*

Diary

















*
*

Vietnam.net "chơi" một bản dịch của Tin Văn.
Cám ơn. NQT
Thưa đây:
Kertesz: Diễn văn Nobel
*
Ui chao, không chỉ bài đó, mà còn bài diễn văn Nobel của Naipaul.
Cái này thì quá lắm. Xin làm ơn stop! Please!
Còn nếu muốn tiếp tục, xin ghi nguồn tanvien.net. NQT


Trải nghiệm những hiện thực khác
[Trần Vũ, talawas, lược dịch]
*

Minh Huy Tran đoạt giải thưởng Gironde

“Sống những thực tại khác”
“Vivre d'autres réalités”

Minh Huy Tran trả lời phỏng vấn
Note: Bản dịch trên Tin Văn, được post gần như liền sau khi Claire Simon thực hiện cuộc phỏng vấn, tức tháng Tám 2007, cách đây một năm. Cái tít "Sống những thực tại khác", theo thiển ý của Gấu, đúng, trung thực [với thực tại của Minh Huy Tran] hơn của Trần Vũ, (Trải nghiệm những hiện thực khác), nếu để ý đến chi tiết này: Nhà văn Nhật đã ảnh hưởng tới Trần Minh Huy là Murakami.
Đẩy thêm một mức nữa, cái tít còn muốn nói, sống những thế giới khác, chứ không phải những 'hiện thực' khác không thôi. (1)
Tay này, nghe nói ở Tây, ở Paris, mà sao lại để đến 1 năm sau, mới "lược dịch" một bài viết ngắn ngủn trên net?

Felix Trần, dịch bài phỏng vấn, là một độc giả của Tin Văn. NQT
(1)
-Trong cùng lúc, những gì ông viết ra mang dấu vết của “mono no aware”, hay  “nỗi buồn cháy da, cháy thịt của những sự vật” (poignante mélancolie), và đây là một trong nét tuyệt, tuyệt, của thi ca truyền thống Nhật Bản...

 Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và  “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết

Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami

Gấu đọc tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, biết đến Minh Huy Tran, là từ bài phỏng vấn trên. Mê quá, rồi dịch, giới thiệu. Giữa hai nữ danh tài, Mít, của tờ này, Tran Minh Huy dễ thương hơn nhiều, so với Linda Lê. Bà này ở Tây, viết văn bằng tiếng Tây, cưu mang trong mình một đứa trẻ đã chết, là Việt Nam, đọc toàn những thứ dữ, thứ văn chương chỉ xúi người ta tự tử, khác hẳn Tran Minh Huy, với anh chàng Trương Chi của cô [làm nghề chèo thuyền, buông câu, thành thử cũng dễ vượt biên!]
Bài phỏng vấn này đã hân hạnh được talawas để mắt đến. Bà chủ quán hỏi, làm sao đi một đường giới thiệu Tran Minh Huy. Chịu thua. Lúc đó, Gấu nghĩ, cô chỉ là một nữ phóng viên của tờ báo. Đâu ngờ làm lớn!

Đọc tên, Minh Huy Tran, lại cứ nghĩ là đực rựa! NQT
Bản trên talawas
*
Re: Murakami.

Đọc bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, khi ông vừa cho ra lò cuốn Ký sự chim vặn dây cót.
Sau viết bài giới thiệu ông, đăng trên tờ Sóng Văn, ở Mẽo

