Diary
|
“There
is powerful literature in
all big cultures, but you can't get away
from the fact that Europe still is the centre of the literary world ...
not the United
States,"
he told the Associated Press. "The US is too isolated, too
insular.
They don't translate enough and don't really participate in the big
dialogue of
literature ...That ignorance is restraining."
"Văn
chương mãnh liệt thì có ở tất cả các nền văn hóa lớn, nhưng Âu châu vẫn
là trung tâm của thế giới văn học... không phải Mẽo", thư ký thường
trực Uỷ ban Nobel nói với hãng tin AP. "Mẽo quá cô lập, thiển cận, hẹp
hòi, văn chương ốc đảo. Họ dịch chưa đủ, chưa thực sự gia nhập vào
trong cuộc đối thoại lớn về văn chương... Sự ngu si dốt nát này
đã ngăn trở họ."
Note: the centre of
the
literary world: trung tâm của thế giới văn học, không phải trung tâm
văn học
của thế giới, như e-Văn dịch (1). Sự lầm lẫn này, một ông dịch giả của
Da
Mầu cũng
đã mắc phải, vì không phân biệt được, đâu là danh từ, đâu là tính từ.
Thay vì “trái
tim của bóng đen”, ông dịch ngược, “bóng đen của trái tim”! Tiếng Việt
tưởng là
dễ, mà rất khó, do tự loại không rõ ràng, nhưng trong cái dở lại có cái
hay, biết tận
dụng cái hay của nó, thì mới là nhà văn Mít được!
(1)
“Tất nhiên, những nền văn hóa
lớn đều có nền văn học phát triển. Nhưng bạn không thể phủ nhận một
thực tế
rằng, châu Âu, chứ không phải Mỹ, mới là trung tâm văn học thế giới”
e-Văn.
Đúng là dịch ẩu! Ông thư ký [nhà giây thép] Nobel phán: "Có văn chương
mãnh liệt trong tất cả những nền văn hóa lớn", dịch làm sao mà thành: “Tất nhiên, những
nền văn hóa
lớn đều có nền văn học phát triển"!
A
DECLARATION OF INDEPENDENCE
Tuyên ngôn Độc lập
Writers
are citizens of many countries: the finite and frontiered country of
observable reality and everyday life, the boundless kingdom of the
imagination, the half-lost land of memory, the federations of the heart
which are both hot and cold, the united states of the mind (calm and
turbulent, broad and narrow, ordered and deranged), the celestial and
infernal nations of desire, and-perhaps the most important of all our
habitations-the unfettered republic of the tongue. These are the
countries that our Parliament of Writers can claim, truthfully and with
both humility and pride, to represent. Together they comprise a greater
territory than that governed by any worldly power; yet their defenses
against that power can seem very weak.
Salman
Rushdie
Nhà
văn là công dân của nhiều xứ sở: xứ sở hữu hạn, có biên giới, của thực
tại quan sát được và đời sống thường nhật, vương quốc không bến bờ của
tưởng tượng, miền đất mất một nửa của hồi ức, những liên bang của trái
tim, nóng và lạnh, những hiệp chúng quốc của cái đầu (êm ả hoặc giông
bão, rộng rãi hoặc chật hẹp, ngăn nắp hoặc hoặc xô bồ), những thiên
đàng hoặc địa ngục của đam mê, thèm muốn, và có lẽ, xứ sở quan trọng
nhất của tất cả những cư ngụ – xứ cộng hoà không thể nào bị kìm kẹp của
tiếng nói. Đó
là những xứ sở mà Nghị viện của những nhà văn có thể tuyên bố, một cách
chân thực, và với cả hai, sự tủi nhục và lòng tự hào: Chúng tôi đại
diện cho chúng. Cộng tất cả những xứ sở đó lại, chúng lớn lao hơn bất
cứ một lãnh thổ nào được cai trị bởi bất cứ một quyền lực nào ở trên
trái đất này, tuy nhiên, sự chống đỡ, bảo vệ của Nghị Viện Nhà Văn,
chống lại quyền lực trần gian kia, xem ra hơi rất bị yếu.
tặng cho em nguyên
một đóa
trăng rằm
thôi
câu chuyện tình nói cho
nhiều rồi cũng vậy
trăm
năm dài rồi sẽ đụng
nghìn năm
tất
cả qua đi, điều gì còn ở
lại
một
đóa hoa quỳnh trong cõi
trăm năm
NBS
Nhạc PD vs Tù VC
Kỷ niệm những lần nghe nhạc
PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi
lần nhớ
lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên
hạnh ngộ
ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú
mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau
lại
càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái
chuyện gặp nhau đã khó. Ứng
dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở
trong tù.
