Diary
|
Vĩnh Biệt Bạn Cờ
Chỉ
tới mãi sau này, Gấu mới
hiểu được, những danh sách MIA mà bạn Nam có đó, đều… thực cả!
Ấy là vì chúng đều được hải
ngoại chôm từ những tài liệu chính hiệu của Mẽo, và tuồn về Việt Nam,
đánh lừa những
người như bạn ta!
Khi phát bịnh, bạn Nam được cháu Lộc [gọi bằng cậu] đưa về Sài Gòn, vô
nhà thương, bác sĩ chê, biểu về chờ đi. Anh nói đưa anh trở về lại Vien
Chăn.
Bà chị ruột, tức mẹ cháu Lộc đưa em trở lại Viên Chăn, chưa kịp về lại
Việt Nam thì bạn Nam đã đi.
*
Nói đến
cờ, Gấu nhớ đến trưyện
ngắn Phép Lạ Bí Ẩn của
Borges.
Phép lạ bí ẩn
Jorge Luis Borges
Và
Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm
năm, và rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần
của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261
Lời
người dịch: Vào một buổi
sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành
phố, đã
vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước
đó có một
người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật
trở lại
với thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến
họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban
cho một
phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT
Đêm 14 tháng Ba, 1939, trong
căn phòng ở Zelternergasse, Prague,
Jaromir Hladík mơ một trận đấu cờ dai dẳng. Anh là tác giả Những kẻ thù, một bi
kịch chưa hoàn tất, Minh xác Vĩnh cửu,
và một nghiên cứu những nguồn gốc
Do-thái không trực tiếp của Jacob Boehme. Đối thủ không phải hai cá
nhân, mà là
hai gia đình nổi tiếng. Cuộc đấu đã bắt đầu từ bao thế kỷ trước. Không
ai còn
nhớ giải thưởng trị giá bao nhiêu, nhưng nghe nói lớn kinh khủng, và có
lẽ vô
cùng. Quân cờ, bàn cờ được bố trí ở trong một cái tháp bí mật. Jaromir
(trong
giấc mơ) là đứa con đầu lòng của một trong hai gia đình tranh đua. Giờ
giấc cho
nước cờ tới đã được đóng cứng trên mọi mặt đồng hồ, và không thể trì
hoãn.
Người mơ thấy mình chạy dài trên cát, dưới mưa, và không còn nhớ được
những quân
cờ cũng như luật chơi. Tới đó, anh tỉnh dậy. Ngưng luôn, tiếng ầm ầm
của mưa và
tiếng đồng hồ khủng khiếp. Một tiếng động nhịp nhàng, tách bạch với
những tiếng
người ra lệnh, từ Zeltnergasse vang lên. Rạng đông, những binh đoàn
thiết giáp
tiên phong của Đệ Tam Reich đang tiến vào thành phố Prague.
*
Ui chao, Gấu cứ như nhìn thấy Borges, đứng kế ngay bên Gấu, vào ngày 30
Tháng Tư 1975, nhìn những binh đoàn VC tiến vô Sài Gòn!
Khủng khiếp thật!
*
André Maurois, trong bài Tựa
cho cuốn Mê Cung, Labyrinths, của
Borges, nhắc lại một câu thật thú vị của Borges: “Thượng Đế không được
lèm bèm về chuyện
thần học. Nhà văn không được huỷ diệt niềm tin mà nghệ thuật đòi hỏi ở
chúng
ta, bằng những lý luận lăng nhăng”. [“God must not engage in theology;
the
writer must not destroy by human reasonings the faith that art requires
of us”]. Cũng trong bài Tựa, Maurois
quả quyết, Kafka đã là tiền thân trực
tiếp của Borges [Kafka was a direct
precursor of Borges]. Lâu Đài đúng ra
là của Borges, nhưng nếu đúng như thế, thì ông sẽ viết thành một câu
chuyện chừng
10 trang.
Đúng
như thế, nhưng Maurois quên
một điều, tất cả những truyện dài của Kafka, đều là những truyện ngắn,
những ngụ
ngôn của ông, phóng chiếu mãi ra.
