*

Diary
















Phố cũ, thu xưa, [2006]

*

(Photograph: Min Ko Naing as a young man.)

Burma Eats Its Young
[Miến Điện ăn thịt những đứa con còn trẻ của nó]

In a just world, the names Min Ko Naing and Ko Ko Gyi would be as well known as Steve Biko and Adam Michnik. These two leaders of Burma’s 88 Generation students, now in their forties, have spent almost their entire adult lives in prison for organizing pro-democracy demonstrations. After a short period of freedom, between 2005 and 2007, they and their colleagues were jailed again for staging a long walk around Rangoon, in August of 2007, in protest of soaring transportation prices—a gesture that sparked the so-called Saffron Revolution, the largest demonstrations in Burma since 1988, both times put down in blood.
After Aung San Suu Kyi, these two men are the leaders of Burma’s democracy movement, and a source of intense admiration and inspiration among the young Burmese I met on two trips there earlier this year. Ko Ko Gyi is the political strategist of the movement; Min Ko Naing is its charismatic soul. A friend who met Min Ko Naing after his release in 2005 told me how the former prisoner shed tears as he described the death of his only cellmate, a cat. Other Burmese and Americans speak of Min Ko Naing as having a special glow that raises him above the ordinary run of humanity. But because of Burma’s obscurity, the rest of the world has never heard of them.
On November 11th, Min Ko Naing, Ko Ko Gyi, and other democracy activists were sentenced to sixty-five years in remote prisons scattered across Burma, where contact with their families and friends will be extremely difficult. The trial took place in a closed court in the Irrawaddy Delta, without defense counsel. The defendants still face up to twenty other charges—all because of the walk, staged fifteen months ago, on behalf of their hard-pressed countrymen. Meanwhile, the Burmese regime continues to prepare for “elections” in 2010 as part of its self-appointed transition to “democracy.”
These sentences are the regime’s response to the United Nations, the Association of Southeast Asian Nations, the governments of India and China, the International Crisis Group, and every other group or individual that is trying, in good faith or not, to end Burma’s isolation and enable the regime to reform. What Joseph Lelyveld, in his great book “Move Your Shadow,” wrote of a South African government that had imprisoned and tortured one of Biko’s comrades, is equally true of a Burmese government that has decided to destroy its very best young people: “A system that could make the confession about itself that was implicit in the attempt to humiliate and break a young man like this, I thought, showed that it was fundamentally resigned to its own moral rancidness.”
Nguồn


Đơn Dương ngây ngô quận

Ta sẽ kể cho người nghe về miền cố quận, bắt đầu từ ngày ta mới đến với vùng cao nguyên đất đỏ ấy. Nhưng trước hết, người cứ ngồi xuống bên ta đã. Dù ta đã sống hối hả thế nào, đến khi tất cả qua đi và được xếp vào 1 ngăn có tên gọi là kí ức thì lúc ta ngoái nhìn lại chúng đều thành một dòng chảy chậm. Cả ta và người đều không cần vội vã, chúng ta đã vội vã trong quá nhiều điều rồi. Người biết đấy, ta rất dông dài khi kể về quá khứ. Lại còn thêm cả bệnh nói chuyện không đầu không đuôi nữa. Nhưng dẫu sao thì chuyện cũ bao giờ chẳng như một khúc nhạc từ đâu vẳng đến với ta, cứ miên man không biết khởi đầu từ đâu và kết thúc nơi nào, người nhỉ?
 Ngày đầu ta đặt chân đến nơi ấy, ta không nghĩ là sẽ ở lại. Chỉ ngỡ rằng đó sẽ là một chuyến đi chơi xa. Nhưng bố mẹ ta không gặp may mắn trong kinh doanh, đành phải mang ta và các anh chị em gửi lại cho nhà ngoại. Kể từ đó ta không về lại nơi ta sinh ra và lớn lên đến năm 6 tuổi nữa, cho đến tận 11 năm sau ta mới về thăm, nhưng ta sẽ kể cho người nghe vào 1 dịp khác.
 Ấn tượng đầu tiên của ta dành cho cố quận là sao xứ này lạnh quá, và buồn quá. Có khi vì lạnh nên buồn chăng? Bầu trời cứ xám xịt và có cảm tưởng như rất thấp. Và sương mù nhiều lắm. Và nhiều hoa. Cũng nơi xứ ấy ta lần đầu thấy những bóng đèn điện. Xưa nhà ta ở trên kinh tế mới, đâu đâu cũng chỉ thấy những ngọn đèn dầu. Còn ở quê ngoại thì có đập Đa Nhim nổi tiếng, và nguồn thủy điện ấy cung cấp cho cả mấy tỉnh lân cận nên dù nghèo thế nào thì vẫn ko thiếu điện. Mà nói thế thôi, Đơn Dương làm sao nghèo bằng cái nơi mà ta vừa rời khỏi kia được.


