Diary
|
Hãy cho
anh khóc bằng mắt em
Note: Trên TLS số 5
Tháng
Chín, 2008, có bài điểm cuốn Một
Ngày Làm Rung Chuyển Thế Giới Cộng Sản.
Tin Văn scan, để
tặng mấy anh
VC nằm vùng Đào Hiếu, Lữ Phương, kèm câu này, trích trong bài điểm": "first
we need to
interrogate Nagy, then we will hang him by the
tongue": “Trước tiên, chúng ta cần tra hỏi Nagy, sau đó treo hắn ta
lên,
bằng cái lưỡi của hắn"
tặng cho em nguyên
một đóa
trăng rằm
thôi
câu chuyện tình nói cho
nhiều rồi cũng vậy
trăm
năm dài rồi sẽ đụng
nghìn năm
tất
cả qua đi, điều gì còn ở
lại
một
đóa hoa quỳnh trong cõi
trăm năm
NBS
Thời Chúa
Sẩy Thai
Gấu
nhà văn
Kurtz
des ténèbres [Kurtz của bóng đen]
Bien qu'il n'ait
jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des
ténèbres
vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo
est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non
plus,
n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme
dirait
Kafka, pour rester ici ».
Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ
như máu,
của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội,
ra biển,
đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít
tới miệt
Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với nó,
là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là,
nếu anh
ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Ui chao, nghe cảm khái cứ như thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng
Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế giới, đi đến đâu là biến nhà
người, đất người thành bãi đánh hàng:
Từ thuở
mang gươm đi dựng nước
Ngàn năm
thương nhớ đất Thăng Long
Cầu Việt Trì,
trên sông Hồng, nơi ông cụ Gấu, vào năm 1946, được một đấng học trò làm
thịt,
xong, thẩy xuống sông, kèm cục đá tổ bố, để cho khỏi nổi lên.
Kurtz,
như thế, họ hàng với
Colonel Sutpen, trong Absalom, Absalom!
Cũng dòng Yankee mũi tẹt, gốc
gác Hải Dương [cùng quê PXA], hay Sơn Tây [cùng quê Tướng Râu Kẽm]?
Gấu
bảnh hơn cả PXA & Râu Kẽm: Sinh Hải Dương, nhưng gốc dân Sơn Tây!
Gấu về
Bắc lần đầu, năm 2000, là để tìm hỏi coi ông bố mình mất ngày nào, và
đến chỗ ông
mất, trên, ngày xưa chỉ là một bãi sông, thắp nén hương cho bố, rồi
đi.
Mấy ông bạn văn VC nói, đi làm cái quái gì nữa, anh mua cái nhà,
khu Thanh Xuân chẳng hạn, vừa gần Tướng Về Hưu vừa gần tụi này!
Đi rất xa, chỉ để ở lại
đây!
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng
lắm!
*
Motifs
In the novel, Conrad uses the
river as the vehicle for Marlow to journey further into the "heart of
darkness." The descriptions of the river, particularly its depiction as
a
snake, reveal its symbolic qualities. The river "resembl[es] an immense
snake uncoiled" and "it fascinates [Marlow] as a snake would a
bird." Not only is Marlow captivated by the river, representing as it
does
the jungle itself, but its association with a snake gives this
"fascination of the abomination" its metaphorical characteristics.
The statement that "the snake had charmed me" alludes to both the
idea of snake charmer and the snake in the story of Genesis. While
typically, a
snake charmer would charm the snake, in this case, Marlow is charmed by
the
snake, a reversal which puts the power in the hands of the river, and
thus the
jungle wilderness. Furthermore, the allusion to the snake of temptation
from
the story of Adam and Eve demonstrates how the wilderness itself
contains the
knowledge of good and evil, and upon entering that wilderness Marlow
will be
able to see, or at least explore, the characteristics of humanity as
well as
good and evil.
