*

Diary

















*

Ai Tín
Anh bạn Châu Văn Nam, cựu nhiếp ảnh viên UPI, mới mất cách đây mấy tiếng đồng hồ, lúc 4 giờ sáng, bây giờ là 9.36 sáng, [tính theo giờ Viên Chăn], do bị ung thư thanh quản, thời kỳ thứ ba.
Anh có mấy người con trai, đời vợ trước, hiện nay ở Sài Gòn, và một cháu gái, đời vợ sau, ở Viên Chăn.
Xin được chia buồn với cháu Tuấn, [cháu lớn của anh Nam], Lộc [cháu gọi CVN bằng chú], cháu Nhung.
Gia đình NQT
*

*

*
nam

Gấu và Châu Văn Nam, UPI's photographer. Hình chụp tại Vientiane Lào, cc 1997. Nam là cứu tinh của Gấu. Anh tin tưởng Gấu, ngay cả khi Gấu hết còn tin ở mình.

Xin vĩnh biệt. Cầu chúc bạn ta sớm siêu thoát. NQT
*

Trong không khí hân hoan "cả nước đang sửa soạn làm lễ kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân 1985", tôi gặp lại anh bạn CVN
Trong chiến tranh Việt Nam, thời gian làm cho cơ quan báo chí Nhật (Asahi Shinbum), anh đã từng vào chiến khu chứng kiến cảnh Việt Cộng thả ba tù binh Mỹ, trong có một Mỹ đen, tại Bến Kéo, Trà Xim (Củ Chi). Đây là lần thả tù binh đầu tiên.
Chuyện xẩy ra trước ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng, vì vậy anh bị rút thẻ báo chí Mỹ, MACVI. Anh cũng là người đầu tiên theo người Mỹ đổ quân tại Quảng Trị, từ chiến hạm Okinawa thuộc Đệ Thất Hạm Đội, vào năm 1967. Phóng viên đầu tiên về Châu Đốc, tham gia chiến dịch đổ quân Trà Keo, giải cứu thường dân ở Kampuchia. Đã từng phỏng vấn tướng Đỗ Cao Trí tại Sawy Riêng. Tất cả những sự kiện trên, là do anh kể cho tôi nghe. Quan trọng nhất, anh nhấn mạnh với tôi, là hai chữ "đầu tiên".
Tôi quen anh những ngày anh bỏ tờ báo Nhật, qua làm cho thông tấn xã UPI. Gốc "chệt", người nhỏ thó, tóc xoắn tít. Có lần trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự hào, về mấy ‘quí tướng’ của anh. Anh chỉ ân hận, là đã bỏ cuộc quá sớm. Sau Mậu Thân, bà vợ rét quá, bắt ông chồng ở nhà bế con, không cho vác máy hình nữa.
Anh nghĩ rằng, anh vẫn còn nợ chiến tranh một điều gì đó. (Món nợ này, độc giả cho phép tôi nợ lại, vào một dịp khác sẽ nói rõ hơn.)
Nhờ vậy, mà có chuyến vượt biển tại bãi biển Vàm Láng, Gò Công vào đúng đêm ông Táo cưỡi cá chép lên chầu Trời.
Trên một số báo Văn, tôi đã viết về chuyến đi này, và cái cảnh tượng bi hài: trong đêm tối, ghe gặp bão ngay bên ngoài cửa biển Vũng Tầu; một anh chàng thanh niên đã lầm tôi với người yêu của anh, và cứ thế vò đầu vò tóc "người yêu", lảm nhảm những lời cuối cho cuộc tình, cho một tương lai tươi sáng ở nơi xứ người…
Sau khi ra tù, anh bạn tôi lại tìm cách đi nữa. Nhờ vậy, có chuyến du lịch Bangkok.
Hồn Thiêng Thành Phố


Trang Coetzee

Giữa lòng đen
“My homeland was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth living and dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The Candles Burn Down (1)
Quê Bắc của tớ là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc Kít thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT

Duc Huy, Sai Gon
Giờ thì những người luôn luôn tự hào mình là người Việt Nam anh dũng kiên cường đã sáng mắt chưa? có thấy những gì mà Đức cha Ngô Quang Kiệt phát biểu là ông cảm thấy "nhục" khi cầm tấm hộ chiếu trên tay chưa?
Tự hào nữa đi, tự hào vì lẽ giờ cả thế giới đều phải nể Việt Nam là một đất nước tham nhũng đến thế nào mà bị cắt cả ODA, tự hào mà "bơi" trên phố mỗi khi mưa về nhé, tự hào mà cỡi xe như cỡi ngựa chinh chiến trên những con đường đầy rẫy lô cốt nhé, tự hào vì không có một dân tộc nào anh hùng như VN dám "đi vào bóng đêm" như thời trung cổ như vậy.
Tôi thấy rất nhục, rất tủi, rất xấu hổ, rất đau đớn. Ôi... Việt Nam ơi!
BBC
Còn "Ôi... Việt Nam ơi!", là vẫn... OK! NQT
Ui chao, các thế lực thù nghịch, bọn Chống Cộng điên cuồng hải ngoại, bọn âm mưu diễn tiến hòa bình chơi nhà nước, nhân dân ta cú này hơi bị nặng quá! NQT


Đường ra trận mùa này đẹp lắm vs Gun Fight at The OK Corral (1)

Có thể có một tiểu tít kèm theo:
Tuổi trẻ MB vs Tuổi Trẻ MN?
Những gì gì, nào là nghĩa khí giang hồ, tình bằng hữu… tất cả đều có ở trong những cuốn phim cao bồi mà Gấu này cùng lớn lên với chúng, ở trong Sài Gòn.
Và nghĩa khí giang hồ, tình bằng hữu còn có cả ở trong tất cả những bản nhạc lính của Miền Nam.
Trong khi đó, tuổi trẻ Miền Bắc được học những gì?
Học Toán bằng những xác chết Mỹ Ngụy. Học yêu bằng cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn, hai đứa ở hai đầu xa thẳm. Học nói bằng tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin, vài thí dụ.
Kết quả Miền Nam thua trận, tất nhiên. Nhưng cái giá thắng trận mới khủng khiếp biết là chừng nào.
Koestler đã từng nói đến sự chúc dữ, sự trù ẻo, lời nguyền rủa của cái vòng tròn, khi dẫn ra, vào thời kỳ Pythagore, con người đã mường tượng ra quỹ đạo của những hành tinh là hình bầu dục, nhưng liền sau đó, triết học Platon lên ngôi, chủ trương trần tục vs thanh cao, cái xấu vs cái đẹp… và còn gì đẹp hơn là hình tròn, so với hình méo, bầu dục?
Đến khi Kepler tìm ra được quĩ đạo mặt trăng, thì nhân loại mất đúng hai ngàn năm.
Phải bao lâu dân Mít mới thoát ra khỏi sự trù ẻo, lời nguyền rủa của cái tuyệt hảo là chủ nghĩa Cộng Sản?
Và của Cái Ác Bắc Kít?
(1) Gấu vừa coi lại, trong khi chiến đấu với con vai rớt Bắc Kít! NQT
*
Vòng tròn ma thuật

Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
("The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions.").
Solzhenitsyn.
Koestler, trong Gót chân Achilles, cho rằng, chính cái nhu cầu tự huỷ diệt, the Urge to Self-Destruction, qua những hành động, thí dụ, trích máu ngón tay viết huyết thư tình nguyện vô Nam chiến đấu, mới đích danh thủ phạm!
*
Vòng tròn ma thuật? Không biết có liên can tới cái gọi là sự chúc dữ, sự nguyền rủa, trù ẻo, của cái vòng tròn, la malédiction du cercle, là đề tài trọng tâm của cuốn Những Kẻ Mộng Du?
Koestler cho rằng, những nhà khoa học, bác học... đều là những kẻ mộng du, và trong khi mộng du như thế, họ vớ được chân lý! Cuốn sách của ông chứng minh điều này, và có thể coi, là câu chuyện của mấy nhà thiên văn học, trong có Kepler. Điều mà Kepler khám phá ra, là quĩ đạo của mặt trăng, và cũng là nhờ khi đó nhân loại làm ra được viễn vọng kính. Khi quan sát quĩ đạo của mặt trăng, và nhận ra, nó là hình bầu dục, ông hoảng hồn, là vì điều này đã được Pythagore khám phá ra trước đó hai ngàn năm rồi!
Khám phá ra, bị gạt bỏ, ấy là vì thời đó mê cái vòng tròn: Hình đẹp nhất, tròn trịa nhất.
Y chang chân lý Mác Xít!