Ta La Tai
Do vi phạm qui định vệ sinh, và do xú uế cú hậu hiện đại, cửa hàng bán cá tại Chợ Cá "Bơ Linh" tại Đức Quốc của dân Mít đã bị nhà chức trách sở tại dẹp bỏ.
Nguồn

The Arcades book, whatever our verdict on it - ruin, failure, impossible project - suggests a new way of writing about a civilization, using its rubbish as materials rather than its artworks: history from below rather than from above. And his call (in the 'Theses') for a history centred on the sufferings of the vanquished, rather than on the achievements of the victors, is prophetic of the way in which history-writing has begun to think of itself in our lifetime. (2001)
Coetzee: Walter Benjamin, the Arcades Project (1)
"Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.
*
Đám Yankee mũi tẹt và những nhà văn của chúng chắc là chẳng bao giờ biết đến thứ lịch sử của thời của chúng ta, thứ lịch sử xoáy vào nỗi đau khổ của người thua, thay vì thứ lịch sử của kẻ thắng.

(1) Bài viết sau được in trong Inner Workings, tập tiểu luận, với cái tít như trên. Gấu đọc Coetzee, lần đầu tiên, là bài này, bèn dịch liền, với tí vốn Anh văn ăn đong những ngày mới tới xứ lạnh, và đã được ông bạn NTV giúp đỡ rất nhiều. Cả hai thường ngồi trong một tiệm cà phê bình dân của thành phố Toronto, nơi gần nhà ông, và có lần say sưa bàn cãi về một từ cần phải dịch như thế nào, ồn ào đến nỗi anh chủ quán phải đến nhắc nhở.
Dân Mít chúng ta thiếu những nhà văn như Coetzee, và lại càng thiếu những nhà phê bình, điểm sách như ông. Nên nhớ, tác phẩm đầu tay của ông, lấy đề tài Việt Nam (2).
Trong những kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết giới thiệu ông, ở đầu cuốn Inner Workings.
(2) John Michael Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi) ngày 19.2.1940. Học tại Đại học Cape Town và sau đó tại Đại học Texas, lấy bằng Ph.D (1969), và trở lại Nam Phi năm 1972, dậy Anh ngữ tại Đại học Cape Town. Tiểu thuyết gia, nhà phê bình, dịch giả; những cuốn tiểu thuyết của ông là về hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, thực ra là hai truyện vừa, "Dusklands" (1974), ông đối chiếu sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam với những người Hòa Lan đầu tiên định cư tại Nam Phi. Trong lịch sử 31 năm của giải thưởng văn học The Booker, ông là người đầu tiên hai lần đoạt giải, lần thứ nhất vào năm 1983 với cuốn "Đời và Thời của (Life and Times of) Michael K.", và năm 1999, với cuốn "Disgrace" (Ô Nhục).


Tanvien vs talawas?

