Diary
|
Phố
cũ, thu xưa, [2006]
Hallowen 2008
'Other countries
have the
Mafia. In Bulgaria,
the Mafia has the country. '
ATANAS
ATANASOV, a member of parliament, on the nation's history of political
corruption and violence
Time, 3. 11. 2008
Ở
xứ sở khác có Mafia. Ở Bulgaria,
Mafia có xứ sở.
Ui
chao, sao giống xứ Mít thế!
Có một "tội ác" giữa
lòng Hà Nội?
Kurtz
des ténèbres
[Kurtz của bóng đen]
Bien
qu'il n'ait jamais
disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres
vers la
mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et
avec lui
revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu,
ou s'il
l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester
ici ».
Thì,
tất nhiên, nó chẳng bao
giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy
từ trái
tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào
lưu vong, sau
khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công
Gô xong,
lại trở về.
Và
cùng về với nó, là nhân
vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh
ta làm
như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Ui
chao, nghe cảm khái cứ như
thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế
giới, đi
đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng:
Từ
thuở mang gươm đi dựng
nước
Ngàn
năm thương nhớ đất Thăng
Long
Irène
Némirovsky: The
Dogs
& the Wolves
Chó
và Chó Sói
By
J.M. Coetzee
Bản
giao hưởng Pháp
Irène
Némirovsky in the woods
One of the final
works of a
lacemaker among savages – an heir to Chekhov who died in Auschwitz
Một trong những tác phẩm sau cùng của cô thợ làm ren giữa đám người man
rợ
Ruth
Scurr
With
its large cast of
characters and wide social range,
Suite Française is more ambitious than
anything Némirovsky had previously attempted. In it she takes a hard
look at France
during
the Blitzkrieg and the subsequent
occupation. She saw herself as following in
the line of Chekhov, who had addressed the "mediocrity" of his times
"without anger and without disgust, but with the pity it deserved."
In preparation for her task she also reread War and Peace, studying Tolstoy's
method of rendering history indirectly, through the eyes of his
characters
Suite
Francaise là tác phẩm nhiều
tham vọng nhất của tác giả so với những tác phẩm trước đó. Trong đó,
tác giả đưa
ra cái nhìn cứng rắn, nặng nề về một nước Pháp giai đoạn Blitzkrieg và
thời kỳ chiếm đóng sau đó. Bà coi mình như là một đệ tử của Chekhov,
ngó xuống cõi tầm phào của những chuyện thường ngày của thời của mình,
không giận dữ, mà cũng không chán chường, nhưng với sự thương hại xứng
đáng với nó.
Cái vụ “quái trạng” đang om xòm
chợ cá, về chuyện, ai là người đầu tiên phịa ra từ hậu hiện đại, và vào
năm nào…
làm Gấu nhớ đến một ý của Auden, đại khái, một nhà thơ có thể tự hỏi, tại
sao mình làm thơ vào lúc sáu mươi tư tuổi, thí
dụ, nhưng không bao giờ, vào năm 1940, vẫn thí dụ.
Mượn ý của Auden, sự ra đời của một nhà
thơ, hay một dòng thơ, hay bất cứ sự ra đời của một tư tưởng, một trào
lưu triết
học… hệ tại ở hai điều, “tại sao” và “như thế nào”, theo Gấu.
Hậu hiện đại là hiện đại được đẩy đến cực điểm
của nó, khi nhân loại phải đối diện với Cái Ác của thế kỷ hung bạo, thế
kỷ 20.
Postmodernism.
After 1945, there was radical
questioning of the basic, savagery in human nature. William
Golding, Iris
Murdoch, Norman Mailer, and John Fowles brought this theme into
fiction. The
freedom to write explicitly of sex and violence was taken further.
Drama and
the novel now presented the human dilemma in terms influenced by French
existentialist philosophy. The theatre of the absurd, with Samuel
Beckett and
Harold Pinter, took dramatic speech away from the communicative and
naturalistic to the inconsequential. The term Postmodernism has been
given to
the extension of Modernism into a more radical questioning of the
integrity of
language and the uncertainty of all linguistic performance.
Đó là cái phần "tại sao".
Còn "như thế nào" liên quan đến những biểu
hiện của chủ nghĩa này, trong các ngành nhân văn, nghệ thuật.
Roland Barthes hình như cũng đã viết về
vấn đề này, nếu Gấu nhớ không lầm. Ông nhấn mạnh đến cái “pourquoi” và
cái “comment”
của văn chương.
Nhìn như thế, Mít chưa có hậu hiện đại. Và chỉ có, khi
đối mặt với Các
Ác Bắc Kít, mà nguyên nhân và hậu quả, là Cuộc Chiến và Lò Cải Tạo.