Nhật ký những ngày ở trại

Vượt quá phê bình


Đơn Dương ngây ngô quận

Rồi ta sẽ kể cho người nghe về sương. Sương nơi cố quận có khi mỏng manh như một chiếc khăn voan, lúc ẩn lúc hiện và lạnh nhè nhẹ. Có những buổi sáng mùa đông sương trắng sữa như mây bồng bềnh khắp các đỉnh núi thấp và tràn xuống đầy những vùng trũng. Có những đêm sương phủ kín mịt mù, trăng run rẩy trên cao cũng mờ đi vì lạnh. Và có những ngày mùa đông sương rơi như mưa giăng mắc, đi một lát đã thấy ướt đẫm áo khăn, cái lạnh ngấm vào tận xương, buốt giá. Ở mảnh đất cao nguyên nghèo nàn ấy, những ngày nắng đẹp hiếm hoi biết bao nhiêu!
*
Ui chao Gấu Cái quá mê bài viết này. Hỏi ai đấy.
Bạn Gấu đấy.
*

Cái này hình như đã gặp ở đâu đó. Của một ai khác? Viết rất hay.

Thursday December 4, 2008 - 11:18pm (ICT) Remove Comment

Cái này là của Em của Gấu, là Crimson M.
Thay mặt M., Tks. NQT

Thursday December


Ngày mai đi nhận xác chồng


Ta La Tai
Tanvien vs talawas?
Gấu cũng có vài kỷ niệm thú vị với diễn đàn talawas. Viết ra đây, có khi nhờ đó mà hiểu thêm được, về cái sự chúc dữ của cái vòng tròn ma thuật, chăng?
Có một lần, Gấu viết một bài về cái sự mê mì gói của Mít, nhân một viết của Thảo Hảo, cũng về cái thú sơi mì gói.
Ấy là vì đọc bài viết của Thảo Hảo, thì Gấu nhớ ra một kỷ niệm về mì gói, khi nó vừa mới xuất hiện ở Miền Nam trước 1975.
Bữa đó, ngồi Quán Chùa, có ký giả Lô Răng, ký giả Ba Tê, và Gấu. Lô Răng khen um lên, Ba Tê lắc đầu, sao bằng phở được!
Lô Răng, dân nhà binh, khen mì gói, là đúng quá rồi. Ba Tê, lính bất đắc dĩ, làm sao mê mì gói?
Gấu nghĩ, bài này mà đăng ở talawas thì mới đắc địa. Gửi. OK đăng, nhưng cuối cùng, bà chủ quán mail, giọng rất bực: Vừa mới tính post lên, tình cờ đọc Tin Văn, đã thấy post lên rồi. Lần sau, đừng làm chuyện như vậy nữa nhé: talawas không bao giờ đăng bài đã từng đăng ở chỗ khác!
Bỗng nhớ đến chân lý: Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!  Quái thật!
Ngợi ca mì gói
*

