Diary
|
“Khi
tôi 20” bị Nhà nước VC cấm
đem đi đấm nước người, tại Liên Hoan Phim tại Venise.
Nguồn
*
Đời gọi em biết bao lần!
“Khi tôi hai mươi”
của đạo
diễn Phan Dang Di 32 tuổi, thuật câu chuyện tình hơi đặc biệt trong một
Việt
Nam hiện đại, của một cặp trẻ, cô gái làm gái, bạn trai biết, để sống
và nuôi
sống bà của cô.“Hình ảnh mà cô gái chuyển tải, cách sống của cô, những
hành xử
của cô thì đi ngược lại phong tục, tập quán, truyền thống của người
Việt”, Trùm
điện ảnh VC tuyên bố, khi cấm đem phim đi đấm xứ người. Phim thực hiện
cách đây
hai năm. Và đã được kiểm duyệt, khi đó. Thấy giá trị kỹ thuật của phim,
chế độ
CS cho phép chiếu hạn chế trong giới nhà nghề và sinh viên, đếch cho
chiếu tại
rạp. Nhưng trong LHP Cannes vừa qua, tay đạo diễn mang cô gái điếm của
mình
tới trình diện mong kiếm Mạnh Thường
Quân tài trợ chơi một phim dài hơi, và đám sành điệu ở đây ngửi ra liền.
Lần này, tay đạo
diễn đồng ý
“thiến” cô gái, ở những xen nhạy cảm, để cầu may thêm một lần nữa. Vô
ích, Trùm
VC phán, “nội dung còn nguyên xi”.
Trần Anh Hùng, nhà
đạo diễn
Việt Pháp nổi tiếng, người vừa được Murakami chọn mặt gửi vàng, tác giả
những
cuốn phim hách xì xằng như Xích lô, Mùa hè thẳng đứng, Mùi đu đủ xanh,
tuyên bố, chỉ có mấy thằng ngu mới coi những xen “nhạy cảm” đó là “thô
bỉ”.
“Nhạy cảm”, theo ông, tiếng Tây kêu là “grande sensualité”: Có một sự
quyến rũ,
một sự khả ái không thể tưởng được, ở trong những nhân vật, và
trong
cách quay phim”. Tay đạo diễn Phan Dang
Di phán, giả như phải làm lại
phim, tôi sẽ làm lại y chang.
Theo Hélène Favier
Note:Tin giờ chót, Ban Tổ Chức LHP Venice OK chiếu, đếch thèm biết đến
Trùm VC là thằng củ xê nào!
*
Đi về đâu hỡi em,
Khi trong lòng không chút nắng?
TCS
Thì đi dự LHP Venice
chứ đi đâu!
Voir Venise et mourir!
Đi Venise rồi về chết với VC!
Gấu
có nhớ nhà không?
Tứ
Tấu Khúc Alexandria
Tứ
Tấu Khúc Saigon
Mỗi bài thơ là một
khó.
Thường xuyên, dòng đầu là quà tặng, tôi không biết, của Giời hay của
khả năng
bí hiểm mà người ta gọi là hứng khởi. Thí dụ bài Sun Stone, Đá Mặt
Trời, của
tôi: Tôi viết ba muơi dòng đầu, như có một người nào đó âm thầm đọc cho
tôi
chép. Tôi ngạc nhiên thấy thơ cứ thế tuôn trào, chúng như ở thật xa, mà
cũng
như thật gần, như ở ngay trong lồng ngực. Bất thình lình, ngưng! Tôi
đọc lại,
thấy chẳng phải sửa chữa gì hết. Nhưng đó chỉ là đoạn mở. Và tôi chẳng
làm sao
tiếp tục. Vài ngày sau, tôi khởi sự tiếp, không phải theo kiểu thụ
động, mà là
cố đẩy những dòng về hướng này, hướng nọ, và tôi viết thêm được ba
muơi, hoặc
bốn mươi dòng nữa. Tôi ngưng. Vài ngày sau, lại trở lại với nó. Bằng
cách dị mọ
như vậy, tôi khám phá ra trọn giọng điệu của bài thơ, và nó hướng về
đâu. Nó
giống như một cách điểm lại đời mình, một sự tái sinh của kinh nghiệm,
nỗi quan
hoài, những thất bại, những ám ảnh của tôi. Tôi nhận ra tôi đang sống
khúc cuối
tuổi trẻ của mình, và bài thơ, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là
một bắt
đầu. Octavio Paz
Ui chao, ông này phán về thơ, y chang như Gấu tính phán, về mối tình
của Gấu, với BHD: Tôi nhận ra tôi đang
sống khúc cuối
tuổi trẻ của mình, và BHD, cùng lúc, vừa là một tận cùng, vừa là một
bắt
đầu. (1)
(1) Tận cùng: Nhiều tận cùng lắm! Tận cùng một cuộc đời, một cuộc
chiến, một cuộc tình....
