*

Diary
















*

Chú Tiểu Richie


Vietnam.net "chơi" một bản dịch của Tin Văn.
Cám ơn. NQT
Thưa đây:
Kertesz: Diễn văn Nobel


“Khi tôi 20” bị Nhà nước VC cấm đem đi đấm nước người, tại Liên Hoan Phim tại Venise.
Nguồn
Đời gọi em biết bao lần!
“Khi tôi hai mươi” của đạo diễn Phan Dang Di 32 tuổi, thuật câu chuyện tình hơi đặc biệt trong một Việt Nam hiện đại, của một cặp trẻ, cô gái làm gái, bạn trai biết, để sống và nuôi sống bà của cô.“Hình ảnh mà cô gái chuyển tải, cách sống của cô, những hành xử của cô thì đi ngược lại phong tục, tập quán, truyền thống của người Việt”, Trùm điện ảnh VC tuyên bố, khi cấm đem phim đi đấm xứ người. Phim thực hiện cách đây hai năm. Và đã được kiểm duyệt, khi đó. Thấy giá trị kỹ thuật của phim, chế độ CS cho phép chiếu hạn chế trong giới nhà nghề và sinh viên, đếch cho chiếu tại rạp. Nhưng trong LHP Cannes vừa qua, tay đạo diễn mang cô gái điếm của mình tới  trình diện mong kiếm Mạnh Thường Quân tài trợ chơi một phim dài hơi, và đám sành điệu ở đây ngửi ra liền.
Lần này, tay đạo diễn đồng ý “thiến” cô gái, ở những xen nhạy cảm, để cầu may thêm một lần nữa. Vô ích, Trùm VC phán, “nội dung còn nguyên xi”.
Trần Anh Hùng, nhà đạo diễn Việt Pháp nổi tiếng, người vừa được Murakami chọn mặt gửi vàng, tác giả những cuốn phim hách xì xằng như Xích lô, Mùa hè thẳng đứng, Mùi đu đủ xanh, tuyên bố, chỉ có mấy thằng ngu mới coi những xen “nhạy cảm” đó là “thô bỉ”. “Nhạy cảm”, theo ông, tiếng Tây kêu là “grande sensualité”: Có một sự quyến rũ, một sự khả ái không thể tưởng được, ở trong những nhân vật, và trong cách quay phim”. Tay đạo diễn Phan Dang Di phán, giả như phải làm lại phim, tôi sẽ làm lại y chang.
Theo Hélène Favier
Note:Tin giờ chót, Ban Tổ Chức LHP Venice OK chiếu, đếch thèm biết đến Trùm VC là thằng củ xê nào!
*

Đi về đâu hỡi em,
Khi trong lòng không chút nắng?
TCS
Thì đi dự LHP Venice chứ đi đâu!
Voir Venise et mourir!
Đi Venise rồi về chết với VC!


'Bứt phá ngoạn mục'

Trong bài điểm sách giữa tháng Tám, nhà phê bình Vũ Nho cho hay đây là dự án “dồn hết tâm lực của một đời cầm bút” của người từng đoạt giải thưởng Hội nhà văn với cuốn Thuỷ hoả đạo tặc (1997).
Ông khen cuốn sách là “một bứt phá mới ngoạn mục” và nó “sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt”.
Trong khi đó, người ký tên Phương Ngọc viết trên báo mạng Vietimes ngày 24 tháng Tám:
“Chỉ chấm phá thêm đôi nét nhưng cũng đủ để khép lại một giai đoạn văn học vết thương về Cải cách ruộng đất, mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại.”
Tác giả khen tiếp: “Lần đầu tiên trong văn chương đương đại, sự kiện Nhân văn giai phẩm và cuộc đấu tranh với bè lũ Xét lại hiện đại, cũng như cuộc vượt biển di tản của gần hai triệu người, được nhà văn đề cập đến với cái nhìn điềm tĩnh và xa xót của một người có đủ độ lùi thời gian để phân tích, lý giải, đặng trả lại cho những nhân vật trong cuộc bức chân dung thật của họ”.
Nhưng sau khi sách bị thu hồi, bài này đã biến mất trên trang mạng tờ báo trực thuộc VietNamNet.
Tiểu thuyết Thời của thánh thần được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.
Thông tin trong sách ghi người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám đốc Trung Trung Đỉnh, chịu trách nhiệm bản thảo, ông Nguyễn Khắc Trường.

Người biên tập cuốn sách là nhà văn Tạ Duy Anh, bản thân từng viết tiểu thuyết cũng bị thu hồi năm 2002, "Đi tìm nhân vật".
Ông Hoàng Minh Tường, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh năm 1948 ở Hà Tây, tốt nghiệp cử nhân Địa lý.
Nguồn

Note: Cùng dân Sơn Tây với Gấu. Thú thật! Tay nào điểm cũng bảnh thật!