Giữa hai lần mặc khải là câu chuyện lạ thường của một nhà văn mơ tưởng chuyện hải hồ, "lưu vong", nhờ vậy lại khám phá ra quê hương của mình. Một điều kỳ cục, đó là tính bạo động, sự độc ác, của chiến tranh, trong The Wind-Up Bird Chronicle, không liên quan gì tới những tác phẩm trước đó. Tác giả tuyên bố: Nếu ông không sống ở Mỹ, tức là ở nước ngoài, ông không làm sao có thể viết nổi tác phẩm đó. Như thể ông bắt buộc phải rời bỏ quê hương, rồi mới tìm thấy con đường trở về. Kinh nghiệm, quê hương tìm thấy lại của ông thật là quí báu đối với chúng ta. Nên nhớ, Murakami mặc khải là nhà văn vào Tháng Tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên Nhật, ông tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.
*
Tay TV này, lần qua Cali, lâu rồi, Gấu có nghe được giai thoại về anh, liên quan tới cuốn sách đầu tay, khi ra lò, có một bài giới thiệu của bạn quí của Gấu. Ông bạn quí, hình như muốn lấy điểm với nhà văn trẻ tuổi, đang lên như cồn, nên đã tự ý thổi, nghĩa là không xin phép nhà văn trẻ. Nghe kể là, anh ta cầm cuốn sách xé nát, hét tướng lên, tao đâu có cho phép nó thổi tao đâu?

Bảnh thật.
Gấu hỏi KT. Anh gật đầu, có chuyện đó!
Chán thực! NQT


'Bứt phá ngoạn mục'

Trong bài điểm sách giữa tháng Tám, nhà phê bình Vũ Nho cho hay đây là dự án “dồn hết tâm lực của một đời cầm bút” của người từng đoạt giải thưởng Hội nhà văn với cuốn Thuỷ hoả đạo tặc (1997).
Ông khen cuốn sách là “một bứt phá mới ngoạn mục” và nó “sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt”.
Trong khi đó, người ký tên Phương Ngọc viết trên báo mạng Vietimes ngày 24 tháng Tám:
“Chỉ chấm phá thêm đôi nét nhưng cũng đủ để khép lại một giai đoạn văn học vết thương về Cải cách ruộng đất, mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại.”
Tác giả khen tiếp: “Lần đầu tiên trong văn chương đương đại, sự kiện Nhân văn giai phẩm và cuộc đấu tranh với bè lũ Xét lại hiện đại, cũng như cuộc vượt biển di tản của gần hai triệu người, được nhà văn đề cập đến với cái nhìn điềm tĩnh và xa xót của một người có đủ độ lùi thời gian để phân tích, lý giải, đặng trả lại cho những nhân vật trong cuộc bức chân dung thật của họ”.
Nhưng sau khi sách bị thu hồi, bài này đã biến mất trên trang mạng tờ báo trực thuộc VietNamNet.
Tiểu thuyết Thời của thánh thần được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.
Thông tin trong sách ghi người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám đốc Trung Trung Đỉnh, chịu trách nhiệm bản thảo, ông Nguyễn Khắc Trường. Người biên tập cuốn sách là nhà văn Tạ Duy Anh, bản thân từng viết tiểu thuyết cũng bị thu hồi năm 2002, "Đi tìm nhân vật".
Ông Hoàng Minh Tường, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh năm 1948 ở Hà Tây, tốt nghiệp cử nhân Địa lý.
Nguồn 1
Note: Cùng dân Sơn Tây với Gấu. Thú thật! Tay nào điểm cũng bảnh thật! "....
mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại.”. Hách hơn cả Gấu! Đúng là "địa linh nhân kiệt": Tướng Râu Kẽm cũng dân Sơn Tây đấy!
Ui chao, bất giác nhớ đến... Em, và cuộc trò chuyện với... Akhmatova:
Tớ dòng dõi Thành Cát Tư Hãn đấy. Còn cậu?
-Mình dân Kẻ Nủa, Sơn Tây!
*

**

Cuốn tiểu thuyết thoạt đầu có tựa đề “Tốt sang sông”. Cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, người trước khi mắc căn bệnh ung thư vòm họng hiểm nghèo (và qua đời một năm sau đó), từng ở chung căn phòng áp mái với Hoàng Minh Tường tại Nhà sáng tác Tam Đảo, tháng 9-2006, khi biết bạn đang đánh vật với cái laptop, để đưa từng “con tốt” sang sông, liền bảo: “Ông viết trúng ý một bài thơ tôi viết cách đây mấy năm. Tôi chép lại tặng ông, nếu thích thì ông có thể lấy làm đề từ cho tác phẩm này.
Tốt sang sông
Anh muốn xóa tất cả đi như xóa một bàn cờ
Rồi kiên nhẫn bày lại từng con Tốt.
Tốt chưa qua hà đâu, em ơi đừng nóng ruột
Rồi tốt sẽ qua hà, rồi tốt sẽ đi ngang. 

