu
Auschwitz và Dachau, năm 1951, ông chưa tới 30 tuổi, ba ngày sau khi cô
con gái
chào đời, ông đã trở lại nơi lò thiêu ngày xưa: tự tử. Nhà thơ Paul
Celan: tự
tử. Còn nhiều nữa...
Người
ta nói tới không khí
hiu hắt, cô đơn trong văn phong của Võ Phiến. Phải chăng đây cũng là
một tình
trạng "không thể lành", sau kinh nghiệm 1945? Tính cách bất toàn,
luôn bám lấy một tư tưởng cố định, idée fixe, coi thường chính mình,
của những
nhân vật Võ Phiến? Nếu sau này, Võ Phiến có giọng viết như nói, như trò
chuyện
thoải mái, tôi nghĩ đó là do ảnh hưởng Miền Nam. Võ Phiến thời đầu
không có
giọng văn này.
*
Nguyễn Khải là một
nhà văn
chuyên nghiệp được quân đội miền Bắc nuôi để viết văn, còn Thảo Trường
thì
không. Ông không thuộc ngành tâm lý chiến, chỉ viết khi rảnh, theo ý
thích,
không viết lách như làm việc. Ngay năm 1969, khi viết về chiến tranh
ông đã mô
tả tinh vi những mâu thuẫn trong lòng một sĩ quan thấy anh lính thân
cận nhất
của mình ngã chết, rồi lại được nghe những tiếng khóc của người vợ lính
mất
chồng. Ðến bây giờ sau 40 năm chúng ta vẫn cảm động khi đọc lại. Trong
một câu
chuyện chiến tranh khác, Thảo Trường chỉ kể lại những đối thoại của một
người
lính Việt Nam Cộng Hòa với một em bé, khi em bé cứ cặm cụi, tẩn mẩn tìm
cách
đào một viên đạn bắn vào nhà mình, còn ghim trong tường. Thảo Trường
còn viết,
viên đạn Mỹ, nhưng không biết bên nào bắn. Một nhà văn miền Bắc, nhất
là một
nhà văn quân đội không được phép viết tự do như vậy. Ngô Nhân Dụng
Nhận
định, “ông không thuộc
ngành tâm lý chiến, chỉ viết khi rảnh…” khiến độc giả "suy ra", là, giả
như TT
thuộc về ngành tâm lý chiến, thì sẽ viết khác đi, và tất cả những nhà
văn TLC
Miền Nam, thì cũng giống như nhà văn Miền Bắc, được nhà nước, quân đội
VNCH nuôi, để
viết văn, và viết văn Chống Cộng?
Gấu
này đã tính đếch thèm viết
về Ông Số Hai, (1) nhưng ông viết nhảm quá, đành phải ngứa miệng sủa
tiếp!
(1)
Xin xem Tự Kiểm
Theo Gấu, rất khó,
và không nên, so sánh những nhà văn Miền Bắc với bất cứ một nhà văn
Miền
Nam, bởi vì họ khác nhau, ngay tự bản chất. Trong bài viết về Võ Phiến,
Gấu đã
viết về điều này, và sửa nhẹ Ông Tiên Chỉ, về cái chuyện, ông tưởng
tượng ra một nhà văn Miền Nam ra Miền Bắc, rồi cũng bắc loa lên chửi
nhà nước Xạo Hết Chỗ Nói, như những ông Miền Bắc giả đò làm nhà văn
miệt vườn
*
Bài viết về VP, là vào năm
1998, cho một số Văn Học đặc biệt về ông, thời gian Gấu, [noi gương Bác
Hồ], đang
trên đường tìm kiếm một mảnh đất riêng, để tha hồ mà tự tung tự tác,
sau khi
NMG từ chối mấy bài dịch Steiner, và cùng với chúng, là tham vọng để kế
Lò Thiêu
Nazi bên cạnh Lò Cải Tạo Yankee Mũi Tẹt!