No single imagination can truly own a city, so when we speak of Proust’s Paris , Joyce’s Dublin , Musil’s Vienna and Lawrence Durrell’s Alexandria , we are really clearing a space in our minds where specific happenings and feelings may be identified and reconvened. It is these novelists’ pressing need to set their narratives down in some palpable place, almost as aliens colonizing a territory, rather than a compulsion to celebrate their country or fictionalize an already famous vicinity that leads to their iconic inventions. Nguồn
K dịch giùm, Tks. NQT
Không một đầu óc tưởng tượng nào, một mình nó, có thể thực sự sở hữu một thành phố đâu, bởi thế khi chúng ta nói đến Paris của Proust, Dublin của Joyce, Vienna của Musil và Alexandria của Lawrence Durrell, là chúng ta đã dọn sạch một chỗ trống trong trí óc chúng ta sẵn sàng để cho những sự kiện và cảm xúc đặc thù nào đó được nhận diện và gom góp lại . Chính vì sự cần thiết phải sắp đặt những tình tiết chuyện kể của các nhà văn này vào một nơi chốn có thể chạm tay tới được, gần như theo kiểu ngoại nhân tìm cách chiếm hữu một vùng đất nào đó làm thuộc địa, hơn là ý hướng thăng hoa đất nước mình, hoặc  tiểu thuyết hóa một khu vực đã nổi tiếng sẵn, đã dẫn dắt họ đến những sáng tạo đầy biểu tượng.
Tks
Cau nay hay qua, ma kho dich qua
Nhat la khuc sau.
Tks again
NQT
TB: Đang chạy nước rút với Istanbul. NQT

Hà-nội chết theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành, là tiếng khóc chào đời. Đó còn là nỗi sợ hãi đời sống, và mong muốn có một người cùng chia sẻ. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh buốt. Hình như bằng những xôn xao, những mơ hồ như vậy tôi viết cho Lan Hương những dòng cuối cùng: "Anh không sợ chúng ta không yêu thương nhau nhưng chỉ sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".
Note: Câu văn trên, và cả cái truyện,
Lần Cuối Sài Gòn được viết tại Trại tị nạn Thái Lan, cc 1989-90.
Khi tờ LV ở Canada vô được Trại Cấm, một anh nhóc, đọc câu chót, phán, khủng khiếp quá!
"Anh không sợ chúng ta không yêu thương nhau nhưng chỉ sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".
Xạo hết chỗ nói, tới cỡ đó, mà vẫn mất em như thường!

*

.. một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng...  vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme” Thời Gian

Bài trên TLS, số 22 & 29 Tháng Tám, 2008, “Những tân thánh kinh”, Karl Orend điểm một số sách mới ra lò về Miller, đưa ra câu hỏi, nếu ông ta là sư phụ của...  PCT, thì sư phụ của ông ta là ai ? Và nếu những xen làm tình ở trong những tác phẩm của ông, thì cũng giống như những phép lạ của Chúa Ky Tô, ông là tín hữu Ky Tô, hay đệ tử của Phật ?
Cuốn “Sự tạo thành một thần tượng phản văn hóa”, của Maria Bloshteyn [Nhà xb Toronto Press, 262 trang, 60 US], còn có tiểu tít là “Dostoevsky của Henry Miller”, được coi là một thành tựu lớn lao, quan trọng trong trường văn chương so sánh. Nữ tác giả này thật liều cùng mình [It requires courage], khi coi một tác giả ở ngoài luồng đối với định chế văn chương Mẽo, tức Miller, là đề tài, và nghiên cứu, tìm hiểu sự liên hệ với một tiểu thuyết gia được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 19: Dos.
Bloshteyn, thật nghiêm trọng, khi coi Miller "như là một nhà văn". Mục tiêu của bà, là phám phá, khai triển, điều, bằng cách nào ông ta [Miller], Durrell, và Nin, được tạo hứng bởi Dos, về tư tưởng, và về văn phong.
Bạn của Miller, là Karl Wickens, có bà vợ là Beatrice, bà này vặc ông chồng, tại sao anh đối xử với Miller như là bạn quí, mà ngược lại, ông ta đếch coi anh là cái thứ chó gì, ông chồng nghiêm trang trả lời vợ: Anh tin rằng Miller sẽ là một Dostoevsky của Mẽo [Gấu bỗng tự hỏi, tại sao PCT không là một Dos của Mít?].
Bloshteyn chứng tỏ, cả ba đều đọc sai Dos, vì dụng ý của riêng họ. [Bloshteyn shows how Miller, Durrell and Nin all ‘misread’ Dos in line with their own bias and needs]
*
Hai bài viết, một, điểm những cuốn sách mới ra lò liên quan tới bộ ba Miller, người tình, Nin, và bạn, Durrell, và một, giới thiệu ấn bản mới nhất sắp ra lò của Tứ Khúc Alexandria, đều tuyệt. Tin Văn làm link và scan, hy vọng sẽ có dịp chuyển ngữ hầu độc giả.
Tứ Khúc Alexandria

Two poems from his Alexandrian period are keys to the Alexandrian tetralogy: “On First Looking into Loeb’s Horace” and “Alexandria”. The second of these is really a poem against the city, or more correctly a lament by an exile from Europe reacting to the place of his confinement; it ends sadly and lyrically.
So we, learning to suffer and not condemn
Can only wish you this great pure wind
Condemned by Greece, and turning like a helm
Inland where it smokes the fires of men,
Spins weathercocks on farms or catches
The lovers at their quarrels in the sheets;
Or as a walker in the darkness might,
Knocks and disturbs the artist at his papers
Up there alone, upon the alps of night.
It was on these very “alps of night” that Durrell was to analyse the lives and actions of his people, often encountered as walkers in the darkness, and fit them into an uncertain world, like insects caught in amber.