Hoàng Minh Tường tỏ ra tâm đắc với bài thơ này. Ông chọn thêm một câu trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân: “… Một con Tốt lọt qua sông là cái trị giá nó bằng nửa sức con Xe rồi. Ở đời không nên khinh thường cái gì. Con Tốt mà sang hà, tức là đứa tiểu nhân lúc đã đắc thế…”, để dành làm lời đề từ cho cuốn tiểu thuyết của mình.
Khi bản thảo hoàn thành, nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn, người sẽ ký "giấy thông hành" cho cuốn tiểu thuyết vào đời, là người đọc đầu tiên. Ông trầm ngâm một lát, rồi bảo: “Phải cân nhắc lại cái tên sách, in ở Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, với tựa đề Khi con tốt sang sông”.
Hoàng Minh Tường toát hết mồ hôi. Không thể lặp lại ý tưởng của người khác. Ông tin ở cái trí nhớ kỳ lạ của Nguyễn Khắc Trường. Nhiều cuốn sách nhiều bài báo in từ đời tám hoánh, không mấy ai đọc, mà ông nhà văn ma xó này vẫn nhớ vanh vách.
Nguyễn Khắc Trường chép chép miệng, rồi thêm: “Đặt tên cho cuốn sách, còn hơn cả tên khai sinh cho con mình, cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”
Trường nói và mở to mắt nhìn Tường tủm tỉm, rồi hai gã nhà văn thông quê cùng cười hô hố, như tự thưởng cho mình những ý tưởng mà chỉ họ mới ngầm hiểu với nhau. Phải tìm một cái tên mới, Hoàng Minh Tường tự nhủ. Đành gác ván bài “Tốt sang sông” lại. Cũng tiếc một cái tựa đề đắc ý. Tác phẩm mô tả hành trình của những người nông dân đi theo cách mạng. Họ là những nông dân khoác áo lính. Ví như những con Tốt trên bàn cờ thế cuộc. Chỉ có tiến, không có lùi. Qua sông rồi thì được quyền vừa tiến vừa đi ngang. Cao cờ. Tốt có sức mạnh chẳng kém gì Xe, Pháo, Mã. Cao cờ nữa, Tốt có thể nhập cung bắt tuốt tuột Tướng, Sĩ, Tượng. Cuộc cách mạng tháng Tám, 1945 long trời lở đất đưa hàng triệu Tốt sang sông, trao cho mỗi con Tốt một sứ mạng Xe, Pháo, Mã. Và rồi họ đã hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ…
Nguồn

“Đặt tên cho cuốn sách, còn hơn cả tên khai sinh cho con mình, cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”

Cái tên hay nhất cho nó là: Chúa Sẩy Thai. Hoặc Anus Mundi. (1)