Bắt đầu: Ouvrez-moi cette porte... Cửa sắp mở, Gấu sắp đi, và gặp BHD,
và bắt đầu, và biết đâu, cuộc đời sau sẽ rộng lượng hơn cuộc đời này!
[mô phỏng Brodsky]:
Give
me another life, and
I”ll be singing
in
Caffè Rafaella. Or simply
sitting
there.
Or standing there, as
furniture in the corner,
in
case that life is a bit
less generous than the former
Cho
tôi một đời khác, và tôi
sẽ hát
ở
Caflè Rafaella. Hay giản dị
ngồi
ở
đó. Hay đứng ở đó, như cái
bàn cái ghế ở góc phòng,
trong
trường hợp cuộc đời sau
không rộng lượng bằng cuộc đời này
To my daughter
Lần
trò
chuyện cuối cùng với
Mai Thảo
Tháng
7 năm 1997, chúng tôi
sang Mỹ, lại thăm Mai Thảo, có câu chuyện văn chương dang dở với ông.
Nay đọc
lại những ghi chép thấy cũng nên in ra. Đây là những ý kiến cuối cùng
của Mai
Thảo về đời sống văn học mà chúng tôi ghi nhận được.
TK
Thụy Khuê: Những tờ báo mà
anh đã làm, thì anh có một chủ trương nào chính xác không?
Mai Thảo: Những tờ báo mà tôi
đã chủ trương thì nó là cái giàn phóng, cái plate-forme, cái tribune
commune,
nói chung là như vậy, tụ họp mọi người lại đấy để cho có một chỗ đất
đứng rồi
thì anh muốn làm gì thì làm. Nó chỉ là một chỗ départ, một chỗ để khởi
hành.
Bây giờ nếu tôi khoẻ trở lại thì tôi cũng làm y như vậy. Làm một chỗ để
đứng.
Tôi rất yêu cái tinh thần, tinh thần thật ở Pháp. Camus. Bon. Sartre.
Bon. Tôi
chịu ảnh hưởng của mấy người đó. Khi sang Paris
tôi hay ngồi ở Flore, Aux Deux Magots ở Saint-Germain-des-Prés. Tôi
ngồi chỗ
ngày xưa hai người đó ngồi. Tôi cho là họ rất hay. Thành ra tờ Sáng Tạo
mới có
những tiểu đề ở dưới gọi là Diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay -
aujourd'hui,
chứ không có hiện đại gì cả.
TK: Hôm nay khác hiện đại như
thế nào?
MT: Hôm nay là bây giờ. Là
cái mình đang sống. Mình không nói cái bây giờ thì nói cái gì? Nhưng
nói như
vậy thì nó có cái chướng, thành ra người ta ghét mình. Bọn ghét nó gọi
chúng
tôi là bọn Kiêu binh Tam phủ (người dùng cái danh từ này là Nguyễn
Tuân, để chỉ
một đám người khác). Nhưng mà bọn vua Lê, chúa Trịnh nó nói như vậy là
nhảm.
TK: Bọn vua Lê chúa Trịnh là
ai?
MT: Miền Trung.
TK: Tại sao?
MT: Tại vì họ không có bản
chất để hiểu.
TK: Nhưng họ có đọc các anh
không?
MT: Đọc mà không vào thì sao?
TK: Thế còn những người ở
miền Nam
?
MT: Những người ở miền Nam, tôi cho
rằng tới lúc nào Thụy Khuê để ý thì sẽ thấy không ai bằng Bình Nguyên
Lộc. Có
những người như Hồ Hữu Tường hay Tam Ích thì họ quá là politique. Bình
Nguyên
Lộc đóng vai trò của người viết tiểu thuyết. Còn Hồ Biểu Chánh thuộc
thế hệ
trước rồi, mình không hiểu được.