"Nous
ne lui demandons
pas de devenir un traître. Nous lui proposons une nouvelle définition
du mot
loyauté."
Chúng
ta đâu có đòi hắn ta
phải trở thành một tên phản bội. Chúng ta chỉ đề nghị với hắn ta một
định nghĩa
mới về lòng trung thành.
Le
Carré, le grand réveil
Un homme
très recherché
JOHN LE
CARRÉ
Với
cuốn mới nhất này, Kẻ bị
truy nã tới chỉ, Le Carré trở lại mảnh đất của
những tác phẩm đầu tay của ông, nhưng đây là một sự
tỉnh thức lớn, như
Le Magazine Littéraire nhận xét.
Gấu này thú thực, cũng chỉ mê
những tác phẩm thời kỳ đầu của ông, và nếu phải chọn, thì nhất, vẫn là
cuốn Điện thoại dành cho người
chết, Call for the Dead, và tiếp theo là Gián
điệp về
từ miền lạnh, The Spy who came in
from the cold, bộ ba, trilogy, về
Smiley…
Trong cuốn Điện thoại dành
cho người chết có hai xen thật là tuyệt vời. Xen Smiley ghé
tiệm giặt ủi lấy
quần áo
mang về nhà, và khi đứng trước cửa nhà mình, linh tính xui bảo, thay vì
mở, ông giơ
tay gõ
cửa, và khi kẻ sát nhân đang chờ ông ở trong nhà ra mở cửa, ông nói,
ông
là người
đi trao quần áo giặt ủi.
Xen thứ hai, là khi Smiley
đánh lừa được trùm gián điệp Đông Đức gặp nữ gián điệp nhân viên, tại
một rạp
hát, và khi nhân viên của Smiley xin lệnh bắt, ông lắc đầu...
Cuốn Call for the Dead, Gấu
đã
dịch được một, hai chương, rồi bỏ ngang, tiếc quá!
Call For The Dead
đọc như thơ, thế mới sướng! Sau này, có thể do viết nhiều, cái chất thơ
của văn Le Carré ngày càng bớt dần.
*
Ngược lại, hắn buồn rầu chứng
kiến khoái lạc tự nhiên cứ chết dần trong hắn. Bản chất luôn khép kín,
hắn thấy
mình lúc này co rúm lại trước những cám dỗ của tình bạn và lòng chung
thủy của
con người; hắn cảnh giác hết mức, chính hắn, trước những phản ứng bộc
phát.
Bằng sức mạnh lý trí, hắn ép mình quan sát nhân gian với sự khách quan
lâm
sàng, và, bởi vì hắn không bất tử, và chắc không khỏi lỗi lầm, hắn thù
ghét và
ghê sợ sự giả trá của đời mình.
Nhưng Smiley là con người
tình cảm, và nỗi xa xứ ngày càng làm mạnh thêm tình yêu sâu thẳm của
hắn với
nước Anh. Hắn ngấu nghiến những hồi ký về Oxford,
vẻ đẹp, sự phóng khoáng trí tuệ, tính chậm chạp chín mùi trong những
phán đoán
của nó. Hắn mơ về những ngày nghỉ lộng gió mùa thu ở bến Hartland,
những chuyến
tản bộ dài trên những vách đá ở Cornall, mặt trơn láng, nóng bỏng trước
gió
biển. Đây là một cuộc sống thầm kín khác của hắn, và hắn càng ngày càng
thù
ghét sự xâm nhập tục tằn của nước Đức mới, những bước dậm chân và la
hét của
đám sinh viên đồng phục, những khuôn mặt sẹo, kiêu căng và những câu
trả lời hạ
cấp của họ. Hắn cũng căm tức cái lối Phân khoa xía vô môn dạy của hắn -
nền văn
học Đức yêu dấu của hắn. Và rồi một đêm, cái đêm khủng khiếp của mùa
đông l937
khi Smiley đứng ở cửa sổ phòng mình ngắm một đám lửa trại lớn nơi sân
trường
Đại học: Vây quanh ngọn lửa, hàng trăm sinh viên mặt hồ hởi bóng nhẫy
dưới ánh
lửa bập bùng. Và họ ném hàng trăm cuốn sách của họ vào ngọn lửa ngoại
đạo. Hắn
biết tác giả của những cuốn sách: Thomas Mann, Heine, Lessing, và hàng
loạt
những người khác, và Smiley bàn tay ẩm ướt khum khum quanh đầu điếu
thuốc, ngắm
nhìn và thù hận, hả hê trong nỗi chiến thắng vì đã nhận diện ra kẻ thù
của
mình.
