Diary
|
Gấu-Richie đọc Văn,
số đặc
biệt về Tennessee Williams,
Tháng
Năm 1967, sau vườn nhà.
@ Markham Fair, Oct
4 2008
LE CHOC
PICASSO
C'est
l'événement artistique
de l'année: l'exposition du Grand Palais, à Paris, confronte le maître du xxe
siècle à
ceux qui l'ont inspiré, du Greco à Van Gogh, de Velazquez à Manet. Ou
comment
ce volutionnaire sut faire sienne l'histoire
de la peinture pour mieux la réinventer. Un rendez-vous exceptionnel
qui valait
bien ce dossier spécial.
Một
biến cố nghệ
thuật trong năm: Triển lãm tại Đại Cung Điện ở Paris: cuộc đụng đầu giữa Bậc Thầy
của thế kỷ,
Picasso, với những sự phụ của Thầy: Từ Greco tới Van Gogh, từ Velasquez
tới
Manet. Hay là, bằng cách nào nhà cách mạng nghệ thuật lấy cuộc đời của
mình làm
lịch sử nghệ thuật, để tái sinh nó.
Một cuộc gặp gỡ đặc
biệt xứng đáng một số báo đặc biệt:
Một cuộc triển lãm
đặc biệt
Hành trình của một
thiên tài
Những tuyệt tác được
giải mã.
Biết rồi.. xú nha
đầu!
Thảo
Trường
Góp chuyện hậu hiện đại
Từ "hậu hiện đại"
(postmodern) xuất hiện lần đầu trong cuốn Hoàn cảnh Hậu hiện đại (La
Condition
Postmoderne)
TL
Cuốn này PXN dịch. Tren blog Nguyên Đầu Bạc, anh "chỉnh" TL, về chuyện
gốc gác từ postmodern.
Nhưng "condition" có lẽ nên dịch là "điều kiện", vì nó dính dáng tới
"legitimation", như trích dẫn sau đây cho thấy:
In The Postmodern
Condition: A Report on
Knowledge, viewed by some as the "bible" of the postmodernism
movement, Jean François Lyotard analyzes how the legitimation of
knowledge has changed in the computerized societies. Nguồn
Cuốn này, tác giả thú nhận, ông viết ẩu, theo kiểu má lỡ lấy tiền rồi,
miễn xong một show, và chôm tứ lung tung, (coi Wikipedia), nhưng thiên
hạ khen um lên, đành chịu thua!
Nobel 2008
Nobel goes to author
of
'poetic adventure and sensual ecstasy'
Nobel
về tay nhà văn Tây, Le Clézio, tác giả cuốn Le
Procès-verbal, Biên bản,
một trong những cuốn của thời mới lớn
của Gấu, ở Sài Gòn.
Vinh
danh ông này, một cách nào đó, là vinh danh thời của Gấu!
Thời của tiểu thuyết
mới! [Le Clézio cùng dòng văn với Michel Butor]
*
"author
of new
departures, poetic adventure and sensual ecstasy, explorer of a
humanity beyond
and below the reigning civilization"
‘tác
giả của những cuộc chuyến
đi mới, phiêu lưu thơ mộng và cực khoái nhục cảm, kẻ thám hiểm một nhân
loại vượt
quá, và chìm khuất [so với] nền văn minh trị vì”
Một
vòng hoa như vậy là quá
bảnh, tóm gọn khá đầy đủ cuộc đời và văn nghiệp của Le Clézio.
Cái
vụ
ông khám
phá ra Mehico cũng có thể được coi là một cơ may tuyệt vời của ông, như
ông viết
trong Le Clézio par lui-même.
Thời gian Le Clézio thi hành nghĩa
vụ quân sự, De Gaulle công nhận Trung Cộng, ông xin đi phục vụ tại Bắc
Kinh, nhưng
bị đưa tới Thái Lan. Tại đây, ông chê Phật giáo của Thái là một thứ
“quốc giáo”
(une religion constitutionnelle), và so sánh với Ky tô của vùng Breton [Bretagne].