Nhưng
phải đến khi đọc Cao Hành
Kiện, thì Gấu mới ngộ ra được, bản chất văn học Miền Nam, thứ tiếng nói
của cá
nhân, không nhằm vinh danh bất cứ một chế độ, một ý thức hệ nào.
*
Văn
Học Tổng Quan của Võ
Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới
những bút
hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và
không hiểu
cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?) nhà văn Miền Nam.
Bởi vì,
văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần
chiếm đoạt,
tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi
như là
quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải
trả
bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một
cách
nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng
Pháp, và
chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học
hiện
thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn
theo cách
thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản
kháng ở
trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời
nói lành
lặn của nó...
"Tại sao ta không thể
yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư
vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là
vậy.
Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm
Hư Vô
(Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh
Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của
những trại
tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi
họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này
đi
đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi
đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam,
những tác phẩm "chống
Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa
Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến cũng
vậy; sợ
Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha được là ông
lại
nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê
thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt
Nam
Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa
bao giờ
coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối. Họ không hề được trang bị
bằng một
thứ văn chương quyền lực.
Nhìn theo cách đó, chúng ta
mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ
"biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca
"đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về".
Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất
cứ lúc
nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người
lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ
dậy, giữa
vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự
hài lòng
với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng
thà
rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc
chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J.
Brodsky).
Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại
Châu, Luân
Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ
ngôn
ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà
văn một
kẻ sống sót, là vậy. (1)
(1)
Khúc trên, được một nhà văn ra đi từ Miền Bắc 'nắc nỏm' khen. Nhân đây,
Tks. NQT
*.
Một lần nào
đó chú đã nói rằng văn phải được chở bằng thơ. B. cũng nghĩ thế. Những
tác phẩm
lý sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn
người đọc
kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò
của
người đọc về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông
minh
cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu
B.
tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy
diễn
rất thích.
- B. rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy
ngay tùy
tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung,
thì đúng
là truyện ngắn. Hồi đầu đọc B. nể quá.
- Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam
và miền Bắc hay quá.
- A. bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả
trong một
thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như
một lời
đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một điều gì đó nhưng không dạy đời.
Gấu
có nhớ nhà không?
Bánh cuốn Thanh Trì
Tình
cờ đọc lại bài viết của
Vũ Bằng, mới thấy văn phong Mít, mới từ 1957 tới giờ, cũng đã ngậm ngùi
tang
thương dâu bể.
Nhưng,
ngay cả cách ăn, cách
thưởng thức, bánh cuốn Thanh Trì, như VB miêu tả, thì cũng thật dâu bể,
so với
cách của Gấu!
.....
Khi đã đi làm, có
lương
tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ
nhìn lại
con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày
tháng
cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường
Trần
Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước
mắm nhĩ
màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng
chả quế,
giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn
còn thèm
thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của
thời
gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh,
trong nỗi hối
hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ,
thực dân
mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... Nhìn bước đi thời
gian trên
khuôn mặt xinh tươi của mấy cô con gái bà chủ tiệm, mới ngày nào còn
tranh
giành đồ chơi, còn tị nạnh đùn đẩy nhau trong việc phục vụ khách, bây
giờ đã
biết đỏ mặt trước mấy cậu thanh niên. Tự nhủ thầm hay là tới 79 đợi một
tô phở
đặc biệt sau khi len lỏi qua các dẫy bàn chật cứng thực khách, cố tìm
một cái
ghế trống. Hay tới quán bà Ba Bủng để rồi lưỡng lự, giữa một tô bún ốc;
cố tìm
lại hình bóng con ốc nhồi ngày xưa, tại một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa
lơ xa
lắc, chỉ muốn quên đi, chỉ muốn chối từ nhưng cuối cùng khám phá ra,
trong đáy
sâu âm u của tâm hồn, của tiềm thức, của quá khứ, hiện tại, tương lai,
của hy
vọng, thất vọng, của hạnh phúc, khổ đau... vẫn có một con ốc nhồi ẩn
náu dưới
mớ bèo trên mặt ao đầy váng; giữa một tô bún riêu, hay một tô bún chả
thơm phức
vẫn còn chút dư vị chợ Đồng Xuân, mới ngày nào được về Hà-nội ăn học.