Lần trò chuyện cuối cùng với Mai Thảo

Little Saigon,
Nghiêm, Thảo Trường, và tôi

Thảo Trường: Phải luôn luôn nhớ rằng...
Theo một nghĩa chung, và rất đỗi thiêng liêng, tên gọi Little Saigon có, ngay sau khi thành phố mất.
            Nhưng xét về mặt tầm nguyên học, Nghiêm (1), ông bạn tôi, là người thực sự khai sinh ra nó.
            Anh đi ngay hồi 1975, do phút chót gặp may. Ở lại chắc "chết": ông thân anh mất năm 1954 ("có thể có bàn tay CS, nhưng không phải thủ tiêu", như Nghiêm xác nhận với tôi).
Tôi nói đùa:
-Tớ với cậu như vậy là hai kẻ thù.
Thấy anh tỏ vẻ ngạc nhiên, tôi giải thích:
-Ông già tớ bị "Đảng" của cậu thủ tiêu.
Thấy anh có vẻ lúng túng, tôi "hoà giải":
-Nhưng ông anh rể tớ (2) là người cùng phe với cậu. Vậy kể như huề.
Nhưng "huề" làm sao được cơ chứ!
Bởi vì "hai đứa tôi" nếu không kẻ thù, thì cũng là địch thủ.
Môn chơi: cờ tướng.
Trong những ngày ở Cali, buổi sáng tôi thường ghé cà-phê Diễm, ngồi chầu rìa chờ tới  phiên mình trong cái hội cờ tướng ở đây.  Nghiêm lúc này có bổn phận đưa bà xã tới tiệm. Tới trưa, anh tới đó, nếu còn thời giờ, hai đứa lai rai một hai bàn, rồi tôi theo anh lên trường đua. Đây mới là thú vui của riêng anh.
            Vốn là một giáo sư Anh văn, chân ướt chân ráo nơi xứ người, anh đã lo giúp đỡ đồng hương, gầy dựng cộng đồng. Cái tên Little Saigon, là do anh chọn, khi hoàn tất thủ tục ghi danh (registration form) tham dự Đại Hội Giáo Dục Việt Mỹ, sau đó được in trong Chương Trình Đại Hội (Program), năm 1984.
Loay hoay với mẫu ghi danh, anh suy nghĩ: Little Vietnam, ồ không được (2), nhưng tại sao không là Little Saigon nhỉ...
            Chính thức xuất hiện sau đó, là khi Sở Lục Lộ Hoa-kỳ, theo nhu cầu phát triển Quận Cam, đã cho xuất hiện những tấm bảng chỉ đường. Bạn chạy trên xa lộ Cali, nếu thấy biển đề Exit: Little Saigon, xin hãy nhớ một điều, ông bạn Nghiêm của tôi là người đầu tiên viết ra hai chữ thân thương đó: Little Saigon.
            Tôi gặp Nghiêm, và sau đó gặp Thảo Trường ở "văn phòng" của anh, một Car Wash của con trai, sang Mỹ từ 1975.
Tại Little Saigon, lẽ dĩ nhiên.
Như thể Nghiêm, Thảo Trường và tôi đã có hẹn gặp lại, từ thuở còn Sài-gòn.
            Anh kể chuyện "ngày xưa": Bữa đó, mình đưa mấy mẹ con đi trước, tính đi chuyến sau. Thế là dính luôn 8 năm tù Bắc, 9 năm tù Nam.
Tếu thật, tôi vẫn nghi, anh chàng này rồi khổ với tính tếu: Nếu không tếu, không viết nổi Bà Phi, rồi bị sếp hành lên hành xuống, do có kẻ "mét": Thằng đó nó tả "Quí Phu Nhân" đấy, cho nó xuống hầm P.48 (4) đi!
Nếu không bị tính tếu xúi dại, đã đi cùng vợ con...
            Kể ra nói chuyện ngày xưa lúc này là quá hợp: Little Saigon đang ngợp một mầu cờ, nhân vụ Trần Trường.
            Quên không nói cho các bạn biết, cà phê Diễm ở ngay sát cạnh tiệm Hi-Tech của Trần Trường, và cái hội cờ tướng ở đây đa số thành viên đều cựu quân nhân, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Họ vừa đánh cờ vừa có nhiệm vụ "điều nghiên" chiến trường: vào những lúc chúng tôi đang say sưa trên mặt trận cờ, "mặt trận Miền Nam Cali" ở bên ngoài tiệm cà phê vẫn yên tĩnh! Nhưng chỉ cần một dấu hiệu nho nhỏ từ phía Hi-Tech lọt vô, là tất cả ùa ra hết bên ngoài. Đây cũng là nơi được cảnh sát "chiếu cố" nhiều nhất, để ghi giấy phạt: hút thuốc lá trong tiệm.
            Trước 1975, Thảo Trường thuộc loại đàn anh của tôi. Anh có tên trong tờ Sáng Tạo, nhưng theo "một nghĩa nào đó", anh chẳng mắc mớ gì với chủ trương "đạp đổ", làm cách mạng văn học của nhóm này. Tôi vẫn không hiểu được tại sao anh có mặt "ở đó"?
            Bởi vì truyện ngắn của Thảo Trường "hiền khô", lại không "mới". Cái cũ "nhất" ở anh, là kỹ thuật truyện ngắn. Thứ truyện ngắn không nhắm vào tiểu sảo, không mà mắt người đọc với những kỹ thuật mượn từ độc thoại nội tâm, điện ảnh... vốn rất được ưa chuộng hồi đó, kể luôn cả chuyện, cho nhân vật tuôn ra đủ thứ tư tưởng, hoặc ăn nói theo kiểu ba phải (nghĩa là lạm dụng nghịch lý, ra cái điều thông thái: Đời chẳng đáng gì nhưng đâu có gì đáng (như) đời, la vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie, André Malraux).
Ngay hồi đầu đọc anh, tôi đã ngạc nhiên, anh cứ một mình đi một đường, an nhiên tự tại, thong dong mà viết.
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục. Đá Mục, cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh, xuất bản ở hải ngoại (nhà xb Đồng Tháp 1998) cho thấy điều này. Như thể Sáng Tạo hô hào lật đổ, là để sửa soạn cho giai đoạn hậu-Sáng Tạo: giai đoạn Đá Mục.
Theo nghĩa đó, Thảo Trường là người "đại diện độc nhất", của dòng văn chương vốn nổi tiếng là "bí hiểm, hũ nút" này.
Câu chuyện hình như chỉ có hai nhân vật. Và ba đoạn đời. Người ta có thể dựng một cuốn phim chỉ với những tình tiết "đơn giản" như vậy: Tên của cuộc chiến: Đá Mục.
Đoạn đầu: Anh chuẩn uý mới ra trường, trấn một đồn biên. Đệ tử, một anh lính truyền tin, có vẻ khôn hơn thầy, và như mang dáng dấp anh nông dân Ivan  của Solzhenitsyn.
Đoạn hai: Họ gặp lại nhau trong trại tù.
Đoạn ba: Anh sĩ quan, sau 17 năm tù, tái ngộ vợ con, và đệ tử tại xứ người.
Và đây là "thông điệp" của Thảo Trường: Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả (Đá Mục).
Và đây là quang cảnh trận đánh cuối thế kỷ, qua miêu tả của Thảo Trường:
Trận chiến diễn ra trên đường Bolsa, thành phố Westminster. Một bên là Việt Cộng rất thủ đoạn nhưng có lực lượng cảnh binh sắc phục đẹp và oai phong nhất thế giới, trang bị bằng những khí cụ hiện đại tối tân cũng nhất thế giới, hộ tống. Một bên là dân di cư chạy loạn, nạn nhân của Việt Cộng...
Mẹ cháu cũng bị bắt trong nhấp nháy.... Và cháu cũng bị bắt dẫn đi. Cháu vẫn nằm trong nôi.... Cháu trở thành tù binh... Một thứ tù binh của hòa bình... Trận đánh cuối thế kỷ.
(Người tù binh nằm trong nôi).

