*

Diary

















@ Markham Fair, Oct 4 2008


Cao Thoại Châu
Có người nào đổ bóng xuống thơ tôi
Câu tám buồn
Chuồn chuồn
Thương con mắt nai


Nhà thơ Đỗ Trung Quân: câu cuối của bài Quê Hương không có trong nguyên bản

Ui chao, trễ quá rùi!
“Tốt nhất là thôi cứ để nó có số phận của nó”: Trong số phận của nó, có cả sự tủi hổ [trễ quá rùi] này!
Bất giác Gấu lại nhớ câu chuyện Xì Ta Lìn “mất cà táp”, bèn phôn cho Beria. Đâu mấy tiếng sau, kiếm thấy, bèn phôn tiếp, Beria báo cáo: Thưa đồng chí, trễ quá, có chục tên nhận tội rùi!
Làm sao biết, con số bao nhiêu người, thiếu,  mất, hoặc không có quê hương, và "không lớn nổi thành người"?
Nhưng nếu coi đây là phút sự thực, trước khi đi tầu suốt, thì Gấu lại nhớ ra câu chuyện tếu khác, về một cặp vợ chồng già hỳ hục làm chuyện ấy. Xong, chồng hỏi:
Phó phướng phông?
Phướng phì phó phướng phông phằng phức phương phì!
[Do mất hết cả răng, nên nói phều phào: Có sướng không. Sướng thì có sướng, không sướng bằng lúc đương thì].
Ui chao, giá “lúc đương thì” Đỗ quân khui ra chuyện này, thì đúng là giai thoại. Bi giờ, chẳng biết gọi là gì!
*
Gấu quen Đỗ thi sĩ qua Nguyễn Mai, khi anh làm nghề sửa mo rát cho nhà xuất bản Văn Học phiá Nam, gần cầu Trương Minh Giảng, chợ Phú Nhuận. Đỗ thi sĩ làm chân “loong toong” cho nhà xuất bản, [Cách Mạng gọi là giao liên, chắc thế!]. Khi đó, anh đã nổi tiếng với bài Quê Hương rồi. Có lần Nguyễn Mai mời anh và Gấu tới nhà nhậu. Gấu tới vì lịch sự, thời gian đó, Gấu không nhậu được, và cả hai, NM và DTQ đều rành lý do tại sao.
Đó là quãng đời thật thê lương của Gấu, tận cùng thê lương, nhờ vậy mà bỏ chạy được quê hương, và thoát, sau đó.
*
Hãy dành riêng mi, những vết thương tình mà mi vụng trộm với Sài Gòn! (1)
Quả thế thật.
Sau này, khi phải nhớ lại, quãng đời thật là tuyệt vời. Cứ muốn giữ riêng cho mình [dành riêng cho mi], nhưng sắp đi rồi, giữ làm cái quái gì nữa!
(1) Sài Gòn nghĩa là gì ?
*

