Diary
|
Phố
cũ, thu xưa, [2006]
Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire
dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui
Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?
Vào năm 14 tuổi tôi khám phá
ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung
tâm văn hóa Tây, tôi khám
phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc
Godard, Hiroshima tình tôi,
và những cuốn phim của
Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.
Ở xứ Afghanistan CS đó mà
cũng
có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?
Đúng như vậy, mặc dù khủng bố,
mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về
Camus, và
được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức
trưởng
giả”.
Viết văn bằng tiếng
Tây,về nỗi
đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên
cái thân
hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay
một nơi chốn nào đó…
-Có thể là do đề tài của cuốn
truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ.
Để nói
về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ
nhì, ngôn
ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm
nhập vào bên
trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác
thì là một
niềm vui thích, giống như làm tình.
*
Có thể nói, giấc mơ viết văn
bằng tiếng Mẽo của Gấu chấm dứt, đúng vào buổi tối hôm đó, ở
một thư viện
Toronto, vô tình cầm lên của Ngôn ngữ và Sự Câm Lặng của Steiner, và
cũng đúng lúc
đó, ý
tưởng của Tolstaya sống dậy: Chủ nghĩa CS không phải từ trên trời rớt
xuống trúng
đầu dân Nga, mà nó đã từ những từng sâu hoang vắng của lịch sử Nga sống
dậy, cái
tư tưởng, “người Nga không ăn thịt mà ăn thịt lẫn nhau” áp dụng cho xứ
sở của
giống dân Yankee mũi tẹt thì cũng mắm xốt kít. Gấu tự bảo mình, chuyện
viết
văn bằng tiếng Anh tiếng U đếch phải việc của mày, việc của mày là
phải làm
sao cho bao nhiêu triệu con người của cả hai miền không chết một cái
chết tức tưởi,
mờ ám vì cái nước sơn son mạ vàng: chiến tranh giải phóng, thống nhất
đất nước.
Họ chết là vì Cái Độc, Cái Ác, Cái Dã Man Tàn Nhẫn của một miền đất.
Tôi yêu sự vô tri chạm tới tương lai
Panat Nikhom 93
Nhật ký những ngày ở trại
Một bài tiếng Anh của ông
thầy Gấu, về Camus, trong cuốn vở của cô học trò, kỷ niệm độc nhất giữa
hai hạt bụi, còn giữ được từ trại cấm Sikiew Thái Lan.
Câu văn chót: The heros has to learn how to
live in the present if he is to be free from all belief in eternity.
Bạn phải học sống trong hiện tại nếu bạn cởi bỏ mọi niềm tin
vào vĩnh cửu.
Đúng là một câu văn
hiện sinh!
Sartre, trong Hiện sinh là một chủ
nghĩa nhân bản
cho rằng, chủ nghĩa hiện sinh mở ra đầu bằng câu của Dos: Nếu Thượng đế
không có, thì mọi chuyện đều được phép, và viết thêm: Con người bị kết
án phải tự do
*
Em
không nhớ đâu, lần đầu chúng ta gặp, những ngày dài ở Trại.
Đúng
ra là lần đầu anh nhìn thấy em.
Khi
được biết cơ quan ARC (American Refugee Committee) cần một thiện nguyện
viên
cho chương trình Sức khoẻ Tâm thần, vì muốn kiểm tra mớ tiếng Anh còn
sót lại,
anh đến gặp ông K. Trưởng Toán. Em và mấy người bạn ngồi quanh một
chiếc bàn
dài gần bên. Chắc anh nói tiếng Anh quá dở vì anh thấy em bĩu môi, quay
đi, mắt
thờ thẫn nhìn ra phía bên ngoài cửa sổ.
Chẳng
phải cái bĩu môi, cái nhìn thờ thẫn, vẻ dửng dưng chẳng chờ mong bất cứ
điều
gì, nhưng dung nhan tàn tạ ở em làm anh giật mình. Anh tự nhủ thầm, đây
là một
thiếu nữ ngày xưa chắc chắn xinh đẹp lắm. Cái bĩu môi kia ngày nào chúa
láu lỉnh,
bây giờ thêm một chút chua chát, chán chường... Đây cũng là một con
người vừa
thoát ra khỏi quá khứ và chắc chắn không làm sao quên nổi.