"Có một bản thảo đưa ông đem về mà cũng đánh mất, đòi gửi tờ khác thì tôi gửi đây (Người tù binh nằm trong nôi)... tôi kèm thêm một ít trang bản thảo tập truyện sắp in, ông đọc đỡ buồn!
Tôi không hiểu sao các ông lại không ở "Saigon" này mà đi tuốt luốt sang mãi "Tây Ninh, Đồng Tháp" xa xôi chi vậy để rồi thỉnh thoảng lại phải "về phép" tốn tiền tốn sức. Sang "Saigon" này mà ở cho nó tiện việc ra quán cà phê cà pháo mỗi ngày. Xin gửi lời kính thăm quí bằng hữu ở bên đó.
Nói vậy chứ ở đây cũng chán bỏ mẹ!"
(Thảo Trường, trích thư riêng).
Người giới thiệu tờ báo Sáng Tạo với tôi, là Nguyễn Hải Hà, bạn học trường Hồng Lạc, của thầy Đoàn Viết Lưu, khi thầy mở lớp tư đầu tiên, tại một căn phố ở đường Sương Nguyệt Anh, gần vườn Bờ-Rô, Sài-gòn. Chỉ là một lớp dậy hè, cho chương trình lớp Đệ Tam cho những học sinh đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp kỳ thứ nhất. Học xong hè nhẩy lên lớp Đệ Nhị, cuối năm thi Tú Tài I.
Tôi không có trong số này, vì thi rớt kỳ I.
(Tất cả những bạn bè còn lại của lớp học xa xưa đó, hiện nay đều ở Little Sài-gòn, nhờ chiến dịch H.O.
 Tôi gặp lại Lãng, và anh cho biết đã qua những đêm biểu tình ở trước tiệm Hi-Tech. Đúng là số mệnh "kỳ cục": tôi cũng ở trong số đó. Như vậy là cả hai, sau lần biểu tình thứ nhất trong đời, tại khách sạn Majestic ở Sài-gòn, khi còn là con nít mới lớn, mấy chục năm sau, đã già, hai đứa lại đi biểu tình, ở nơi xứ người!)
Nguyễn Quốc Trụ
Chú thích:
(1) Nghiêm là tên bịa, vì chưa được phép của tác giả.
(2) Ồ không được: Một cái tên như Little Vietnam, theo anh, không mang tính lịch sử, như là nguyên nhân sự ra đời của khu Little Saigon ở Mỹ, và sau này, ở nhiều nơi trên thế giới.
(3) Ông anh rể: ký giả Hiếu Chân, mất tại khám Chí Hòa, lúc đầu có tin tự tử, nhưng bạn tù sau này cho biết, anh mất vì cao áp.
(4) Thảo Trường trước 1975, là sĩ quan VNCH, nơi anh làm việc: cục số 8 An Ninh Quân Đội, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng không xa Sở Thú. "Thiên hạ" đồn: ở đó có hầm nhốt người.
Note: Ấn bản này, mới kiếm thấy. NQT


Một thời để yêu, để hát, và để chết

Dọn

Ghi chú về lưu vong

Error is the risk which awaits the poet... Error means wandering, the inability to abide and stay. For where the wanderer is, the conditions of a definitive here and now are lacking.... The wanderer's country is not truth, but exile; he lives outside, on the other side which is by no means a beyond, rather the contrary. He remains separated, where the deep of dissimulation, that elemental obscurity through which no way can be made and which because of that makes its awful way through him (Blanchot).
Sai sót là rủi ro đợi chờ nhà thơ… Sai sót có nghĩa lang thang, không thể trụ lại ở một chỗ. Lang thang có nghĩa là, “cái ở đây, cái bây giờ chung quyết không thể có” [như Mít nói, “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” chăng?]…. Xứ sở của một kẻ lang thang không phải là sự thực mà là lưu vong….
Blanchot
Xứ sở kẻ lang thang thì không phải là sự thực mà là luư vong: Tuyệt! NQT
When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, outside, far from home; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông là “Lưu vong”, Blanchot nói, “ông ta đặt tên cho thân phận thơ… Bài thơ là lưu vong, và nhà thơ, kẻ thuộc về bài thơ, thuộc về sự không thoải mái của lưu vong.
*