Heart of Darkness [Wikipedia]
Miêu tả sông Hồng, đặc biệt,
như một con rắn, làm bật ra chất biểu tượng của câu chuyện... Nó hớp
hồn Marlow,
như con rắn trước con chim [như con cua NDT co rúm người trước con ếch
TH! Coi
hồi ký NDM]
Reception
In a post-colonial reading,
the Nigerian writer Chinua Achebe famously criticized the Heart of
Darkness in
his 1975 lecture An Image of Africa: Racism in Conrad's "Heart of
Darkness", saying the novel de-humanized Africans, denied them language
and culture, and reduced them to a metaphorical extension of the dark
and
dangerous jungle into which the Europeans venture. Achebe's lecture
prompted a
lively debate, reactions at the time ranged from dismay and
outrage—Achebe
recounted a Professor Emeritus from the University of Massachusetts
saying to Achebe after the lecture, "How dare you upset everything we
have
taught, everything we teach? Heart of Darkness is the most widely
taught text
in the university in this country. So how dare you say it’s
different?"[3]—to Cedric Watts' A Bloody Racist: About Achebe's View of
Conrad (1983),[4] which sets out to refute Achebe's critique. Other
critiques
include Hugh Curtler's Achebe on Conrad: Racism and Greatness in Heart
of
Darkness (1997).[5]
In King Leopold's Ghost
(1998), Adam Hochschild argues that literary scholars have made too
much of the
psychological aspects of Heart of Darkness while scanting the moral
horror of
Conrad's accurate recounting of the methods and effects of colonialism.
He
quotes Conrad as saying, "Heart of Darkness is experience...pushed a
little (and only very little) beyond the actual facts of the case."[6]
Heart of Darkness is also
criticized for its characterization of women. In the novel, Marlow says
that
"It's queer how out of touch with truth women are." Marlow also
suggests that women have to be sheltered from the truth in order to
keep their
own fantasy world from "shattering before the first sunset."
Adaptations
The most famous adaptation of
Conrad’s Heart of Darkness is Francis Ford Coppola's 1979 movie
Apocalypse Now,
which translates the context of the narrative from the Congo into Vietnam
and Cambodia.
Heart of Darkness [Wikipedia]
Three
Reviews
Tứ Khúc
Gấu
có nhớ nhà không?
Trong Ngàn Lẻ Một Đêm, có câu
chuyện một anh ở Sài Gòn, đêm nằm mơ, Đức Thánh Trần xúi, mày phải đi
đến thành
phố đó, ở xứ đó đó, ở đó một kho tàng đang đợi mày. Thế là nghe theo,
bèn xuống
cá bé, ra cá lớn, thoát công an biên phòng, thoát hải tặc, tới được
thành phố
kia, mệt quá, vô nhà thờ nghỉ, gặp một tay cũng đang nằm nghỉ, hỏi
chuyện, nói
lý do, tay này cười nói, sao tin mộng mị, tao cũng thường nằm mơ, có
người xúi,
phải đến Sài Gòn, tới cái nhà đó đó, có kho tàng đang đợi mày. Anh
chàng kia
nghe nói, mới ngộ ra, kho tàng ở ngay nhà mình! Thế là hồi chánh, đào
kho tàng
lên, an hưởng tưổi già!
Nếu
không vượt biển, nếu không
lưu vong, làm sao biết kho tàng ở ngay nhà mình?
Gấu
đọc, cứ cười mãi, và cầu
chúc cho mấy anh hồi chánh, người nào cũng vớ được của, khi trở về.
Nhưng,
nhớ là phải chia cho
VC, không, nó bắt bỏ mẹ!
Một thời để yêu, để
hát, và để chết
Tình đầu
Bởi
vì
đây là một hồi ức, tôi
phải giấu tên của nàng, và, nếu như phải gọi tên nàng ra, để cho đỡ
nhớ, thì
tôi sẽ đưa ra một đầu mối, theo kiểu của những nhà thơ Divan thường sử
dụng,
nhưng tôi phải gợi ý thêm ở đây, là, đầu mối này, như tất cả phần còn
lại của
câu chuyện của tôi, sẽ có thể khiến bạn lạc đường.
Tên của nàng là Bông Hồng
Đen, theo tiếng Ba Tư, nhưng, theo như tôi biết, cho tới nay, chẳng có
ai trên
bến cảng Sài Gòn, nơi mà chiều chiều, nàng vô tư nhảy xuống tắm biển,
và chẳng có
ai trong số bạn học của nàng ở trường trung học của người Pháp, để ý
đến chuyện
tên nàng là Bông Hồng Đen, ấy là vì, mớ tóc dài long lanh sáng ngời của
nàng
thì không phải mầu đen mà là mầu hạt dẻ, và cặp mắt nâu của nàng thì
cũng mầu
hạt dẻ, nhưng xẫm hơn một chút, so với mầu tóc.