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler.
Tôi đã đọc "Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần cuối Sài Gòn
*
Nhưng bé Hon không bao giờ dậy nữa, sứ giả pha lê yếu ớt, lạc vào thế giới này ban phát nụ cười và môi hôn. Nó không cần ai vuốt mắt, tự nó, đủ cho nó, cho cả muôn vật xung quanh. Nó đi, mang theo bí mật về sự có mặt lạ lùng của nó ở gia đình tôi.
Thiên Sứ
Gấu đọc Thiên Sứ của PTH, và mường tượng ra một thằng bé con nhà quê, là Gấu ngày nào.Cái cô bé Thiên Sứ kia, nằm ngủ rồi cứ thế biền biệt, hà cớ sao, lại làm bật ra hình bóng của Gấu lủi thủi xuống tầu há mồm, ra vịnh Hạ Long, lên tầu Rắn Biển, vượt chiều dài  đất nước tới Cảng Sài Gòn.
*
Thành thử, khi khám phá ra Thiên Sứ là một hình ảnh ngoại, Gấu thất vọng vô cùng!
Có thể, những dòng viết về PHT có sự cay đắng, ngậm ngùi, nhưng đê tiện, hạ tiện, chắc là không.
Làm sao so được với những dòng của những người cùng phe với PHT, thí dụ, của tác giả bài viết
Cái Lỗ Hổng
Hay bài viết của DMT, đáp lễ PHT. Một, nói về cái lỗ hổng, một, khẩu súng.
Viết như thế, mà không bị coi là đê tiện, hạ tiện?
*
Xin thưa thật với ông, tôi cảm thấy rất uổng cho ông. Tôi nghĩ ông có thừa khả năng để xây dựng cho mình một tên tuổi sáng giá hơn, nhưng ông lại hoang phí rất nhiều thì giờ để loay hoay với những chuyện hạ tiện. Điều đó làm cho chính ông trở thành rẻ tiền, nhếch nhác trước con mắt của người đọc. Bạn bè tôi ở Canada đều nói càng ngày họ càng thất vọng về ông. Họ nói ngày xưa họ đọc Nguyễn Quốc Trụ để tìm hiểu văn học quốc tế, nhưng ngày nay họ chỉ thấy Nguyễn Quốc Trụ chuyên viết những chuyện tị hiềm, vặt vãnh, nhỏ nhen.
Phong Lê
Cái sự hy vọng và rồi thất vọng của PL, và bạn bè của ông về Gấu làm Gấu nhớ đến đám bạn văn VC của Gấu ở Hà Nội. Họ cũng kỳ vọng ở Gấu y chang, và sau đó, thất vọng, tuyệt vọng, và còn coi như hủi, chẳng ai còn mail cho Gấu nữa, nhưng có lẽ, cái sự không mail này còn là do sợ hãi nữa.
Như đã lèm bèm rất rất nhiều lần, Gấu làm trang Tin Văn không phải vì mục đích văn học, lại càng không phải văn học quốc tế. Đây chính là điều mà các bạn văn VC muốn Gấu phải như thế. Gấu nhớ, có lần, viết về một ông đạo diễn ở trong nước, và bị một ông khác chỉnh: Anh chỉ nên làm công chuyện giới thiệu văn học quốc tế, thí dụ như cái vụ Oulipo gì gì đó, chứ anh biết gì về thằng cha đạo diễn đó mà viết nhếch nhác về nó!
Bài viết chỉ là một bài dịch từ một bài báo, viết về một phim của một nhà đạo diễn ở trong nước. Nhưng hai ông đạo diễn không ưa nhau.
Gấu còn được đề nghị viết cho một tờ báo số 1 ở trong nước, anh tha hồ viết gì thì viết [anh muốn làm gì thì làm, hà hà!], tha hồ sử dụng, bất cứ một cái nick nào, nếu không muốn dùng tên thực, chúng tôi sẽ trả anh nhuận bút cao nhất!
Những điều trên là hoàn toàn sự thực. NQT
*
Ui chao toàn những hạnh ngộ: Phút hạnh ngộ, chút lung linh nàng Lo kiều diễm, chút sáng ngời nụ cười thiên sứ, phút mặc khải BHD với nụ cười răng khểnh trên bộ mặt đen nhẻm, đôi mắt long lanh…và sau cùng là cái chết của một cô gái Cô Hồng Con, bên bờ ao, khi bị cả một miền đất bức tử, bỏ đói, bỏ khát.
*
Lần Gấu về lại đất Bắc, bà chị ruột ngó thằng em, nói, lạ thật, về già, mắt nó đỡ lác đi, chứ hồi nhỏ, lác nhiều lắm!
Một lần, bà chị hỏi:
-Em có nhớ cô Hồng Con làng mình không. Hồi đó em còn nhỏ mà đã mê cô Hồng Con lắm mà!
Gấu ngượng quá hỏi:
-Làm sao chuyện đó chị cũng biết?
-Mắt em lác, mỗi lần em nhìn cô Hồng Con, là cả làng cả xóm đều biết!
Nói cả làng cả xóm là cho vui thôi. Nhưng đám con nít trong làng thì đều biết. Cô Hồng Con cũng biết.