Xa quê, nhớ nhà.
Christine Brooke-Rose, trong bài viết Exsul, được in trong cuốn Lưu Vong và Sáng Tạo [Exile and Creativity, nhà xb Duke University, 1998], kể về thời thơ ấu của bà, tại Brussels. Được nuôi dưỡng trong khí hậu nhị-ngôn, Pháp-Anh, bà cứ nghĩ, exile  là ex-ile, nghĩa là do chữ “đảo”, ile, tiếng Pháp, mà ra. Bà chắc chắn như vậy, không phải vì Quần Đảo Anh, là chốn bà con họ hàng nơi thường xuyên lui tới của bà, nhưng còn vì, đối với một đứa trẻ, những hòn đảo thật diệu kỳ: nào là Đảo Kho Tàng, Đảo Lỗ-bình-sơn, miền đất không bao giờ-không bao giờ của Peter Pan (Peter Pan’s never-never land)... Lưu vong như thế có nghĩa là một ốc đảo cô đơn, một nơi chốn mà đứa trẻ, với cuốn sách, tập làm quen với nỗi cô đơn, thèm được ở mãi trong đó, và sẽ hết sức bực dọc nếu bị đuổi ra...
Nhưng không phải vậy.
Exile  (La-tinh exilium, trước đó exsilium; exul, exsul, một người bị bỏ, bị biếm), từ lâu vốn được coi như liên hệ với solum, đất (soil), nhưng bây giờ (coi tự điển La-tinh, E.A. Andrews biên soạn, nhà xb Harper, 1987), gốc rễ của nó là sal, tiếng Sankrit sar (đi, to go), L. saline/saltare;  và L. exsilio có nghĩa là ‘nhẩy lên’ (spring from). Nhưng sau đó, trong tiếng Pháp Cổ, exilier  hay essilier có nghĩa là ‘to ravage’, ‘to devastate’, dây mơ rễ má của nó còn nhận thấy qua từ exterminate, nghĩa đen là ‘vượt quá biên cương, bờ luỹ’.
Thành thử ngoài nỗi đau khổ vì bị biếm, còn chuyện lao tới một cuộc đời mới, vượt ra khỏi những lũy tre làng thân quen (vượt ra khỏi những biên cương của một cái đảo tự mình tạo ra cho chính mình). Thí dụ như, “Ý đại lợi, thiên đàng của lưu đầy”, Shelly viết, năm 1818.
Đây là nghĩa “đẹp” của nó.
Còn nghĩa ‘đau thương’ thê thảm của nó, thì có,  thí dụ như, lời nói chót của Đức Giáo Hoàng Gregory VII: “Tôi yêu sự chính trực, điều phải, thù ghét sự bất công, cho nên tôi phải chết trong lưu đầy.”
Vẫn theo tác giả, ngày nay, không một nhà văn nào thực sự xứng đáng là một lưu đầy xứ người, so với những chính trị gia. Nhưng bởi vì là nhà văn, nên họ thường đưa ra được nhiều vấn nạn hơn là những khuôn mặt chính trị. Và được kể là những khuôn mặt chính trị, theo tác giả, có những thường nhân, thí dụ như một người nướng bánh, một ông thợ mộc... 

Như đoạn viết trên cho thấy, ngày nay, nhà văn thua nhà chính trị, nếu nói về lưu vong. Những nhà văn đi về cùng một nghĩa như nhau, lại càng thua những nhà chính trị, nhất là những ông, sau khi cho in sách một cách rất ư là tự do, bèn đưa sách về nhà để xin được kiểm duyệt.
Thành thử, nhà văn thua thường dân xa, bởi vì thường dân, vẫn còn coi họ là lưu vong, hơn cả nhà văn, như trong bài viết trên cho thấy.
Tôi đã hân hạnh được quen một ông, một vị bác sĩ. Ông già của ông, ở Việt Nam, nằm hấp hối ở bệnh viện. Ông về, suốt thời gian, ở bên giường bệnh của ông cụ, ở bệnh viện, sau đó, ở bên quan tài của ông cụ, khi ông cụ mất. Đưa ông cụ về với đất, là ông đi trở ra ngoài này liền. Ông nói, tôi muốn làm khác đi, cũng không được.

Theo tôi, ông bạn của tôi được hưởng cả hai cái sướng, của cả hai câu ở trên, một, “Ý đại lợi, thiên đàng của lưu đầy”, của Shelly viết, năm 1818, và một, “Tôi yêu sự chính trực, điều phải, thù ghét sự bất công, cho nên tôi phải chết trong lưu đầy”.


Không phải niềm vui lớn

Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
Nguồn
Khó hiểu thực. Tại sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng viết càng nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT


Nỗi buồn Istanbul
Những ống khói tầu mệt lả

Flaubert ở Istanbul: Đông, Tây và Giang Mai. 