Cái sự sửa soạn để được nghe,
là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ,
do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có
ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã
mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ tại lán trại viên, mà là
được đưa lên… Đội.
Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì mới có cây Tây Ban Cầm dành cho
những buổi
sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết đàn TBC, nhưng có thể sử dụng nó như
là một cây
măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti, thì dư sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi
từng lán ghi tên trại viên khai bịnh, ngày mai cho nghỉ lao động đưa
qua bệnh xá,
xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn xách cây đàn đi theo. Tới một lán, gặp
tiệc trà,
dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc. Trong đám ngồi dự tiệc trà, có một tay,
trong lúc
hứng quá, bèn cầm cây đàn lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ
được sáng tác cho những
thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được
một nửa
lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước,
tức những
kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn"
chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng
thể ngờ,
vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc
Thuyền Viễn Xứ, là
đám tù cải tạo.
Nói,
"nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng
không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây
là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích
dẫn Lévi-Strauss,
sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu,
tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên
'quê hương'
xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm
về khổ
đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.
"Ở nơi đó, cũng vậy,
giữa những ống khói,
trong những quãng ngừng của
khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy,
hạnh
phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người
hỏi. Thì cứ
giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên
nổi, hạnh
phúc."
Kertesz
(1)
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
Con
người là tổng số những kinh nghiệm về khổ đau. W. Faulkner
*
Buổi
tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng
lẩm bẩm
hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt
vời và Ngỡ ngàng.
Thứ
nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ
rằng,
lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng
cái bản
nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và
tấu nó
lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu
Rừng Sát
ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là
trùng trùng
lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang
đổ
xuống....
Đúng
ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn
kiếp ám ảnh
hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm,
bỏ chạy
nó, và bị
nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ
thống tự bảo
vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!
Sư
phụ Faulkner chẳng đã từng phán: Con người là tổng số những kinh
nghiệm về
thời tiết.
*
Viết
tới đây, Gấu lại nhớ đến một độc giả Tin Văn.
Độc
giả quí hóa này, lần đầu tình cờ trượt vô trang Tin Văn, bấm trang
Chuyện
Văn, thấy bài đầu tiên của nó, là về Weil, bèn sửng sốt la lên, tại sao
cái
thằng Gấu ngu này lại biết đến tác giả favorite của riêng ta?
Ta
cứ nghĩ, trên đời này, ngoài ta ra làm gì còn có một tên Mít nào
khác đọc
Weil?
Theo
như Gấu biết Weil còn là tác giả favorite của Đỗ
Long Vân.
Ông
này mê cả thầy lẫn trò, tức Alain và Weil.
*
Bao
nhiêu năm rồi, Gấu vẫn còn nhớ tên anh bạn tù. Hùng Võ Sĩ.
Cũng
xin được đi một đường mở ngoặc ở đây. Những tên tuổi tù cải tạo,
để phân
biệt với nhau, thường đi kèm với một nickname, thí dụ Hùng Ghẻ, Hùng Võ
Sĩ, Hùng
Lêu Bêu... Lần đầu gặp một ông, tự xưng danh, tôi là Sơn Mê Ô, Gấu cứ
nghĩ ông
này gốc gác mũi lõ. Đến lúc ông chơi một bi thuốc lào, rít mạnh quá,
miệng lệch
qua một bên, lúc đó Gấu mới ngộ, đây là ông Sơn Méo. Méo, đọc kiểu Tây
chẳng là
Mê Ô sao?
Còn
một ông kêu là Thái Dúi. Ông này lười tắm, nên... dái thúi.