l939, hắn có mặt ở Thuỵ Điển,
nhân viên được
bảo chứng của một hãng chế tạo vũ khí nhẹ nổi tiếng của Thụy Sĩ; mối
làm ăn
được ghi lùi lại ngày cho thuận tiện. Cũng để cho thuận tiện, tướng mạo
của hắn
đã phần nào biến cải, bởi vì Smiley khám phá ra hắn có tài nhập vai hơn
hẳn cái
trò thô thiển về thay đổi mái tóc hoặc thêm hàng ria mép nho nhỏ. Trong
bốn năm
hắn đóng vai đi đi lại lại giữa Thụy Sĩ, Thụy Điển và Đức, hắn không
ngờ mình
bị hoảng sợ lâu đến như thế. Hắn mắc cơn kích giật nơi mắt trái, mười
lăm năm
sau vẫn còn, sự căng thẳng vạch những đường hằn trên đôi má phính, trên
trán. Hắn
học được, làm sao để có thể không bao giờ ngủ, không bao giờ xả hơi,
làm sao
cảm thấy nhịp đập hoài hoài của trái tim của chính mình bất kể ngày và
đêm, làm
sao với tới những cực điểm của nỗi cô đơn và sự thương thân, làm sao
nhận ra
niềm dục vọng bất thần không đắn đo về một người đàn bà, một ly rượu,
một vận
động, và thuốc, bất kể thứ thuốc gì bứng đi sự căng thẳng của đời mình.
Call for
the Dead
John Le
Carré là bút hiệu của
David Cornwell, người Anh. Sinh năm 1931. Học Đại học Berne, Oxford. Dạy học
tại Eton.
Sau làm Bộ Ngoại Giao, vì vậy ông không được phép dùng tên thật khi
viết. Bút
hiệu Le Carré, tiếng Pháp có nghĩa là hình vuông, do ông tình cờ nhìn
thấy trên
kính một cửa tiệm ở Luân đôn.
Tuần báo Time đã mô tả ông:
Người viết truyện gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống.
Và có lẽ
của mọi thời.
Gọi Người Đã Chết,
tác phẩm
đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng của tác giả, muốn sử dụng thể
loại
gián điệp, một hình thức phổ cập, đại chúng, dể giải quyết những vấn đề
lớn
lao, như văn chương, chính trị, thời đại... Ông còn muốn tìm lại cội rễ
của nó,
vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch Hy Lap. —
Màn Cuối (The Last Act) trong Gọi
Người
Đã Chết, độc giả, và có thể, chính tác giả cũng không tiên đoán
được kẻ
thù sẽ
phản ứng như thế nào: Chúng sẽ làm một điều gì đó. Chắc chắn như vậy.
Chúng ta
còn có cơ hội...
Đối những độc giả quá quen
thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré qua những tác phẩm The
Spy who
came in from the cold, The Smiley People... cơ hội đó là sự sụp
đổ của
chủ
nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.
*
Đây là câu chuyện một nhân
viên ngoại giao tự tử, sau khi bị sở cho người điều tra, vì nghi là
"thân
cộng". Để lại thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley, nhân viên được sở
cử
đi điều tra. "Anh điều cha điều bố thế nào để cho con người ta cảm thấy
nhục nhã, mất danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
Trước mắt, ngay sáng sớm hôm
sau, Smiley phải tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia buồn. Đang nói
chuyện, có
điện thoại. Tưởng của Sếp, anh nhắc nghe, nhưng của nữ điện thoại viên
bưu
điện, do người đã chết tối hôm qua đã dặn, "tám giờ sáng, nhớ đánh thức
tôi nhé!"