(1) Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển

1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
*

Sau một đêm trằn trọc, tảng sáng, tựa đề sách đã bật lên trong đầu nhà văn.“Thời của Thánh Thần”, tên tập thơ đầu tay của nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ, nhân vật chính trong tác phẩm, mà nhà văn đã dày công xây dựng, xứng đáng được chọn đặt tên cho cuốn tiểu thuyết.
“Thời của Thánh Thần” viết về những biến động của một gia đình nông dân có truyền thống khoa bảng ở làng quê châu thổ sông Hồng suốt nửa sau thế kỷ XX. Bốn anh em trai, ba con đẻ, một con nuôi, sau Cách mạng tháng Tám, 1945, mỗi người đi một ngả. Người trở thành cán bộ lãnh đạo, người là nhà thơ, người phát vãng, người ở nhà cày ruộng. Đồng hành với họ là những người đàn bà, những mối tình sét đánh, éo le, oan trái… Tất cả họ, không ai thoát khỏi những biến động, những sự kiện, những bước ngoặt lớn của đất nước. Đòn xoáy khốc liệt suốt hai cuộc chiến tranh đã cuốn họ đi, nhào nặn nên tính cách và số phận của họ. Họ là những tiêu bản, những hóa thạch của lịch sử mà qua đó nhà văn giúp người đọc hồi ức quá vãng…
Nhà lý luận phê bình Vũ Nho rất có lý khi nhận xét: “Cải cách ruộng đất, Đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống Xét lại, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hòa hợp dân tộc… Những vấn đề cốt lõi ấy được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy đời chìm nổi của một gia đình. Thời gian đủ độ lùi cần thiết. Nhưng những hiểu biết của một cây bút phóng sự, tiểu thuyết có hạng, và suy ngẫm một đời viết, mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của tác phẩm này…”
Đúng là, phải đợi tròn một hoa giáp, vào tuổi 60, nhà văn Hoàng Minh Tường mới đủ độ chín, đủ từng trải, đủ đau đớn, dằn vặt, và cả đủ lòng dũng cảm nữa, để viết một tác phẩm tổng kết đời văn của mình.
Tiếp nối những trang nhức nhối về nông thôn một thời mà các nhà văn đàn anh lớp trước đã đề cập (Vũ Bão với Sắp cưới, Ngô Ngọc Bội với Ác mộng, Tô Hoài với Ba người khác…), Thời của Thánh Thần chỉ chấm phá thêm đôi nét nhưng cũng đủ để khép lại một giai đoạn văn học vết thương về Cải cách ruộng đất, mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại. Và, cùng với mạch cảm xúc bi thương ấy, lần đâu tiên trong văn chương đương đại, sự kiện Nhân văn giai phẩm và cuộc đấu tranh với bè lũ Xét lại hiện đại, cũng như cuộc vượt biển di tản của gần hai triệu người, được nhà văn đề cập đến với cái nhìn điềm tĩnh và xa xót của một người có đủ độ lùi thời gian để phân tích, lý giải, đặng trả lại cho những nhân vật trong cuộc bức chân dung thật của họ.
Nhân vật Nguyễn Kỳ Vỹ có bóng dáng bao nhiêu văn nghệ sỹ, trí thức bị oan sai một thời. Nhân vật Nguyễn Kỳ Vọng là hình ảnh tột cùng đau đớn, vô cùng đáng thương của bao người ly hương, bao kẻ vong bản. Càng về cuối truyện, không chỉ những xung đột tính cách, sự trớ trêu số phận, mà quyết liệt hơn là những đối nghịch về quan niệm sống, lý tưởng sống, về trách nhiệm công dân đối với Dân tộc, Đất nước… cùng cộng hưởng kéo độc giả vào cuộc, tham gia tranh cãi, phản biện.
Những ai ít thích ứng trước những biến động có tính quy luật toàn cầu, hẳn sẽ phẫn nộ với những nổi loạn trong tính cách của lớp nhân vật trê như Lê Lỳ Chu, Chiến Thống Nhất, những phản biện quyết liệt của Nguyễn Kỳ Vọng, hoặc sẽ lên án cái gọi là “sự băng hoại lý tưởng”, “thoái hóa phẩm chất cách mạng” của những người từng có bề dày mấy chục tuổi Đảng, như bà Đào Thị Cam, như nhà văn cộng sản Châu Hà…
Chính độ mở của tiểu thuyết, thái độ nhập thế của tác giả, dám đối diện với những vùng khuất lấp, những mảng đời sống mà lâu nay nhiều người tự coi như vùng cấm kỵ bất khả tri… đã khiến Thời của Thánh Thần không bị rơi vào khuôn mẫu buồn tẻ, một chiều. Đây cũng chính là một bứt phá của Hoàng Minh Tường, kể từ sau hai tiểu thuyết gây tiếng vang Thủy Hỏa Đạo Tặc và Đồng sau bão.
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm trong trường ca Văn đàn bi tráng sắp xuất bản, dường như đã có con mắt rất “xanh”, khi ông viết về Hoàng Minh Tường:
“Hết Thủy Hỏa lại đến hồi Đạo Tặc
Đồng sau bão chỏng chơ những tượng đất Thánh Thần”
Nguồn 2


Gấu có nhớ nhà không?