TK: Thế còn Võ Phiến?
MT: Võ Phiến cũng có chỗ được
chỗ không được. Đại khái như phê bình văn học, đối với tôi thì không
được. Văn
học miền Nam
tổng quan đó thì không được. Thơ dở. Tạp văn hay.
TK: Anh nghĩ sao về Vũ Khắc
Khoan? Anh hay đi chơi với Vũ Khắc Khoan lắm phải không?
MT: Vũ Khắc Khoan thật là
nghệ sĩ. Nghiêm Xuân Hồng và Vũ Khắc Khoan thì cứ phải dùng tiểu tư sản
để đánh
bọn cộng sản. Nhưng mà đâu có đánh được (cười)! Đi chơi ở Sàigòn thì
chỉ đi với
Mai Thảo, chẳng đi với ai cả. Nhưng chúng tôi cũng chẳng là cái gì ghê
gớm cả.
Lúc nó chết, tôi có bay sang đưa đám nó. Tôi buồn lắm. Nó cũng giải
phẫu hai
lần rồi nó chết. Nó đùa nghịch chứ không đứng đắn gì cả.
TK: Hình như lúc đó anh nhiều
tiền lắm, anh tiêu vung lên, anh bao bạn bè?
MT: Những bạn văn khác,
thường thường họ phải đi dậy học để đưa tiền cho vợ con. Tôi chỉ đi
chơi với
Phạm Đình Chương, Vũ Khắc Khoan. Thường thường tụi nó không có tiền,
không có
phương tiện để đi chơi đêm, tôi thì lúc đó nhiều tiền lằm. Tôi
best-sellers mà!
TK: Sáng Tạo thành lập bằng
tiền của ai?
MT: Bằng cái hợp đồng tôi ký
với một thằng Mỹ ở Virginia,
không biết bây giờ sống chết thế nào. Đó là cái hợp đồng bán báo, không
có điều
gì cần giấu diếm hết, đại khái nếu mình in 5000 tờ, thì nó mua đứt cho
mình
2000, vừa đủ tiền in, tiền giấy, không có cái nghiã gì khác hết, và
cũng không
có điều kiện gì khác hết.
TK: Anh best-sellers từ lúc
nào?
MT: Ngay từ cuốn đầu
"Đêm giã từ Hà- nội". Lúc đó không phải cuốn sách về nghệ thuật viết
mà là cuốn sách chống Cộng cho nên các cơ quan quân đội nó mua để phát
cho
lính, rồi thì cứ từ đó mà lên... sách Mai Thảo nổi danh như cồn!
TK: Rồi
anh trở thành biểu
tượng của giới trẻ?
MT: Vừa biểu tượng của giới
trẻ, vừa chống Cộng nữa. Mình bèn thôi, mình không chống Cộng nữa, mình
biên
truyện tình thôi.
TK: Tại sao anh không chống
Cộng nữa?
MT: Bởi vì chúng nó cứ bảo
mình là xịa (cười)!
TK: Tiểu thuyết của anh ăn
khách vì sao?
MT: Hoàn toàn có mục đích
viết cho độc giả bình dân coi với những truyện tình tay ba.
TK: Anh
có tiếc gì không?
MT:
Không bao giờ tôi tiếc
cái gì cả. Đối với tôi những cái tôi viết ra không có cái nào được cái
nào
không được cả, đại khái hết.
TK: Anh
đọc gì?
MT:
Lecture thì nó lung tung
lắm. Bởi vì mình không chủ trương đi theo văn học Pháp gì cả. Bạ cái gì
mình
đọc cái đó mà thôi.
TK: Về
cái ảnh hưởng, cái
khuynh hướng, anh có thấy ngay không?
MT:
Thấy chứ. Thấy ngay chứ. Thanh
Tâm Tuyền là người thơ. Còn tôi chỉ là người romancier, có người đọc.
Có nhiều
người thích đọc.
TK:
Thanh Tâm Tuyền ra hải
ngoại thì sao?
MT:
Bình thường.
Đến
đây
có khách đến thăm Mai
Thảo, câu chuyện tạm ngừng, định hôm sau tiếp tục, nhưng rồi bất chợt
sức khoẻ
ông kém đi nên câu chuyện bỏ dở.