Smiley tự hỏi: làm sao một
người sửa soạn từ giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
Hoá ra là bà vợ mới là gián
điệp nằm vùng. Bồ của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong thời gian chiến
tranh,
anh này là nhân viên của Smiley. Một tay cộng sản thứ thiệt, theo
nghĩa, rất
tin tưởng chủ nghĩa cộng sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"!
Smiley vẫn còn nhớ, cách anh
này hẹn gặp nhân viên dưới quyền. Anh thử làm theo, và thành công.
Anh cho hai người gặp nhau
tại một rạp hát. Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt, Smiley lắc đầu,
không
có chứng cớ, bắt cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh: cứ để yên,
sẽ có
biến động. Hãy để cô cậu cuống cuồng, thất kinh… quýnh quá thể nào cũng
làm một
điều gì đó. (Let them bolt, panic, anything… so long as they do
‘something’).
Bởi vì theo anh, Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô bồ, khám phá
ra bị
lừa, sẽ nghĩ rằng phản gián Anh đã biết tất cả.
Vấn đề là: anh ta sẽ hành
động như thế nào?
The Last Act, màn chót của vở
hát và cũng là màn chót của cuộc đấu trí, Dieter xiết cổ cô bồ, làm như
đang
ngủ, và rời rạp hát cùng với khán thính giả.
Dieter và Smiley đụng độ tại
một cây cầu, giữa sương mù dầy đặc, trên sông Thames.
Nhớ lại những năm tháng cùng chống Quốc Xã, Dieter tha chết cho tên bạn
đế
quốc, và chịu chết thay vì đầu hàng.
Những đoạn đối đáp giữa bà vợ
và Smiley, giữa Similey và Mendel, người bạn làm nghề cảnh sát… là
những trang
đẹp nhất trong truyện:
(Mendel hỏi Smiley):
-Bà ta có phải là cộng sản
không?
-Tôi không tin bà ta thích
những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể
sống mà
không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải
không? Tôi
nghĩ, bà muốn hoà bình.
(I don’t think she liked
labels. I think she wanted to help build one society which could live
without
conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted
peace.)
-Còn Dieter?
-Trời biết Dieter muốn gì.
Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún
vai.
"Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân,
những tên gián điệp."
-Trời đất!
Smiley im lặng một lát:
-Tôi không hy vọng bạn hiểu.
Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh
ta là một
trong những người xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng,
nhưng thật
ra là hủy diệt.
Hồn thiêng thành phố
Panat Nikhom 93
Nhật ký những ngày ở trại
*
Somalia:
The Din of Silence
[Tiếng động đinh tai, nhức óc của sự im lặng]
The Silence is something U never forget
Sự im lặng là một điều gì đó khiến bạn không thể nào quên được/
Oct. 6. 1993
Ở thư viện Consortium tại trại
chuyển tiếp, Transit Camp, Panat Nikhom, chờ tái định cư nơi đệ tam
quốc gia, Canada.
Đọc The Din of Silence, tờ Tuần
Tin Tức của Mẽo, [Oct 12, 1992], phỏng vấn Audrey
Hepburn, khi nữ tài
tử này làm Đại Sứ
Thiện
Nguyện, cho tổ chức UNICEF, và đi thăm Somalia.
Người ta nói với tôi đó
là những
nấm mồ
Chỗ nào cũng thấy mồ
Và
những người đang
đi đó,
đều là những hồn ma.
*
Tại Kis. chúng tôi đi
thăm một trung tâm lo cho sức khoẻ trẻ em, một trại lớn. Có một cái gì
đó kỳ kỳ ở trại. Và chỉ sau đó, tôi mới hiểu ra được. Trại không có trẻ
nhỏ. Chúng như những ngọn nến, bung ra hết, rồi tàn lụi đi.
Tôi nghĩ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, trọn một quốc gia, sống lơ
lửng, vất va vất vưởng, chỉ nhờ một dúm thiện nguyện viên.
Nam Le
was born in Vietnam
and raised in Australia.
