*

Diary
















Phố cũ, thu xưa, [2006]

The Lessons of the Master
Wounder And Wounded
V. S. Naipaul’s empire

Naipaul không ưa cõi văn của Borges. Ông phán, Borges lôi từ như 'bất tử' ra và chơi với nó, [Borges takes a word like 'immortal' and plays with it]. Trong bài viết Argentina và Bóng Ma của Evra Peron, in trong cuốn Nhà văn và Thế giới, ông dành cả một chương cho Borges, "Borges và quá khứ ma", Tin Văn sẽ giới thiệu trong những kỳ tới.
Borges rất được văn giới Mít mê. Nhưng có lẽ đã đến lúc cần 'giải hoặc' Borges, nghĩa là từ bỏ ba thứ huyền thoại Thiên Sứ, Tướng Về Hưu, Nữ Thuỷ Thần... để nhìn vào thực tế Mít!
*
He [Naipaul] disdains the country he came from: “I was born there, yes. I thought it was a mistake.” When he won the Nobel Prize, in 2001, he said it was “a great tribute to both England, my home, and India, the home of my ancestors.”. James Wood
Ông ta tởm xứ sở mà ông đến từ đó: "Đúng rồi, tớ sinh ra ở đó. Nhưng đó là một lỗi lầm". Khi ông được Nobel, 2001, ông tặng nó cho Anh quốc, nhà của ông, và cho Ấn, nhà của tổ tiên của ông.
Ui chao, giá như mà Gấu có thể phán như thế, về xứ Bắc Kỳ, quê hương của Gấu!


*

(Photograph: Min Ko Naing as a young man.)

Burma Eats Its Young
[Miến Điện ăn thịt những đứa con còn trẻ của nó]

In a just world, the names Min Ko Naing and Ko Ko Gyi would be as well known as Steve Biko and Adam Michnik. These two leaders of Burma’s 88 Generation students, now in their forties, have spent almost their entire adult lives in prison for organizing pro-democracy demonstrations. After a short period of freedom, between 2005 and 2007, they and their colleagues were jailed again for staging a long walk around Rangoon, in August of 2007, in protest of soaring transportation prices—a gesture that sparked the so-called Saffron Revolution, the largest demonstrations in Burma since 1988, both times put down in blood.
After Aung San Suu Kyi, these two men are the leaders of Burma’s democracy movement, and a source of intense admiration and inspiration among the young Burmese I met on two trips there earlier this year. Ko Ko Gyi is the political strategist of the movement; Min Ko Naing is its charismatic soul. A friend who met Min Ko Naing after his release in 2005 told me how the former prisoner shed tears as he described the death of his only cellmate, a cat. Other Burmese and Americans speak of Min Ko Naing as having a special glow that raises him above the ordinary run of humanity. But because of Burma’s obscurity, the rest of the world has never heard of them.
On November 11th, Min Ko Naing, Ko Ko Gyi, and other democracy activists were sentenced to sixty-five years in remote prisons scattered across Burma, where contact with their families and friends will be extremely difficult. The trial took place in a closed court in the Irrawaddy Delta, without defense counsel. The defendants still face up to twenty other charges—all because of the walk, staged fifteen months ago, on behalf of their hard-pressed countrymen. Meanwhile, the Burmese regime continues to prepare for “elections” in 2010 as part of its self-appointed transition to “democracy.”
These sentences are the regime’s response to the United Nations, the Association of Southeast Asian Nations, the governments of India and China, the International Crisis Group, and every other group or individual that is trying, in good faith or not, to end Burma’s isolation and enable the regime to reform. What Joseph Lelyveld, in his great book “Move Your Shadow,” wrote of a South African government that had imprisoned and tortured one of Biko’s comrades, is equally true of a Burmese government that has decided to destroy its very best young people: “A system that could make the confession about itself that was implicit in the attempt to humiliate and break a young man like this, I thought, showed that it was fundamentally resigned to its own moral rancidness.”
Nguồn
Trong một thế giới công chính những tên tuổi như Min Ko Naing và Ko Ko Gyi sẽ nổi tiếng chẳng thua gì Steve Biko và Adam Michnik Họ là hai tay lãnh đạo sinh viên Miến của thế hệ 88, bây giờ ở tuổi bốn mươi, đã trải qua hầu hết cuộc đời người lớn ở trong tù vì tổ chức những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ. Sau một quãng thời gian ngắn ngủi được thả ra khỏi tù, giữa 2005 và 2007, họ và những đồng bạn của họ lại bị tù vì tổ chức cuộc diễn hành tại thủ đô Rangoon, vào tháng Tám 2007, để phản đối cước chuyên chở leo thang phi mã - đốm lửa này làm nổ ra cuộc nổi dậy được gọi là Cách Mạng Saffron, với những cuộc biểu tình khổng lồ tại Miến, kể từ 1988, cả hai đều bị dập tắt trong máu.