Nguyễn Mai. Cũng là một nhân vật ân oán giang hồ, nhưng anh quả là rất tốt với Gấu, những ngày trước và sau 1975. Gấu trở thành dịch giả là nhờ anh giới thiệu với ông Nhàn, trước làm chủ sự phòng kiểm duyệt, sau ra làm báo thiếu nhi, và làm nhà xuất bản. Khi đó ông Nhàn cần một tay giỏi ngoại ngữ, vừa lo bài vở cho tờ Thiếu Nhi, chủ bút là Từ Kế Tường, vừa lo dịch cho nhà xb Vàng Son của ông. Ông Nhàn thuê nhà in của linh mục Cao Văn Luận, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn, ngay cạnh cây xăng NBK, gần ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm & Phan Đình Phùng. Đài Phát Thanh Sài Gòn, số 3 PDP, Đài VTD nơi Gấu làm việc, và gửi hình cho UPI, số 5 PDP, nhà Gấu số 29 NBK, thế là cùng một lúc, Gấu cầy ba "job", chuyên viên Bưu Điện [trưởng ca], chuyên viên gửi hình Radiophoto cho UPI, và dịch giả.
Vậy mà cũng không đủ sở hụi.
Khủng khiếp thật!
*
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác.
Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận. Tất cả những cái đó thì đó là số phận riêng. Tốt nhất là thôi cứ để nó có số phận của nó.
DTQ
Gấu bỗng nhớ trường hợp Paul Celan. Quê hương của ông, mẹ của ông, kẻ thù giết mẹ ông, tất cả là một. Thơ của ông, làm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của ông, cũng là ngôn ngữ của kẻ thù.
Trường hợp bài Quê Hương, bị lợi dụng, thì có hơi giống trường hợp Kim Phúc, cô gái bị ăn bom napan. Kim Phúc đã phản ứng ra sao, cả thế giới đều biết.
Nên nhớ, chỉ đến khi nhà nước đổi cách gọi, phản quốc thành Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm, thì bài thơ mới bắt đầu vào vai. Và thi sĩ lúc đó mới thực sự nổi tiếng, làm sao mà nói nằm ngoài ý muốn của tác giả được?
Nếu đúng vào thời điểm đó, thi sĩ lên tiếng, câu chót đếch phải của tớ, thì mới bảnh, đằng này lập lờ, để đến lúc hết cả răng rồi, mới phều phào, thì chán quá!
Về cái chuyện "nằm ngoài ý muốn", áp dụng vào bài thơ "Tẩu Khúc của Thần Chết", của Celan mới ghê!
Bởi thế Auden mới phán, thi sĩ đâu có trách nhiệm khi thơ của mình bị người đời đem ra làm trò phù thuỷ.

Và mẹ có đau khổ không, mẹ ơi,
như mẹ đã từng đau khổ, ôi chao, một lần ở quê nhà,
Sự dịu dàng, tiếng nói Đức, điệu ru đau buồn đó.

Bạch Dương lá trắng trong đêm
Tóc mẹ tôi chẳng bao giờ bạc...
Vòng sao, cây cuộn vòng vàng
Trái tim mẹ tôi bị cắt bằng dây chì.
Cửa sồi kia, ai ép mi kẽo kẹt
Mẹ dịu hiền của tôi chẳng thể trở về.
Paul Celan
Gấy này sợ rằng,
bà mẹ Việt cũng khốn khổ chẳng thua gì bà mẹ [Đức] của Paul Celan.
Có thể vì lý do này là Đỗ thi sĩ đành phải lên tiếng, "câu thơ đó không phải của tao", chăng?
*
"Đôi khi thiên tài này trở nên âm u, và chìm vào cái giếng chua cay là trái tim của mình."
Trong những năm tháng muộn màng cuối đời, Celan rất cô đơn, và suy sụp. Khi được trao tặng giải thưởng Bremen Prize cho thơ của ông vào năm 1958, ông tỏ ra thực tình biết ơn, nhưng bài cảm tạ của ông cho thính giả thấy Denken và Danken- suy nghĩ và cám ơn, vốn từ cùng một nguồn - hai tiếng này nhắc nhở chúng ta tới "những kẻ khác" cũng nói cùng "ngôn ngữ của chúng ta", một mỉa mai cay đắng của một người Do thái thời kỳ hậu-chiến tại Đức.
*
Mít chúng ta cũng có 'những kẻ khác': Những tên Yankee mũi tẹt!


Who Killed Anna Politkovskaya?
Ai giết Anna Politkovskaya?

At the time of his death, Shchekochikhin was investigating allegations that the FSB (successor to the KGB) was behind the 1999 apartment bombings in Russia, in which more than three hundred people were killed. Blamed on Chechens, the bombings served as a pretext for the Kremlin to invade Chechnya.
[Thời gian bị giết, S. điều tra FSB [thừa kế KGB] đứng phía sau những cú dội bom nhà dân chúng, tại Russia, vào năm 1999 của Kremlin, để có cớ xâm lăng Chechnya].