Nhưng cú đó
chưa ghê bằng cú ông tố cáo nạn đĩ điếm nở rộ cùng với cuộc chiến Việt
Nam, vì đây là nơi
nghỉ mát của lính Mẽo [vào thời gian đó, Mẽo lập những trại du hí, có
những cái tên nổi
tiếng một cách buồn thảm, tristement célèbre, “R and R” [Rest and
Recreation: “Nghỉ
ngơi” và “đốt tiền mua lấy một đêm vui”]: Người ta mua những bé gái ở
biên giới
phía Bắc Thái lan, rồi bán cho tụi ma cô ở Bangkok.
Vì vụ này, ông xém chút nữa
là mất quyền lợi thuộc loại trừ bị, chuyển qua hiện dịch, tức là thành
lính thực
thụ. Ông phản đối, nếu làm như vậy, ông sẽ đào ngũ, và vì vậy ông bị
chuyển đi Mexico.
Và đây
là ân huệ đối với ông: Sự khám phá ra Mexico đúng là một cú sốc
đối với tôi.
Cái nền văn minh hiện đang trị
vì, vòng hoa Nobel nhắc tới, không liên quan gì tới văn minh Mẽo, Tây,
mà là văn
minh nhân loại hiện đại, so với những nền văn minh vượt quá nó, hoặc
chìm khuất
ở bên dưới nó.
Sự kiện tay thư ký Nobel lèm bèm trước khi phát giải làm mọi người
hiểu sai giá trị Nobel 2008, theo Gấu.
Vẫn theo Gấu, việc trao Nobel
những năm gần đây, thật là tuyệt vời, và, nhất là năm nay, 2008, riêng
với Gấu. Nhờ Nobel năm nay,
Gấu lại thấy
mê văn chương Tây!
*
Lang thang và huyền hoặc.
Kể từ Biên bản, đem cho ông giải
Renaudot, đã 35 năm [tính đến 1998], Le
Clézio vẫn là nhà văn bí ẩn, nếu không muốn nói, ở ẩn một cách tự
nguyện. Chuyên
viên lưu trữ, thích đi xa nhưng một mình, như một gã du mục, bị sa mạc
quyến
rũ vì chờ đợi một cái gì có tí người từ đó, và những người thổ dân da
đỏ, bởi vì
chúng ta có nhiều điều phải học từ họ, ông [Lé Clézio] là một trong số
hiếm hoi
những người kể chuyện vào thời buổi bây giờ, tiếp cận huyền thoại
một cách trần tục. Ông tới
Emberas [thổ dân Panama], là để tìm một sự hài hòa, giữa trí tuệ và thể
xác,
một sự cân bằng
triết học. Nghe những tiếng nói thầm lặng, văn chương của ông không
phải là thứ đi hoang, tìm thú tiêu khiển bằng cách chạy trốn thực tại,
nhưng mà là tìm kiếm; một kho tàng giấu kín mà một độc giả chú tâm cuối
cùng thể nào cũng
tìm được: những căn nhà không tường, chốn thời gian quay tròn, một hạnh
phúc chinh
phục. Nhưng, chớ lầm, Le Clézio không phải là một nhà văn mơ mộng, mà
là một nhà văn tố cáo, chiến đấu, khiêu khích. Nhân dịp hai cuốn sách
mới ra lò
của ông, chúng ta đi một đường lần theo những dấu vết của ông, một kẻ
đi bộ im
lìm, một kẻ mà, như con rồng thủ thư của Khổng Tử, ‘không phát kiến,
không bịa đặt,
không giả tưởng, nhưng mà là chuyển giao”
Le
Magazine Littéraire
*
Đọc,
lại nhớ
Tahar
Ben Jelloun
giới thiệu
Con Bệnh Anh
Sinh
tại Sri Lanka,
Michael Ondaatje học tại Anh, hiện định
cư tại Toronto, Canada, nơi ông dậy môn văn
chương.