Trích
Da Mầu
Note:
Đây cũng là phút nói thật của Mai Thảo. Có vài tiếng lóng, dân trong
nghề, cùng thời Sài Gòn với MT mới nhận ra. Rảnh, Gấu sẽ đi một đường
Mao Tôn Cương, theo cái kiểu "Còn nợ một thời!"
Một thời để yêu, để
hát, và để chết
Bondage
In 1975, at the age
of
twenty-three, Ian Fleming's only child, heir to the Bond millions,
ended his
life with a deliberate overdose.
Vào
năm 1975, con trai độc
nhất của Ian Fleming, cha đẻ 007, chấm dứt cuộc đời bằng một cữ thuốc
quá liều
lượng.
Tribute
Ấu
thời của Ông Trùm: Và
Joseph trở thành Staline.
Giả
như có một tay trong nước
viết về thời thơ ấu của Bác, nhỉ!
Và cậu bé Làng Sen ngày nào trở thành Cha Già Của Dân Tộc Mít!
Nhưng ấu thời của Staline quả là khủng khiếp! Bác không thể nào bì kịp!
Dọn
Tư tưởng
gia tân thiên niên kỷ: Karl Marx
Không phải niềm vui
lớn
Bảnh hơn chúng ta
Là tên
bài viết của James
Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển tập tiểu
thuyết của
ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929, gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong
Bụi, Âm
thanh và Cuồng nộ. 1,180 trang, Nhà xb Library of America.
Cờ
trong Bụi, Flags in the
Dust , là cuốn thứ ba sau hai cuốn Luơng Lính và
Muỗi. Bị chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái
tên Sartoris. Cuốn
này Sartre cũng chê lên chê xuống, sau khi khen lấy khen để cuốn Âm
Thanh và
Cuồng Nộ, coi đây [Satoris] là nghệ thuật “mà” con mắt người đọc.
Nhưng chúng ta mắc nợ
Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo cả cái
nghĩa
"lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê Sartoris, và chỉ
thời gian mới trả lời, và quyết định số phận cho nó: một đại tác phẩm.
Ra lò vào năm 1929, cuốn sách
đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài sai sót', 'thiên tài mà con mắt
người
đọc", và là cuốn thứ nhất được đặt để khung cảnh trong thiên đàng hoang
dại, hoang đường, là miền Yoknapatawpha County. Nó còn tạo dấu ấn thật
đậm đà
về cái hơi thở dài thòng, là dòng văn 'bè rau muống' (1) của Faulkner:
câu dài
lê thê, câu nọ cuốn lấy câu kia, [long, flexible sentences constructed
on a
backbone of declarative phrases, often punctuated insistently by family
names -
three Bayard Sartoris crop up on one page without any warning that they
are
three separate people - and frequently wrestling with paradox]. Cái
thói quen
sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo với nghịch ký,
ở lại
suốt đời, trong nghiệp văn của ông.
(1) 'Bè rau muống', là lời
chê của một độc giả khi cuốn Những Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI, lo việc
văn phòng.
*
Faulkner stated many times
that The Sound and the Fury was his favourite among his novels, and
that Caddy
was the dearest to him of his characters: "I who had three brothers and
no
sisters and was destined to lose my first daughter in infancy, began to
write
about a little girl...". As the story begins with the tender image of
Caddy climbing a pear tree to look in the window of the family house at
the
grown-ups attending her grandmother's funeral, so it comes round to
Caddy's
delinquent daughter Quentin climbing down a rain pipe from the same
house, to
abscond with a man from a travelling street show and with money her
uncle Jason has been stealing from her. "I
seed de beginnin, en now I sees de endin."
Faulkner
nói đi nói lại nhiều
lần, cuốn ruột của ông, là Âm Thanh
và Cuồng Nộ, và cô bé Caddy là nhân vật
đáng yêu nhất của ông. "Tôi, kẻ có ba anh em trai, không có chị em gái,
số
mệnh bắt phải mất đứa con gái đầu lòng, trong khi mẹ cháu sinh cháu,
bắt đầu viết
về một cô bé con..."
Chúng
ta mắc nợ sáng kiến lạ
lùng, làm ra cái mới, của Faulkner, nở rộ từ 1928 tới 1936, theo cái
nghĩa thật
bảnh, mà trên một chục nhà xb đã quẳng cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông
vô thùng
rác.
*
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner,
rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập
viết, mỗi
khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một
ý tưởng
làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông
Tây
Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu,
phán, cái
chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc
rối hơn
nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt
muốn ăn
cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc
Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng của Gấu, của tất cả những con
người
đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không thể nào nói tốt được cho nó.
Sebald, chẳng làm điều gì xấu
cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể
như vậy,
và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước Đức,
khi, không
những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó một cái chức ông
Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng
như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi
bị lột
mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.
Sebald tởm những gì người dân
Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da vàng làm thịt da vàng, thì sao?
Đó là lý
do người dân Mít thù VC, chứ không phải thù trong nước. Có một sự lập
lờ ở đây.
Làm gì có bất đồng chính kiến?
Chỉ có sự thù hận cái xấu,
cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu nhân dân trong nuớc.
*
Lại nói về lừa đảo.
Le Carré suốt đời tởm ông
già, vì ông này, là một tên lừa đảo. Và nếu coi ông già là 'father
land', thì
cũng vưỡn đúng, đối với ông!
Cái tay chuyên viết chuyện
gián điệp chiến tranh lạnh này, khi được Liên Xô cấp visa, và khi tới
Moscow,
được đề nghị gặp Philby, tay điệp viên Hồng Mao phản thùng, đã bực rọc
thốt
lên: Hôm qua, các ông đón tiếp tôi như là người đại diện nữ hoàng Anh,
vậy mà
bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp đó, kẻ thù của nữ
hoàng?
Sự thực, Le Carré luôn tỏ ra
ưu ái với những người Cộng Sản, thế mới lạ. Mấu chốt, cái mầm đẻ ra Gián điệp
từ miền lạnh, là từ niềm tin của ông vào những người CS thứ
thiệt này.
Nguồn
NQL: Libido vs
Marxism
Cái gọi là sex ở trong những
gì được viết ra bởi NQL sự thực không phải là sex, y hệt như khi ông
viết về chân
dung những con người, thì lại nổi lên chân dung của chế độ: ngón tay
chỉ mặt trăng
là như vậy.
Một độc giả nhận xét:
NQL
tả
chân quá siêu. Liên
minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc bản năng
hướng
dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục.
Một độc giả khác, cảnh cáo
Gấu, để yên
cho người ta viết, chưa viết ông đã lật tẩy lên rồi!
Toni Morrioson, nhà văn nữ, Nobel văn chương, trả lời tờ Paris Reiview
(Tại sao nhiều nhà văn cảm thấy khó viết về sex?): Bởi vì không biết
thế nào là đủ sexy, và cách độc nhất, là đừng viết nhiều. Hãy để phần
người đọc đem phần sex riêng của người đó, vào trong bản văn.... Luôn
luôn có sự thừa thãi về "information" (thông tin). Một khi bạn bắt đầu
tả, "cái bờ môi dưới cong cong..." là bạn biến mình là một nhà phụ sản!
Về sex, Joyce là bậc thầy. Ông ta nói thật tục, đủ thứ từ những từ bị
cấm. Ông ta nói "cunt", và gây sốc. Từ cấm có thể hung hăng, gây hấn,
provocative. Nhưng nói nhiều là thành nhàm, nói ít tốt hơn.
Gấu ít nói tục, không phải vì sợ nhạt miệng, mà chỉ sợ đúng lúc cần đến
nói tục, thì cảm thấy lạt miệng!
Sơn Nam: Phu
Loi's survivor
Flaubert ở Istanbul: Đông, Tây và Giang Mai
Tháng Mười 1850, bẩy
năm sau
chuyến đi Istanbul của Nerval, Gustave Flaubert tới thành phố cùng với
người
bạn nhiếp ảnh viên, nhà văn, là Maxime du Camp, và một trường hợp giang
mai mà Flaubert vừa mới dính phải ở
Beirut.
Flaubert
ở Istanbul
năm tuần
lễ, và mặc dù, từ Athens, ông viết thư cho Louis Bouilhet về Istanbul,
“Ai mà
đến đó thì cũng phải ở ít lắm là sáu tháng”, nhưng chúng ta cũng đừng
coi quá
coi trọng lời phát biểu chắc nịch của ông, bởi vì Flaubert, vào thời
gian này,
nhớ đến phát điên tất cả mọi thứ mà ông để lại ở đằng sau ông. Trong
những thư
từ, ngay đầu thư là cái tên Constantinople, rồi tới ngày tháng và sau
đó, ông
cho biết, những điều mà ông nhớ nhiều nhất, kể từ khi lên đường du
lịch, là căn
nhà của mình ở Rouen, sự nghiên cứu của ông, bà mẹ yêu quí đã khóc rất
nhiều
khi ông lên đường, và, ông chỉ mong trở về nhà liền, khi có thể.
Dò
theo lộ trình chúng ta
thấy Flaubert đã tới Istanbul qua ngả Cairo, Jerusalem và Lebanon. Cũng như
Nerval, ông trở nên mệt mỏi vì sự xấu xí đáng sợ, vẻ Đông phương xa lạ
thần bí
qua những hình ảnh mà ông nhìn thấy. Thực tại trước mắt còn quái dị
hơn, so với
những điều mà ông tưởng tượng ra, hoặc thấy chúng xuất hiện, ở trong
những giấc
mơ. Nói tóm lại, ông chẳng thấy thích thú gì ở Istanbul. (Theo như chương
trình du ngoạn lúc
thoạt đầu, ông tính ở đó ba tháng). Sự thực, Istanbul
không phải là Đông phương mà ông tìm
kiếm. Trong một bức thư khác gửi cho Louis Bouilhet, ông nhớ lại chuyến
du
ngoạn của Lord Byron qua vùng phía Tây Anatolia, và để trí tưởng tượng
của ông bay
nhẩy khi nhìn thấy “Đông phương Thổ nhĩ kỳ, Đông phương của những cây
kiếm
cong, của trang phục kiểu Albania, và những cửa sổ có lưới nhìn ra biển
xanh”; Flaubert
nghĩ, ông mê một Đông phương khác, “một Đông phương bị nung nướng của
Beduin và
sa mạc, những chiều sâu đỏ chót của Phi Châu, cá sấu, lạc đà và hươu
cao cổ”.
Trong
tất cả những nơi chốn
mà ông nhà văn Tây hai muơi chin tuổi đã nhìn thấy trong chuyến đi Đông
phương,
Ai Cập đúng là nơi đã đốt cháy trí tưởng tượng của ông, và nó sẽ đốt
cháy như
vậy, suốt cuộc đời còn lại của ông. Như trong những thư ông gửi cho mẹ
và cho
Bouilhet, ông giải thích, tâm hồn của ông lúc đó là về tương lai, và về
những
cuốn sách ông hy vọng sẽ viết ra được (Trong những cuốn sách tưởng
tượng đó, có
một cuốn tiểu thuyết tên là “Harel Bey”, trong đó, một người Tây phương
văn
minh và một tay Đông phương man rợ dần dần giống như nhau, và sau cùng
đổi chỗ
cho nhau). Từ những gì ông viết cho bà mẹ, rõ ràng là, tất cả những
thành tố
sau đó làm nên huyền thoại Flaubert - từ chối bất cứ một cái gì khác,
ngoại trừ
nghệ thuật, chán ghét cuộc sống trưởng giả, hôn nhân, và thế giới của
những tay
làm ăn, chạy mánh - đều có ở trong đó. Một trăm năm trước khi tôi sinh
ra, ông
ta đã lang thang trên những đường phố sau này tôi trải qua suốt cuộc
đời của
tôi ở đó. Một ý nghĩ đến với ông, và sau này, ông ghi lên mặt giấy, và
nó trở
thành một trong những nguyên lý cơ bản của văn chương hiện đại: “Con
chẳng màng
chi thế giới, tương lai, những gì mà những người khác nói, an cư lập
nghiệp, và
ngay cả văn chương nổi tiếng, được người đời biết đến; trong quá khứ,
con đã
nhiều lần nằm dài, trong nhiều đêm không ngủ, lúc nào cũng mơ tưởng về
chúng.
Con là như là con là. Đó là tính cách của con.”. (Thư của Flaubert gửi
mẹ, 15
Tháng Chạp, 1850, Istanbul).
Tại
sao tôi quan tâm quá
nhiều tới những du khách Tây phương, tới những gì họ nói về Istanbul,
những gì
họ đã làm trong những lần viếng thăm thành phố, những gì họ viết cho bà
mẹ của
họ? Một phần có thể là do, tôi, trong rất nhiều lần, đã tự đồng hóa
mình, với
một số trong những người đó (Nerval, Flaubert, de Amicis), và – y hệt
như một
lần tôi đã từng nhập vào họa sĩ Utrillo để vẽ Istanbul - bằng cách rớt
vào quỹ
đạo, nằm dưới bùa chú, chịu ảnh hưởng của họ, và trong khi cố tìm cách
quật
ngược lại, cố tìm cách làm thịt thầy, mà tôi rèn luyện được, cái căn
cước của
riêng mình. Và cũng còn lý do này nữa: rất ít những nhà văn của riêng Istanbul đã dành cho
chính thành phố của họ, một niềm quan tâm, và ưu ái, như họ.
Cho
dù bạn gọi cái đó là cái
chi chi – ý thức dởm, sự kỳ quặc, lố lăng, ý thức hệ lỗi thời - ở trong
mỗi cái
đầu của đám chúng ta, có, một bản văn nửa đọc được, nửa bí ẩn không đọc
được,
và nó làm cho cuộc đời của chúng ta, những gì chúng ta làm trong cuộc
đời đó,
có một ý nghĩa nào đó. Và đối với mỗi một con người như chúng ta, những
cư dân
của thành phố Istanbul, một phần lớn của bản văn nói trên, là từ bất cứ
những
gì mà những nhà quan sát người Tây phương nói về chúng ta. Với những
người như
tôi, những người dân Istanbul, với một chân ở trong mỗi văn hóa, “du
khách Tây
phương” thì thường xuyên không phải là người thực: người đó có thể là
một sự
sáng tạo của riêng tôi, một sự lố lắng kỳ quặc của riêng tôi, và quá
nữa, có
thể là sự phản chiếu của chính tôi! Nhưng, không thể nào tuỳ thuộc vào
truyền
thống không thôi, như là bản văn của mình, tôi thật biết ơn người ngoại
cuộc,
kẻ xa lạ kia, người có thể dâng hiến cho tôi một ấn bản bổ túc cho bản
văn của
tôi – dù bản văn đó là bất thứ cái gì: một mẩu viết, một bức họa, hay
là một
cuốn phim. Bởi vậy, bất cứ khi nào tôi cảm thấy sự vắng mặt của những
con mắt
Tây phương, tôi trở thành một kẻ Tây Phương của chính mình.
Istanbul
chẳng hề là một
thuộc địa của những người Tây phương, những người đã viết, đã vẽ, đã
quay phim
về nó, và chính vì vậy tôi chẳng bị bối rối khi những người Tây
phương sử dụng quá khứ, lịch
sử của tôi trong những kiến tạo của họ về một miền đất lạ lẫm đối với
họ. Thực
sự, tôi nhận ra những sợ hãi và những giấc mơ của họ thì lạ lẫm đối với
tôi –
cũng vậy, những sợ hãi và những giấc mơ của chúng tôi thì lạ lẫm đối
với họ -
và tôi không chỉ nhìn vào họ để vui chơi, để giải trí, hay nhìn thành
phố qua
con mắt của họ, nhưng mà còn nhập vào cái thế giới được họ tạo nên, và
chẳng
thiếu một thứ gì ở trong đó, và trở nên thân quen gần gụi y hệt như đây
cũng là
cái thế giới của chúng tôi. Đặc biệt là, khi đọc những du khách Tây
phương của
thế kỷ 19 – có lẽ bởi vì họ viết về những điều quen thuộc bằng những từ
thật dễ
hiểu đối với tôi – tôi nhận ra rằng thành phố “của tôi” không thực sự
là của
tôi. Y hệt như là khi tôi ngắm nghía dáng vẻ, và những góc cạnh của
thành phố
thật quen thuộc đối với tôi - từ cầu Galata và Ciganhir, nơi tôi đang
viết
những dòng này – và cũng vậy, khi tôi nhìn thành phố qua những từ và
những hình
ảnh của những người Tây phương đã nhìn thấy, trước tôi; những lúc như
vậy, tôi
phải đối diện với những điều không chắc chắn của riêng mình, về thành
phố và vị
trí mỏng manh của tôi ở trong đó. Tôi thường xuyên cảm thấy mình trở
thành một với du khách Tây phương, cùng với anh ta nhào xuống khối
đậm đặc,
là cuộc sống, rồi đo, đếm, phân loại,
phán đoán, và trong khi làm như vậy, thường chiếm đoạt những giấc mơ
của anh
ta, để ngay lập tức trở thành khách và chủ của cái nhìn chằm chằm Tây
phương.