Tháng Mười 1850, bẩy năm sau chuyến đi Istanbul của Nerval, Gustave Flaubert tới thành phố cùng với người bạn nhiếp ảnh viên, nhà văn, là Maxime du Camp, và một trường hợp giang mai  mà Flaubert vừa mới dính phải ở Beirut.
Flaubert ở Istanbul năm tuần lễ, và mặc dù, từ Athens, ông viết thư cho Louis Bouilhet về Istanbul, “Ai mà đến đó thì cũng phải ở ít lắm là sáu tháng”, nhưng chúng ta cũng đừng coi quá coi trọng lời phát biểu chắc nịch của ông, bởi vì Flaubert, vào thời gian này, nhớ đến phát điên tất cả mọi thứ mà ông để lại ở đằng sau ông. Trong những thư từ, ngay đầu thư là cái tên Constantinople, rồi tới ngày tháng và sau đó, ông cho biết, những điều mà ông nhớ nhiều nhất, kể từ khi lên đường du lịch, là căn nhà của mình ở Rouen, sự nghiên cứu của ông, bà mẹ yêu quí đã khóc rất nhiều khi ông lên đường, và, ông chỉ mong trở về nhà liền, khi có thể.
Dò theo lộ trình chúng ta thấy Flaubert đã tới Istanbul qua ngả Cairo, JerusalemLebanon. Cũng như Nerval, ông trở nên mệt mỏi vì sự xấu xí đáng sợ, vẻ Đông phương xa lạ thần bí qua những hình ảnh mà ông nhìn thấy. Thực tại trước mắt còn quái dị hơn, so với những điều mà ông tưởng tượng ra, hoặc thấy chúng xuất hiện, ở trong những giấc mơ. Nói tóm lại, ông chẳng thấy thích thú gì ở Istanbul. (Theo như chương trình du ngoạn lúc thoạt đầu, ông tính ở đó ba tháng). Sự thực, Istanbul không phải là Đông phương mà ông tìm kiếm. Trong một bức thư khác gửi cho Louis Bouilhet, ông nhớ lại chuyến du ngoạn của Lord Byron qua vùng phía Tây Anatolia, và để trí tưởng tượng của ông bay nhẩy khi nhìn thấy “Đông phương Thổ nhĩ kỳ, Đông phương của những cây kiếm cong, của trang phục kiểu Albania, và những cửa sổ có lưới nhìn ra biển xanh”; Flaubert nghĩ, ông mê một Đông phương khác, “một Đông phương bị nung nướng của Beduin và sa mạc, những chiều sâu đỏ chót của Phi Châu, cá sấu, lạc đà và hươu cao cổ”.
Trong tất cả những nơi chốn mà ông nhà văn Tây hai muơi chin tuổi đã nhìn thấy trong chuyến đi Đông phương, Ai Cập đúng là nơi đã đốt cháy trí tưởng tượng của ông, và nó sẽ đốt cháy như vậy, suốt cuộc đời còn lại của ông. Như trong những thư ông gửi cho mẹ và cho Bouilhet, ông giải thích, tâm hồn của ông lúc đó là về tương lai, và về những cuốn sách ông hy vọng sẽ viết ra được (Trong những cuốn sách tưởng tượng đó, có một cuốn tiểu thuyết tên là “Harel Bey”, trong đó, một người Tây phương văn minh và một tay Đông phương man rợ dần dần giống như nhau, và sau cùng đổi chỗ cho nhau). Từ những gì ông viết cho bà mẹ, rõ ràng là, tất cả những thành tố sau đó làm nên huyền thoại Flaubert - từ chối bất cứ một cái gì khác, ngoại trừ nghệ thuật, chán ghét cuộc sống trưởng giả, hôn nhân, và thế giới của những tay làm ăn, chạy mánh - đều có ở trong đó. Một trăm năm trước khi tôi sinh ra, ông ta đã lang thang trên những đường phố sau này tôi trải qua suốt cuộc đời của tôi ở đó. Một ý nghĩ đến với ông, và sau này, ông ghi lên mặt giấy, và nó trở thành một trong những nguyên lý cơ bản của văn chương hiện đại: “Con chẳng màng chi thế giới, tương lai, những gì mà những người khác nói, an cư lập nghiệp, và ngay cả văn chương nổi tiếng, được người đời biết đến; trong quá khứ, con đã nhiều lần nằm dài, trong nhiều đêm không ngủ, lúc nào cũng mơ tưởng về chúng. Con là như là con là. Đó là tính cách của con.”. (Thư của Flaubert gửi mẹ, 15 Tháng Chạp, 1850, Istanbul).
Tại sao tôi quan tâm quá nhiều tới những du khách Tây phương, tới những gì họ nói về Istanbul, những gì họ đã làm trong những lần viếng thăm thành phố, những gì họ viết cho bà mẹ của họ? Một phần có thể là do, tôi, trong rất nhiều lần, đã tự đồng hóa mình, với một số trong những người đó (Nerval, Flaubert, de Amicis), và – y hệt như một lần tôi đã từng nhập vào họa sĩ Utrillo để vẽ Istanbul - bằng cách rớt vào quỹ đạo, nằm dưới bùa chú, chịu ảnh hưởng của họ, và trong khi cố tìm cách quật ngược lại, cố tìm cách làm thịt thầy, mà tôi rèn luyện được, cái căn cước của riêng mình. Và cũng còn lý do này nữa: rất ít những nhà văn của riêng Istanbul đã dành cho chính thành phố của họ, một niềm quan tâm, và ưu ái, như họ.
