*

Diary
















*
Happy Birthday To U, GrandPa

Say 

Mưa từ đất ngược về trời
Trăng sao đi trốn sợ người hay ta
Mây từng mảng trắng gót chân
Có nghe tiếng vỡ hồn hoang xưa về
Ta, rượu, thuốc, môi ê chề
Đèn vàng đứng gác bồng bềnh cơn say
Vuốt mặt, nghe mắt sao cay
Trăng sao thôi hãy về cùng bơ vơ

Đài Sử


Gấu có nhớ nhà không?

"He is a pessimistic poet made melancholy by an intolerable political exile"
Poets cannot live by sympathy alone.
TLS viết về nhà thơ vừa mới mất, Mahmoud Darwish
*
Vừa nhận được Lần Cuối Sài Gòn trưa nay. Đọc trên chuyến xe lửa từ nhà trở lại sở. Đọc thích thú. Đọc chia sẻ. Và đọc, không biết tại sao, lại rất buồn, có lẽ những thành phố anh đang gợi lại đã vĩnh viễn ngoài chúng ta, có phải thế?

Hà Nội là một chiếc bóng đằng sau Sài Gòn. Sài Gòn là một chiếc bóng đằng sau hiện tại. Chữ gợi lại chập chùng những bóng. Những người đã từng có mặt. Những chỗ ngồi. Những góc đường. Những tàng cây.

Mới cách đây vài hôm, đọc lại Rilke, toàn bộ thư của Rilke và tập Duino Elegies, vẫn còn bần thần, vì nhận ra, quả là đúng, chúng ta vừa nhìn cái gì, là lập tức cái ấy đã là nội tại, là mất đi. Mọi thứ đều đã là Lần Cuối. Chúng ta tới đây, như để có mặt, một lần, nhìn, [hai chữ không rõ nghĩa], rồi qua đi.
Đọc mới xong phần đầu của bút ký, và thơ, đã đầy cả Sài Gòn của một thời kỳ kỳ lạ, tan hoang, lãng mạn, đổ vỡ, và bi tráng của nó.

Cám ơn anh đã gửi sách. Đã cho một buổi trưa [chấn động như nhìn xuống con nước Thị Nghè, trưa có mây - hay là “trưa cỏ may”?- chiều nhiệt đới, mù trắng xa xa Thủ Đức].
Vài hàng viết gấp kẻo anh trông, sợ sách có thể đi lạc.
Sẽ đọc tiếp Lần Cuối tối nay. Anh vẫn viết mạnh. Mong anh mãi được vậy.
[Thư thân hữu, 1998]
TQ

Nhớ Bùn

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..." 

Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần Cuối Sài Gòn
*

Sóc Trăng, cái tên thiệt là ngộ. Sóc là làng, bản, thôn... theo tiếng Khờ-me (ở đây người ta thường gọi là tiếng Miên) là điều dễ hiểu. Nhưng còn Trăng thì sao? Có phải là con trăng trong tiếng Việt hay là mang một nghĩa nào khác của tiếng Khờ-me? Ðiều này tôi chưa kịp hỏi, nhưng được biết ở đây có trên 30% là người Việt gốc Khờ-me, và cũng có rất nhiều người Hoa lập nghiệp đã từ bao nhiêu đời, nên nhiều người Sóc Trăng nói được cả ba ngôn ngữ Việt, Miên và Tiều.
Nam Đan: Cười cho hết hàm răng
*
Sóc Trăng ư? Khánh Hưng? Ba Xuyên?
Nơi thằng em nằm xuống.
*
Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này. 