Bỗng
nhớ đến Dương Văn Ba, ông bạn sau làm dân biểu. Tụi này hồi đó đặt
cho anh
biệt danh là Ba Bù Loong. [Bù loong là cái con vít, từ tiếng Tây qua,
viết theo
đúng tiếng Tây, không bỏ dấu, thì nó lại có một ý nghĩa tiếng Việt hoàn
toàn
khác]
Anh
tức điên lên!
*
Ý
Trời: Nếu Gấu Cái không đi
thăm nuôi kịp, sau khi lo cho thằng con trai vượt biên bị bắt bị đưa về
Chí Hòa, Gấu đâu có tiền mua chức Y Tế Đội, vẫn ngày ngày đi cầy, và
chắc là
chết mất xác từ lâu rồi.
Hai
cái lần nghe nhạc PD, đều
xẩy ra, sau khi Gấu sống sót cái đói, cái khổ, cái lao động, nhờ Gấu
Cái đi thăm
nuôi, giấu cho tí tiền trong bị gạo.
Nhưng
nếu cái tay kiểm tra,
thấy tiền bỏ túi thì cũng khốn nạn! Anh ta không lấy tiền, còn xúi Gấu
dùng tiền
đó, mua chức Y Tế Đội. Nhờ vậy, mà sống sót trại tù. Nhờ vậy mà được
nghe nhạc
PD.
Như
vậy thì có phải
là được
nghe nhạc PD thật khó, đúng như câu thơ Lý Thương Ẩn, gặp nhau đã khó?
Tưởng
niệm TCS
Lần nghe Thuyền Viễn Xứ, một cách nào
đó, vẫn có tính tình cờ, ngẫu nhiên. Cái lần nghe Ngày mai đi nhận xác chồng
mới đúng là phải có bàn tay sắp đặt của Đấng Thượng Đế. Đó cũng là bữa
Gấu khám
phá ra, và được thưởng thức một món thực phẩm tuyệt vời của trần gian:
thịt chuột!
Gấu,
Bắc Kỳ di cư 1954, cho
đến 1975 quanh quẩn ở Sài Gòn, chưa từng có cơ hội ăn thịt chuột đồng
bằng Miền
Nam. Lần đi tù cải tạo thứ nhất, sau 1975 ít lâu, ở Phạm Văn Cội, Củ
Chi, vùng
này không có chuột. Nông trường cải tạo trồng đậu phọng, đói quá, và
nếu đúng kỳ
thu hoạch, chỉ ăn lạc sống cho đỡ đói. Phải đến lần đi tù Đỗ Hòa, Nhà
Bè, Gấu
mới biết ăn còng, ba khía, chuột, và cá rô phi nuôi bằng kít tù.
Nhưng
cũng phải đợi Gấu Cái đi thăm nuôi lần đầu, thì mới có cơ hội, và
phương
tiện. Bởi vì, nếu không có cái bị cói đựng gạo thì cũng vô phương bẫy
được chuột.
Hồi
mới di cư, ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận, trong xóm có mấy ao nuôi cá rô phi,
và còn
là cầu tiêu công cộng. Tuy nhiên, Gấu không nhớ mình đã từng ăn cá rô
phi, cho đến
khi đi cải tạo, và cũng phải đợi được điều lên Bộ Chỉ Huy Đội, trở
thành Víp, thì mới được thưởng thức!
Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động
lòng thương kẻ cuối
đường...
Có
những câu văn, thơ, được
viết ra, không phải để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả
độc nhất,
độc giả độc, độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn
sống
đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để
tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở
thành bình thường như mọi câu văn câu thơ khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại
thức giấc và lại đợi.
Hai câu thơ trên của Du Tử
Lê, là như thế đối với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan
đến một nơi chốn, của Sài Gòn.
Cũng cái cảm giác
như thế,
Hai Lúa nghe, lần đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày
Mai Đi Nhận Xác Chồng, tại
trại cải tạo Duyên Hải, khi cuộc chiến kết thúc đã từ đời thưở nào,
chẳng còn
ai đi "lượm" xác chồng...
Bản
nhạc vừa cất lên một cái
là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, nó đây rồi,
nó là
của mình, không của ai khác, ông nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng
Hai Lúa
này. Mấy người khác chỉ nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....