Tác phẩm của ông nhằm hòa giải những văn phong và những văn hóa, như
chúng vẫn
thường đối nghịch. Nhà thơ, tiểu thuyết gia, người kể chuyện phương
Đông này
cũng còn là một nhà văn luôn thử nghiệm những hình thức mới. Thấu thị,
và hiện
thực, ông sở hữu cùng lúc, khiếu chi ly về cõi riêng thầm và cảm quan
sử thi
(le gout de l'intimité et le sens épique). Bởi vì ông quan tâm, chỉ
bước đi của
cuộc đời, và những giả tưởng của ông giống như những căn nhà miền nhiệt
đới,
với những kiến trúc di động, mặc tình cho gió, không khí, và nước, qua
lại.
(Bệnh nhân Anh đã đoạt giải
The Booker năm 1992, được Anthony Minghella đưa lên màn ảnh, và là phim
hay
nhất trong năm 1996. Lần đầu dịch ra Pháp ngữ với nhan đề Người cháy,
L'homme
Flambé, nhà xb Olivier, 1993. Bài giới thiệu dưới đây, bằng Pháp ngữ,
là từ tủ
sách Points, nhà xb Seuil, 1995.
Tahar Ben Jelloun, sinh năm
1944, người Ma-rốc, viết văn bằng tiếng Pháp, tác giả nhiều tiểu luận,
tuyển
tập thơ, truyện kể, kịch, giải thưởng Goncourt 1987 với cuốn tiểu
thuyết Đêm
Thiêng, La Nuit Sacrée).
*
Nguyên
lý Ngàn Lẻ Một Đêm là
nguyên lý tạo nên văn chương. Ông hoàng khát máu nói với Schéhérazade:
"Kể
cho ta một câu chuyện, nếu không ta giết mi." Nỗi hăm dọa của cái chết
làm
cô gái trẻ đẹp biến thành một người kể chuyện, với một trí tưởng tượng
lạ thường.
Nguyên lý Con Bệnh Anh có thể là giai đoạn thứ nhì của việc làm văn
này, bởi vì
bệnh nhân người Anh, toàn thân phỏng cháy, nói với Hana, người đàn bà
trẻ đang
săn sóc anh: "Đọc cho tôi những cuốn sách, nếu không, tôi chết." Anh
ta chỉ vẽ cho cô, ngay cả tới cách đọc: "Kipling là phải đọc từ từ.
Rình
mò từng dấu phẩy, và cô sẽ khám phá ra những chỗ lặng tự nhiên. Đây là
một nhà
văn sử dụng ngòi viết, và mực."
Bệnh nhân Anh là một trong
những cuốn sách mà người ta không thể không đọc. Với con người kỳ bí,
căn cước
mù mờ, lửa liếm gần hết mặt, người ta có thể mượn lời Jorge Sumprun,
và nối
điêu: Cái đọc, hay là cái sống; văn chương, hay là cái chết. (La
lecture ou la
vie; la littérature ou la mort). Bởi vì đây là sự sống sót và hồi ức
dẫn về
hiện tại, một hiện tại độc ác hơn, xấu xa ghê tởm hơn là quá khứ của
những bậc
tổ tiên, đã chết trong những cuộc chiến Tôn Giáo.
Câu chuyện bịa đặt bởi một
nhà văn nhiều gốc gác, giằng buộc: Michael Ondaatje sanh tại Sri Lanka, học tại Anh, và hiện đang
giảng dậy tại Toronto.
Ông ở
trong (dans) rất nhiều văn hóa, không chỉ ở giữa (entre) hai văn hóa.
Khi người
ta ở giữa, có nghĩa là, chẳng ở đâu. Tuy nhiên, như một số nhà văn
không diễn
tả bằng tiếng mẹ đẻ của họ, ông là mối nối, là cây cầu giữa hai thực
thể. Ông cũng
có một quãng cách đủ xa, với căn cước mượn của mình, để nói điều cần
nói, để
cầm cái gì khẩn cấp phải cầm. Cái nôi, hay là quê nhà của ông không
thực sự
xuất hiện ở trong cuốn tiểu thuyết. Thì cứ nói rõ ra ở đây: ông đã để
cho Kip,
anh chàng trẻ tuổi theo đạo Sikh, nói chiều sâu tư tưởng của mình, về
những nền
văn minh được gọi là giống trắng này; những nền văn minh mà hồ sơ luật
pháp đã
ngập đầu tại tòa án xét xử các quốc gia. Cõi dã man đâu có đặc quyền
riêng một
cửa khẩu nào. Nó ở ngay nơi người đàn ông cúi xuống quá khứ thú vật,
nơi gợi
nhớ gốc gác man rợ của mình.