Lần cuối cùng, cô, tuy không nói, nhưng như ngầm biểu, như thế này:
-Nếu yêu tôi, thì ngay lập tức rời bỏ cái làng này. Trở ra Hà Nội. Đi xuống Hải Phòng. Vào Nam. Kiếm một cuộc đời ở trong đó. Quên hẳn cái làng này đi.
*
Nhớ một giai thoại về Hemingway, chẳng nhớ ai hỏi ông câu gì, nhưng ông nói: “Thì đi về để treo cái mũ.”
Độc giả Tin Văn
*
Có những câu văn phải nhờ cơ may mới hoàn tất nổi.
Thí dụ như câu này, nửa đầu, viết lúc nằm tù nhà tù quốc tế Bangkok, cùng với ông bạn vừa nằm xuống, Nguyễn Phước.
*
Bạn không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!
Câu văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy, bắt phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang ngủ trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành phố London:
"Trong tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An toàn, vì không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân Đôn…"
(He felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled from his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it was his ghost that ranged the London streets….)
Những từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái chập chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương. Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế, một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường phố cũ…". Tới đó tịt luôn.
Phải tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu văn:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
*
Hay câu này. Mãi sau này, khi vô tình nghe bản nhạc Kẻ Ở Miền Xa, Gấu mới nhận ra một trong những song sinh của nó.
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu.
Cái nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, thì có khác chi:
Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay [cho] tiếng em?
*
Sự lầm lẫn thứ hai là cái thích những câu văn vẻ. Tôi bị ảnh hưởng tai hại của sự học ở nhà trường của văn chương Pháp và của văn chương Tàu hay ta hồi ấy (quãng 1922 - 1930); tôi thích những câu đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối (nhưng trống rỗng) thành thử tôi chỉ cốt viết ra những câu như thế và cho ngay là truyện của tôi hay. Thí dụ như câu cuối cùng trong truyện Nắng mới trong rừng xuân: "Đôi bạn tay cầm tay, nhìn nhau yên lặng, trên đầu gió rì rào trong cành thông như tiếng than vãn của buổi chiều". Tuy câu ấy không phải hoàn toàn dở nhưng bây giờ đọc lại tôi vẫn ao ước rằng không có thì hơn, hoặc có nhưng đừng "văn vẻ", "sáo" quá như thế, giản dị hơn như những câu trong các tiểu thuyết sau này của tôi, viết chỉ cốt tả đúng cảm giác, đúng những nhận xét của mình; điều cần không phải là câu văn hay mà ở chỗ cảm giác, nhận xét của mình có gì hay không, đặc biệt không.
Nhất Linh: Viết và đọc tiểu thuyết.
*
Những câu văn ở trên, bảo rằng văn vẻ quá, và là một lầm lẫn thì... sai. Cái văn vẻ của nó, là do đời sống [theo nghĩa "cơ may"] ban cho.
Giả như Gấu không nhớ cô bạn đến như thế, giả như không có những tiếng xèo xèo của những trái hoả tiễn bay ngang đầu như thế, làm sao có câu văn trên ?
*
- Mỗi người, ông và nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh bụi bay mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó, nàng luôn miệng nói đùa và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không ông?
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt, trở về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau nói về người đàn bà.
Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
*
Đoạn ngay trên, về chủ nghĩa Mác, về nước Nga, về thế kỷ hung bạo, qua hình ảnh của Lara, mà chẳng tuyệt vời sao?