Cho dù bạn gọi cái đó là cái chi chi – ý thức dởm, sự kỳ quặc, lố lăng, ý thức hệ lỗi thời - ở trong mỗi cái đầu của đám chúng ta, có, một bản văn nửa đọc được, nửa bí ẩn không đọc được, và nó làm cho cuộc đời của chúng ta, những gì chúng ta làm trong cuộc đời đó, có một ý nghĩa nào đó. Và đối với mỗi một con người như chúng ta, những cư dân của thành phố Istanbul, một phần lớn của bản văn nói trên, là từ bất cứ những gì mà những nhà quan sát người Tây phương nói về chúng ta. Với những người như tôi, những người dân Istanbul, với một chân ở trong mỗi văn hóa, “du khách Tây phương” thì thường xuyên không phải là người thực: người đó có thể là một sự sáng tạo của riêng tôi, một sự lố lắng kỳ quặc của riêng tôi, và quá nữa, có thể là sự phản chiếu của chính tôi! Nhưng, không thể nào tuỳ thuộc vào truyền thống không thôi, như là bản văn của mình, tôi thật biết ơn người ngoại cuộc, kẻ xa lạ kia, người có thể dâng hiến cho tôi một ấn bản bổ túc cho bản văn của tôi – dù bản văn đó là bất thứ cái gì: một mẩu viết, một bức họa, hay là một cuốn phim. Bởi vậy, bất cứ khi nào tôi cảm thấy sự vắng mặt của những con mắt Tây phương, tôi trở thành một kẻ Tây Phương của chính mình.
Istanbul chẳng hề là một thuộc địa của những người Tây phương, những người đã viết, đã vẽ, đã quay phim về nó, và chính vì vậy tôi chẳng bị bối rối khi  những người Tây phương sử dụng quá khứ, lịch sử của tôi trong những kiến tạo của họ về một miền đất lạ lẫm đối với họ. Thực sự, tôi nhận ra những sợ hãi và những giấc mơ của họ thì lạ lẫm đối với tôi – cũng vậy, những sợ hãi và những giấc mơ của chúng tôi thì lạ lẫm đối với họ - và tôi không chỉ nhìn vào họ để vui chơi, để giải trí, hay nhìn thành phố qua con mắt của họ, nhưng mà còn nhập vào cái thế giới được họ tạo lên, và chẳng thiếu một thứ gì ở trong đó, và trở nên thân quen gần gụi y hệt như đây cũng là cái thế giới của chúng tôi. Đặc biệt là, khi đọc những du khách Tây phương của thế kỷ 19 – có lẽ bởi vì họ viết về những điều quen thuộc bằng những từ thật dễ hiểu đối với tôi – tôi nhận ra rằng thành phố “của tôi” không thực sự là của tôi. Y hệt như là khi tôi ngắm nghía dáng vẻ, và những góc cạnh của thành phố thật quen thuộc đối với tôi - từ cầu Galata và Ciganhir, nơi tôi đang viết những dòng này – và cũng vậy, khi tôi nhìn thành phố qua những từ và những hình ảnh của những người Tây phương đã nhìn thấy, trước tôi; những lúc như vậy, tôi phải đối diện với những điều không chắc chắn của riêng mình, về thành phố và vị trí mỏng manh của tôi ở trong đó. Tôi thường xuyên cảm thấy mình trở thành một với một với người du khách Tây phương, cùng với anh ta nhào xuống khối đậm đặc, là cuộc sống, rồi  đo đếm, phân loại, phán đoán, và trong khi làm như vậy, thường chiếm đoạt những giấc mơ của anh ta, để ngay lập tức trở thành khách và chủ của cái nhìn chằm chằm Tây phương. Và trong khi tôi làm tới làm lui, đôi khi tôi nhìn thành phố từ bên trong, và đôi khi từ chẳng đâu, tôi cảm thấy như những lần lang thang trên đường phố, bị tắt nghẹn giữa những luồng tư tưởng trồng chéo, nghịch ngược, trơn trượt, không hoàn toàn tùy thuộc vào nơi chốn này, mà cũng không hoàn toàn thuộc về một nơi chốn nào khác, không hoàn toàn là một kẻ xa lạ. Đó là tình cảnh, tâm trạng mà những người dân thành phố Istanbul cảm nhận trong 150 năm vừa qua.
Cho phép tôi minh họa tình trạng trên đây, bằng một câu chuyện về thằng nhỏ của Flaubert, nó làm khổ ông rất nhiều trong những ngày ông viếng thăm  Istanbul. Trong một lá thư gửi cho Louis Bouilhet, về ngày thứ nhì ông tới Istanbul, vị tác giả xốn xang của chúng ta thú nhận, bẩy vùng bị sưng đỏ lên, ở trên thằng nhỏ của ông do bịnh giang mai, bây giờ chúng tụ lại thành một. “Tội nghiệp thằng nhỏ! Sáng chiều đều phải băng bó cho nó!”, ông viết.
Thoạt đầu, ông nghĩ, mình dính nó từ một em Maronite, hay “có thể, một phu nhân nho nhỏ người Thổ nhĩ kỳ. Thổ hay Ky tô?”, ông hỏi, và vẫn trong giọng điệu nhạo báng như thế, ông tiếp tục, và đưa ra nhận xét, “Vấn đề! Thức ăn của tư tưởng. Đây là một khía cạnh của ‘Nan đề Đông phương’ mà tờ ‘Tạp chí của hai thế giới’ chẳng hề bao giờ mơ tưởng tới!”. Cũng vào khoảng thời gian này, ông cũng viết cho bà mẹ, con sẽ chẳng bao giờ lấy vợ, nhưng quyết định này không liên quan gì tới chuyện ông dính giang mai.