Trước 1975, là một chuyên viên kỹ thuật của Bưu Điện, Gấu coi chuyện viết văn là chuyện ở ngoài cõi đời thường, ngày hai bữa đi làm kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Trong sở, trừ một số thật thân, ít người biết Gấu làm nghề vụng trộm đó.
Nói vụng trộm, là cả với gia đình, người thân. Mỗi lần viết, là phải đợi cho vợ con đi ngủ hết, mình cũng giả đò đi ngủ, và sau đó, len lén dậy, len lén ra bàn, bật cái đèn nho nhỏ, ánh sáng vừa đủ chiếu trang giấy, và sau đó, rị mọ viết. Khi đã nhập, chẳng còn biết mọi chuyện xung quanh, có khi Gấu Cái đứng ngay trước mặt, Gấu Đực tui cũng chỉ nhìn trân trân, không ý thức, không cảm giác, không nhận ra là ai. Đó là những lúc đang lên đồng, đang nhập đồng.
Còn khi chưa nhập, bị bắt gặp tại trận đang làm cái việc vụng trộm đó, Gấu bực lắm. Cáu lắm. Gắt nhặng lên.
Ui chao, đọc lại mới thấy đau lòng. Có những lần Gấu Cái cần chồng quá, thức dậy, ghé vô tai, thôi đi ngủ, khuya rồi, vậy mà cũng gắt nhặng lên!


Dọn

… nhưng cũng hơn một lần bị một số nhà văn lớn nhỏ làm nản lòng vì tính địa phương và vì tấm chiếu.
Nguyễn Vy Khanh Da Mầu

Đây, là nhà biên khảo thọi Gấu. Bởi vì, trong quá khứ, chỉ hai tay dám chê ông ta, theo như Gấu được biết.
Thứ nhất là NMG, khi còn làm tờ Văn Học, ông này gửi sách mới ra lò, ông chủ báo phải đi một đường giới thiệu sách mới, và lỡ có đưa ra một nhận định, tác giả, do làm nghề quản thủ thư viện, thế là cứ lôi sách thiên hạ copy & paste, và thêm phần phán ẩu của ông ta vô, và nhiều khi, chính ông ta cũng biết là mình phán ẩu, phán liều, thế là đi thêm một chuỗi chấm than cho thêm phần long trọng!!!!
NMG sau đó, đã xoa đầu xin lỗi, và coi ông là nhà biên khảo trong một bài viết khác, Gấu tình cờ được đọc.
Gấu, do cái tật, ai cũng đọc, thượng vàng hạ cám gì cũng đọc, và ngay khi mới ra ngoài này, đã đọc ông rồi, nhưng thực sự mà nói, chưa “mặn” [chữ của bạn quí của Gấu] được bài nào. Lại thêm cái tật nói thẳng, thành thử gây thù nhiều hơn là kết bạn.
Ông này viết câu văn còn chưa nên thân, mà làm sao viết biên khảo lý luận phê bình. Chính vì "tấm chiếu" biên khảo mà ông ta làm khổ độc giả, chứ không lẽ Gấu này cần....  tấm chiếu? [Cũng cần, nhưng không phải tấm chiếu này].
Tính địa phương. Cái này là muốn nói, Gấu Bắc Kỳ đây. Nhưng đây là một cái bệnh kinh niên của toàn dân Mít rồi. Mấy anh Trung nghĩ mình mới cái cái rốn của Mít [trung mà], mấy anh Yankee mũi tẹt thì chỉ chúng ông mới biết viết văn, làm thơ, mới biết làm bố thiên hạ. Chúng ông Hà Lội, là thủ đô, là cái đầu Mít! Nam Kỳ đành ôm phận miệt vườn, đặc sản vậy!