Ôi tất
cả, chỉ vì thèm nghe cho được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc
reo vui
suốt con hẻm Đội Có, Bà Trẻ cho, ngày nào, ngày nào...
Lần
Cuối Sài Gòn
Quan
trọng nhất, trong bánh cuốn Thanh Trì, là nước mắm chấm, và phải là
nước mắm nhĩ!
Vũ Bằng cũng không giải thích, tại sao bánh cuốn Thanh Trì lại liên
can, mắc mớ tới nỗi sầu Hà Nội?
Note:
Ấn bản này, mới kiếm thấy. NQT
Dọn
… nhưng
cũng hơn một lần bị
một số nhà văn lớn nhỏ làm nản lòng vì tính địa phương và vì tấm chiếu.
Nguyễn Vy Khanh Da Mầu
Đây, là
nhà biên khảo thọi
Gấu. Bởi vì, trong quá khứ, chỉ hai tay dám chê ông ta, theo như Gấu
được biết.
Thứ nhất là NMG, khi còn làm
tờ Văn Học, ông này gửi sách mới ra lò, ông chủ báo phải đi một đường
giới thiệu
sách mới, và lỡ có đưa ra một nhận định, tác giả, do làm nghề quản thủ
thư viện,
thế là cứ lôi sách thiên hạ copy & paste, và thêm phần phán ẩu của
ông ta vô,
và nhiều khi, chính ông ta cũng biết là mình phán ẩu, phán liều, thế là
đi thêm một
chuỗi chấm than cho thêm phần long trọng!!!!
NMG sau đó, đã xoa đầu xin lỗi,
và coi ông là nhà biên khảo trong một bài viết khác, Gấu tình cờ được
đọc.
Ông này
viết câu văn còn chưa nên thân, mà làm sao viết biên khảo lý luận phê
bình. Chính vì "tấm chiếu" biên khảo mà ông ta làm khổ độc giả, chứ
không lẽ Gấu này cần.... tấm chiếu? [Cũng cần, nhưng không phải
tấm chiếu này].
Tính địa phương. Cái này là muốn nói, Gấu Bắc Kỳ đây. Nhưng đây là một
căn bệnh kinh niên của toàn dân Mít rồi. Mấy anh Trung nghĩ mình mới
là cái rốn của Mít [trung mà], mấy anh Yankee mũi tẹt thì chỉ chúng
ông mới biết viết văn, làm thơ, mới biết làm bố thiên hạ. Chúng ông Hà
Lội, là thủ đô, là cái đầu Mít! Nam Kỳ đành ôm phận miệt vườn, đặc sản
vậy!
Saturday,
September 6, 2008
8:59 PM
From:
To:
Kính gửi ông NQT.
Bài “Dọn”, ông viết rõ, phân
minh, và không tránh né… thấy sai là nói, không nể tình, cám ơn ông đã
nói hộ
hai chữ: lưu vong!
Phúc đáp:
Cám ơn bạn. NQT
*
Cioran
mơ tưởng một thế giới,
ở đó, người ta có thể chết, chỉ vì một cái dấu phẩy.
Chẳng cần Cioran, một ông nhà
văn Mít, Nam Cao, cũng đã từng phán [theo một blogger]:
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề
nào đã là một sự bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê
tiện”.
Câu văn
trích dẫn trên, theo
Gấu, cũng có vấn đề, ấy là vì cụm từ “vì tính địa phương và tấm chiếu”,
được sử dụng để bổ túc nghĩa cho “những nhà văn lớn nhỏ”, nên, tốt
nhất, để
tránh hiểu lầm, để kế ngay bên cụm từ này, "…. nhưng cũng hơn một lần
bị một số
nhà văn lớn nhỏ, vì tính địa phương và vì tấm chiếu, làm nản lòng".