Miếng cơm, manh chữ

Người viết đọc lại những gì đã viết, về một quãng đời trong có bóng dáng một họa sĩ (Ngọc Dũng) vừa ra đi, và nhận ra một điều: cái đói ám ảnh ngay từ dòng chữ mở đầu... Hay nói một cách khác: đây là những kỷ niệm về cái đói.
Nào là cái ruột tượng đựng gạo, nỗi sợ mỗi lần nhìn thấy... cháo, cơn đói lả mà cứ tưởng là bịnh..
Nhưng “cái no” cũng có những kỷ niệm để đời, đối với một thằng nhỏ Bắc Kỳ! Ông cụ tôi mất sớm. Bà cụ một nách bốn con, cứ phải tha đi nhà này nhà nọ, để ăn chực. Ăn chực chán quê nội, qua tới quê ngoại. Hai làng cách nhau cũng chừng gần chục kí lô mét. Lần đó, thằng bé tới nhà bà trẻ, được ăn no cành hông, đi không nổi, rồi đau bụng quá, vì quá nặng bụng! Thấy thằng nhỏ nhăn nhó, mọi người lại tưởng bịnh, riêng bà trẻ hiểu ngay nguồn cơn, ra lệnh: ra sân chạy! Ì ạch một hồi, mới đỡ đau. Lúc đó mới nhớ lại cái cảnh “tầu phù” nằm chết như rạ, khi sang tước khí giới quân đội Nhật, tại một ga xe lửa miền bắc. Do ăn no quá, bể bụng, (‘phù’ ở đây chắc là biến thể của ‘phình’).
Tác giả một bài viết trên tờ Gió Ðông, xuất bản ở Ðức, (đã đình bản), sau khi đọc lại một số tiểu phẩm, đã đưa ra một nhận xét: nhà văn Việt Nam hay nói về miếng ăn. Và hình như đây là một nỗi ám ảnh, một “định mệnh văn chương”. Nhân đó, ông nói về tác phẩm Marie Sến, của Phạm Thị Hoài: cũng vẫn những chiếc phong bì. Cũng vẫn miếng ăn, miếng nhục.
Trần Ðăng Khoa, trong cuốn Chân Dung và Ðối Thoại, chê Nguyễn Tuân, tuy mê ‘ăn’, nhưng chưa đưa nó lên thành nghệ thuật. Ông tự hỏi, hết chuyện viết rồi hay sao, chẳng lẽ văn chương chỉ là chuyện về miếng ăn... tồi tàn?
Theo tôi, cần phải phân biệt giữa cái đói, ám ảnh của nó, với miếng ăn, như một cái cần, và sau đó, như một cái đẹp.
Trả lời phỏng vấn, về chuyện phải từ bỏ đất nước, và quan trọng hơn, phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, nhà văn Romania, Cioran cho biết: phải viết văn bằng tiếng “ngoại” là một tai nạn lớn lao đối với một nhà văn. Ông kể hai kinh nghiệm, tưởng như chẳng liên hệ, về chữ viết “ngoại”, và về miếng ăn “ngoại”.
Cho tới năm 1947, ông vẫn viết văn bằng tiếng Romania. Tới bữa đó, ông tính dịch Mallarmé sang tiếng Romania. Bất thình lình, ông tự hỏi chính mình: “Thậm vô lý! Ích chi đâu, khi dịch Mallarmé sang một thứ tiếng mà chẳng ai biết?” Thế là, tôi từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Tôi bắt đầu viết văn bằng tiếng Tây. Thật trần ai khoai củ. Viết văn bằng một ngôn ngữ khác là một kinh nghiệm đáng sợ. Người ta phải mầy mò với từng chữ. Khi viết bằng tiếng mẹ đẻ, tôi cứ thế mà viết, giản dị như vậy đó. Chữ viết không có quyền độc lập, đối với tôi (Les mots n’étaient pas ‘indépendants’ de moi). Khi viết văn bằng tiếng Tây, mấy con chữ như thách đố tôi: chúng như ở trong những xà lim (cellules), và tôi phải nhặt ra từng con: nào tên này, nào tên kia, ra đây biểu!
Kinh nghiệm đó, theo ông, y hệt kinh nghiệm về miếng ăn, cũng ngày đầu tới Paris. Lần đó, ông trọ tại một khách sạn nhỏ, khu ‘người em xóm học’ (khu Latinh). Bữa đó, ông xuống nhà gọi điện thoại, và thấy nhân viên coi khách sạn, bà vợ, và ông con trai: cả ba đang sửa soạn bữa ăn, họ như đang sửa soạn kế hoạch cho một trận đánh! Tôi sững người: ở Romania, tôi luôn luôn được nuôi ăn như một con vật, chẳng thèm để ý tới “ăn nghĩa là gì”. Ở Paris, tôi mới nhận ra ăn là một nghi lễ, một hành động văn minh, gần như xác định một thái độ chính trị.
Vũ Bằng phân biệt hai miền qua món ăn: món ngon miền bắc ‘đấu’ với món lạ miền nam. Ôi chao, những cái lỉnh kỉnh, nhiêu khê, cầu kỳ, nhưng thật cần thiết, không có không được của một tô bún thang, cái mỏng dính của một lá bánh cuốn Thanh Trì, cái thú ngồi canh bánh trưng ngày tết... chỉ tới khi vào Nam, hết sợ đói, thằng bé Bắc Kỳ mới mới thấy “thấm thía” cái tuyệt vời của một miếng ăn.
Cái tuyệt vời của những kỷ niệm khi còn là một đứa bé chuyên môn đi ăn chực, tại một miền đất.
[Tựa của PTH].



V/v Thiên Sứ và Peter Pan: Đứa trẻ không bao giờ trưởng thành.

Lost Heroes
Phil Baker đọc Piers Dudgeon: Captived: J.M. Barrie, the Du Mauriers and the dark side of Neverland
[TLS 28.11. 2008]

Cũng khó mà coi là một phát giác mới mẻ, điều sau đây: Những nhà văn viết truyện nhi đồng thường còn là những cây viết biếm văn rất độc: Duyên Anh vs Thương Sinh, Lê Tất Điều vs Kiều Phong, Gấu của BHD vs Tên Sa Đích Văn Nghệ…
Danh sách còn dài dài.