He worked as a lawyer
before winning the Truman Capote Fellowship to Iowa Writers’ Workshop
where he
wrote The Boat, his award-winning collection of beautifully inventive
short
stories. The rising literary star talks to Megan Walsh
"Tôi là nhân vật thách
đố nhất của riêng tôi"
Nam Lê sinh tại Việt Nam,
và được
dậy dỗ nuôi dưỡng tại Úc. Anh hành nghề luật sư trước khi được học bổng
"the Truman Capote Fellowship" tham dự Xưởng Viết Văn "Iowa
Writers’ Workshop", tại đây, anh viết Con
Tầu, tập truyện ngắn mang chất sáng tạo tuyệt vời, được giải
thưởng Dylan Thomas. Ngôi sao
đang lên
nói chuyện với Megan Walsh, sau đây.
TLS
*
TLS là báo văn học số 1 trên
toàn thế giới. Joseph Brodsky có lần cho biết, cả nước Nga chỉ có một
dúm trên
đầu ngón tay, độc giả dài hạn, trong số đó, có Kim Philby, sư phụ
Graham
Greene, gián điệp Anh phản thùng chạy qua Liên Xô.
Gấu 'đăng ký' tờ này cũng
trên chục niên, cc 1997. Sắp đi, nghỉ, nhận được 'message', mày dân
"pro"
rồi, đọc
tiếp đi, tao chỉ lấy tiền tem thôi!
Tờ này, khi Linda Lê mới xuất
hiện, đọc Vu Khống, tác phẩm
của Linda Lê được dịch qua tiếng Anh, chê, đanh đá chẳng kém Sến Cô
Nương, khi ban cho em cái tít thật
nặng nề: Kiếm khách cho văn chương.
Nay khen hết lời Nam Le, lại đi một bài
phỏng vấn thật hoành tráng.
Sau Nguyễn Ngọc Tư, là đặc
sản Nam Lê! Thú vị thật.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài
phỏng vấn. NQT
Trang
Coetzee
Giữa lòng đen
"Chúng tôi
“quét” hết tất cả các thông tin về các vấn đề trong xã hội, có các
phòng chức
năng để nghiên cứu từng loại vấn đề: Người dân nghĩ gì? Nói sao? Ở đâu
xảy ra
chuyện gì? Tầng lớp nào bức xúc cái gì?...
"Xin hỏi thật ông, có
bao giờ
ông cảm nhận được cảm giác: liệu có người nghĩ rằng Viện này na ná một
cơ quan
mật vụ không?
*
Đo,
điểm, quét, nửa kín nửa hở, bức xức, rậm rựt, ở đâu, chỗ nào...
Văn
phong thoát thai từ Bóng Đè? Hiếp? Ám
Thị?
Tuyệt!
Bất
khả thứ năm
Đơn
Dương ngây ngô quận
Ta La Tai
Tanvien
vs talawas?
Thiên
Sứ vs Peter Pan
Dọn
đọc sách với
ĐÀO TRUNG ĐẠO
ATIQ RAHIMI
A Thousand Rooms of Dream
and Fear
(Ngàn Căn Phòng của Những
Giấc Mơ và Sợ Hãi)
[Nguồn: Gió O]
Tay này, ngay cái tít của người ta, đã dịch ẩu
rồi. Từ ‘Dream’
ở đây, sử dụng như một từ “không đếm được” [uncounted] để cho nó cân
xứng với Fear
[sợ hãi], thành thử phải dịch là Ngàn
phòng của mơ mộng và sợ hãi, đại khái như
thế.
Gấu đọc
cái tít, tiếng Việt, là đã thấy sượng rồi. Giống lần đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt của
Nguyễn Trung Đức. Lần đó, được bà chủ quán cá hưởng ứng, lại được thêm
một ông người Đức đáp lời, cũng là một trong những kỷ niệm vui nhất
trong đời viết văn của Gấu (1).