Bệnh nhân người
Anh, do những vết bỏng da,
do bộ dạng không còn, đã được đẩy, về trinh nguyên tư tưởng, về trần
trụi kỷ
niệm. Đọc chầm chậm, tái tạo cuốn sách đã thoát kiếp phần thư, phân
biệt đâu là
từ Kipling, đâu thuộc về Kinh Thánh, đó là một trong nhiều bổn phận,
của cô y
tá săn sóc anh ta; cô không rơi từ trên trời xuống như người bệnh của
mình,
nhưng đến từ tiền-xứ của nhà văn, người kể chúng ta nghe câu chuyện lạ
kỳ, và
cũng thật giản đơn cảm động.
"Đâu là nền văn minh
tiên đoán thời gian và ánh sáng? El-Ahmar hay Al-Abiyađ, bởi vì đây
chắc chắn
là một trong những bộ lạc của sa mạc tây-bắc," người đàn ông mặt đắp
cỏ,
tự hỏi. Một bộ lạc văn minh có thể cứu được người đàn ông ở mấp mé bờ
sinh tử.
Hãy ngả mũ chào những người Bédouins,1 hay người Touaregs, những con
người của
sa mạc đang quan sát thân thể bị lửa đốt. Nhưng cuốn tiểu thuyết vượt
quá những
quan tâm liên-văn hóa. Cuốn tiểu thuyết là để đọc từ từ. Phải chú ý đến
từng
nhân vật, bởi vì câu chuyện cứ từng bước lộ diện. Phải chú ý hơn thế
nữa, bởi
vì nó được chế tạo, y hệt những trái bom mà anh chàng theo đạo Sikh đến
để gỡ
bỏ. Sẽ là một màn tứ tấu, bắt được trong bước nhẩy thầm, tại một nơi
chốn, một
biệt thự bên trên thành phố Florence,
được dùng như một bệnh viện tình cờ. Mặt đất nhiều cạm bẫy, cũng như
cuốn tiểu
thuyết. Người gỡ mìn là một nghệ sĩ. Người đọc phải có tài. Và Michael
Ondaatje
thì chịu chơi, ông thích những thai đố, những câu chuyện, ông thích chữ
viết.
Chúng ta có được ở nơi đây,
tụ họp, rất nhiều định mệnh thêu dệt từ những xứ sở khác nhau (Ý, Canada, Ấn-độ, Anh, và chắc chắn rồi, Sahara, sa mạc của những sa mạc) và trên những
niên biểu
văn chương khác biệt. Những điển cố (Hérodote) được coi như là những cơ
duyên
(prétexts) để kể tên, những ngọn gió: Aajei, Africo, Arifi, Bis Roz,
Ghibi,
Haboub, Harmattan, Imbat, Khamsin, Datou, Nafhat, Mezzar-Ifouloussan,
Beshabar,
Samiel... tất cả là để gợi cho chúng ta, hãy chọn ngọn gió nào sẽ quét
sạch văn
minh Tây- phương. Bởi vì những cuốn sách, trầm luân; những trang, thiếu
hụt;
những nhà thờ, những pho tượng, những hồi ức bị chà đạp. Và Kip, chàng
gỡ mìn,
đã nhắc lại, lời nhắc nhở của người anh em: 'Đừng bao giờ quay lưng
lại, về
phía Âu-châu. Những con người này chuyên lo chuyện kinh doanh, khế ước,
bản đồ.