Politkovskaya faced the possibility of death with her characteristic stoicism: “They say that if you talk about a disaster you can cause it to happen. That is why I never say aloud what I am most afraid of. Just so it won’t happen,”…
"Người ta nói, nếu bạn nói về một thảm họa, là bạn có thể khiến cho nó xẩy ra, thành ra tôi chẳng bao giờ la lớn lên, điều mà tôi sợ nhất. Để cho nó đừng xẩy ra."


Biết rồi.. xú nha đầu!
Thảo Trường


Góp chuyện hậu hiện đại
Từ "hậu hiện đại" (postmodern) xuất hiện lần đầu trong cuốn Hoàn cảnh Hậu hiện đại (La Condition Postmoderne)
TL
Cuốn này PXN dịch. Trên blog Nguyên Đầu Bạc, anh "chỉnh" TL, về chuyện gốc gác từ postmodern.
Nhưng "condition" có lẽ nên dịch là "điều kiện", vì nó dính dáng tới "legitimation", như trích dẫn sau đây cho thấy:
In The Postmodern Condition: A Report on Knowledge, viewed by some as the "bible" of the postmodernism movement, Jean François Lyotard analyzes how the legitimation of knowledge has changed in the computerized societies. Nguồn
Cuốn này, tác giả thú nhận, ông viết ẩu, theo kiểu má lỡ lấy tiền rồi, miễn xong một show, và chôm tứ lung tung, (coi Wikipedia), nhưng thiên hạ khen um lên, đành chịu thua!


Nobel 2008


Why Rowan Williams is the best man for the job – of appreciating the greatness of Dostoevsky

La Chine, machine à laver les cerveaux


Politkovskaya faced the possibility of death with her characteristic stoicism: “They say that if you talk about a disaster you can cause it to happen. That is why I never say aloud what I am most afraid of. Just so it won’t happen,”…
"Người ta nói, nếu bạn nói về một thảm họa, là bạn có thể khiến cho nó xẩy ra, thành ra tôi chẳng bao giờ la lớn lên, điều mà tôi sợ nhất. Để cho nó đừng xẩy ra."
*
Ui chao, đúng là tình trạng Gấu những ngày thằng em trai sắp chết. Đến khi nó chết, Gấu vẫn không tin, theo cái kiểu, vẫn muốn vặc lại Lão Tặc Thiên: Tao đâu có la lớn lên đâu, mà tại sao em tao chết?


Tại anh tại ả?
Nỗi buồn quốc tịch
Trong những nỗi buồn quốc tịch Đỗ Kh khui ra, thiếu, tất nhiên, bởi làm sao đủ cho được, đa số liên quan tới Mẽo, và vì liên quan đến Mẽo, Gấu xin được bổ sung một vài trường hợp, cũng khá nổi cộm. Một, là của tay chê vị TGM Kiệt không còn chút sáng suốt. Tay này, do đệ tử PXA, [muốn biết rõ, xin đọc Một ngàn giọt lệ rơi, của Đặng Mỹ Dung], nên bị Mỹ gọi là “VC mole”, cấm vô Mẽo. Và của Milosz, thi sĩ Ba Lan, Nobel văn chương, bị Mỹ gọi là “Soviet mole”. [Milosz’s ABC’s; entry: American Visa]. Sau khi ông được Nobel, thì lại được Reagan mời vô Bạch Ốc dùng cơm, và tặng mề đay vì những đóng góp cho văn hóa Mẽo.

Trong các tác phẩm viết về chiến tranh, thường nhân vật chính là “ta” đều rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật, nhưng “địch” thì mờ nhạt hoặc theo công thức : độc ác, tham lam, trác táng, ngu dốt…Anh có nghĩ đó chính là thất bại của tác phẩm viết về chiến tranh?
 Đồng ý.....  Cái tư duy “địch” là phải xấu, tôi nghĩ nên thay đổi, vì nếu thế thì ta có thắng cũng chỉ thắng một kẻ tầm thường, còn gì vinh quang?
Nguồn
No Còm!

Khi gặp BHD, cô bé 11 tuổi, cũng là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư, nhưng đã lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những gì gì, người nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm với chiếc răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử chẳng có mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp, mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.