J.M. Coetzee
Inner Workings [Introduction]

Panat Nikhom 93
Nhật ký những ngày ở trại


Đơn Dương ngây ngô quận

Ta sẽ kể cho người nghe về miền cố quận, bắt đầu từ ngày ta mới đến với vùng cao nguyên đất đỏ ấy. Nhưng trước hết, người cứ ngồi xuống bên ta đã. Dù ta đã sống hối hả thế nào, đến khi tất cả qua đi và được xếp vào 1 ngăn có tên gọi là kí ức thì lúc ta ngoái nhìn lại chúng đều thành một dòng chảy chậm. Cả ta và người đều không cần vội vã, chúng ta đã vội vã trong quá nhiều điều rồi. Người biết đấy, ta rất dông dài khi kể về quá khứ. Lại còn thêm cả bệnh nói chuyện không đầu không đuôi nữa. Nhưng dẫu sao thì chuyện cũ bao giờ chẳng như một khúc nhạc từ đâu vẳng đến với ta, cứ miên man không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc nơi nào, người nhỉ?
 Ngày đầu ta đặt chân đến nơi ấy, ta không nghĩ là sẽ ở lại. Chỉ ngỡ rằng đó sẽ là một chuyến đi chơi xa. Nhưng bố mẹ ta không gặp may mắn trong kinh doanh, đành phải mang ta và các anh chị em gửi lại cho nhà ngoại. Kể từ đó ta không về lại nơi ta sinh ra và lớn lên đến năm 6 tuổi nữa, cho đến tận 11 năm sau ta mới về thăm, nhưng ta sẽ kể cho người nghe vào 1 dịp khác.
 Ấn tượng đầu tiên của ta dành cho cố quận là sao xứ này lạnh quá, và buồn quá. Có khi vì lạnh nên buồn chăng? Bầu trời cứ xám xịt và có cảm tưởng như rất thấp. Và sương mù nhiều lắm. Và nhiều hoa. Cũng nơi xứ ấy ta lần đầu thấy những bóng đèn điện. Xưa nhà ta ở trên kinh tế mới, đâu đâu cũng chỉ thấy những ngọn đèn dầu. Còn ở quê ngoại thì có đập Đa Nhim nổi tiếng, và nguồn thủy điện ấy cung cấp cho cả mấy tỉnh lân cận nên dù nghèo thế nào thì vẫn ko thiếu điện. Mà nói thế thôi, Đơn Dương làm sao nghèo bằng cái nơi mà ta vừa rời khỏi kia được.


Ta La Tai
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ. Nguồn
Sự thực, Gấu này chẳng hề có hiềm khích gì với bà chủ quán cá. Ngay cả việc gọi như vậy, cũng chẳng hề cảm thấy mình hạ tiện, mà cũng chỉ là theo kiểu của Đặng Tiến, dzui thôi mà. Nhưng, chính là nỗi thất vọng, sao bao hoài vọng, mà đành phải lên tiếng, đòi cho được một nửa linh hồn của mình.
Một khi còn thiếu một nửa linh hồn, thì vẫn không phải là.. linh hồn, nói theo kiểu, một nửa mẩu bánh mì thì OK lúc đói lòng, nhưng một nửa sự thực thì là một lời dối trá.
Cô con gái, con ông chủ nhà xuất bản trong truyện Eva của J.H. Chase, trước khi chết, đã nói với anh chồng của mình: Một người viết một tác phẩm như thế, không thể hành xử như thế. Tôi lầm rồi, anh không phải là người viết cuốn sách đó.
Gấu cũng nghĩ như thế về bà chủ quán cá.
Và xin chấm dứt bài viết về Ta La Tai. NQT

Ngoài Phạm Thị Hoài, ông còn xỏ xiên nhiều người khác theo kiểu đánh lén. Một nhà văn có tư cách thì phải công khai tranh luận trước mắt độc giả, chứ không bao giờ lại núp trong xó mà lén lút ném bùn vào những người khác.
Ông không tự biết hổ thẹn, nên tôi với tư cách một độc giả xin thẳng thắn nhắc nhở ông. Nếu ông vẫn không ý thức được điều ông làm là hạ tiện, thì kể như ông đã tự vùi chôn chính ông xuống chỗ thấp nhất của tư cách nhà văn vậy.
PL
*
V/v những người mà Gấu tôi “xỏ xiên theo kiểu đánh lén" này, PL, tất nhiên, và “chúng ta”, tức là đa số độc giả Tin Văn, đều biết, họ là ai. Tuy nhiên, có thể PL không biết, tại sao tôi, NQT, không nhắc đến tên của họ, và tại sao tôi không công khai tranh luận trước độc giả.
Đám người này, ngay khi họ vừa mới xuất hiện trên diễn đàn hải ngoại, NQT tôi đã xung phong đóng góp bài vở cho cả báo giấy và báo net của họ. Và để đáp lại, họ đã đánh NQT tơi bời trên talawas. Những sự kiện này, ông bạn PL có thể đọc bài viết của tôi. Và một số bài liên hệ, cũng trên Tin Văn, mục Potin.
Tiện đây, xin viết thêm:
Họ đánh NQT tôi, dưới nhiều bút hiệu khác nhau, "tơi bời hoa lá", đến nỗi độc giả talawas phải lên tiếng bênh vực, và PHT cũng cảm thấy áy náy [?], bèn mail cho tôi, hỏi, tại sao anh không đích thân trả lời, và khi tôi lắc đầu, PTH hỏi, anh già rồi hả, tôi còn trẻ, tôi ưa náo động lắm! [Những từ ngữ này, là của PTH].

Thành thử, cho phép tôi gửi trả lại ông bạn PL câu cuối của ông, và khẳng định, tôi, NQT chẳng hề cảm thấy mình phải “ý thức được điều ông làm là hạ tiện, thì kể như ông đã tự vùi chôn chính ông xuống chỗ thấp nhất của tư cách nhà văn vậy.”
NQT
Note: Cho phép Tin Văn ngưng post những thư từ liên quan tới talawas, chỉ trừ trường hợp quá đặc biệt. NQT