Mặc dù phải chống trả với căn bệnh khiến tóc ông  rụng, đến nỗi bà mẹ nhận không ra ông con, khi ông trở về, nhưng bệnh thì bệnh, ông vẫn mò tới xóm chị em ta ở Istanbul. Tuy nhiên, khi, một trong những dragomen [thông dịch viên, người dẫn đường] vẫn thường đưa du khách Tây phương tới những xóm quen ở khu Galata, người này đưa Flaubert tới một chỗ thật là dơ bẩn, với những người đàn bà thật là xấu xí, ông tỏ ý muốn rời nơi đó liền lập tức. Đúng vào lúc đó, theo như chính ông kể lại, bà chủ nhà bèn đề nghị chính cô con gái của bà ta cho ông khách người Pháp. Một cô gái mười sáu hoặc mười bẩy tuổi, mà theo Flaubert, rất quyến rũ. Nhưng cô gái từ chối đi với ông khách. Những người ở trong nhà đã  bắt cô phải đi – cái vụ này thì người viết đành để quí vị độc giả tự tìm hiểu coi họ đã làm thế nào khiến cô gái xiêu lòng – và khi chỉ còn hai người, cô gái hỏi Flaubert bằng tiếng Ý đại lợi, hãy cho cô kiểm tra thằng nhỏ coi nó có bị bịnh hay không. “Bởi vì thằng nhỏ của tôi vẫn còn vết chai khi nổi hạch, và tôi sợ cô gái nhận ra, thế là tôi từ trên giường nhẩy xuống la lớn, nè cô bé, cách xử sự của cô như vậy là sỉ nhục một bậc văn nhân phong nhã như tôi,” và sau đó, ông rời khỏi nơi đó, Flaubert viết.
Tuy nhiên, vào lúc bắt đầu cuộc du ngoạn, tại một bệnh viện ở Cairo, một vị bác sĩ đã biểu diễn, bằng một cử chỉ ông ra lệnh cho những bệnh nhân tụt quần và trình bầy những vết thương của bịnh giang mai cho những người khách Âu Châu viếng thăm bệnh viện được chứng kiến, và Flaubert đã quan sát chúng thật là chăm chú và ghi chú thật là tỉ mỉ, và nhận xét một cách hài lòng – như ông vẫn thường tỏ ra như vậy khi miêu tả chiều cao, tư thế, và chiếc áo dài của một người lùn tại triều đình, nơi hoàng cung Topkapi Palace – ông lại được chứng kiến một sự lạ lùng, một sự dơ dáy, hay một hiện tượng y học chỉ xẩy ra ở Đông phương. Flaubert tới phiá Đông không chỉ để nhìn những phong cảnh đẹp không thể nào quên được, mà còn hết sức mong muốn, được quan sát những chứng bệnh và những phương pháp, những thực tập y khoa lạ kỳ của nó. Tuy nhiên ông chẳng hề muốn phô ra cho nọi người biết những vết sẹo giang mai của mình, hay những thói quen lạ kỳ của riêng ông. Trong cuốn Chủ nghĩa Đông phương thật sáng chói của mình, Edward Said đã chú trọng đến xen mở ra cuốn sách, tại một bệnh viện ở Cairo, khi phân tích Nerval và Flaubert, nhưng ông quên không nhắc đến mấy xóm chị em ta, nơi bi kịch của họ chấm dứt ở đó; nếu ông làm như vậy thì chí ít, ông cũng ngăn cản những độc giả Istanbul của ông không sử dụng cuốn sách đó để chứng tỏ tình cảm quốc gia, hay để hàm ý, nếu không có Tây phương, Đông phương sẽ tuyệt vời biết mấy. Có lẽ Said bỏ đi đoạn ở xóm chị em ta, bởi vì Istanbul chẳng hề là một thuộc địa của Tây phương, và do đó, không phải là trung tâm điểm của sự quan tâm của ông (Mặc dù những người Thổ nhĩ kỳ quốc gia cho rằng bệnh giang mai lan tràn trên thế giới, là từ Mỹ mà ra, những du khách Tây phương thế kỷ 19 gọi bệnh giang mai bằng cái tên “frengi” (French), do những người Pháp mang tới, và làm lây lan ra những nền văn minh khác. Năm mươi năm sau chuyến viếng thăm của Flaubert, Semsettin Sami, một người Albania, khi cho ra đời cuốn tự điển Thổ nhĩ kỳ đầu tiên, đã giản dị giải thích “frengi tới với chúng ta từ Âu châu”. Nhưng trong cuốn “Từ điển của những ý nghĩ, tư tưởng được chấp nhận” của ông, Flaubert vẫn giữ cái nhìn của ông mà ông có, khi tự hỏi mình, như thế nào, ra làm sao, bằng cách nào ông dính thứ bịnh này, và ai là người đã ban cho mình nhỉ, và không thừa cơ hội mà viện tới một câu tiếu lâm thứ nhì, về Đông-Tây: "Tất cả mọi người, hoặc bằng cách này, hoặc bằng cách khác, đều có thể dính trấu!"
Trong những bức thư mà ông viết với một sự chân thành, và chính xác, bị hấp dẫn bởi tất cả những gì lạ lùng, đáng sợ, dơ dáy, và kỳ cục, ông nói tới những “cô gái điếm của những nghĩa địa” (tiếp đãi, phục vụ lính tráng vào ban đêm tại nghĩa địa), những cái tổ cò trống rỗng, cái lạnh, những trận gió Siberia từ Hắc Hải quất mạnh xuống thành phố, và những đám người đông đúc của Istanbul. Như rất nhiều những du khách khác, ông đặc biệt mê mẩn những nghĩa địa của nó. Ông là người thứ nhất đã chú ý tới, và ghi nhận, những tấm bia mộ mà người ta nhìn thấy ở khắp nơi trong thành phố thì giống như những hồi ức của chính những người đã chết, cứ lặng lẽ, từ từ lặn sâu xuống dưới đất, khi chúng già đi, có tuổi thêm mãi, và chẳng bao lâu biến mất chẳng để lại một dấu vết.