(1) Dịch là số
*
Nhưng thú vị nhất, theo Gấu,
là “Một ngàn phòng”. Tại sao? (1)
Borges,
khi viết về Ngàn Lẻ Một
Đêm, có bàn về ‘một ngàn’, nhờ ông, chúng ta mới
hiểu ra được,
tại sao những ‘ngàn vàng’, ‘ngàn năm’, ‘thiên thu’…
Ui chao, đến già, nhờ đọc Borges, mới hiểu ra được, tại sao cái giá của
"nó" là 'ngàn vàng'!
(1) Tuy chưa đọc tác phẩm, nhưng cái tít khiến người đọc liên tưởng tới
Ngàn Lẻ Một Đêm.
*
Đào quân cũng đã từng mượn cửa hàng cá “tố cáo” Gấu,
‘không phải thuộc giới khoa bảng’; với ông ta, khoa bảng ở đây, có
nghĩa là mảnh
bằng cử nhân triết của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.
Gấu cũng có vài mảnh bằng, nhưng
thuộc bên khoa học, kỹ thuật. Cái sự tố cáo của ông ta làm Gấu giật
mình, nhớ lại,
thì mới nhận ra, không phải chỉ ông ta, mà mấy ông bạn quí của Gấu đều
nghĩ như
vậy cả, về Gấu. Mới nhất, là, lần về Sài Gòn, gặp đấng bạn quí HPA, anh
còn nhắc
khéo, mày dân Toán mà lại quay qua Triết hả, sau khi đọc mấy bài Gấu
dịch
Steiner.
Về cái sự tu tập này, trong bất
cứ ngành gì, nếu bạn không hàng ngày tu tập, thực tập thì cũng vứt đi
thôi. Hồi
Gấu làm một anh chuyên viên Bưu Điện, có làm việc chung với một tay
chuyên viên
của một hãng Anh, làm việc tại chi nhánh Hồng Kông, qua Sài Gòn giúp
Bưu Điện sửa
chữa, bảo trì những mạch điện thoại viễn liên dành cho quân đội Mẽo, sử
dụng hệ
thống của Cable & Wireless HK, tức hãng mà anh là nhân viên.
Tay này cực giỏi. Anh ta khám phá ra liền, mấy
cái máy của
Mẽo, sở dĩ không hoạt động OK tại Việt Nam, hoàn toàn do vấn đề
nhiệt độ. Cái hệ thống máy móc mà Bưu Điện sử dụng đó, là của Philco
Corp, họ làm ra không phải để sử
dụng ở xứ nhiệt đới!
Thế là phải biến cái
Đài của Gấu thành một cái phòng lạnh!
Anh còn khám phá ra một điều, những máy móc đó, giống như xe Mẽo,
ngốn điện nhiều quá! Thế là anh ta bớt đi rất nhiều cái dư thừa ở trong
máy,
để cho đỡ
tốn điện, mà hiệu quả của máy vẫn OK!
Anh
biểu Gấu, tao đi làm đây,
chỉ có hai năm thôi, sau đó, phải trở về Anh, tu nghiệp hai năm, rồi đi
làm tiếp.
Trong khi Gấu, ra trường Bưu Điện, làm một anh công chức, tháng tháng
lãnh tiền,
ôm ba cái máy cũ rích, hoặc quá rành về chúng, chẳng cần học hỏi gì
thêm nữa.
*
Cái hệ thống máy móc vô tuyến
điện của Philco Corp thành lập, là tính để mở đường liên lạc viễn ấn,
vô tuyến điện
thoại Saigon-Bangkok. Gấu khi đó, đang là chuyên viên của quốc nội,
được biệt
phái qua quốc tế, chính là vì nó!
Bảnh như vậy đấy!
Đọc “cẩm nang” của máy, nó dựa
trên một lý thuyết mới tinh về chuyển tín hiệu viễn ấn. Và lý thuyết
này, của một
tay ghê gớm lắm, chính là cái tay tương lai học Herman Kahn, cha đẻ ra từ Việt
Nam hóa chiến tranh, Vietnamization, và là người mà Coetzee đã trích
dẫn một câu
của ông, làm đề từ cho truyện ngắn The Vietnam Project, trong Dusklands. Bạn thử
vô coi tiểu sử của tay này, trên Wikipedia, thì mới thấy hết hồn!