Khi tôi thật khôn khéo, thật
tế nhị, nói với nàng, tên nàng có nghĩa là Bông Hồng Đen theo tiếng Ba
Tư, nàng
nhướng mày, nàng luôn làm như vậy, mỗi khi nàng đột nhiên trở nên
nghiêm túc,
và, trề môi ra một tí, nàng nói, lẽ dĩ nhiên, nàng biết tên của nàng có
nghĩa
là gì, và nàng nói thêm, tên của nàng là được đặt theo tên của bà nàng,
một phụ
nữ người Albanian.
Về “bà phu nhân” đó, tức mẹ
nàng, theo như mẹ tôi cho biết, bà chắc hẳn đã lấy chồng rất sớm, bởi
vì khi
anh tôi được năm tuổi, tôi, ba tuổi, vào những buổi sáng mùa đông, mẹ
tôi đưa
hai anh em chúng tôi tới công viên Macka Park, ở Nisantasi, mẹ tôi đã
nhìn thấy
cô bé con cùng bà mẹ, chẳng khác chi một thiếu nữ, và cô thiếu nữ đã
làm mẹ này
thì đang dỗ cô bé con ngủ - tức là “nàng” - nằm trong một cái xe đẩy
thật
lớn. Mẹ tôi có lần nhắc tới chuyện, bà
của cô bé, người Albanian, xuất thân từ hậu cung của một vì pasha, ông
này,
hoặc đã làm một điều gì hết sức bậy bạ, trong những năm ngưng chiến,
hay tự hạ
nhục chính mình, khi chống đối Ataturk, nhưng tôi chẳng có một chút
quan tâm
nào tới những biệt thự có từ thời Ottoman đã bị đốt rụi, hay những gia
đình đã
từng ở trong đó, cho nên tôi chẳng nhớ chính xác chuyện này ra sao. Còn
cha
tôi, ông nói bằng một giọng nói chẳng có vẻ chi thù nghịch hay khinh
khi, cha
của cô bé Bông Hồng Đen, đã nhanh chóng trở nên giầu có trong thời kỳ
Đệ Nhị
Thế Chiến, nhờ những làm ăn, chuyển nhượng với những công ty Hoa kỳ và
Hà lan
mà ông ta là một người đại diện, và nhờ những nhân vật có thế lực, ảnh
hưởng,
trong chính quyền, mà ông ta quen biết.
Tám năm sau cuộc gặp gỡ của
chúng tôi tại công viên, khi gia đình tôi mua một căn nhà ở khu
Bayramoglu, một
nhà nghỉ mùa hè ở phía đông thành phố, rất thời thượng đối với những
nhà giầu
mới nổi vào thời kỳ thập niên 1960 và 70, và vào lúc này, tôi có thể
nhìn thấy
nàng cưỡi xe đạp. Vào thời đại hoàng kim của thành phố, khi vùng này
chưa phát
triển và vắng người, vào những buổi đẹp trời, tôi thường tắm biển, hay
dùng
thuyền đi ra xa phiá bên ngoài, thả lưới, bắt cá thu, cá song, hay chơi
đá banh
trên bãi biển, và vào những buổi chiều mùa hè, khi tôi đã được mười sáu
tuổi,
khiêu vũ với mấy cô gái. Tuy nhiên, sau đó, khi tôi học xong trung học,
và đã
bắt đầu học về kiến trúc, tôi có thói quen ngồi trên sàn nhà, tầng
chệt, vẽ và
đọc. Với đám bạn con nít nhà giầu của tôi, chúng gọi bất cứ ai đọc bất
cứ một
cuốn sách nào ngoài những cuốn sách, cuốn tập của nhà trường, là một
nhà trí
thức, hay một nhân vật mờ ám bị “bủa vây bởi những mặc cảm”. Lời bình
phẩm thứ nhì,
như trên, họ thường nói bừa bãi – và nó có thể còn có nghĩa, bạn có
những vấn
đề tâm lý, bạn bị mát, hay cũng có thể, bạn bị lo âu về vấn đề tiền
bạc. Tôi
thì thực sự lo âu, khi bị dán cho cái nhãn “trí thức”, bởi vậy, hy vọng
thuyết
phục đám bạn nhí nhà giầu, mình không phải là một thứ hợm hĩnh, trưởng
giả học
làm sang, và bất lực, tôi bắt đầu nói với chúng, tôi đọc những cuốn
sách của
tôi – Woolf, Freud, Sartre, Mann, Faulkner của tôi – “chỉ để dzui thôi
mà” [như
bạn hiền ĐT từng nói], tuy nhiên, đám đó lại truy tiếp, "dzui thôi
mà" sao gạch đít gạch chân tùm lum, tà la nhiều đoạn?