Tôi hay lui tới khu nhà kia và thường gặp nàng ở đó. Nàng còn là một thiếu nữ, một cô bé, nhưng đã có thể đọc thấy trên vẻ mặt và ánh mắt nàng tư tưởng căng thẳng, nỗi lo âu của thời đại Tất cả các đề tài của thời đại, toàn bộ nước mắt và sự hờn giận của thế kỷ, tất cả những thôi thúc, toàn bộ nỗi thù hằn chồng chất và niềm kiêu hãnh của thời đại đều được ghi trên khuôn mặt và trong dáng điệu của nàng, trong sự pha trộn giữa tính ngượng ngùng thanh tân và sự cân đối táo bạo của nàng. Có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ. Ông phải đồng ý với tôi rằng đó không phải là chuyện tầm thường. Đó là thứ giống như một thiên chức, một phẩn thưởng quý giá. Phải có cái đó từ lúc bẩm sinh, phải có quyền mới được hưởng cái đó.
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ".
*
Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào.
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
Sống ở trên đời, thèm miếng thịt kẻ thù, là vậy.
Không thèm, không làm sao nhớ ra tên của Cô Hồng Con.
*
Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào. Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!
Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?
*
Milosz, trong một bài viết về Pasternak, cho rằng, người đọc thật khó cưỡng lại ham muốn trộn lẫn số phận của hai nhà thơ Nga, Mandelstam và Pasternak, một chết trong trại tập trung và một sau cùng sống sót. Một may, một rủi. Nhưng, chữ tài liền với chữ tai, theo Milosz, trong thơ Mandelstam, có một cái gì giống như tiếng đàn của Thuý Kiều, đã tiên đoán phần số của ông. (1)
[Có một cái gì đó, trong thơ Mandelstam, được cấu trúc một cách thật là trí thức, giống như một thứ bùa chú, yểm lên nhà thơ. And yet there is something in Mandelstam's poetry, intellectually structured, that doomed him in advance].
(1) Coetzee, trong bài viết về Paul Celan, [trong Inner Workings] cho rằng, nhà thơ Đức gốc Do Thái bị ảnh hưởng bởi Mandelstam, do chuyên dịch ông này:
During his time in Bucharest after the war, Celan had improved his Russian and had translated Lermontov and Chekhov into Romanian. In Paris he continued to translate Russian poetry, finding in the Russian language a welcome, counter-Germanic home. In particular he read Osip Mandelstam (1891-1938) intensively. In Mandelstam he met not only a man whose life story corresponded in what he felt were uncanny ways to his own, but a ghostly interlocutor who responded to his deepest needs, who offered, in Celan's words, 'what is brotherly - in the most reverential sense I can give that word'. Setting aside his own creative work, Celan spent most of 1958 and 1959 translating Mandelstam into German. His versions constitute an extraordinary act of inhabbiting another poet, though Nadezhda Mandelstam, Mandelstam's widow, is right to call them 'a very far cry from the original text'. (Felstiner, pp. 131,133).
Mandelstam's notion of poem as dialogue did much to reshape Celan's own poetic theory.
*
Chính những lời chúc mừng, xen lẫn lo sợ cho NHT, khi ông vừa xuất hiện, như đã tiên đoán, những vùi dập mà ông đang gặp phải.
Chúng ta hãy đọc lại Những Ngọn Gió Hua Tát, là thấy cái gọi là được cấu trúc một cách trí thức, giống như một thứ bùa chú, yểm lên NHT.
Có vẻ như giữa NHT và Nguyễn Chí Thiện, có gì na ná như Mandelstam và Pasternak. NCT, do lựa chọn vận rủi, là trại tù, nên sau cùng lại sống sót.
Còn NHT? Số phận nào ông đã lựa chọn cho ông: Thôi đành thuận buồm thuận gió? Hay là....
Nên nhớ, Milosz, và trước đó, Nabokov, cả hai đều coi Pasternak là một nhà văn Xô Viết.