Đừng bao giờ tin tưởng những người Âu-châu.' Và những trái bom nguyên
tử đã
được bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki. 'Một
trái bom, rồi một trái bom
nữa.'
Cuốn sách về sự độc ác của
những con người, huỷ diệt chỉ vì mê hoặc; sửa sang chỉ vì ích kỷ; những
con
người chẳng hề áy náy, và họ khám phá ra rằng, sa mạc không chỉ là cát,
mà còn
là một nơi chốn diệu kỳ ấp ủ một nền văn minh lớn, của những người
Bédouins,
Touaregs, hay những người xanh. Người bệnh Anh đã mất bộ mặt, và
chính sa
mạc sẽ cho lại anh ta, kể cả khi cái chết còn đó, kỷ niệm cuộc chiến
cận kề thì
khốc liệt và sự bí ẩn thì tràn khắp, ở từng nhân vật.
Michael Ondaatje là một người
kể chuyện biết rất rõ Tây-phương mà ông ta đang đốt cháy. Cách viết của
ông,
chính xác; những con chữ, sàng lọc; cấu trúc, đa dạng và xảo diệu; văn
phong,
nhiều tầng. Lối kể chuyện không đơn tuyến; nó sử dụng, không chỉ thơ mà
luôn cả
truyền thuyết, ẩn dụ, cũng như huyền thoại. Đây là một người phương
Đông đọc rất
nhiều về Tây-phương, và đã đang sống tại đó. Ông để cho một người Anh
nói,
(trong kỷ niệm của Hana): "Tình yêu thì nhỏ bé đến nỗi nó có thể rách
bươm, khi chui qua lỗ trôn kim." Thật đúng là một hình ảnh mà một người
Đông-phương có thể viện dẫn ra để tóm gọn, chỉ trong vài từ, quan niệm
tình
yêu, bằng cách bịa ra một nhân vật kỳ bí, có tên khiến người ta mơ
mộng:
Zerzura. Ông biến mỗi sinh vật thành một hành tinh, làm xáo trộn, gieo
hỗn
loạn. Và người đàn bà nói với người đàn ông: "Nếu anh làm tình với em,
em
sẽ không nói dối. Nếu em làm tình với anh, em sẽ không nói dối."
Cuốn tiểu thuyết là
một lời
thú nhận, Michael Ondaatje cho nghe nó. Nhưng chắc chắn, ông ta sẽ
không trao
cho chúng ta chiếc chìa khóa. Chìa khóa ở trong chúng ta, những độc giả
chăm
chú, và sững sờ. Cuối cuốn sách, người ta cảm thấy như bị cuốn hút vào
"giải
im lặng" (nappe du silence) mà Maurice Nadeau đã nói tới; nơi những từ
chỉ
là vô tích sự, và những sinh vật hiện hữu chỉ vì chúng. Những nhân vật
tiếp tục
sống, và chết giữa đôi tay của chúng ta. Và người ta tự nhủ, tác giả
viết để
giũ khỏi cõi tưởng tượng của mình vài vết phỏng, những vết thương cả
một dân
tộc cưu mang.
Nguồn
Note:
Bài giới thiệu trên, là dành cho ấn bản tiếng Tây. Nhớ, lúc đọc, mê
quá, mua cuốn luôn cuốn sách, chẳng cần biết hay dở!
*
1963.
Lauréat du prix
Renaudot, à vingt-trois ans, avec Le
Procès-verbal (roman dont certaines pages
ont été écrites à Nice dans les cafés et sur les plages)**. « Avant le
Renaudot, on m'avait laissé entendre que j'aurais peut-être le prix
Goncourt. Tout cela avait lieu de loin. Je n'avais pas le téléphone,
tout se passait par
lettre. Six mois avant le prix, l'éditeur avait soumis mon manuscrit au
prix
Formentor, ce qui m'avait rendu particulièrement heureux: je pouvais
gagner un
voyage dans "Île de Formentor. J'avais très envie de la connaître.