Chính là thứ tai tiếng như
trên đã khiến cho nàng để ý đến Gấu tui, vào một mùa hè muộn màng -
điều này,
mặc dù sự kiện, tất cả mùa hè đó, hay tất cả những mùa hè, trước khi
tôi trải
qua nhiều thì giờ với đám bạn bè, hai đứa chúng tôi gần như chẳng ai
thèm đề ý
đến ai.
Khi tôi cùng đám bạn, vào
giữa đêm khuya, kéo nhau đi nghe nhạc discos, như là một bầy con trai
trai hạnh
phúc, hay chạy xe (đôi khi đụng xe), trên những chiếc Mercedes,
Mustang, hay
BMW, chủ xe là một người nào đó, trên Đại lộ Badat (khi đó được gọi là
Đại lộ
Công viên của thành phố Á châu, chỉ cách chỗ ở của chúng tôi chừng nửa
giờ),
hay là chúng tôi dùng ghe máy chạy ra một mỏm đá trơ trọi, ở đó, chúng
tôi bầy
ra những hàng vỏ chai soda hay rượu vang, rồi dùng súng săn, thứ thật
bảnh, của
mấy ông bô giầu có, chúng tôi chơi trò bắn bia, và cố gắng làm cho mấy
cô gái
đừng hoảng sợ la thét lên, hay chúng tôi nghe Bob Dylan, hay Beatles,
trong khi
chơi bài poker, Monopoly, Bông Hồng Đen
và tôi, khi đó, chẳng ai thèm để ý đến ai.
Đám thanh thiếu niên ồn ào,
náo động là lũ chúng tôi đó dần dần rã ra cùng với mùa hè kết thúc, và
rồi
những cơn bão lodos chợt tới với thành phố, quất túi bụi lên những bến
cảng vào
mỗi tháng Chín đuổi chạy có cờ mấy chiếc thuyền buồm, ghe máy chậm
chân. Trong
khi mưa cứ thế trút xuống, Bông Hồng Đen, lúc này đã mười bẩy tuổi,
chẳng biết
làm gì cho qua thì giờ, bèn ghé thăm căn phòng mà tôi thường ngồi vẽ,
vào những
giờ phút trọng đại như thế, tôi ban cho nó một cái tên thật xứng đáng
với nàng:
xưởng họa của Gấu. Tất cả những bạn bè của tôi cũng thỉnh thoảng ghé,
cũng bầy
đặt thử tài hội họa, này, đưa tao cây bút chì, cho tao tờ giấy vẽ,
trong khi
nhìn, với cặp mắt đầy nghi ngờ, những cuốn sách của tôi, và chuyện này
thì cũng
chẳng có gì là lạ, so với tai tiếng của Gấu. Như tất cả hầu hết đám
chúng tôi
sống ở Thổ nhĩ kỳ thời kỳ này, giầu hay nghèo, nam hay nữ, Bông Hồng
Đen cũng
cần chuyện vãn để cho qua ngày, và đỡ buồn.
Vào lúc bắt đầu, chúng tôi
chia sẻ với nhau ba chuyện ngồi lê đôi mách, những câu chuyện thuộc
loại rỉ tai
lưu truyền trong đám bạn bè mùa hè vừa qua - đứa nào mê đứa nào, và đứa
nào vì
vậy mà ghen đến điên lên – tuy nhiên, tôi thực sự chẳng để ý đến mấy
chuyện đó.
Bởi vì nhiều khi tay tôi dính sơn, cho nên, có khi, nàng giúp tôi pha
trà, hay
mở một tuýp mầu, trước khi trở về chỗ của nàng hay ngồi, ở một góc
phòng, và,
đá văng đôi giầy ra khỏi đôi bàn chân, nàng nằm dài ra sô pha, lấy một
cánh tay
làm cái gối. Một bữa, không nói với nàng, tôi đi một đường ký họa, cảnh
nàng
nằm dài trên sô pha. Tôi nhận thấy, nàng có vẻ thích, và thế là lần
tới, tôi
chơi thêm một bức ký họa nữa.