"Nhưng nếu không vì
dung
nhan tàn tạ, chắc gì Thầy đã nhận ra em?"
Bụi
Phi Châu Truyền Kỳ:
Kapuscinski và chủ nghĩa thực dân thuộc địa văn chương
John Ryle đọc Bóng mặt trời, The
Shadow of the Sun, của Ryszard Kapuscinski
TLS 27 July 2001
Note: Nhân trong nước cho ra
lò một tác phẩm của ông.
Đơn Dương ngây ngô quận
Ta sẽ
kể cho người nghe về miền cố quận, bắt đầu từ ngày ta mới đến với vùng
cao nguyên đất đỏ ấy. Nhưng trước hết, người cứ ngồi xuống bên ta đã.
Dù ta đã sống hối hả thế nào, đến khi tất cả qua đi và được xếp vào 1
ngăn có tên gọi là kí ức thì lúc ta ngoái nhìn lại chúng đều thành một
dòng chảy chậm. Cả ta và người đều không cần vội vã, chúng ta đã vội vã
trong quá nhiều điều rồi. Người biết đấy, ta rất dông dài khi kể về quá
khứ. Lại còn thêm cả bệnh nói chuyện không đầu không đuôi nữa. Nhưng
dẫu sao thì chuyện cũ bao giờ chẳng như một khúc nhạc từ đâu vẳng đến
với ta, cứ miên man không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc nơi nào,
người nhỉ?
Ngày đầu ta đặt chân đến nơi ấy, ta không
nghĩ là sẽ ở lại. Chỉ ngỡ rằng đó sẽ là một chuyến đi chơi xa. Nhưng bố
mẹ ta không gặp may mắn trong kinh doanh, đành phải mang ta và các anh
chị em gửi lại cho nhà ngoại. Kể từ đó ta không về lại nơi ta sinh ra
và lớn lên đến năm 6 tuổi nữa, cho đến tận 11 năm sau ta mới về thăm,
nhưng ta sẽ kể cho người nghe vào 1 dịp khác.
Ấn tượng đầu tiên của ta dành cho cố quận
là sao xứ này lạnh quá, và buồn quá. Có khi vì lạnh nên buồn chăng? Bầu
trời cứ xám xịt và có cảm tưởng như rất thấp. Và sương mù nhiều lắm. Và
nhiều hoa. Cũng nơi xứ ấy ta lần đầu thấy những bóng đèn điện. Xưa nhà
ta ở trên kinh tế mới, đâu đâu cũng chỉ thấy những ngọn đèn dầu. Còn ở
quê ngoại thì có đập Đa Nhim nổi tiếng, và nguồn thủy điện ấy cung cấp
cho cả mấy tỉnh lân cận nên dù nghèo thế nào thì vẫn ko thiếu điện. Mà
nói thế thôi, Đơn Dương làm sao nghèo bằng cái nơi mà ta vừa rời khỏi
kia được.
Bài
thầy giảng
The Lessons of the Master
An Nam nhất thốn thổ
Ta La Tai
Do
vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá
tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở
tại dẹp bỏ.
Nguồn
The Arcades
book, whatever our verdict on it - ruin, failure, impossible project -
suggests
a new way of writing about a civilization, using its rubbish as
materials
rather than its artworks: history from below rather than from above.
And his
call (in the 'Theses') for a history centred on the sufferings of the
vanquished, rather than on the achievements of the victors, is
prophetic of the
way in which history-writing has begun to think of itself in our
lifetime.
(2001)
Coetzee: Walter
Benjamin, the Arcades Project (1)
"Thương
Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một
dự
án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về
một nền
văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm
của cái
nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu
gọi của
Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch
sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những
kẻ thắng:
lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử
bắt đầu
nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
*
Đám Yankee mũi tẹt và những nhà văn của chúng chắc là chẳng bao giờ
biết đến thứ lịch sử của thời của chúng ta, thứ lịch sử xoáy vào nỗi
đau khổ của người thua, thay vì thứ lịch sử của kẻ thắng.
Like
the Coleridge hero who
wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these
objects were
not of the second world, which had brought me so much contentment as a
child,
but of a real world that matched my memories
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge
thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng,
tôi
biết, tất cả những gì ở trong Tứ khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng
bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi,
những
ngày ở Sài Gòn.
|
|