Trở lại Ba Xuyên khi được tin đứa em trai chết.
Tử trận.
Mộ Tuyết
*

V/v Mộ Tuyết 

Quân bất kiến cao đường minh kính...
Chiêu như thanh ty mộ thành tuyết 

Khi Nguyễn Đông Ngạc làm Hai muơi năm văn học Miền Nam, còn có cái tên Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, Gấu chọn truyện này, một phần để vinh danh sư phụ Faulkner [văn phong của truyện ngắn là từ Asalom, Absalom!]
Như sợ không ai nhận ra, Gấu bệ luôn tên sư phụ vô, cho chắc ăn:

Khi anh định viết về những chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã yêu thương một người đàn bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái), và như một kinh nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và ngưỡng mộ (W. Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút nợ, hay để mua cho vợ anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi giầy, đôi dép cho hai đứa nhỏ, chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh viết. Tất cả những nhu cầu nhỏ mọn chẳng liên quan gì đến văn chương, và cũng chẳng liên quan gì tới những nỗi đau khổ mà gia đình anh đã trải qua đó, đã xui khiến anh viết, đã cho anh thêm chút can đảm để bỏ một cuộc vui, một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà hàng, quán nước (cái không khí túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ quyến rũ), đã cho anh thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết bết, chống lại sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về những gì thật nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về đời sống, cái chết, chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm thường giản dị, và đem tập bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.
*
Và nhờ cuốn sách, tấm hình chụp Gấu đứng ở Sở Thú Sài Gòn, và tí tiểu sử, Gấu qua được cửa ải thanh lọc.
Khi đó, có một bà đang tập tành làm nhà văn, Gấu còn nhớ tên, sau đậu thanh lọc, qua Úc, rất mê văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhờ Gấu giới thiệu với ông, và tờ Làng Văn ở Canada.
Bà có mượn, đọc, chê: Viết về đứa em trai tử trận mà không có một dòng xót thương, không một giọt nước mắt.

Cũng góp mặt trong tập truyện, TTT chọn Dọc Đường. Càng về sau này càng thấy, đây là truyện ngắn tuyệt vời nhất của ông.
Gấu cũng nghĩ như thế, về Mộ Tuyết. NQT


  Gấu, nhà văn 

Nhiều khi tí tiểu sử trở thành bùa cứu mạng!

Trước 1975, Gấu có một cái hình, độc nhất, đóng vai nhà văn, một cái tiểu sử độc nhất, như sau đây. Không thể ngờ, chúng trở thành những lá bùa cứu khổ cứu nạn, khi đi thanh lọc, được nhà nước tạm dung xếp vào thành phần tị nạn chính trị, thay vì di dân kinh tế. Nhờ vậy mà sau đó, được phái đoàn Canada chấp nhận.

**

Trích Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, do Nguyễn Đông Ngạc biên tập, xb trước 1975.
Năm sinh của Gấu, trên ghi 1938, theo thế vì khai sinh; sự thực, sinh 16.8.1937

Theo Gấu đoán, sau khi gieo quẻ mu rùa, cái sự đang từ ‘lưu vong chuyển sang di cư’ của NMG, là do nỗi buồn lớn trong đời viết văn của ông. Và Gấu từ đó, suy rộng thêm ra, mấy anh chạy về xin đầu thú đều có một cái “lấn cấn ở trong lương tâm”, ‘chết trong tâm hồn’. Anh NBC, trùm bồi Mẽo tại WJC, nhờ gia đình có tiền, chạy du học, thoát chết, những vẫn tiếc hùi hụi số tiền bỏ ra, từ đó thù mấy thằng khốn nạn VNCH. Tay đại uý QC, chạy trốn chiến tranh bằng cách đẩy thằng khác vô thế chỗ mình, mấy thằng đào ngũ, trốn trình diện, cũng lại một nỗi “chết trong tâm hồn” khác…
Thú thực Gấu chưa từng thấy một anh nào ra hồn mà về với VC!
Cũng chưa từng có một bài viết, bản văn nào biện minh đứng đắn cho cái sự về châm đóm cho VC hút thuốc lào!
Thảm thế.
Gấu này đã từng về "bắt tay với VC", và bây giờ vẫn muốn về, nhưng được cảnh cáo, thời tiết không đẹp như ngày anh về nữa đâu, về là chết anh, chết luôn tụi này, thành thử rét.
Nói rõ hơn, Gấu thù chủ nghĩa CS, chưa từng thù một ông VC nào, trừ đám nằm vùng, không thù, nhưng tởm.
Gấu tởm chúng một, chúng tởm Gấu muời. Hẳn thế!