Lần tới, khi tôi nói, tôi sẽ
vẽ nàng, nàng hỏi, “Anh muốn em ngồi như thế nào?”, như một kiều nữ
chưa từng
bao giờ đứng trước máy quay phim, hay như một ngôi sao nho nhỏ ước ao
sẽ có
ngày trở thành minh tinh, run run, không biết để tay để chân như thế
nào, và ở
đâu.
Khi tôi ngắm nghiá cái mũi
dài của nàng, để vẽ làm sao cho thật tới, một nụ cười như thấp thoáng
nở ra
trên miệng nàng; ôi trán nàng mới cao làm sao, nàng thì cao, với đôi
chân dài,
mầu nắng hun, nhưng khi nàng đến thăm tôi, nàng mặc một cái váy dài, bó
sát
người, thật nhã, chiếc áo này là của bà nàng truyền lại, thành thử tôi
chỉ nhìn
thấy đôi chân thon thẳng của nàng. Trong khi phác hoạ, trong khi trầm
tư, chiêm
ngưỡng những làn cong mềm mại của hai trái cau, hay hai trái đào, hay
hai gò
bồng đảo nho nhỏ, và làn da trắng một cách lạ thường nơi cổ cao, một
cái bóng
của sự ngượng ngùng, tủi thẹn, bỗng nhẹ nhàng bay qua trên khuôn mặt
thiên
thần.
Vào những lần đầu đến thăm,
chúng tôi nói chuyện thật nhiều, và nàng là người hay nói. Bởi vì tôi
gạn lọc
ra, một chút mây mù ở trong đôi mắt, và trên đôi môi của nàng, và nói
như giao
hẹn, này đừng có bao giờ buồn thê buồn thảm như vậy nữa nhé, và nàng
như được
dịp, xổ bung ra, những trận cãi cọ giữa hai đấng sinh thành, và những
trận thư hùng
giữa bốn ông em trai, và những sự trừng phạt của ông bố đối với tụi em
của nàng
(những cái bạt tai, đá đít, cấm ra khỏi nhà, cấm “ra biển gọi thầm”,
trên những
chiếc thuyền máy) – và nỗi buồn bã, xót xa của bà mẹ khi ông bố lo săn
đuổi
những người đàn bà khác, nàng nói, nàng nói chuyện đó, vì nàng biết mẹ
nàng và
mẹ tôi là hai bạn chơi bài, và cũng đã từng than thở với nhau nhiều
lần, về
chuyện hai ông bố cùng mê chạy theo gái, và khi nói những chuyện đó,
nàng nhìn
thẳng vào mắt tôi.
Dần dần, cả hai đứa chúng tôi
chìm vào im lặng. Có những lần, khi tới thăm, nàng bước thẳng tới chỗ
nàng
thuờng hay ngồi, hay nàng sẽ ngồi, nơi ngồi làm mẫu (những bức ký họa
của tôi
thời gian này ảnh hưởng nặng nề Bonnard), hay nàng sẽ mở ra coi một
cuốn sách
tình cờ có đó, và nằm đọc trên sô pha, lâu lâu đổi cách nằm. Những lần
sau này,
vẽ hay không vẽ, thì cũng thành lệ: nàng gõ cửa, và đi vô phòng, chúng
tôi cũng
chẳng nói chi nhiều ngoài một hai câu chào hỏi, và tới nằm tại một góc
sô pha,
và đọc cuốn sách của nàng mang theo, đôi khi, từ một khoé con mắt, nàng
nhìn
tôi đang vẽ nàng. Sáng nào cũng vậy, cũng thành lệ, làm việc được một
chút, là
tôi nghĩ tới nàng, và tự hỏi, khi nào nàng tới, và như thể nàng cũng
biết như
vậy, cho nên ít khi nàng bắt tôi phải chờ đợi lâu, và khi nàng tới, là
tới cùng
với nàng nụ cười, hơi có vẻ bẽn lẽn, và trong một dáng điệu như muốn
bầy tỏ,
này hãy tha lỗi cho em, nếu em có làm phiền gì đến anh, nếu em có đến
muộn, và
trong cái dáng điệu hãy bỏ qua cho em như thế đó, nàng tới góc sô pha
quen
thuộc, và trải người nằm xuống.
Một trong những đề tài rất ít
khi được nhắc tới, là tương lai của chúng tôi.
|
|