Viết
tới đây, bỗng Hai Lúa
nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có những cuốn sách nằm ngủ ở
trong thư
viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó
khật
khừ tới, và đánh thức nó dậy...
Diary
Góc
Hà Nội
"Chó
Bên Đường" của Milosz gồm những mẩu chuyện về đủ thứ chuyện.
Có
một mẩu, về một anh chàng nhà thơ da đen ở Mỹ, làm một cuộc hành trình
về đất mẹ.
-Vậy
là anh đang ở Phi Châu, thấy sướng chưa, hạnh phúc chưa?" Người ta hỏi
anh.
-Chẳng
có một mống da trắng khốn kiếp nào, chỉ toàn da đen.
"Khốn
khổ cho tôi", nhà thơ lẩm lẩm, "tôi không làm sao chịu nổi sự ngu si
dốt nát của người da đen."
Sau
rốt anh đành tự an ủi, rằng mình thuộc về một bộ lạc cực kỳ thông minh
ở Phi
Châu.
***
Lần
đầu tiên Gấu được mẹ cho ra thăm Hà Nội, nó được bà cho ra chợ Đồng
Xuân ăn bún
chả. Cũng là lần đầu nó được ăn bún chả. Nhớ hoài, nhớ đến già. Nhưng
nhớ mãi,
cái cảnh được một thằng bé cũng trạc tuổi đứng quạt cho Gấu ăn. Vừa man
mát, vừa
sương sướng, ngường ngượng. Rồi được ngồi xe xích lô, được ăn cây kem,
ăn hả, không
dám đâu, không dám cắn, mà chỉ mút mút, vì lạnh quá! Về già, đọc Trăm
năm cô
đơn của Garcia Marquez, ngay đoạn mở đầu, anh chàng tử tội đứng trước
pháp trường
không nhớ gì hết, mà chỉ nhớ tới cục nước đá lần đầu tiên được sờ...
Chỉ tới
lúc đó, kỷ niệm về cây kem mới thực sự sống lại cái định mệnh của nó,
cùng với
định mệnh của một thằng bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội học.
Nhưng
khi trở về làng quê, thằng bé không nhớ cây kem, không nhớ mẹt bún chả,
mà cứ
căng đầu vì một câu hỏi: Làm sao cái người đạp xích lô ở phía sau, có
thể nhìn
thấy đường phố, để đạp xe. Thế cái người khách ngồi ở đâu, ngồi như thế
nào?
Thằng
bé cứ hỏi hoài trí nhớ nhỏ nhoi của nó, về một hình ảnh cái xích lô
"cấu
trúc" của nó ra sao. Một lần lại được ra Hà Nội, nhìn anh chàng đạp
xích
lô ngồi ngất nghểu trên đầu khách, nó à một tiếng, tự hỏi, tại sao dễ
như thế
mà không nghĩ ra!
Tại
sao không nghĩ ra? Sau này, truy tới cùng, nó nghĩ, thằng nhỏ nhà quê
khi đó,
không nghĩ được, thứ nhất: tại sao cái thằng đạp xe, lại có quyền ngồi
lên đầu
lên cổ người khách? Thứ hai: Ai là người thứ nhất nghĩ ra được cái cảnh
đó? Và
thứ ba: kẻ phát minh ra đó, là một tên thực dân, hay là một kẻ nô lệ?
Nhìn
từ góc độ "văn chương", liệu có cái gọi là "sáng tạo" ở những
kẻ không- tự do?
Tam
Lang trong Tôi Kéo Xe, đã coi cái xích lô là một bước tiến nhảy vọt, từ
người
kéo người, sang người đạp người. Tiếc rằng trong tay lúc này, không có
cuốn
sách của ông để truy nguyên, bằng cách nào, và vào thời điểm nào,
"kéo" thành "đạp"? Nhưng chắc cũng gian nan lắm.
Nên
nhớ, người phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước đã bị đánh chết, bởi
những công
nhân sợ phát minh này sẽ làm cho họ thất nghiệp.
Ai quan tâm đến phê bình
chắc là nhận ra, những phát biểu về phê bình được nhắc tới trong bài
viết thì đều đã có những người phát biểu, không ai thực sự là người thứ
nhất nói ra những điều đó.