C'était
un rêve, comme si je recevais une lettre m'annonçant que je venais de
gagner un
voyage pour deux aux Antilles, dans
un bon
hôtel, etc. Uwe Johnson a obtenu le prix. J'étais très déçu, et
lorsqu'on
m'annonça que j'étais sur une autre liste je pensai: qu'importe! Puis
le temps
a passé ... Mon père avait pour habitude d'écouter la radio en
déjeunant, c'est
lui qui m'a appris que le prix Renaudot venait de m'être décemé.
« Que fais-tu ici? Tu dois
aller à Paris!
", me dit-il. Je n'en voyais pas l'utilité. Finalement je m'y suis
rendu.
C'était assez cocasse. Je rencontrai des gens très impressionnants,
comme
Queneau ou Paulhan. Je faisais aussi des choses absurdes: dîners
mondains,
interviews, photos. Quel mélange bizarre…”
Le Clézio kể
về lần ông được giải Le Renaudot. Trước
Le Renaudot, nghe đồn, sẽ được Goncourt với cuốn đầu tay, Biên bản, [nhiều
trang được viết ở Nice, trong quán cà phê, bãi biển. Bất giác, Gấu lại
nhớ đến MBD, và cảnh
NMG vừa gặm bánh mì, tại ghế đá công viên Quận Cam, vừa viết!]. Rồi nhà
xb đưa
sách dự giải Formentor. Hụt. Quê quá, rồi lại nghe đồn, cuốn sách lọt
vô một giải khác, OK, con gà đen.... Thế rồi ông già của ông có thói
quen nghe la dô, "mày được Le Renaudot đấy, đi Paris lãnh giải!" Tới
Paris, gặp toàn thứ dữ, đóng vai nhà văn...
Trên TLS có bài điểm Le
Procès-verbal, song song với một cuốn của Llosa, bài thật
hay. Tác phẩm đầu tay mà được tờ này ưu ái, còn tiên đoán sẽ đi xa.
Gấu lại nhớ đến ông anh khen tác phẩm đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng: Sẽ đi xa hơn
DNM!
N.O: Nhưng bây giờ TQ
có nhiều tự do.
Ma-Jian:
Tôi sợ ngược lại.
Tẩy não dữ dằn hơn trước. Nhờ mặt nổi kinh tế, nhà nước lại càng gia
tăng chính
sách trồng người. Và đám trẻ bây giờ coi chuyện nhà nước CS là hợp
pháp, như ngày
xưa nhà vua là con Trời. Họ đâu cần tới phán đoán cá nhân. Họ nhìn thế
giới qua
những qui định mà Đảng cấy vào trong người họ, qua học vấn, qua trồng
người. Tôi
tự hỏi, liệu họ còn cần tới cuộc sống tinh thần. Người TQ càng ngày
càng giống
người Singapore,
họ chỉ tìm thấy sự thoả mãn, niềm tự hào… cho
tới nhân phẩm ở trong thương mại, trong sự
làm giầu.
Nhưng Singapore
là một hòn đảo nhỏ xíu…
TQ lớn lao hơn
nhiều, và bởi thế, những vần đề của nó quỉ ma gấp bội. Hiện nay, cái hố
cách biệt
giữa nguời nghèo và giầu thật quá trầm trọng. Chỉ cần đi ra khỏi Bắc
Kinh, là
nhận ra cuộc sống thật quá khó khăn đối với đa số dân chúng. Đảng CS
tìm cách bình
thường hóa hoàn cảnh. Nhưng nên nhớ, mục đích của sự phát triển, đó là
làm cho
những con người càng ngày càng bị mất bộ não. Làm biến mất chiều hướng
chính trị.
Như ở Singapore,
nơi đời sống tinh thần, về mặt thực tế, kể như không có.
Ông
tin là một chế độ như thế sẽ kéo dài?
Thì coi chuyện sữa nhiễm độc thì biết. Nó gây ra một cuộc cách mạng ở
Pháp. Ở
TQ, làm gì có, dù chỉ một cơn giận dữ tập thể. Một tuần là quên. Tôi có
thể nói trước, cú tới, là nước nhiễm độc. Ngay cả những xì căng
đan như
thế cũng thành chuyện thường ngày ở huyện.