*
Ngay từ khi Solz
còn sống, tác phẩm Tầng Đầu Địa Ngục của ông đã được đưa lên
TV ở Nga,
‘không bỏ một chữ’, mượn chữ của nhà văn NMG khi đưa Sông Côn Mùa Lũ
về
trở lại Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, cũng có sự lợi dụng của Putin, nhưng thà
rằng là
như vậy! Nhà nước Nga cho bạch hóa hồ sơ mật. Nhưng ở một nước cựu chư
hầu của
Liên Xô, là Việt Nam, Solz vẫn là một cấm kỵ, và trong nước Mít vẫn
than thở
giùm cho ông, sinh không gặp thời. Cái sự không đọc, và giới thiệu
Solz,
Akhmatova, Mandelstam… mới là một quái trạng, bởi vì chỉ có bắt đầu đọc
những
nhà văn nhà thơ ngày nào còn bị cấm kỵ ở quê hương của chính họ, thì
mới giải
trừ được nọc độc toàn trị, trong khi chờ đợi những tác phẩm dám nhìn
thẳng vào
thực tại Việt Nam. Có thể bằng suy nghĩ đó, Nguyên Ngọc dịch Kundera.
Sự xuất
hiện của những tác phẩm tố cáo tội ác Đức quốc xã của Hitler theo tôi,
là cũng
nằm trong suy nghĩ như trên. Trong khi những nhà thơ Xô Viết như
Yevtushenko,
như Mayakosky… với những vần thơ ái quốc xúi tưổi trẻ hy sinh cho lũ
già ở Bắc
Bộ Phủ tha hồ hưởng thụ, vậy mà vẫn có người lôi ra mân mê, cái đó cũng
là quái
trạng.
Ngay cả cái sự giới thiệu hậu hiện đại, làm như đây là cơ hội ngàn vàng
của văn
học trong nước, để theo kịp trào lưu thế giới cũng là quái trạng!
*
Applebaum gives the final
word of her splendid book to the writer Lev Razgon. A Communist
believer,
Razzgon was arrested in 1938 and spent the next eighteen year in labor
camps
and exile. In 1990 he was allowed to see his own archival file in the
Lubyanka building
of the KGB-"a thin collection of documents describing his arrest and
the
arrests of his first wife, Okksana, as well as several members of her
family." Razgon read the file and later wrote a moving essay about it,
the
fate of his wife's mother, and the "strange absence of repentance on
the
part of those who had destroyed all of them."
But his final thoughts, it
seems to Appplebaum, are more ambivalent:
I have long since stopped
turning the pages of the file and they have lain next to me for more
than an
hour or two, growing cold with their own thoughts. My guardian [the KGB
archivist] is already beginning to cough suggestively and look at his
watch.
It's time to go. I have nothing more to do here .... I go downstairs,
along the
empty corridors, past the sentries who do not even ask to see my
papers, and
step out into Lubyanka
Square.
It's only 5 p.m., but it's
already almost dark and a fine, quiet rain falls uninterruptedly. The
building
remains beside me and I stand on the pavement outside, wondering what
to do
next. How terrible that I do not believe in God and cannot go into one
quiet
little church stand in the warmth of the candles, gaze into the eyes of
Christ
on the Cross and say and do those things that make life easier to bear
for the
believer. ...
I take off my fur hat, and
drops of rain or tears trickle down my face. I am eighty-two and here I
stand,
living through it all again ... I hear the voices of Oksana and her
mother ...
I can remember and recall them, each one. And if I [have] remained
alive, then
it is my duty to do so ....
*
Applebaum khép lại
“Gulag một
lịch sử” của bà bằng những dòng trân trọng dành cho nhà văn CS tin
tưởng sắt đá
vào chủ nghĩa, Lev Razgon. Ông bị bắt vào năm 1938 và trải qua 18 năm
tiếp theo trong tù cải tạo và lưu vong. Vào năm 1990 ông được KGB cho
phép coi hồ
sơ mật về trường hợp của ông.
*
Coi cái
sự mân mê
những vần thơ vệ quốc của những nhà thơ như Yevtushensho là quái trạng
có lẽ không
đúng. Đây là do mặc cảm phạm tội, và do cái sự bất khả tưởng niệm [The
Inability to Mourn, tác phẩm Alexander và Margarete Mitscherlich, viết
về sự im
lặng về tội ác Nazi của dân chúng Đức] nếu chúng ta để ý đến trường hợp
của
Grass, như Coetzee viết về ông, trong bài Những
nạn nhân [điểm cuốn Cua Bò, Crabwalk, NYRB 12 June, 2003]: Những
người cùng
thế hệ của Grass giữ sự im lặng bí ấn về những năm chiến tranh, Grass
thú nhận,
bởi vì mặc cảm tội lỗi cá nhân của họ vượt lên trên hết, và sự “cần
thiết chấp
nhận trách nhiệm và ăn năn hối lỗi chỉ có thể có, khi có một người nào
đó xâm mình
mở đường”.
*
Trong Quần đảo Gulag, Solz dành
một chương viết về những quốc gia lưu vong, Tin Văn sẽ scan ấn
bản rút
gọn.