Thí dụ thuật ngữ phê bình báo
chí là dùng để chỉ đám chuyên môn điểm sách, so với đám phê bình
trường lớp.
Chẳng có ai thực sự là tác
giả của những nhận định như vậy. Trước, chắc là có, nhưng chẳng ai còn
nhớ, hoặc chẳng
thèm nhớ, có thể vì thế mà Barthes đề nghị nên làm thịt tác giả, chỉ
tha cho
độc giả?
Riêng Gấu cho rằng, có hai
quan điểm về phê bình, thật độc đáo của thời chúng ta, đều "của"
Barthes.
Một,
phê bình là siêu ngôn ngữ, hay ngôn ngữ bậc nhì, chuyên trị ngôn ngữ
bậc
nhất, viết về đời sống, của giả tưởng.
Từ đó, Barthes coi phê bình
là một bản văn choàng lên một bản văn. Bởi thế, ông coi phê bình gia
cũng là nhà văn.
Thứ nhà văn bậc hai này, Mít chưa có!
The Return of the Poetician
Sự trở về của nhà thi học
Roland Barthes
When
he sits down in front of
the literary work, the poetician does not ask himself: What does this
mean?
Where does this come from? What does it connect to? But, more simply
and more
arduously: How is this made?
This question has already been asked three
times
in our history: Poetics has three patrons: Aristotle (whose Poetics
provides
the first structural analysis of the levels and parts of the tragic
oeuvre),
Valery (who insisted that literature be established as an object of
language),
Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal
signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole
rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can
today
benefit from the important renewal of the sciences of language.
Khi ngồi xuống, đằng trước là
một tác phẩm văn học, người làm thơ không tự hỏi: Cái này nghĩa là gì?
Cái này
đến từ đâu? Nó móc nối tới cái gì? Nhưng, đơn giản hơn, và cũng thật
hung hăng
con bọ xít hơn: Cái này được làm ra như thế
nào?
Câu hỏi trên đã được đưa ra
ba lần rồi, trong lịch sử của chúng ta: Cõi Thơ có ba ông Trùm:
Aristotle [tác
phẩm Thi Học của ông Trùm này cung cấp bản nghiên cứu thứ nhất, về cấu
trúc một
bi kịch, với đủ mọi lớp lang, phần đoạn của nó], Valery, [ông này cứ
phán đi
phán lại, rằng, văn chương được thành lập như là một đối vật của ngôn
ngữ],
Jakobson, [người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông
điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó].
Cõi Thơ, như thế, cùng một
lúc, thật là xưa, [do mắc mớ tới trọn cả nền văn hóa tu từ của văn minh
của
chúng ta], và thật là mới, do việc đổi mới quan trọng của những môn
khoa học về
ngôn ngữ, và từ đó, là những lợi lộc mà nó đem lại cho Cõi Thơ.
CÂU
TÁM BUỒN EM TRẢ LẠI GIÙM
TÔI
Tình
đầu
Like
the Coleridge hero who
wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these
objects were
not of the second world, which had brought me so much contentment as a
child,
but of a real world that matched my memories.
Như nhân vật của
Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của
giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong Tứ
Khúc thì không
phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và
chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.
*
Những mối tình e ấp
, sót lại những sợi tơ vương vướng
đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao
vẫn còn
tươm máu mãi trong “Lan Hương” của tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể
lồng
bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất
cứ một
mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối
tình lý
tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K
có cảm
tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc
tình như thế,
không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
K.
[Thư luân lưu art2all]
Tks.
Người
yêu đầu đời của Pamuk, nếu như nhân vật tự thuật
trong Nỗi Buồn Istanbul, là
ông, tên là Bông Hồng Đen. Và những đoạn tả anh
chàng đi đón em ở cổng trường trung học Dame de Sion thật quá giống
cảnh Gấu
này đưa đón em tại trường Gia Long ngày nào!
Ngoài
K, còn một tay nữa, cũng nhận ra điều này, và chính anh "order"
Gấu dịch Pamuk, và phải là Nỗi
Buồn Istanbul!
Quả
là tri kỷ!
Đa
tạ. NQT
|
|