Thường
ra, ký hiệu viễn ký,
khi chuyển bằng vô tuyến điện, tần số cao, high frequency, do ảnh hưởng
thời
tiết, khí hậu, giải tần số, sóng mạnh, yếu… hay bị sai, một, hay hai,
con chữ, thí dụ từ "anh”, có thể sẽ thành “ani”. Lý thuyết, và sau đó,
biến thành
hiện thực, và là bộ não của hệ thống máy Philco, chính là cái phòng
chứa,
a storage room, một khi tín hiệu mạnh, phần "dư của nó, sẽ được đưa vô
phòng chứa,
và khi yếu, được lấy ra, để sửa những lỗi về con chữ, như trên.
Bộ não trên, không hoạt động được,
do khí hậu, nhiệt độ ở Việt Nam. [Nhờ tay chuyên viên
Cable & Wireless HK phám phá ra].
Sau khi ông Diệm mất, ông
Nguyễn Văn Điều, kỹ sư viễn thông Bưu Điện, thầy của Gấu, lên làm Tổng
giám đốc BĐ, Gấu báo cáo với Thầy Điều, và ông nhờ một ký giả ngoại
quốc mang từ
Mẽo về, một bộ não của máy, để thay thế, và sử dụng cho mạch báo chí
của các hãng
thông tấn ngoại, bỏ luôn mạch Saigon-Bangkok.
Gấu trở nên “quá quan trọng,
không thể thiếu” đối với bộ máy, ông Điều bèn cho căn nhà ngay bên Đài,
đễ lỡ có
chuyện trục trặc là lôi cổ nó dậy. Gấu có lẽ là chuyên viên Bưu Điện
độc nhất,
chưa có gia đình mà đã có nhà nhà nước cấp!
Mấy ông lớn, khỏi nói!
Chính
vì hệ thống trên, khi
RCA nhẩy vô Việt Nam tranh ăn với Cable & Wireless Hongkong, họ đã
phái hai
chuyên viên Phi Luật Tân từ Manila qua, làm việc với Gấu, thực hiện
mạch Saigon-Manila, thay thế bộ não trên, bằng một bộ máy đơn giản hơn,
mang từ Manila qua, và khi xong việc, kéo nhau đi ăn ở nhà hàng nổi Mỹ
Cảnh, Gấu và đồng
bọn đã được
VC thưởng công cho hai trái mìn claymore! Hai anh Phi đi luôn, ông
trưởng đài của Gấu mất 'bộ đồ lòng', Gấu, bị thương nặng, ăn cả hai
trái, vậy mà thoát! Súng ống còn nguyên vẹn!
Thời gian nằm nhà thương Grall được em BHD ghé thăm, và khi ra khỏi nhà
thương, có được truyện ngắn đầu tay Những
Ngày Ở Sài Gòn, và trở thành Gấu nhà văn!
Dàn máy viễn ấn, vô tuyến
điện thoại Philco Corp. Gấu đứng chống nạnh. Người
ngồi quay lưng lại, là Trần Bảo Thạch, trưởng đài VTĐ thoại quốc tế,
số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn..
Thằng thợ sửa máy la dô, làm
sao dân khoa bảng được! NQT
*
Kim Dung kể chuyện
Dịch Chân
Kinh, bí kíp nằm tê hê ra đó, nơi Tàng Kinh Các, chẳng ai thèm đọc, đọc
chẳng hiểu, thấy vô dụng,
cho tới bữa có ông sư khùng, tò mò, nhặt lên thử đọc, bèn ơ ra kìa một tiếng,
và trở thành thiên hạ đệ nhất nhân. Đến thời Lục Mạch Thần Kiếm, có hai
tay Cưu
Ma Tri, Kiều Phong, một ông tẩu hoả nhập ma vì nó, một ông, nhớ em A
Châu quá,
kỷ niệm em để lại mà, vì nó mà em suýt bỏ mạng nơi chùa Thiếu Lâm, vì
nó mà Kiều
Phong đưa em đến Tụ Hiền Trang nhờ Tiết Thần Y cứu mạng, rồi cả hai tái
hợp nơi
Nhạn Môn Quan, chàng tung nàng lên trời, rớt xuống, ôm chặt vào lòng,
thủ thỉ, hai ta
ra quan ngoại chăn dê, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu… mơ mơ màng
màng đút
cuốn kinh vô tay áo, thế nào rớt xuống đất, anh đầu sắt vớ được, luyện
thành đại
tối độc chưởng, bao gồm nội công tối thượng Thiếu Lâm, và nọc độc hàn
băng tầm!