So sánh với Mít, quả là toàn thể một miền đất - Miền Nam –
sau 1975, xứng đáng được gọi
là "quốc gia lưu vong". Những cú như 10 ngày cải tạo, kinh tế mới.. như
được lấy
ra từ sách lược của Người [Stalin]
Với mọi quốc gia toàn thể
tự nguyện đi đầy như thế, một sử thi sẽ được viết ra một ngày nào đó -
về cái sự
nó bị xé ra khỏi đất mẹ của nó, và cái sự nó bị huỷ diệt tại miền Siberia. Chỉ những quốc gia như thế, chính chúng,
mới có
quyền cất lên tiếng nói của chúng, để nói về tất cả những gì chúng trải
qua: Chúng ta
không có những từ ngữ để nói giùm cho chúng.
Solz
Solzhenitsyn
comes back to this theme at several points. "The imagination of writers
is
poverty-stricken in regard to the native life and customs of the
Archipelago," he writes. How could a Western writer, in particular,
describe the perturbation of a human soul placed in a cell filled to
twenty
times its capacity and with no latrine bucket, where prisoners are
taken out to
the toilet only once a day! Of course, much of the texture of this life
is
bound to be unknown to Western writers; they wouldn't realize that in
this
situation one solution was to urinate in your canvas hood, nor would
they at
all understand one prisoner's advice to another to urinate in his boot!
It takes a writer such as Shalamov to convey something, a tiny human
fragment,
of the reality of Kolyma.
It takes Primo Levi to describe Auschwitz.
Applebaum: Gulag a history
Phải có nhà văn như Shalamov để viết về tí người còn
sót trong trại tù Kolyma. Primo Levi để miêu tả Lò Thiêu.
- Gamzatov từng nói:“Văn học
không có ranh giới, nhưng nhà văn phải có quê hương”.
Trời, lại một ông già
vĩ đại
nữa.
Con cá quẫy để khỏa
bèo
vì nó cần thở ở một khoảng rộng hơn. Tôi cũng vậy.
Nguyễn Ngọc Tư trả lời phỏng vấn nhân Gió
Lẻ
Note: Bài này tuyệt. Cho điểm "sáu sao" [mô phỏng THD!: ******
Một
Thoảng Sài Gòn
Nàng
Lúi
Thời
vô song
Bạch Hổ
Phúc
phương phì
Tôi đọc Kẻ Xa Lạ,
hình như là vào năm 1958 thì phải, và cơn chấn động do nó gây nên đánh
bật tôi
ra khỏi giảng đường Đại Học Khoa Học, Sài Gòn.
1974, Nguyễn Quốc Chánh đọc nó, cũng tại thành phố Sài Gòn của tôi, và
như ông
cho biết, nó đã tác động tới ông như một trận hỏa...
Hai người đọc
cùng một cuốn sách, trước và sau một cuộc chiến, và gần như cùng bị
chấn động
như nhau. Có vẻ như cuốn sách chẳng cần một thời gian, một biến cố lịch
sử nào
để mà biện minh. Có vẻ như nó mãi mãi thuộc về một thời mới lớn, như
tác giả
của nó, khi viết nó: "Camus ư? Đây là một tấm hình của ông. Một khuôn
mặt
đẹp, trầm trọng, một cái nhìn buồn bã, và dịu dàng của người thức đêm,
trông chừng
những cơn mộng của thời mới lớn...".
Và đây là câu văn mở đầu của một cuốn tiểu thuyết sẽ mãi mãi làm ngỡ
ngàng
những người trẻ tuổi:
"Bữa nay mẹ tôi mất" (Aujourd’hui maman est morte).
Đóa hoa
hồng vùi quên trong
tay
Like
the Coleridge hero who
wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these
objects were
not of the second world, which had brought me so much contentment as a
child,
but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge
thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng,
tôi
biết, tất cả những gì ở trong Tứ khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng
bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi,
những
ngày ở Sài Gòn.
Trước
1975, giả như Gấu không
làm thêm cái job phụ là dịch sách, thì làm sao có được một độc giả cứu
tinh, là cái
tay chuyên lo việc khám xét đồ thăm nuôi của trại viên tại nông trường
Đỗ Hòa?
Anh này rất mê Cronin, nhà văn y sĩ Hồng Mao, và cuốn Khách Lạ Ở Thiên
Đường, do Gấu dịch. Nhờ vậy, khi Gấu Cái lên thăm nuôi lần đầu, đúng
lúc Gấu
đang ở tù trong tù, tức ở Tổ Trừng Giới, do cái tội đào trại, và đang
đi lao
động, anh ta ra hiện trường dắt Gấu về Nhà Hội, và trên đường đi, anh
ta dặn
cặn kẽ, có mấy trăm ở trong bị gạo, anh dím liền, đồ ăn chin, cố ăn
được nhiều
chừng nào hay chừng đó, bởi vì đám cai tù tổ trừng giới sẽ làm sạch sau
khi anh
về tổ cất đồ, và trở ra hiện trường lao động tiếp.
|
|