*
Nhưng,
rắm ai vừa mũi người đó!
Cũng phải bắt chước NMG, và đi một đường xoa đầu xin lỗi nhà biên khảo.
Văn của
Gấu này, cũng bị độc giả chê, dùng quá nhiều dấu phẩy, và rất nhiều khi
không cần
thiết.
Một lần, Gấu đưa một đoạn dịch
làm mẫu cho một nhà xb nọ, và nhận được mail trả lòi: toàn ban biên tập
nhất trí
bản dịch, tuy nhiên, tôi, không ở trong ban biên tập, có nhận xét:
Dùng nhiều dấy phẩy quá. Đọc ít
thì không sao, nhiều, sợ phá nát văn phong của nguyên tác, chăng?
Tuy nhiên, nếu
bỏ đi những dấu phẩy, thì đâu còn Gấu nhà văn?
Ui chao, tri kỷ, tri kỷ!
Bỏ dấu phẩy, cho dù rất nhiều
khi “thừa”, thì đếch còn Gấu nữa!
*
Ngay nhận xét, “phá nát văn
phong”, cũng đưa ra hơn một vấn nạn. Bởi vì bạn không thể không có văn
phong,
thành thử văn phong, theo một nghĩa nào đó, chính là nhà tù của một
nghệ sĩ.
Picasso, cứ có được một văn phong là bèn từ nó, kiếm cái khác. Một mình
ông có
bao nhiêu thời kỳ là vậy.
Từ đó suy ra, có thứ văn
phong vừa viết vừa chống nó, và có thứ, chiều theo nó.
Văn của Gấu, là vừa viết vừa
phá!
Có thể Gấu này ngộ ra thứ văn
chương vừa viết vừa phá, vừa viết vừa giấu điều mình viết… là nhờ đọc
Kim Dung!
*
Người Việt hải-ngoại có sức
mạnh, hiểu giá trị của sức mạnh, nhưng tiếc là suốt 30 năm và sau đó,
chưa có
thực lực, sức mạnh không đủ vì hình như còn thiếu tinh thần, chí hướng
và
mục-đích. Những loại tư tưởng như "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy
chí
nhân thay cường bạo" tựu trung là một loại tâm lý chiến thắng … tinh
thần!
Trong khi đó, chính quyền trong nước biết sự quan trọng và tiềm năng
của người
Việt hải ngoại, sau một thời gian kết án "Việt gian, ngụy" theo chân
đế quốc và tư bản hay này nọ, vả lại họ biết thêm áp lực cộng-đồng trên
dư luận
thế-giới và chính quyền bản xứ có thể ảnh hưởng đến thương mại cũng như
chính
trị (âm mưu diễn biến hoà bình).
Nguồn
Bạn nào đọc, hiểu ông biên khảo,
phê bình… này tính nói cái gì, xin chỉ cho Gấu ngu này. Đa tạ.
Đây là thứ văn chương huề vốn,
nói sao hiểu sao cũng được. Có sức mạnh nhưng không có thực lực, là cái
quái gì?
Thực lực ở đây, là muốn nói có chính quyền, có quân đội, có cơ sở… ?.
Cứ phán đại
một thứ, còn hơn là nói khơi khơi!
Hình như thiếu tinh thần, chí
hướng và mục đích? Đất nước chưa có dân chủ, tự
do, dân Mít khổ quá là khổ … mục
đích, chí hướng đó, tại sao lại thiếu?
Đại nghĩa thắng hung tàn? Ui
chao, cái này là “logo” của VNCH, vậy mà còn bỏ chạy tán loạn, bi giờ
ông xúi dại ôm lấy “đại nghĩa” nữa
ư?
|
|