Tribute

Paz kể, khi Quần đảo Gulag ra lò, và phản ứng của giới nhà văn, nhà báo Mexico quan tâm tới Solz, đa số tỏ ra thận trọng, giữ được phẩm giá, và sự rộng lượng. Tuy nhiên, không có ai nói ra một cách thẳng thừng và can đảm như José Revuelta. Tiểu thuyết gia Mexico này đã vạch trần ra, rằng, những niềm tin cách mạng thì không thể nào “chửi bố” lòng yêu sự thực, và đây là lúc soi bói, đưa lên bàn mổ, điều gì xẩy ra tại những xứ sở được gọi là “xã hội chủ nghĩa”, và cái sự soi bói này, chính nó, đòi hỏi một sự xét lại toàn diện cái di sản mang tính nhà nước, nhà cầm quyền [the authoritarian legacy], của chủ nghĩa Marx. Một sự nhìn lại, [Paz viết thêm] phải đi quá Lenin, và chứng tỏ ra những nguồn gốc Hegel của tư tưởng của Marx.
Chắc là để bênh vực Solz, Revuelta, tác giả Inventario, trích dẫn Lukacs, mà theo ông, vào cuối đời đã coi Solz như là một nhà “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thứ thực, Paz trích dẫn Revuelta:
Lukacs giới thiệu tác giả Tầng Đầu như là một người thực hiện bảnh nhất điều gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, và là người, về mặt xã hội cũng như về mặt ý thức hệ, đã có cơ may khám phá ra tất cả những khiá cạnh tức thời và cụ thể của xã hội và trình bầy chúng một cách nghệ thuật, theo những lề luật định giá của chính chúng.
Trong bài diễn văn Nobel, Solzhenitsyn có nói vài lời tóm tắt cái điều mà Lukacs muốn nói đó, tức là chủ nghĩa hiện thực xã hội, nó là một cái gì khác hẳn những bản văn tuyên truyền, vốn đã chẳng hiện thực, mà lại chẳng có một tí gì là xã hội ở trong đó:
"Văn chương là hồi ức của những con người; nó truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp, những kinh nghiệm không thể nào bẻ bác được về con người. Nó gìn giữ và thắp sáng, ngọn lửa lịch sử, vốn miễn nhiễm trước mọi bóp mép, và lại càng cách xa, mọi dối trá."
*
Trước lời phán kỳ lạ trên, hai điều xẩy ra đối với tôi [Paz]:
1. Kể từ gốc gác từ năm 1934 của nó, cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội” là một giáo điều văn chương thư lại của chủ nghĩa Stalin [a literary bureaucratic dogma of Stalinism], trong khi Solz, nhà văn nổi loạn, a rebel writer, thì đúng ra phải là truyền nhân của Tolstoy và Dostoevsky nhiều hơn, một tay cắm sâu vào mảnh đất Slavic và Ky tô giáo.
2. Ngay cả, nếu Solz là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa mà đếch có hiểu, mình được cái vinh hạnh là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì nếu như vậy, Quần Đảo đếch phải là một cuốn tiểu thuyết, mà là một tác phẩm lịch sử.
[Note: Gấu bỗng nhớ ra là NMG coi Dostoevsky là Thầy. Liệu có thể đọc Sông Côn Mùa Lũ,Mùa Biển Động, của ông, theo dòng sử thi, của những Tolstoy, Dostoevsky?]

*

Đế Quốc Đỏ phản công [Time]
Sự trả thù của Liên Xô!
Đảng ta không biết vui hay buồn!