Người TQ không còn sống
trong tự do và
sự kính trọng?
Đúng là nhà nước muốn biến nó thành nhà tù lớn nhất thế giới. Bởi vì
chỉ có
cách đó, thì nhà nước mới an tâm.
Những người Tây Tạng
cũng nổi dậy…
Đó là một cuộc nổi
dậy kinh tế. Người dân Tây Tạng đã trở thành phó thường dân trong chính
đất nước
của họ. Người Hán ngày trước đã chiếm đất nước này, khai thác tài
nguyên, giữ độc
quyền hy vọng về một tương lai sáng sủa. Cuộc xâm lăng kinh tế này,
người dân Tây
Tạng không chấp nhận và họ muốn đuổi người Trung Hoa ra khỏi đất nước.
Từ những
lần du lịch đầu tiên tới Tây Tạng, cách đây hơn hai chục năm, tôi đã có
cảm tưởng
Tây Tạng là một nhà tù. Một nhà tù rộng lớn, lộ thiên. Phải có giấy
phép đặc biệt
mới được vô. Ngay cả có giấy tờ hợp pháp, một người dân Tây Tạng cũng
không được
ra khỏi. Người TQ đã tốn công xây dựng những cơ ngơi, và phục hồi tôn
giáo…. Vô
ích, bởi vì, đây là một nhà tù, nơi ngự trị của sự cưỡng bức và sự
khinh bỉ.
Nhạc PD vs Tù VC
Tôi không có ý bàn
về câu
phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt, hay bàn về văn cảnh, ngữ cảnh bị các
cơ quan
truyền thông nhà nước bóp méo, trích dẫn xuyên tạc… Hoặc dư luận xoay
chung
quanh phát biểu này, kẻ nhấn từ « nhục nhã », người nhắm chữ « hộ chiếu
» hay là
phân tích các động tác « cầm » (lên), « ném » (xuống), « bỏ » (vào sau
túi)…
Tôi chỉ nhân dịp này mà nhắc đến một số chuyện vui nước ngoài, và trong
giới
hạn này (nghĩa là chuyện nước ngoài), tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đỗ
Kh.
*
Tất cả những trường hợp về nỗi
buồn quốc tịch, mà Đỗ Kh nêu ra trong bài viết, đều khác hẳn nỗi nhục
mà vị TGM
Kiệt đã nói tới, trong lần gặp gỡ nhà nước.
Đa
số, khi đọc, đều bị sốc, và
đều cảm thấy bản thân mình bị đau, bị nhục, và chính vì lý do này, báo
chí
trong nước tách câu này ra khỏi bài viết, và cứ thế mà đánh, và do đó,
cái tay
Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít VC, mới cho rằng, TGM nói hớ
hênh, không
còn một chút sáng suốt…
Thuốc đắng rã tật, Gấu này không tin là vị TGM không lường
được hết những hậu quả câu nói của ông.
*
Gấu
lại nhớ đến trường hợp xẩy
ra cho Gấu.
Trong
một bài viết về NHT,
khi phải giải thích “vấn nạn”, tại sao ông nhà văn Miền Bắc lại làm
nhục Nguyễn
Huệ, vị anh hùng của dân tộc, khi gán cho ông vua võ biền này những câu
nói, những hành vi chẳng
khác một kẻ vô học, lần ra Bắc đuổi Mãn Thanh, thí dụ, sai người nhét
cứt vào
miệng sĩ phu Bắc Hà… và Gấu đã giải thích: Chỉ có cách đó thì mới làm
cho đám sĩ
phu Bắc Hà tỉnh ra được thôi.
Vị
TGM, một cách nào đó, cũng
đã làm như vậy.
Gấu
nhớ là, một anh nhà văn ra đi từ Miền Bắc, khi đọc đoạn Gấu giải thích
"cas" NHT, đã lắc đầu, nói, anh viết như vậy, ngay tôi cũng thấy đau.