Và trong khi tôi làm tới làm lui, đôi khi tôi nhìn thành phố từ bên
trong, và
đôi khi từ chẳng đâu, tôi cảm thấy như những lần lang thang trên đường
phố, bị
tắt nghẹn giữa những luồng tư tưởng trồng chéo, nghịch ngược, trơn
trượt, không
hoàn toàn tùy thuộc vào nơi chốn này, mà cũng không hoàn toàn thuộc về
một nơi
chốn nào khác, không hoàn toàn là một kẻ xa lạ. Đó là tình cảnh, tâm
trạng mà
những người dân thành phố Istanbul
cảm nhận trong 150 năm vừa qua.
Cho
phép tôi minh họa tình
trạng trên đây, bằng một câu chuyện về thằng nhỏ của Flaubert, nó làm
khổ ông
rất nhiều trong những ngày ông viếng thăm Istanbul.
Trong một lá thư gửi cho Louis Bouilhet, về ngày thứ nhì ông tới
Istanbul, vị
tác giả xốn xang của chúng ta thú nhận, bẩy vùng bị sưng đỏ lên, ở trên
thằng
nhỏ của ông do bịnh giang mai, bây giờ chúng tụ lại thành một. “Tội
nghiệp
thằng nhỏ! Sáng chiều đều phải băng bó cho nó!”, ông viết.
Thoạt
đầu, ông nghĩ, mình
dính nó từ một em Maronite, hay “có thể, một phu nhân nho nhỏ người Thổ
nhĩ kỳ.
Thổ hay Ky tô?”, ông hỏi, và vẫn trong giọng điệu nhạo báng như thế,
ông đưa ra nhận xét, “Vấn đề!
Thức ăn của tư tưởng. Đây là một khía cạnh của ‘Nan đề Đông phương’ mà
tờ ‘Tạp
chí của hai thế giới’ chẳng hề bao giờ mơ tưởng tới!”. Cũng vào khoảng
thời
gian này, ông cũng viết cho bà mẹ, con sẽ chẳng bao giờ lấy vợ, nhưng
quyết
định này không liên quan gì tới chuyện ông dính giang mai.
Mặc
dù phải chống trả với căn
bệnh khiến tóc ông rụng, đến nỗi bà mẹ
nhận không ra ông con, khi ông trở về, nhưng bệnh thì bệnh, ông vẫn mò
tới xóm
chị em ta ở Istanbul. Tuy nhiên, khi, một trong những dragomen [thông
dịch viên,
người dẫn đường] vẫn thường đưa du khách Tây phương tới những xóm quen
ở khu
Galata, người này đưa Flaubert tới một chỗ thật là dơ bẩn, với những
người đàn
bà thật là xấu xí, ông tỏ ý muốn rời nơi đó liền lập tức. Đúng vào lúc
đó, theo
như chính ông kể lại, bà chủ nhà bèn đề nghị chính cô con gái của bà ta
cho ông
khách người Pháp. Một cô gái mười sáu hoặc mười bẩy tuổi, mà theo
Flaubert, rất
quyến rũ. Nhưng cô gái từ chối đi với ông khách. Những người ở trong
nhà
đã bắt cô phải đi – cái vụ này thì người
viết đành để quí vị độc giả tự tìm hiểu coi họ đã làm thế nào khiến cô
gái xiêu
lòng – và khi chỉ còn hai người, cô gái hỏi Flaubert bằng tiếng Ý đại
lợi, hãy
cho cô kiểm tra thằng nhỏ coi nó có bị bịnh hay không. “Bởi vì thằng
nhỏ của
tôi vẫn còn vết chai khi nổi hạch, và tôi sợ cô gái nhận ra, thế là tôi
từ trên
giường nhẩy xuống la lớn, nè cô bé, cách xử sự của cô như vậy là sỉ
nhục một
bậc văn nhân phong nhã như tôi,” và sau đó, ông rời khỏi nơi đó,
Flaubert viết.
|
|