Dọn


Nhật báo Người Việt
Buổi ra mắt sách
“Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết”
của THẢO TRƯỜNG
THƯ MỜI
Kính mời quý vị tham dự buổi ra mắt cuốn sách
“Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường.
Thời gian: Từ 1:00 pm đến 4:00 pm ngày Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2008.
Địa điểm: Phòng sinh hoạt Lê Đình Điểu nhật báo Người Việt,

14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.
Thảo Trường là nhà văn nổi tiếng của miền Nam, đã trải qua gần 17 năm tù sau 1975 trong chế độ cộng sản. Từ khi sang định cư Hoa Kỳ năm 1993, ông đã tiếp tục viết  nhiều tác phẩm. “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” do Người Việt xuất bản là một Tuyển Tập gồm những tác phẩm quan trọng nhất của ông.
Ban Tổ Chức kính mời

Miểng

*

Thảo Trường @ NDT's,
Cali
, Tiểu Sài Gòn, Tháng Ba, 2008.
"Từ lúc tôi bị té, cái đầu lạ làm sao, sáng hẳn ra, đầy ắp những điều chỉ chờ dịp nhập vào trang viết..."


Nỗi buồn Istanbul

Những ống khói tầu mệt lả

Vào giữa thế kỷ 19, những chiếc tầu chạy bằng hơi nước đã làm một cuộc cách mạng về du lịch trên biển, đem những thành phố Âu châu tới gần nhau hơn, và khiến cho những chuyến viếng thăm ngắn hạn Istanbul có thể thực hiện được, và có một số nhà văn lợi dụng những chuyến đi như thế để đi vài đường tốc ký về thành phố. Những bài viết như vậy đã ảnh hưởng tới một số ít ỏi nhà văn địa phương, giúp họ có một ý tưởng mới mẻ về thành phố của họ. Nhưng, cùng với sự xuất hiện của những chiếc tầu chạy bằng hơi nước ở cảng Bopshorus, thành phố cũng có thêm một cái nhìn mới. Một công ty hàng hải, thoạt đầu có tên Sirket-i-Hayriye và sau này đổi là Sehir-Hatlari [City Lines: Những đường thuỷ trong khu vực thành phố] được thành lập, và chẳng mấy chốc, mọi làng bên vịnh Bosphorus đều có riêng một bến đáp, và khi những con phà đi đi lại lại giữa eo biển, Istanbul có thêm dáng vẻ một thành phố Âu châu. (Bạn hãy để ý đến từ “vapeur”, tiếng Pháp, có nghĩa là hơi nước, đã tìm đường vô Istanbul của Thổ nhĩ kỳ và vào cuộc sống thường nhật của nó, biến thành vapur, tiếng của chúng tôi - tiếng Thổ nhĩ kỳ - dùng như tiếng Anh, chiếc tầu, ship). Trong số những thay đổi mà những chiếc phà đem lại, là những làng xóm tấp nập ở hai bên vịnh Bosphorus, và Mũi Vàng, chúng trở thành một phần của thành phố, chưa kể những lâu đài, những toà nhà lớn, những meyhans rộn rịp, mọc lên ở những nơi mà những con tầu cập bến. (Trước khi có những con phà, gần như chưa có những con đường nối chúng lại với nhau).
Khi những con phà bắt đầu đưa hành khách lên xuống vịnh Bosphorus, chúng trở thành thân quen với người dân thành phố, như là những Kizkulesi, Hagia Sophia, và Galata Bridge, và chẳng mấy chốc, chúng nhập vào đề tài thường nhật và đóng một vai quan trọng, trở thành một biểu tượng, giống như lá cờ, nó nhắc nhở cho cư dân Istanbul chúng ta cùng sống trong một thành phố lớn. Như những người ở Venice quyến luyến với những “vaporettos”, người dân Istanbul rất thích phô ra cho những du khách những hình dáng, kiểu này mốt nọ của những con tầu “vapur” của từng tuyến đường của