Cái sự
đọc triết, thí dụ,
triết hiện sinh, của Gấu, suy ra, có gì na ná ông sư khùng, chỉ đọc có
“hai
câu”, mà
“ngộ”, không phải ngộ triết hiện sinh, mà ngộ ra đời, và thời của mình!
Câu thứ nhất, của Sartre,
trong Nhận Định, ngộ ra thời
của Gấu:
Vào mỗi thời đại, con
người nhận
ra mình, khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết.
[A chaque
époque, l'homme se
choisit en face d'autrui, de l'amour, et de la mort]
Câu thứ nhì, cũng của
Sartre:
"Qu' y a-
t- il
à craindre
d' un monde si régulier? Je
crois que je suis guéri"
[Có gì mà sợ một thế giới
bình thường như vậy? Tôi nghĩ là tôi đã khỏi
bệnh].
Câu này nằm ngay ở một trong những trang đầu, "những trang không ngày
tháng", mở ra nhật ký Roquentin, hay cuốn Buồn Nôn, của Sartre.
Câu văn mở ra cõi văn của Gấu.
Chết Vì
Tình
To be in love is to create a religion whose god is fallible
Valéry
[Yêu có nghĩa là tạo ra một đạo giáo mà vị chúa tể của nó cũng có thể
sai lầm. André Maurois trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Mê Cung của Borges]
Gấu đọc Trăm
Năm Cô Đơn, bản
tiếng Việt, thời kỳ đứng bán sách báo tại sạp báo của gia đình, ngay
trước chúng
cư Bưu Điện, số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Và đã từng đi một
đường điểm cuốn sách này, trên tờ Thanh
Niên, và do quá rành sư phụ của Gấu, nên nhìn ra liền, nó là từ Absalom, Absalom! mà ra, đến khi
ra hải ngoại, đọc, thì mới biết, thế giới cũng nghĩ như Gấu!
Còn cuốn Tình Yêu Thời Thổ
Tả, đọc bản tiếng Pháp, tại thư viện của phái đoàn Pháp, tại
trại Panat Nikhom,
sau khi đã qua thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, và đang chờ gặp
một phái
đoàn để xin đi tái định cư. Sách ở thư viện, đa số là của những ông Tây
bà Đầm
ghé thăm, quăng lại, thay vì thẩy vô sọt rác. Thành thử cũng không
nhiều, và làm gì có tiểu luận, triết học. Gấu thèm đọc quá, bèn năn nỉ
mấy cô Đầm ra Bangkok
mượn giùm. Kỷ niệm thú vị nhất, là lần
nhờ muợn đọc cuốn Pour Marx
của Althusser, và cô Đầm mang sách về, kèm câu nói
của cô người Thái thủ thư, cuốn sách từ khi mua tới giờ mới có một
người mượn đọc!
Mê Tình Yêu Thời Thổ Tả,
một phần
còn là do anh chàng Florentino, trong khi chờ người yêu chết chồng, cầu
hôn trở
lại, và toại nguyện khi cả hai đã trên bẩy bó, trong khi chờ đợi, đã
hành nghề
viết muớn, y chang Gấu, những ngày ở Sài Gòn sau 1975, sau khi được tha
khỏi trại
Phạm Văn Cội, Củ Chi. Mỗi lần bị bắt, được tha, là lại mò ra Bưu Điện
Sài Gòn hành
nghề viết mướn, nhờ vậy mà gặp lại Châu Văn Nam, khi anh ghé Bưu Điện
làm hồ sơ
ODB.
Kỷ niệm
vui nhất trong đời viết văn
|
|