Trong 19 nhà văn được ông để mắt đến, về Thảo Trường, ông đi một đường như sau:
Nhà văn dấn thân với ý thức không rời….
Ai mà đã đọc TT, chắc là đều phì cười, và ngay chính tác giả TT, cũng phì cười.
Dấn thân? Nghe cứ như là Sartre nói, hiện sinh nói!
Ý thức không rời? Nghe ghê bỏ mẹ!
Thảo Trường viết văn rất ư là tự nhiên, không cầu kỳ, mà cũng chẳng bao giờ ban cho văn chương một sứ mệnh nào cả. Bởi vậy, ông rất thích văn của… Thảo Trần, "viết mà như không viết", như ông nhận định:
Tác giả Thảo Trần (Có người đã hỏi có họ hàng gì không, xin thưa là không, chỉ có cháu ngoại của bà tên là Thảo, 4 tuổi, cháu nội tôi cũng tên là Thảo, 6 tuổi) viết văn rất ngắn gọn, câu chữ rất đời thường, chứa đựng những hình ảnh và sự việc tự nhiên như ta thấy nó đang xảy ra đâu đó. Vào những trang đầu tôi đã bắt gặp ngay cái tự nhiên và bình dị đó khi bà mô tả nhân vật “Ông giáo Thưởng dáng người cao, ngó thiệt thà chất phác….
Gấu này chưa từng hân hạnh được gặp NVK, và khi viết về ông, có thể nặng nề, nhưng đó là sự thực, đó là những ý nghĩ thực sự của Gấu khi đọc ông. Trong khi đó, trong 19 tác giả mà NVK nhắc tới, có một số chưa xứng đáng là nhà văn, như ông ta, chưa xứng đáng là nhà biên khảo. Cái băng đảng của ông ta, cũng đông lắm, và đều nghĩ rằng, chúng mình dựa hơi nhau, cùng công kênh nhau lên, là đứa nào cũng được vô văn học sử hết. Ông ST thì trích dẫn thơ ông LH, HL, ông NVK thì cũng rứa. Của đáng tội, trong số những ông này, có ông cũng có tí tài, nhưng làm quá, công kênh nhau quá, khiến thành trò hề. Phiếm, nhất ST. Thơ, nhất LH! Biên khảo, nhất NVK... Cứ thế mà tới!
Viết lách như thế, khi có người nói thẳng, nói thực, thì quê!
Thảm thực! NQT
*
Có thể độc giả nghĩ, Gấu này cường điệu khi phán, ông biên khảo gia này viết một câu văn chưa nên thân, nhưng xin dẫn chứng, ngay câu mở ra bài viết của ông, ý nghĩa của nó rất đơn giản, vậy mà ông lúng ta lúng túng như ngậm hột thị, không biết làm sao nói cho gẫy gọn.
Ý của ông ta chỉ có vầy: Tớ năm nay sắp về hưu. Có mấy cuốn sách, nhân dịp này cho ra lò luôn, để rảnh nợ.
Vào một dịp lớn lao như thế, thì cho qua luôn mấy thằng cha lớn nhỏ chê bai, chúng giống như hạt sạn làm bẩn cả bức tranh hoàng tráng của mình đi!
Nhất là thằng cha Gấu!
Thiếu gì dịp khác, để đập cho chết cha nó đi!
Nếu bắt buộc phải nhắc tới, thì kêu đích danh, nói chuyện đàng hoàng, chứ cái kiểu có mấy thằng lớn nhỏ, có dư luận chê bai, thì.. yếu quá!


Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
Nguồn
Khó hiểu thực. Tại sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng viết càng nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT

Note: Đúng ra, Víp Va Ka phải xấu hổ giùm cho Sơn Nam mới phải. Ông này, dân Nam Bộ như Víp, cũng không có miếng đất mà chôn, may nhờ một vị hảo tâm, thí cho một miếng, đâu cũng tận Củ Chi Thành Đồng!
*
Than oi!
Wednesday, September 3, 2008 6:40 PM
From:  
To:
5 tuoi vao dang roi!!!
Phải có 65 năm tuổi đảng.


Nỗi buồn Istanbul
Những ống khói tầu mệt lả