Còn NHT, khi Gấu về HN, gặp, và kể lại, đã giật mình: Anh viết như thế
tụi nó làm thịt tôi mất!
*
Trên Hợp Lưu, 6/92, sau khi
đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần
Vũ, và Phẩm Tiết, của Nguyễn
Huy Thiệp, Trương Vũ
đã đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai truyện ngắn đó là
những
sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác 'không' và 'không
thể'
"bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ý thừa sức thấy rõ điều
đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ được xây dựng
với
những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng 'táng
đởm' vì
những nét đó. Không vì đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà vì đó
là một
nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không
thấy
được sự công bình cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách
hư cấu
như vậy. Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?"
Đụng vào một nhân vật lịch sử
cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lý do như Trương Vũ
đưa ra,
"mà vì đó là một nhân vật có thật, và có như mọi người được biết",
còn một lý do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con người. Joseph
Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần đầu
ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mã làm ông nhớ đến cô giáo dậy
môn sử,
và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus,
Flavius...
toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lý do,
theo
ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào còn đen kịt, sặc mùi
thuốc súng,
vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đã ăn sâu vào
bộ óc non
nớt của chúng ta, không dễ gì bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng
người" không dễ dàng, khi cố tình xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là
"nhiệm vụ" của nhà nước, không phải của nhà văn.
Theo chân C. Lévi-Strauss,
người viết xin mượn ý tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại"
Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ
21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu
Châu, bằng
văn minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời
thuở nào
vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những
anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà
chỉ
còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng
Long,
làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho tới
bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và tôi
nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền,
những ngàn
chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?" "Nơi
này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".
Hình như có một tác giả ngoại
quốc đã để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế bên một số truyện
của
Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship),
Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói:
"Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi
điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen
của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần,
của nỗi cô
đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, và luôn cả, tình yêu không
được
chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, một kẻ sống
cuộc đời
kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta
thích. Đó
là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung
cách kỳ
cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc,
trong
thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những
giấc mơ".
Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại "thực" của ông, một
"nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực tại "mộng", của
ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh Nguyễn Huệ "nhét"
gì gì đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần Bắc Hà", không phải
theo kiểu, "chỉ còn có tôi" của Nguyễn Hữu Chỉnh, hoặc "tôi nhét
điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn Tuân. Tại sao lại là
Nguyễn
Huệ?
Bởi vì còn bao nhiêu kẻ muốn
bắt chước ông, "chỉ có một nửa": tới Thăng Long rồi ở lì lại. Phải
chăng, chính vì vậy mà đã xẩy ra cơn xuất huyết não, hiện tượng chất
xám thiên
di vào Nam, hoặc ra hải ngoại, theo kiểu "cái cột đèn đi được nó cũng
đi", hoặc, "Tôi ở đâu, văn chương Đức ở đó", của Thomas Mann,
khi bỏ nước Đức qua Hoa Kỳ, hoặc "Nước Nga bây giờ ở ngoài nước Nga",
của Solzhenitsyn, khi bị bắt bí, "Đi thì đi luôn, đừng trở về", mà
nhà nước Xô viết đã từng "hù dọa", và đã thành công, với Pasternak.
Câu hỏi, tại sao phải là
Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại
là
Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch
tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ý niệm tác giả
xuất hiện
vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa"
(individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương,
triết học,
và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu
có tác
giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu
tên, khi
cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta,
(và chắc
là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours),
không phải
là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt
trong
"trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia
là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro.
Nhìn
theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi
ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu,
khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám
nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng,
điều báng
bổ có khi thật cần thiết...
Gấu
có nhớ nhà không?
Tình
đầu
Khi
gặp BHD, cô bé 11 tuổi, cũng là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục
như những ngày vừa mới di cư, nhưng đã lặn sâu vào trong xương trong
tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những gì gì, người nữ muôn đời,
thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm với chiếc răng
khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi nghĩ
ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu
với một cô bé con, thành thử chẳng có mối tình nào có tí mùi sex, mùi
lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp, mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.
|
|