công ty City Lines. Có trọn một tủ sách dành cho chúng, với những hình ảnh, minh họa. Gautier viết, bất cứ một tiệm cắt tóc nào trong thành phố cũng có ít nhất là một tấm hình tầu “vapur” treo trên tường. Cha tôi có thể nhận ra bất cứ một chiếc nào được đưa ra sử dụng, vào thời điểm nào khi ông còn là một đứa bé, chỉ bằng cái hình dáng tuyệt vời của con tầu, và nếu không thể nhận ra liền lập tức, chỉ một lát sau là ông đọc lên cái tên của con tầu, và chúng ngân nga ở trong tôi, giống như một bài thơ: Năm mươi ba Insirah, Sáu mươi bẩy Kalender, Bốn mươi bẩy Tarz-I Nevin, Năm muơi chin Kamer…
Khi tôi hỏi cha tôi, làm thế nào mà cha phân biệt được những con tầu bề ngoài trông hao hao như nhau, ông sẽ nêu ra những tính chất đặc biệt của từng con tầu – thí dụ như, khi hai cha con đang đi một vòng dọc theo Bosphorus, hay, nếu bị kẹt đường, kẹt xe, ngồi tại phòng khách trong căn nhà của chúng tôi ở Besiktas, hoặc, ngay cả khi cha tôi đã xác định tính độc nhất, cái chỉ có nó mới có, của từng con tầu – con tầu này thì trông như có một bướu, con tầu kia ống khói mới dài làm sao, cao ngời ngợi, còn con kia cái mũi của nó giống như cái mỏ chim, con nọ hơi nghiêng về một bên mỗi khi đi ngược dòng nước.. Nhưng ông nói gì thì nói, tôi vẫn thấy thật khó phân biệt chúng, cho dù đã nghiên cứu thật tỉ mỉ, đã dí sát mũi vào từng chiếc. Nhưng tôi học được sự khác biệt giữa ba con phà – hai được chế tạo tại Anh, còn con thứ ba, tại Taranto, Ý, vào năm 1952, đúng năm tôi ra đời – chúng được đặt tên theo những khu vườn; sau khi nghiên cứu, tìm hiểu dáng vẻ và chiều dài của từng chiếc, sau cùng tôi có thể chỉ ra, đây là con phà Fenerbahce, đây là con phà Dolmabahce, khác con phà Pasabahce: con phà may mắn của tôi. Cứ mỗi lần đi lang thang trong thành phố, mê mải suy nghĩ đến nỗi thất lạc ở trong nó, và, nhìn xuống một lối đi, nhìn ra ngoài cửa sổ, thoáng bắt gặp con phà, là tôi sướng mê tơi, mình may rồi, hôm nay mình gặp may rồi, và tôi vẫn còn cảm thấy như vậy, cho đến ngày hôm nay.
Tặng phẩm lớn lao, tuyệt vời mà những con phà đem lại cho thành phố, hay, phần đóng góp của chúng vào bóng dáng Istanbul in lên nền trời, là những đợt khói phà, từ những ống khói của chúng, lẽ dĩ nhiên! Tôi mê làm sao, vẽ những đợt khói than mầu tối xậm của chúng, thay đổi tuỳ theo vị trí của con phà, và đó là con nào trong ba con phà, tuỳ theo dòng nước, và lẽ dĩ nhiên, tuỳ theo con gió. Trước khi tôi đi những đường cọ, đem những đợt khói phà vào trong bức tranh của mình, khi đó, bức tranh phải hoàn tất, chỉ còn thiếu những đợt khói, có khi, sơn đã khô được nửa chừng. Giống như chữ ký trên bức tranh, tôi thường để ở góc dưới, phía bên phải, những đợt khói là con tem sau cùng bạn dán lên phong bì một bức thư [giá là một bức thư tình, thì lại càng tuyệt!], vì đây là con tem đặc biệt của từng con phà, tỏa ra từ cái phễu, tức ống khói của nó. Khi những đợt khói dầy trông như một đám mây, nhất là khi chúng cùng bốc lên từ tất cả những ống khói của bao nhiêu là con tầu di động chung quanh cầu Galata, lúc đó có thể coi như thế giới của tôi được bọc bởi một bức màn đen.