Và tất nhiên: Thiên Sứ vs Sến Cô Nương!
*
Tuy nhiên, khủng khiếp nhất, có lẽ là J.M. Barrie với nhân vật Peter Pan của ông.
*
Peter Pan: Đứa bé từ chối không muốn làm người nhớn, suốt đời trẻ thơ: Gấu của Hà Nội?
Và trong thế giới trẻ thơ đó, thiếu, và phải đem vô, một Bông Hồng Đen?
*
Cuốn tiểu sử J.M. Carrie, Captived này hiện đang chấn động giang hồ net, một phần do lời trù yếm của chính J.M. Barrie, một phần còn liên quan đến Du Maurier, tác giả của những Jamaica Inn (1936) Rebecca (1938)...
*
'May God blast anyone who writes a biography of me,' said Peter Pan creator J.M.Barrie [Đ.M. thằng nào viết tiểu sử tao!]... and author Piers Dudgeon appears to have put himself right in the firing line!
*
Phim hoạt họa đầu tiên mà Gấu được coi, là Peter Pan. (1953). Coi xong, là mất Hà Nội. Sau người hùng Zorro, ở rạp Lửa Hồng, của hội hướng đạo, là tới Peter Pan, ở  một rạp nào đó, của Hà Nội. Trong những kỷ niệm về Hà Nội, không thể thiếu Peter Pan, và biết đâu, chính vì thế mà sau này, xa nó, tìm cách thay thế Peter Pan [Hà Nội], bằng BHD?
Tay Barrie này, như Piers Dudgeon viết, làm Gấu nhớ ngay đến những ông bố Bắc Kít. Chỉ mãi đến khi BHD mất rồi, thì Gấu mới hiểu được, tại sao nàng từ bỏ Gấu. Một mình em gọi ông ta là Bố là đủ rồi. Mỗi lần Bố em vô phòng của chúng em là con Bé bỏ ra ngoài. Anh không làm được việc đó đâu.
Trước hết, phải nói, ông bố này không phải là một ông bố bịnh hoạn như Barrie, mà là một bố truyền kiếp Bắc Kít luôn muốn con cái phải quì phục trước mình. Kiểu bố của Kafka, đại khái như vậy
“Anh không làm nổi chuyện đó đâu”.
Đúng là tri kỷ của Gấu.
*
Đó là thời gian Sài Gòn hay xẩy ra đảo chánh. Gấu lần đó gọi điện thoại, và hỏi thăm về 'boyfriend' của BHD.
Anh ấy được lòng bố em lắm. Vừa mới nghe rục rịch đảo chánh là đã khệ nệ vác mấy bao gạo đến nhà rồi.
Em ngưng một lát, nói tiếp:
Anh không làm được như vậy đâu!
*
Ui chao, Gấu làm được, nhưng không nghĩ ra được!
*
Cha đẻ của nhân vật Alice Xứ Thần Tiên, Lewis Carroll, mà chẳng quái đản sao? Chỉ mê con nít. Mê chụp hình con nít. Viết truyện vì con nít order.
Gần đây nhất, sau Nabokov, là Garcia Marquez. Trong Inner Workings, Coetzee liên kết được cả bốn tác giả, khi viết về Bướm Buồn: Dos, Nabokov, Garcia Marquez và Kawabata.
Càng làm Gấu nhớ BHD, chẳng hề giống bất cứ một nhân vật nào của bất cứ tác giả nào.
*
BHD học y khoa một phần là do muốn trả ơn ‘sinh thành', sau khi ông bố thất vọng về hai ông anh.
Còn một ông em trai. Khi Gấu quen BHD, cậu này mới mấy tuổi. Sau đi du học, thành tài, không hề về lại Việt Nam. Không hề liên lạc với bất cứ một ai trong gia đình, trừ BHD. Khi BHD mất, tay này có đưa chị mình tới nơi yên nghỉ cuối cùng.
Những ngày nghe tin BHD bịnh, Gấu có nhờ một anh bạn, gọi điện thoại cho Em, nói Gấu muốn nói chuyện. Cô nói, cho cô số điện thoại của Gấu, rồi cô sẽ gọi , khi nào rảnh.
Vậy mà quên.
*
Viết chuyện thần tiên, khi được con nít order.
Cô bạn cũng đã từng order Gấu: Đọc vậy đủ rồi. Viết đi.


Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn