*

Diary

















*

Echo in the Dark

In the land of the Soviets, the voice of the Kremlin was everywhere, an omnipresent reality-via-radio that long preceded Orwell’s dystopia. Lenin and Trotsky fomented revolution primarily in print—in the commanding editorials of Iskra and Pravda, in the frenzied leaflets passed around in St. Petersburg meeting halls and later reprinted in “Ten Days That Shook the World”—but the leading instrument of enculturation and inundation under Joseph Stalin was a broadcast technology called radio-tochka, literally “radio point,” a primitive receiver with no dial and no choice. These cheap wood-framed devices were installed in apartments and hallways, on factory floors, in train stations and bus depots; they played in hospitals, nursing homes, and military barracks; they were nailed to poles in the fields of collective farms and blared along the beaches from the Baltic to the Sea of Okhotsk
Ui chao, thảo nào Akhmatova phán:
Chỉ người nào có sống ở Nga, và nghe radio (la-dô, đài) mỗi ngày, mới hiểu chủ nghĩa Cộng-sản là gì. (Only someone who lives in Russia and listens to the radio every day can understand what communism is, trích dẫn từ Chuyện trò với Joseph Brodsky, của Solomon Volkov, nhà xb The Free Press, 1998).
Mấy ông bà Miền Nam, bỏ chạy kịp, ngay sau khi VC vô, chắc là chưa kinh qua [kinh quá, hãi quá, hốt quá... cũng đều được cả!], kinh nghiệm kinh khiếp về một cái loa phát thanh ở ngay... đầu  giường này!
Khủng khiếp lắm! Có lẽ chỉ thua tiếng kẻng ở trại cải tạo, vào buổi sáng thôi.



Những bài thơ mới của Cao Thoại Châu
Uống cạn hoàng hôn
Trong niềm vui có lẫn chút sương mù
Đêm qua Bắc Vàm Cống
Buồn Đại Lục

tặng cho em nguyên một đóa trăng rằm

thôi câu chuyện tình nói cho nhiều rồi cũng vậy
trăm năm dài rồi sẽ đụng nghìn năm
tất cả qua đi, điều gì còn ở lại
một đóa hoa quỳnh trong cõi trăm năm
NBS.

Thời Chúa Sẩy Thai

Cái sự tắc đẻ của nhà văn Mít, quả cũng có liên quan đến vốn đọc, vốn sống - đây là vấn nạn muôn đời của nhà văn, của sáng tạo - nhưng trên hết, những nhà văn Mít của chúng ta không muốn viết dưới ánh sáng của Đảng nữa, nhưng lại không thể kiếm ra một thứ ánh sáng nào thay thế cho nó, theo như Gấu cảm nhận.
Tất cả những tác phẩm nổi lên được, ở trong nước, những năm gần đây, chỉ tính từ cuối cuộc chiến, đều có tính xé rào, thí dụ, Nỗi buồn chiến tranh, và tiếp nó, Tướng Về Hưu. Hết chiến tranh, lấy sex làm ánh sáng chỉ đường, thay cho Đảng.
Paz có lẽ là người nhìn thấu đáo hiện tuợng này, khi nêu lên vấn đề hết sức khẩn trương, và hết sức quan trọng: cần xoá sạch, xua tan, sự lầm lẫn giữa nghệ thuật tập thể, the communal, hay collective art, và nghệ thuật nhà nước, the official art. Trong bài Thơ, Xã hội, Nhà nước, ông viết: nghệ thuật tập thể được gợi hứng từ niềm tin và tư tưởng của xã hội, thứ kia, là con cờ trong tay nhà nước [art subjected to the rules of a tyrannical power]. Những tư tưởng đa dạng, những ý hướng tinh thần - sự thờ phụng polis, Ky tô, Lãng mạn, Phật giáo, Hồi giáo… đã được nhập thân [incarnated] vào những nhà nước và đế quốc quyền lực. Nhưng chớ bao giờ cho rằng nghệ thuật Gothic, Lãng mạn… là những sáng tạo của giáo hoàng. (1)
Chúng ta chưa có thứ nghệ thuật của chúng ta, của "thời của Chúa Sẩy Thai".
(1) There is nothing more urgent than the need to dispel the confusion that has been established between the so-called "communal" or "collective" art and the official art. One is art that is inspired by the beliefs and ideals of a society; the other, art subjected to the rules of a tyrannical power. Diverse ideas and spiritual tendencies-the cult of the polis, Christianity, Buddhism, Islam, and so on-have been incarnated in powerful states and empires. But it would be a mistake to regard Gothic or Romanesque art as creations of the papacy, or the sculpture of
Mathura as the expression of the empire founded by Kanishka. Political power can channel, utilize, and - in certain
cases - stimulate an artistic current. It can never create it. What is more: In the long run it generally has a sterilizing effect. Art is always nourished from the social language. That language is, likewise and above all, a vision of the world. Like the arts, states live by that language and sink their roots in that vision of the world. The papacy did not create Christianity, but the other way around; the liberal state is the offshoot of the bourgeoisie, not the latter of the former. The examples can be multiplied. And when a conqueror imposes his vision of the world on a people - for example: Islam in Spain - the foreign state and its whole culture remain as alien superimpositions until the people have truly made that religious or political conception their own. Only then, that is to say: when the new vision of the world becomes a shared belief and a common language, will there be an art or a poetry in which society recognizes itself. Thus, the state can impose one vision of the world, prevent others from emerging, and exterminate those that obscure it, but it lacks the fecundity to create such a vision. And the same thing happens with art: the state does not create it, it can hardly encourage it without corrupting it and, more frequently, as soon as it tries to utilize it, it deforms it, suffocates it, or converts it into a mask.
Octavio Paz:: The Bow and the Lyre [phần Phụ lục, Appendix]
Cái câu Gấu gạch đít, thật đúng với tình trạng văn chương thời "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", nhưng khi vỡ mộng, Con Bọ VC xuất hiện, thì tắc đẻ là quy luật, là biện chứng, là tất yếu, là tất nhiên thôi!
*
Nhưng, khủng khiếp hơn hết, là, cái sự tắc đẻ đó, nó liên quan tới cái gọi là Đạo Viết Văn. Và cái đạo viết văn, thì nó lại liên quan tới một tấm lòng nhân hậu.