Ui chao, liệu chăng, Gấu đã lầm PTH, với rất nhiều thiên sứ của một miền đất.
Cô Hồng Con của Gấu
Nàng Lara trong Dr.  Zhivago.
Nữ Thuỷ Thần của NHT
BHD của Gấu
Nguồn
Cái cô con gái, con một nhà xuất bản, lấy lầm anh chồng, vì đọc tác phẩm, trong Eva của J.H. Chase, sau thất vọng quá, tự tử.
Hình như nỗi thất vọng của Gấu cũng xêm xêm, về một Thiên Sứ của một miền đất. NQT
*
Gần đây nhất, sau khi trang Talawas tuyên bố đình bản, mọi người đều thấy Nguyễn Quốc Trụ bắt đầu đem Phạm Thì Hoài và Talawas ra để bôi bác, đánh phá. Trước nhất, đó là một hành động yếu hèn. Vì khi người ta còn hoạt động thì ông không dám nói, đến khi người ta ngưng hoạt động thì ông đem ra bêu rếu, chửi rủa một mình. Thứ nhì, đó là một hành động tự làm rẻ nhân cách, vì những điều ông cay cú chỉ là những điều nhỏ nhặt, không đáng để một nhà văn phải đem ra bươi móc. Thứ ba, đó là một hành động dối trá, vì những điều ông nói chỉ là nói một chiều, vu khống, xuyên tạc, bịa đặt, không có sự phản biện. Và lẽ dĩ nhiên Phạm Thì Hoài sẽ thấy những điều ông nói là quá nhỏ nhen nên không đáng để phản biện.
Một nhà văn nam giới đáng lẽ phải hành xử như một người quân tử, nhưng ông lại hành xử như một kẻ đê hèn, đánh sau lưng phụ nữ. Việc ông sử dụng những thứ ngôn từ như "chợ cá", "quán cá", "bà chủ quán cá", đã hạ thấp chính con người nhà văn của ông xuống hàng vô lại, chợ búa.
Phong Lê
*
talawas nói đình bản không có nghĩa là talawas ngỏm củ tỏi! Diễn đàn talawas vẫn online, và bà PTH vẫn có thể lên tiếng bất cứ lúc nào, để phản biện những điều hạ tiện mà Gấu này viết về bà.
Hơn nữa, đúng như ông PL nói, “Phạm Thì Hoài sẽ thấy những điều ông nói là quá nhỏ nhen nên không đáng để phản biện”, và nếu như thế, thì cái chuyện đình bản hay không đình bản đâu có quan trọng, và , làm sao lại qui tội cho Gấu lợi dụng lúc talawas đình bản để đánh lén?
Cứ giả dụ như talawas không đình bản, Gấu viết về talawas, thì bà Hoài cũng đâu thèm để mắt tới?
Tin Văn đã từng viết về talawas trước đó, thí dụ như bài viết về vụ tường lửa, và lời thỏ thẻ, đài gương soi đến dấu bèo này chăng? Bà đâu thèm để mắt tới?
Thứ ba, đó là một hành động dối trá, vì những điều ông nói chỉ là nói một chiều, vu khống, xuyên tạc, bịa đặt, không có sự phản biện.
PL
Ông bạn PL phải nêu rõ ra, những gì là "một chiều, vu khống... ", thì Gấu này mới có thể trả lời được. NQT
Chẳng lẽ NQT này tố cáo PHT ra lệnh, muợn tay đàn em đánh PXN, HNH, đánh lớp đàn em như PHT, là
"một chiều, vu khống, xuyên tạc, bịa đặt."?
Ông bạn PL thử nêu một thí dụ, PTH khen, bất cứ một ai, ngoài xoa đầu đàn em? NQT
*
Re:
Pham Thi Hoai va The Lady With The Little Dog cua Anton Chekhov
Sunday, November 23, 2008 9:13 AM
 Kinh chao ong Nguyen Quoc Tru,
Toi xin gui den ong mot tai lieu cua mot nguoi ban gui den cho toi, nhan nguoi ban fwd cho toi issue ve PTH dang ban tan tren trang tanvien cua ong.
Day la ban chup vai trang quyen sach Me Lo cua ba PTH xuat ban da lau.
Trong quyen nay, truyen "Nguoi Dan Ba Voi Hai Con Cho Nho" cua ba PTH la do ba ta "phong tac" tu truyen "The Lady With The Litte Dog" cua Anton Chekhov. Nhung nguoi doc tuong la ba PTH da viet truyen: "Nguoi Dan Ba Voi Hai Con Cho Nho".
Day la duong link truyen cua Chekhov de ong so sanh:
http://www.americanliterature.com/Chekhov/SS/TheLadyWithTheLittleDog.html
Ong chiu kho in nhung ban copies nay ra de doc. Chung la doan dau cua truyen "Nguoi Dan ba Hai Con Cho Nho". Ong so sanh voi doan dau cua truyen Chekhov se thay ro. Rat tiec la nguoi ban toi chi co tung ay trang de ong so sanh.
Tat ca nhung truyen trong tac pham nay deu dua vao mot tac pham ngoai quoc, nhung ba PTH da "Viet Nam Hoa" thanh truyen cua ba ta. Phai cong nhan ba ta Viet Nam Hoa truyen that hay. Nhung van la truyen cua mot tac gia ngoai quoc, phai khong thua ong. Toi nghi truyen "Thien Su" cua ba PTH ma ong ca ngoi, cung chi la truyen ma ba PTH da "Viet Nam Hoa" mot truyen cua mot tac gia ngoai quoc khac, nhu ba ta da Viet Nam Hoa truyen "The Lady With The Little Dog" cua Chekhov vay.
Toi chi muon trao doi va cung cap tai lieu.
Xin dung dua ten toi len trang tanvien.
Cam
on ong va chuc ong moi dieu an lanh.

http://i411.photobucket.com/albums/pp195/tailieuvn/TaiLieuVanBan/PhamThiHoaiBia.jpg

> http://i411.photobucket.com/albums/pp195/tailieuvn/TaiLieuVanBan/PhamThiHoai167.jpg

> http://i411.photobucket.com/albums/pp195/tailieuvn/TaiLieuVanBan/PhamThiHoai17.jpg

> http://i411.photobucket.com/albums/pp195/tailieuvn/TaiLieuVanBan/PhamThiHoai18.jpg

> http://i411.photobucket.com/albums/pp195/tailieuvn/TaiLieuVanBan/PhamThiHoai19.jpg

> http://i411.photobucket.com/albums/pp195/tailieuvn/TaiLieuVanBan/PhamThiHoai21.jpg
*
Tks. NQT