Khó nhất, là làm sao có được một tấm lòng nhân hậu, để viết về Cái Đại Ác, bởi vì nếu không có, là thể nào cũng bị tẩu hoả nhập ma. Chúng ta lại gặp Kim Dung ở đây, khi ông đặt câu hỏi, tại sao Phật Pháp lại rong ruổi với Võ Công, tại sao chỉ có một mình Đạt Ma Tổ Sư là thành thạo 72 tuyệt kỹ võ công của Thiếu Lâm. Đạo càng cao, tuyệt kỹ càng cao, tuyệt kỹ càng cao thì mới dám đụng vào những đề tài chết người, chết cả mình, như Cái Đại Ác !
Viết tới đây, lại nhớ đến những ông nhà văn đi ăn cắp của người mà cứ muốn tác phẩm ăn cắp của thiên hạ đó biến thành một thứ Chiến Tranh và Hoà Bình của Việt Nam, hàn gắn vết thương lủng bao tử, lủng trái tim, lủng lục phủ ngũ tạng của cả hai miền.
Cuốn của Littell hiện cũng được coi là một Chiến Tranh và Hòa Bình, chính là ở đề tài, ở cái tâm của người viết. Đây cũng là điều Jérôme Garcin, trên Người Quan Sát Mới, số 24-30 Tháng Tám 2006, nhận ra khi viết về "trạng thái thanh thản trong tâm hồn" của tác giả. Phải có sự thanh thản như thế, mới dám đụng vào một đề tài khủng khiếp đến như thế: Cái Ác Lạnh.
*
Nhân đây, xin lạc đề một tị, nói về đạo càng cao tuyệt kỹ càng cao. Không có tuyệt kỹ là không có văn chương, chỉ có thứ xém một tí. Nhưng đạo cao đến đâu, tuyệt kỹ theo tới đó, tới một lúc không còn tuyệt kỹ nữa ! Chính vì thế mà những câu thơ, câu văn thần, là những câu thật là bình thường, giản dị. Cái này chính là vô chiêu mà Kim Dung nói tới.
Gấu này đoán, ông ngộ ra điều này nhờ thiền. Một bài học thiền nhiều người biết, là, trước khi thiền, thấy rừng là rừng cây là cây, đang thiền, thấy rừng không phài là rừng, cây không là cây, ngộ thiền rồi, thì lại thấy rừng là rừng, cây là cây.
Nói rõ hơn: Cái Bình Thường là Đạo.
*
Gấu mới được coi một phim của Nhật, The Hidden Blade. Đề tài của nó, cũng có gì tương tự tới đạo và tuyệt kỹ. Có hai kiếm sĩ cùng học một thầy, một ác, một thiện. Tay ác võ công cao hơn. Ngay khi đang học, thầy đã đoán ra, sau này, hai thằng thể nào cũng đụng độ, và giấu đi một tuyệt chiêu, không dậy.
Sau quả nhiên đụng độ thực, và anh thiện, trước trận đụng độ, trở về gặp thầy, học chiêu võ công thầy vẫn để dành cho mình, thắng anh ác, rồi, trả thù cho anh ác luôn, vì anh này cũng bị lừa mà trở thành kẻ giết người. (1)
Điều Gấu này muốn nói, cái chất thiện đó, mới là cần. Tuyệt kỹ, học lúc nào mà chẳng được.
Có tay triết gia thời Hy La thì phải, bị kết án tử, chỉ còn vài ngày là rụng đầu, vậy mà còn muốn học thổi tiêu [?], nữa là !
Nhật ký
(1) Có tới hai tuyệt chiêu, ở trong phim. Một rất nổi tiếng, nhưng giang hồ chỉ nghe tên. Hình như là Móng Chim Ưng. Tay kiếm sĩ "chính diện" sử dụng chiêu này để trả thù cho bạn


Miểng
 Miểng nghĩa là gì?
 Trả lời DDP, Thảo Trường “cẩn trọng” người phỏng vấn ông, này, mảng là mảng, không mắc mớ gì tới mảnh, mảnh thì cũng như miểng, nhưng tôi thích cách gọi miểng [tiếng Miền Nam] hơn.
Mấy thằng ngu, khi viết về ông, dùng tưới hai tiếng “mảnh/miểng,” là không hiểu tấm lòng của ông dành cho “miểng”.
Nhưng miểng ở đây lại còn là một bận tâm về kỹ thuật viết, giữa hai thể loại viết, truyện ngắn, và truyện dài.
Thảo Trường viết văn rất tự nhiên, không cầu kỳ, nhưng như thế không có nghĩa là ông không bị kỹ thuật viết làm phiền ông, thí dụ như cái tham vọng nhét của một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, và, khi coi những truyện ngắn của ông, như là những miểng của một cuốn tiểu thuyết… chưa có, và cái phần chưa có kia, còn nằm trong đầu, hay trong túi của ông.
Nhân đọc lại bài giới thiệu Joseph Roth, trên Tin Văn, xin post lại những đoạn có thể làm rõ ra quan niệm viết, viết truyện ngắn, viết truyện dài của TT.
Trong lời dẫn khi dịch Tập Truyện Ngắn của Roth, Michael Hofmann viết:
Hình như có hai loại tiểu thuyết gia. Một, hãy nghĩ tới Kafka, hay Lawrence, hay Hemingway, hay Scott Fitzgerald, hay Thomas Mann, hay Jean Rhys, hay Paul Bowles, là những người có chút chú ý đặc biệt về cái gọi là truyện ngắn, [short fiction], ban cho nó một tí quan tâm, lại cũng đặc biệt, về kỹ thuật, và sau cùng, "bèn" viết chúng. Và những người khác  - Dickens, Flaubert, Turgenev, Woolf, ngay cả Joyce - là những người cũng viết truyện ngắn, nhưng thường 'viết là viết', thoải mái, vô tư mà viết, giống như một thứ phó sản phẩm, hay là một phần của cái gọi là chuyện nghề của họ, 'đã đem nghiệp ấy vào thân', thì đành cũng thử xoay vần với cái gọi là truyện ngắn [với Nguyễn Du, cái gọi là lục bát], xem sao!

Với nhóm trên, người đọc, khi đọc những truyện ngắn của họ, là tìm cái mẫn cảm, cái có giá trị, của cái gọi là văn chương. Với nhóm dưới, đọc họ thấy kỳ kỳ [peculiar], cứ như là bị ép phải đọc! Không phải là họ viết dở, không có chi là đặc biệt ở trong đó, nhưng có lẽ, là do cảm giác này: những truyện ngắn của họ viết ra đó không hẳn là những truyện ngắn, không phải thứ tuyệt tác, theo đúng như cách mà người ta thường định nghĩa truyện ngắn là phải như vậy, nhưng thuộc vào cái khối đồ sộ là toàn bộ tác phẩm của họ, toàn thể cuộc đời của họ.
Joseph Roth thuộc nhóm này.
Cái đoạn gạch đít ở trên, có thể áp dụng cho Thảo Trường. Truyện ngắn của ông, như là những miểng, của cuốn tiểu thuyết, là toàn thể cuộc đời của ông.
*
Nhắc tới Josph Roth, là do đọc Người Kinh Tế, số 6 Tháng Chín, 2008, có một bài viết về Đế quốc Áo Hung quê hương của ông, và phát súng khởi đầu làm tan rã nó. Chỉ một phát súng khởi đầu. (1)
Và "chỉ một phát súng' khởi đầu này, lại làm nhớ tới phát súng mở ra Cách Mạng Tháng Tám, của Văn Cao...
Ấy đấy, cái nọ xọ cái kia,...
(1) Starting Pistol: Cú ám sát Franz Ferdinand: Một buổi sáng tại Sarajevo: 28 June 1914. Tác giả David James Smith. Nhà xb Weidenfeld & Nicolson; 336 trang, 18.99 Anh kim.
*

Đường ra trận mùa này đẹp lắm: Hành Khúc Radetzky


Gấu nhà văn

Sartre, khen nắc nỏm Âm thanh và Cuồng nộ, nhưng chê hết lời Sartoris, coi đây là thứ nghệ thuật đánh lừa con mắt.
Lạ, là Borges lại coi đây, thứ nghệ thuật mà con mắt của Faulkner, là thứ thượng thừa, khi viện dẫn một câu của Boileau, để minh chứng: ”Cái thực đôi khi có thể chẳng có vẻ thực: Le vrai peut quelquefois n’être pas vraisemblable.”
Trong Borges a Reader, có ba bài điểm, review, thật ngắn, của Borges, về ba tác phẩm của Faulkner: The Unvanquished, Absalom, Ansalom!, và The Wild Palms.
Gấu đọc The Wild Palms, từ bản tiếng Tây, Les Palmiers sauvages, là qua "gợi ý" của ông anh nhà thơ, những ngày ngồi quán Chùa. Có vẻ như ông chỉ ưa, [hay chỉ đọc?] cuốn này. Gấu đọc, nhưng thú thực, không mê, bởi vì bao nhiêu hồn vía bị tay colonel Sutpen, trong Absalom, Absalom! hút sạch mất rồi!
*
WILLIAM FAULKNER
THE UNVANQUISHED 

It is a general rule that novelists do not present a reality, but rather its recollection. They write about real or believable events that have been revised and arranged by memory. (This process, of course, has nothing to do with the verb tenses which are used.) Faulkner, on the other hand, wants at times to re-create the pure present, not simplified by time nor even refined by attention. The "pure present" is no more than a psychological ideal; and therefore certain of Faulkner's disarrangements seem more confused-and richer-than the original events.
In previous works, Faulkner has played powerfully with time, deliberately shuffling chronological order, deliberately multiplying the labyrinths and ambiguities, so much so that there were those who insisted that he derived all his strength from those involutions. This novel-direct, irresistible, straightforward -finally destroys that suspicion. Faulkner does not attempt to explain his characters. He shows us what they feel, how they act. The events are extraordinary, but his narration of them is so vivid we cannot imagine them any other way. ''Le vrai peut quelquefois n'être pas vraisemblable" ("The truth may not seem plausible. "), Boileau has said. Faulkner lavishes implausibilities in order to appear truthful - and he succeeds. Or rather: the world he imagines is so real that it also encompasses the implausible.
William Faulkner has been compared to Dostoevsky. The comparison is not unjust, but Faulkner's world is so physical, so carnal, that, next to Colonel Bayard Sartoris or Temple Drake, the explanatory homicide Raskolnikov is as tenuous as one of Racine's princes. Rivers of brown water, rundown mansions, black slaves, equestrian wars-lazy and cruel: the peculiar world of The Unvanquished is consanguineous with this America and its history, and it is also criollo.
There are some books that touch us physically like the nearness of the sea or the morning. This-for me-is one of them.
*
"Thầy của Gấu" thường được so sánh với Dos. Cũng được thôi, nhưng thế giới Miền Nam của F. thì dung tục, xuồng xã, thành thử, đứng kế bên những Colonel Sartoris, hay Temple Drake, thì anh chàng sinh viên bầy đặt giết người Raskolnikov mới yếu ớt, tội nghiệp làm sao, chẳng khác một trong những ông hoàng của Racine!


Dọn
Gặp ông chủ

…giáo sư tại Mỹ nổi tiếng nhưng khiêm nhường…
Dị ứng với “trí thức” và “Việt kiều”
 “Trí thức” nghe quá kênh kiệu. Người khác dùng trung hoà hơn. Tôi cũng dị ứng với các từ “toàn cầu hoá” và “hiến kế”. Nghe to tát quá.
Trang viet-xì-tốp-đi-thôi của ông chủ, chuyên làm link, nghĩa là, giới thiệu những bài viết trên net. Một thằng thư ký nhà giây thép như Gấu cũng làm được, vậy mà “nổi tiếng, khiêm nhường, trí thức nghe quá kênh kiệu, dị ứng…”!
Bản thân ông chủ chưa thấy có một bài viết nào cho ra hồn [riêng về môn kinh tế, Gấu không phải là dân khoa bảng nên xin miễn có ý kiến].
Ít ra cũng phải có tí liêm sỉ chứ! Đâu có phải cái cô [hay bà?] nữ phóng viên khen thực sự đâu? Cô ta đang cười thầm trong bụng, đám Vịt Kìu này sao dễ ‘thuốc’, dễ  'chuốc’ quá!
Về nước, đọc tham luận, có bao nhiêu điều cần nói, cần thẳng thắn yêu cầu nhà nước… Vậy mà nói chuyện trí thức ở bên Tầu. Không biết ngượng, mà còn tự sướng, tự mình chơi “ba bốn sao” vào bài viết của một em thổi mình!
Thảm thật!



Nguyễn Khải

Tôi viết hồi ký chủ yếu là do nhu cầu giải toả cho bản thân, thế thôi. Con người ta có một khoái thú là được décharger khỏi bản thân mình một « gánh nặng » nào đấy về trải nghiệm, về tâm tư v.v... Vì thế tôi viết hồi ký chủ yếu cho mình và một số người thân, không hề có ý định công bố bằng bất cứ phương tiện thông tin nào. Vả lại, tập hồi ký chưa hoàn chỉnh, còn đang trên quá trình chỉnh lý, sửa chữa (kể cả bài về Nguyễn Khải).
NDM
Giải toả cái kiểu này ư:
Nguyễn Khải cũng kể lại, hôm ấy anh ngồi chủ tịch đoàn. Có một cậu nói nhỏ với anh: “Ông Lành đang nói sao cậu lại cười?” Khải sợ quá, vội chối: “Không, răng tôi nó hô đấy chứ, tôi có dám cười đâu!”?

Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông - Tố Hữu - như thế nào, tôi ví như con cua co dúm người lại trước con ếch?
Thảo nào,
D. H. Lawrence khuyên: "Đừng bao giờ tin tưởng nghệ sĩ. Hãy tin câu chuyện kể". Chức năng chính hiệu của một phê bình gia, đó là cứu vớt (save) câu chuyện, ra khỏi nghệ sĩ, kẻ tạo ra nó.
Bạn đã đọc Don Quixote chưa?
Đừng tin nhà văn.
NQL phán: “Ngu gì lấy văn để chỉ trích người khác”.
Nhưng, trong truyện, ông lôi tên cúng cơm của bạn ra để chửi, không phải bạn ông, mà là nhà nước.


Gấu có nhớ nhà không?

Khi rời Hà Nội, Gấu muời bốn mười lăm tuổi, cỡ đó, và, ký ức của Gấu về nó, là của một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ may mắn được ra Hà Nội học. Và khi nhớ lại, quãng đời tuyệt vời như thế, không có hình bóng một cô bé con, thì “nói không được, nói không được”, và, có thể vì vậy, khi nhìn thấy BHD lần đầu, một cô bé đen nhẻm, ốm tong ốm teo, nhưng cặp mắt thì cực kỳ thông minh, nụ cười phô ra chiếc răng khểnh… Gấu này bèn ơ ra ka một tiếng, Hà Nội của Gấu thiếu đúng hình bóng của cô bé mười một tuổi này!
Bởi vì phải như vậy, mới hiểu được, tại sao, khi BHD bỏ đi, em cay đắng phán:
"Mi đâu có yêu thương gì ta, mi yêu thương một con bé 11 tuổi, là ta, từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé đó."
Nếu không, tại sao cô Nga, một nữ điện thoại viên trên Đài, sau khi đọc những dòng chữ trong lá thư đầu tiên của BHD gửi cho Gấu, “thứ tình yêu đầy đam mê mà anh có đó, em không có”, bèn phán:
“Cái cô bé này không có thương cậu đâu!”